KALI VÀ PHÂN KAL

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA HỌC PHÂN BÓN potx (Trang 52 - 55)

2. Biện pháp sử dụng hiệu quả các dạng phân lân

KALI VÀ PHÂN KAL

Bài 1. Kali trong cây, trong đất và quá trình chuyển hóa kali 1. Kali trong cây

1.1. Tỷ lệ kali trong cây

Trong cây, kali biến động từ 0,5 – 6 % chất khô.

Lượng kali trong cây rất khác nhau và tùy thuộc vào:

 Loại cây trồng. Các loại cây như hướng dương, thuốc lá, cây có củ có tỷ lệ kali trong cây cao nhất, dao động từ 4 – 6 %.

 Các bộ phận khác nhau của cây nhưng nhìn chung tỷ lệ kali trong thân lá thường

cao hơn trong rễ, hạt hoặc trong củ. Trong rơm rạ ngũ cốc, K2O đạt đến tỷ lệ 1 – 1,5 %

Trong cùng một cây đang phát triển thì ở các bộ phân no n, ở các bộ phận hoạt động mạnh, tỷ lệ kali thường cao hơn ở các bộ phận già. Cũng như lân và đạm, kali là nguyên tố được sử dụng tuần hoàn trong cây, vì vậy, khi đất không cung cấp đủ kali thì kali ở bộ phần già sẽ được vận chuyển vào các bộ phận non, hoạt động mạnh. Hiện

tượng thiế u kali thường xuất hiện ở lá già trước.

Hình 2. Phân bố kali trong cây trong trường hợp thiếu kali và được bón đầy đủ kali Nguồn. Prasad và J. Power, 1993

1.2. Dạng kali trong cây

Khác với đạm và lân, kali không có trong thà nh phần của bất kỳ chất hữu cơ nào

trong cây. Kali chỉ tồn tại dưới dạng ion trong dịch bào và một phần tạo phức không ổn

định với các chất keo của tế bào chất.

1.3. Vai trò của kali đối với cây trồng

 Thúc đẩy quá trình vận chuyển hydratcacbon, tổng hợp protein và duy trì sự ổn

định của nó. Quá trình pepti hóa các nguyên tử kali ngậm nước cho phép kali, bằng

cách mang nước, len lỏi vào khe hở của các phân tử keo ở nơi mà chỉ có K+ mới có thể đính vào được, đóng vai trò tẩm ướt các a cấu trúc. Sự có mặt khắp nơi của các a cấu trúc khiến kali đóng vai trò chất hoạt hóa phổ biến nhất. K+ thỏa mã n yêu cầu hydrat

Toàn bộ cây Toàn bộ cây

1,13% K 1,57% K 1,30 %K 1,70 % K 1,30 %K 1,70 % K 1,20 % K 1,41 % K 1,08% K 1,71% K 1,17 %K 1,55%K 1,01 % K 1,57%K Thân: 1,10%K Thân: 1,85%K

hóa các protein và các chất keo khác trong tế bào khiến các chức năng nội bào được phát triển bình thường.

 Tăng khả năng thẩm thấu nước qua màng tế bào, điều chỉnh pH và lượng nước ở

khí khổng. Kali một mặt do làm tăng áp suất thẩm thấu mà tăng khả năng hút nước của rễ, một mặt điều khiển hoạt động của khí khổng khiến cho nước không bị mất quá mức trong lúc gặp khô hạn. Nhờ việc tiết kiệm nước nên cây có thể quang hợp được nga y cả trong điều kiện thiếu nước.

 Hoạt hóa enzim xúc tiến quá trình qua ng hợp và tổng hợp hydratcacbon. Kali có thể hoạt hóa được 60 loại enzim trong cơ thể thực vật. Trong hoạt động hoạt hóa, kali vừa đóng vai trò như một coenzim, vừa đóng vai trò như một chất xúc tác.

 Cải thiện khả năng quang hợp. Kali trung hòa nga y cả các axit của chu trình Krebs nằm trong các nếp gấp của các thể hạt. Kali len lỏi vào trong lòng các phiến lục lạp, lô i cuốn các sản phẩm phụ của quá trình q uang hợp là m cho nó khỏi bịứ lại khiến cho quá trình quang hợp được liê n tục.

 Kali nhờ trạng thái hydrat hóa, có thể lên lỏi vào giữa các bào quan để trung hòa các axit ngay trong quá trình được tạo thành khiến cho các a xit này không bịứ lại do vậy kali có tác dụng kích thíc h quá trình hô hấp.

 Kali đóng vai trò cơ bản trong việc phân chia tế bào

 Do tác động đến quá trình quang hợp và hô hấp nên kali có ảnh hưởng tích cực

đến việc trao đổi đạm và tổng hợp protein. Kali có tác dụng giả i độc đạm cho cây.  Tăng cường khả năng chịu hạn, chịu rét do tế bào chứa nhiều đường hơn và làm tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào.

 Kali có tác dụng làm tăng bề dày của mô cơ gió i và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các bó mạch vì vậy là m cho cây có khả năng chống đổ cao.

 Tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây trồng  Là m tăng độ lớn của hạt, cải thiện chất lượng quả và rau

Bảng 11. Ảnh hưởng của các dạng phân kali bón đến năng suất và chất lượng khoai tây Năng suất củ tươi Hàm lượng tinh bột Hà m lượng nước

Năng suất tinh bột Công thức thí

nghiệm Tấn/ha % % % tấn/ha %

Đối chứng 22,1 100 61,3 60,1 5,41 100

KCl 28,4 128 62,0 59,7 7,08 131

K2SO4 25,8 116 62,6 59,1 6,59 122

1/2 KCl + 1/2

K2SO4 26,8 119

(Lượng kali bón: 265 kg K2O/ha)

Nguồn: Lu Jian – wei và các cộng sự, 2001

1.4. Biểu hiện thiếu hụt kali trong cây

Thiếu kali, quang hợp giảm mà hô hấp tăng nên thiế u kali năng suất giảm rõ rệt. Thiếu kali, lá úa vàng dọc mép lá, chóp lá chuyển nâu, sau đó các triệu chứng này dần phát triển vào phía trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào. Cây phát triển chậm, còi cọc, thân yếu, cây dễ bị đổ ngã. Hạt và quả bị teo thắt lại.

Thiếu kali, hàm lượng vita min trong quả giả m, hàm lượng đường trong mía đạt thấp.

Cỏ là m thức ăn gia súc thiếu kali có chất lượng kém có thể có ảnh hưởng xấu

đến sức khoẻ gia súc vì các hợp chất đạm phi protit như các amin, amit rất có thể bị

phân hủy, đẩy NH3 vào dạ cỏ.

Cây chỉ thị thiếu kali: Khoai tây, thuốc lá, bông, cà chua, đậu đỗ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA HỌC PHÂN BÓN potx (Trang 52 - 55)