Phân gia cầm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA HỌC PHÂN BÓN potx (Trang 92 - 96)

3.1. Khái niệm

Phân gia cầm là loại phân hỗn hợp, phân hoàn toàn, tác dụng nhanh

3.2. Thành phần phân gia cầm

Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong phân gia cầm có thể thay đổi, tùy thuộc vào một số

yếu tố sau đây:

+ Số lượng và chất lượng thức ăn

+ Chất lượng thức ăn (tỷ lệ thức ăn tinh và thô) + Phương thức Bảng 24. Thành phần phân gia cầm Loại gia cầm Thà nh phần (% so với chất khô) Nước N P2O5 K2O Gà 56 0,7 - 1,9 1,5 -2,0 0,8 - 1 Vịt 57 0,8 1,5 0,4 Ngỗng 77 0,5 0,5 0,9 Nguồn. Vũ Hữu Yêm, 1995

Trong phâ n gia cầm, đạm chủ yếu có ở dạng a xit uric nê n phân giải nha nh để

tạo thành đạm amôn. Vì vậy, chất lượng phân gia cầm sẽ giảm nhanh (khoảng 50 % chỉ

trong thời gia n một vài tuần) nếu được bảo quản ké m.

Để giả m lượng đạm bị tiêu hao nên sử dụng các chất độn như than bùn để trộn với phân gia cầm trong quá trình bảo quản (tỷ lệ 1: 4 - 5) hoặc thêm than bùn vào

chuồng của gia cầm. Ngoài ra còn có thể sử dụng các nguyên liệu khác như đất bột, hoặc supe lân (5 – 7 %) so với trọng lượng phâ n để trộn.

3.3. Sử dụng phân gia cầm

- Bón lót khi cày lần 2 nếu là phân tươi với lượng bón từ 1 - 4 tấn/ ha

- Bón thúc nếu phân đã hoai mục. Trong trường hợp phân quá khô thì phải thêm

nước với tỷ lệ (1phần phân : 6 -7 phần nước) để tưới cho đều.

- Ưu tiê n để bón cho các loại cây có nhu cầu kali cao, đặc biệt là cây ớt.

Bài 3. Phân hữu cơ nguồn gốc thực vật 1. Tàn dư thực vật

Hàng nă m các loại cây họ hòa thảo có khả năng để lại gần 1000 triệu tấn thân lá.. Ngoài ra, có một lượng khá lớn tàn dư thực vật từ các loại cây trồng như cây lấy sợi

(bông, đay), Cây lấy đường như mía, củ cải đường và các loại cây họ đậu. Hà m lượng N,P, và K trong phế phụ phẩm khác nhau rất khác nha u (bảng 25).

Ở các nước đang phát triển, khi mà máy liên hợp gặt đập được sử dụng rộng rãi thì phế phụ phẩm được để lại trên ruộng và sau đó được vùi vào đất. Việc quản lý tốt phế phụ phẩm trên ruộng đã góp phần là m tăng khả năng giữ nước, kiểm soát xói mòn

đất, và duy trì hà m lượng chất hữu cơ trong đất. Ở một số nước như Anh, Canada và

Úc, thân lá lúa mì thường được đốt, trong khi ở một số nước khác như Đức thì việc này hoàn toàn bị cấm.

Ở các nước Nam Á và Đông Nam Á, rơm rạ thường được sử dụng như một nguồn thức ăn cho gia súc. Ở nhiều vùng, rơm rạ cũng có thể bị đốt hoặc được vùi vào

đất hoặc có thể được sử dụng để là m chất độn chuồng. Nếu sử dụng phế phụ phẩm trồng trọt để là m chất độn chuồng thì phải được phơi khô, nếu có điều kiện thì nên chặt nhỏ để tăng khả năng hấp phụ NH3, kali nhằm hạn chế sự tiêu hao 2 nguyên tố dinh

Bảng 25. Hà m lượng NPK của một số phế phụ phẩm ngành trồng trọt và rác thải hữu cơ

Loại phế phụ phẩm

Hà m lượng dinh dưỡng (% so với khối

lượng khô) N P2O5 K2O Phế phụ phẩm nô ng nghiệp Rơm rạ 1,70 0,37 2,92 Thâ n lá mía 0,55 0,09 2,39 Thâ n lá ngô 0,53 0,15 2,21 Thâ n lá cây họ đậu 2,30 0,54 2,92 Phế phụ phẩm nông - công nghiệp Bã mía 0,87 0,25 0,98 Vỏ dừa 0.61 0,14 2,03 Bã dứa 1,23 4,03 1,29 Nguồn: Shuman, 1994. 2. Khô dầu các loại

* Hàm lượng dinh dưỡng

Bảng 26. Hà m lượng dinh dưỡng của một số khô dầu được sử dụng để là m phân bón

Nguồn Hàm lượng dinh dưỡng

N P2O5 K2O

Khô dầu lạc 7,0 - 7,2 1,5 - 1,6 1,3 - 1,4 Khô dầu vừng 6,2 -6,3 2,0 - 2,1 1,2 - 1,3 Khô dầu bông chưa bóc

vỏ 3,9 - 4,0 1,8 -1,9 1,6 - 1,7

Khô dầu bông đã bóc vỏ 6,4 - 6,5 2,8 - 2,9 2,1 - 2,2 Khô dầu hướng dương 4,8 -4,9 1,4 - 1,5 1,2 - 1,3 Khô dầu thầu dầu 5,5 - 5,8 1,8 -1,9 1,0 - 1,1 Nguồn. Sổ tay thống k ê về phân bón (FAO) – Hà Nội, 1992

* Sử dụng

- Ngâm vào nước và tưới thúc cho cây một vụ một lầ n (đối với cây ngắn ngày) và 2 – 3 nă m/ lần (đối với cây dài ngày)

- Có thể sử dụng để ủ với phân chuồng để tăng nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ.

- Lượng bón thường dao động từ 200 – 300 kg/ha, tùy thuộc vào loại cây trồng

và điều kiện thời tiết, khí hậu.

3. Than bùn

3.1. Khái niệm

Tha n bùn được tạo thành do sự phân giải không hoàn toàn các cây trong đầm lầy ở điều kiện thừa ẩm, thiếu không khí.

3.2. Phân loại than bùn

Tha n bùn có thể được chia là m nhiều loại, tùy thuộc vào các tiêu chí khác nha u * Tùy thuộc vào loại thực vật và điều kiện hình thành

3.2.1. Than bùn sâu: Được tạo thành từ các đầm lầy mọc các loại cây có tỷ lệ đạm và các nguyê n tố tro cao như cây sậy (Fragmites communis Trin), long não (Cinnamonum camphora), Cỏ tháp bút (equisetum sp).

Đây là loại tha n bùn có hà m lượng đạm và các chất khoáng tương đối khá, pH

dao động từ hơi chua đến trung tính, khả năng hấp phụ thấp. Loại chứa nhiều lân và can xi thì có thể sử dụng trực tiếp để làm phân bón.

3.2.2. Than bùn cạn

Hình thành ở nơi phân thủy, hoặc ở lớp trên lớp than bùn sâu. Do điều kiện dinh

dưỡng trong đất thấp nên ở vùng hình thành loại than bùn này chủ yếu chỉ tồn tại một số loại cây có yêu cầu dinh dưỡng thấp như cỏ lác, cỏ năn v.v..

Than bùn cạn có tỷ lệ đạm và các chất tro khá thấp, pH khá cao, dao động từ chua đến rất chua.

Tha n bùn cạn có khả năng hút nước mạnh; 1 kg than bùn loại này có thể hấp thu từ 8 - 15 lít nước. Vì vậy, than bùn cạn được xem là nguyên liệu độn tốt và thường

được sử dụng để là m nguyên liệu độn chuồng. 3.2.3.Tha n bùn trung gian

* Tùy thuộc vào tỷ lệ đạm và các chất tro * Tùy thuộc vào mức độ phân giải

 Tha n bùn phân giải yếu: chứa tối đa là 20 % chất hữu cơ đã mùn hóa  Tha n bùn phân giải trung bình: chứa từ 20 - 40 % chất hữu cơ đã mùn hóa  Tha n bùn phân giải cao chứa hơn 40 % chất hữu cơ đã mùn hóa

3.3. Sử dụng than bùn

 Chế biến phân ủ

Để chế biến phân ủ, người ta thường sử dụng các loại than bùn trung gia n và than bùn cạn, có mức độ phân giải cao. Do quá trình khoáng hóa chất hữu cơ trong

than bùn diễn ra chậm, than bùn cạn và than bùn trung gian lạ i thường có pH thấp, vì vậy, trong quá trình ủ người ta thường bổ sung thê m vô i với tỷ lệ 2 -3 %, hoặc các loại phân hữu cơ có hoạt tính sinh học như phân chuồng, nước tiểu, hoặc các loại phân lân. Có các loại phân ủ than bùn sau:

+ Ủ than bùn với phân chuồng

Tỷ lệ ủ: 2 hoặc 3 phần than b ùn: 1 phần phân chuồng, 2 – 3 % bột phốtphorit hoặc super lân (nếu ủ với super lân thì thê m 1- 2 % CaO).

Ẩm độ than bùn: 60 - 65 %. + Ủ với nước tiểu gia súc

Tỷ lệ ủ: 1 tấn than bùn: 0,2 - 1 tấn nước tiểu gia súc, 2 – 3 % bột phốtphorit hoặc super lân (nếu ủ với super lân thì thê m 1- 2 % CaO).

 Sử dụng làm chất độn chuồng: tha n bùn phả i có độ ẩm khoảng 30 %. Tha n bùn có ẩm độ quá cao thì hút nước ké m, tác dụng giữ các chất dinh dưỡng (chủ

yếu là kali) không cao. Than bùn có ẩm độ quá thấp lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia súc.

 Sử dụng trực tiếp

Tha n bùn sau khi được xử lý tốt để khử các chất độc có hại (H2S, Al v.v..) thì có thể sử dụng trực tiếp bằng các cách sau đây:

- Bón trực tiếp cho cây - Là m bầu ươm cây con

- Là m giá thể để sản xuất các loại phân vi sinh - Chế biến a xit humic

- Chế biến phân hỗn hợp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA HỌC PHÂN BÓN potx (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)