Bài giảng khoa học phân bón - chủ đề 3 pdf

15 561 4
Bài giảng khoa học phân bón - chủ đề 3 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

36 CHỦ ĐỀ 3 LÂN VÀ PHÂN LÂN Bài 1. Lân trong cây, lân trong đất và quá trình chuyển hóa lân 1. Lân trong cây 1.1. Tỷ lệ lân trong cây Trong cây, tỷ lệ lân biến động trong khoảng từ 0,08 – 1,4 % so với chất khô. Tỷ lệ lân thay đổi tùy thuộc vào:  Loại cây trồng. Tỷ lệ lân trong cây bộ đậu thường cao hơn trong cây họ hòa thảo  Các bộ phận trong cây. Tỷ lệ lân trong hạt thường cao hơn trong thân lá  Chế độ lân bón cho cây trồng 1.2. Dạng lân trong cây Trong cây lân có ở 2 dạng: lân hữu cơ và lân vô cơ Lân vô cơ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống đệm trong tế bào và là nguồn dự trữ cần thiết cho việc tổng hợp lân hữu cơ. Lân hữu cơ trong cây có ở các dạng như photphosaccarit, photpholipit, ATP, ADP, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, thu hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây. 1.3. Vai trò của lân đối với cây trồng Lân đóng vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và protein Là thành phần của photphotit, axit nucleit, protein, photpholipit,, coenzim NAP, NATP và ATP Là thành phần chủ yếu của amino axit Có vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào, tạo thành chất béo và protein Thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút Có vai trò đặc biệt trong việc hình thành mô phân sinh, hạt và phát triển của quả, kích thích sự ra hoa Cải thiện chất lượng sản phẩm, đặc biệt là rau và cỏ làm thức ăn gia súc 1.4. Biểu hiện thừa, thiếu lân trong cây. Cũng như đạm, trong hạt và trong các cơ quan non đang phát triển thường có tỷ lệ lân cao. Lân có thể được vận chuyển từ các lá già về cơ quan non, cơ quan đang phát triển để sử dụng vào việc tổng hợp chất hữu cơ mới. Do vậy hiện tượng thiếu lân trong cây thường biểu hiện ở lá già trước. Cây thiếu lân thường có chiều cao thấp hơn cây được bón đầy đủ lân, cây có dáng mảnh khảnh, lá có màu xanh tối, nếu thiếu trầm trọng thì có màu tím đỏ do có sự 37 tích lũy sắc tố anthoxian trong lá. Cây thiếu lân thường đẻ nhánh kém, chín muộn, năng suất phẩm chất kém, khối lượng hạt thấp. Cây non thường rất mẫn cảm với việc thiếu lân. Thiếu lân trong thời kỳ này sẽ làm cho năng suất cây trồng giảm mạnh cho dù ở những giai đoạn sau có bổ sung bao nhiêu lân đi chăng nữa cũng khó mà phục hồi được. Cây chỉ thị thiếu lân: Ngô, cà chua, rau diếp Chưa thấy có hiện tượng ức chế sinh trưởng cây trồng do bón quá nhiều lân. 2. Lân trong đất 2.1. Tỷ lệ lân trong đất Hàm lượng lân tổng số trong đất nhìn chung thấp hơn đạm và kali, đạt tương ứng 1/10 – 1/4 đạm và 1/12 K (Brady, 1990). Khác với đạm, lượng lân trong tầng đất mặt thường bằng hoặc thấp hơn lân ở các tầng sâu. Lượng lân tổng số trong đất có thể dao động từ 0 – 1 g/ kg đất. Tỷ lệ lân trong đất biến động trong phạm vi từ 0,03 – 0,12 %. Ở một số đất hình thành trên đá mẹ giàu lân, tỷ lệ lân tổng số có thể lên đến 0,6 %. Tỷ lệ lân trong đất phụ thuộc vào:  Thành phần đá mẹ  Hàm lượng lân hữu cơ trong đất Ở Việt Nam, với sự phân hóa đa dạng về nguồn gốc phát sinh học, đất Việt Nam có hàm lượng lân tổng số dao động khá mạnh, từ 44 – 1310 mg P/kg (tương đương khoảng 0,01 – 0,3 % P 2 O 5 ). Mẫu chất là yếu tố quan trọng nhất quyết định hàm lượng lân tổng số trong đất. Đất cát biển và các loại đất phát triển trên đá mẹ a xit có hàm lượng lân tổng số trung bình nghèo nhất (44 – 264 mg P/kg). Đất phù sa đồng bằng sông Hồng có hàm lượng lân dao động trong khoảng 350 – 650 mg P/kg. Đất đồng bằng sông Cửu Long có hàm lượng lân thấp hơn (110 – 540 mg P/kg). Đất đỏ bazan có hàm lượng lân tổng số cao nhất (430 – 1310 mg P/kg). Nhìn chung, phần lớn đất Việt Nam được xếp vào loại nghèo lân. 2.2. Dạng lân trong đất Trong đất lân có ở 2 dạng: lân hữu cơ và lân vô cơ. * Lân hữu cơ trong đất Lân hữu cơ trong đất chiếm từ 20 – 80 % tổng lượng lân trong đất. Hàm lượng lân hữu cơ trong đất cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, thảm thực vật, kết cấu đất, loại sử dụng đất, chế độ phân bón sử dụng trên đất đó. Các dạng lân hữu cơ chủ yếu trong đất bao gồm: Inositol phốtphat: 1,4 – 356 mg/kg, chiếm 38 0,3 – 62 %, Axít nucleic (AND và ARN): 0,1 - 97, chiếm 0,1 – 65 % và phốtpholipit: 0,4 – 17, chiếm 0,03 – 5,4 % lượng lân hữu cơ trong đất (Harison, 1987). * Lân vô cơ trong đất Lân vô cơ trong đất chủ yếu có dưới dạng muối phốtphat của các cation canxi (chiếm ưu thế trên đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm), sắt hoặc nhôm (chiếm ưu thế trên đất chua). Hàm lượng lân trong dung dịch đất phổ biến ở mức xấp xỉ 0,05 g/ lít dung dịch và hiếm khi ở mức 0,3 mg/lít. Bảng 7. Hàm lượng lân hữu cơ trong tầng đất mặt của các loại đất khác nhau trong mối quan hệ với thành phần cơ giới đất Lân hữu cơ trong đất Thành phần cơ giới đất Số lượng mẫu đất nghiên cứu mg/kg đất so với P tổng số % Đất nghèo chất hữu cơ Cát 194 121 34,1 Thịt trung bình 663 250 39,9 Thịt nặng và sét 309 332 41,4 Đất giàu chất hữu cơ Thịt trung bình 5 523 58,9 Thịt nặng và sét 85 579 65,4 Nguồn: Harison, 2007 2.4. Quá trình chuyển hóa lân trong đất 39 Hình 1. Sơ đồ quá trình chuyển hóa lân trong đất Nguồn: Westerman, 1990 2.4.1. Quá trình thoái hóa lân trong đất * Khái niệm Quá trình thoái hóa lân là quá trình tạo thành các hợp chất lân khó hòa tan từ các hợp chất lân hòa tan thông qua quá trình hấp phụ hóa học trong dung dịch đất. * Cơ chế tiến hành Al 3 + + H 2 PO 4 + 2H 2 O 2H + + Al (OH) 2 . H 2 PO 4 Hòa tan Không hòa tan OH OH Al OH + H 2 PO 4 Al OH + OH - OH PO 4 H 2 - Bị cố định * Ý nghĩa của quá trình thoái hóa lân đối với sự thu hút lân của cây và hiệu quả sử dụng phân lân - Giảm lượng lân dễ tiêu trong đất và cây trồng khó thu hút được lân từ đất và từ nguồn phân lân bổ sung từ bên ngoài vào đất. - Giảm hiệu quả sử dụng phân lân Lân h ữ u cơ khó phân giải Cơ th ể sống Ch ấ t h ữ u cơ dễ phân giải Lân hòa tan Lân d ễ tan hấp phụ trên keo sét Lân không hòa tan Lân b ị gi ữ chặt 40 2.4.2. Quá trình giữ chặt lân trong đất * Quá trình giữ chặt lân bởi các hydroxit Fe và Al Quá trình này thường xảy ra trên các loại đất chua, giàu sắt nhôm di động. Gốc OH - trong các hydroxit Fe và Al bị thay thế bởi PO 4 3+ * Lân bị giữ chặt bởi các khoáng sét Lượng lân bị giữ chặt ở dạng này thường thấp hơn so với lượng lân bị giữ chặt bởi Fe và Al hydroxit. Rìa lưới của keo kaolinit có chứa OH - và vì vậy cơ chế hấp phụ lân bởi kaolinit cũng tương tự như khi lân bị giữ chặt bởi Fe và Al hydroxit. Khả năng giữ chặt lân của keo sét phụ thuộc vào diện tích bề mặt của loại keo đó. Theo đó, kaolinit có khả năng hấp phụ cao hơn illit và monmollionit. Keo sét – OH + Ca (H 2 PO 4 ) 2 Keo sét - H 2 PO 4 - + ½ Ca(OH) 2 Iliit > Kaolinit > Montmorillonit * Lân bị giữ chặt bởi muối canxi trong đất Phản ứng giữ lân với các muối canxi trong đất bao gồm 2 dạng: + Khi hàm lượng lân trong đất ở mức thấp, lân chủ yếu bị giữ chặt bởi canxi sulphat + Khi hàm lượng lân trong đất cao, lân chủ yếu bị giữ chặt bởi canxi cacbonat (Grifill và Jurinak, 1993). Quá trình này xảy ra phổ biến và rất nhanh. Thông thường sự giữ chặt lân bởi các muối canxi là yếu hơn bởi Fe và Al hydroxit, do vậy lân ở dạng này dễ dàng được phục hồi và trở nên dễ tiêu hơn đối với cây trồng. Do đó, trên các loại đất giàu Fe và Al trao đổi, giữ chặt lân bởi Fe và Al hydroxit thường chiếm ưu thế. * Lân bị giữ chặt bởi chất hữu cơ trong đất Mùn trong đất khi liên kết với các cation như Ca, Fe và Al sẽ có khả năng giữ chặt một lượng đáng kể lân. Ở Việt Nam, theo Võ Đình Quang (1999) thì khả năng hấp thu lân của đất Việt Nam dao động khá mạnh, trong khoảng từ 10 – 2656 mgP/kg, tùy theo từng loại đất. Đất cát biển có khả năng hấp thu lân thấp nhất và đất trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt đất phèn có khả năng hấp thu lân cao nhất.  Các yếu tố ảnh hưởng đến sự giữ chặt lân trong đất + pH đất pH đất có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hòa tan của Ca, Fe và Al cũng như các cation khác vì vậy có ảnh hưởng đến khả năng giữ chặt lân trong đất. + Sự hiện diện của các cation trong đất. 41 Cùng với Ca, Fe và Al, sự hiện diện của một số cation trong đất cũng có ảnh hưởng đến sự giữ chặt lân trong đất. Một số nghiên cứu cho rằng: Mg có tác dụng ngăn chặn sự giữ chặt lân bởi các muối canxi (Yadav và các cộng sự, 1984). Trên đất mặn, nơi mà Na chiếm ưu thế so với các cation khác, lân sẽ tạo thành muối với Na và trở nên dễ tiêu hơn đối với cây trồng. + Sự hiện diện của các anion trong đất Một số anion trong đất như OH - , SO4 2 - có khả năng cạnh tranh với anion phốtphat trong các phản ứng để tạo thành các hợp chất hòa tan trong đất. Tuy nhiên, anion phốtphat là một anion có khả năng cạnh tranh rất mạnh.  Động thái lân trong đất ngập nước Các nghiên cứu của Võ Đình Quang và Defey (1999) đã chứng minh rằng khi đất ngập nước, các oxyhydroxit sắt tinh thể chuyển qua dạng ferrihydrit vô định hình có diện tích bề mặt lớn, thông qua cơ chế hydrat hóa hoặc thủy phân vì vậy làm tăng khả năng hấp thu lân của đất. Trong quá trình ngập nước, hàm lượng các phốtphat nhôm có xu hướng giảm xuống, hàm lượng phốtphat sắt tăng lên. Hiện tượng này do một phần phôtphat nhôm dạng variscit có thể chuyển qua dạng phôtphat sắt dạng vivianit. Hàm lượng phốtphat canxi thường rất ít thay đổi do ngập nước. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện bình thường rất ít khi tạo ra được trạng thái khử đủ mạnh để làm tăng các khoáng canxi. Việc gia tăng nồng độ CO 2 trong dung dịch đất đôi khi được viện dẫn để gải thích sự thay đổi của hàm lượng Ca – P. Tuy nhiên, trường hợp này cũng ít khi xảy ra. Những thay đổi về khả năng hấp thụ lân cũng như sự chuyển hóa lân trong quá trình ngập nước đã kéo theo sự thay đổi khá mạnh về khả năng cung cấp lân của đất. Hầu hết các nghiên cứu của Nguyễn Vy, Trần Khải, Võ Đình Quang (1998) đều cho một kết luận chung rằng khi đất ngập nước, hàm lượng lân dễ tiêu tăng mạnh. Nguyên nhân chính của việc gia tăng giải phóng lân có thể liệt kê như sau: - Quá trình khử các hydroxit sắt - Quá trình khử và chuyển stregit, variscit khó tan sang dạng vivianit dễ tan hơn - Tăng pH do quá trình khử làm tăng khả năng thủy phân stregit, variscit - Quá trình trao đổi giữa các ion hữu cơ tạo thành do quá trình phân giải hữu cơ và các ion phôtphat 42 Bài 3. Phân lân và phương pháp sử dụng hiệu quả các loại phân lân 1. Các loại phân lân phổ biến 1.1. Nhóm phân lân tự nhiên * Các loại quặng phốtphat tự nhiên Đá photphat tự nhiên gồm apatit và photphorit được tạo thành do hoạt động kiến tạo của vỏ trái đất nhờ quá trình phún xuất hoặc trầm tích. Hiện tại vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt về giá trị phân bón của quặng photphat. Các yếu tố gây trở ngại cho sự đánh giá quặng photphat thể hiện ở một số lý do sau đây: Ảnh hưởng của quặng phốt phát tới sản xuất nông nghiệp thay đổi rất rộng Phản ứng của cây trồng với quặng phốt phát tùy thuộc vào loại đất, chu kỳ sống của cây và điều kiện khí hậu. Phản ứng của cây trồng với quặng phốt phát tùy thuộc vào thời gian bón, phương pháp bón và cỡ hạt. Hiệu lực tồn dư của 1 lần bón hay hiệu lực tích lũy do bón nhiều lần là rất quan trọng nhưng rất khó đánh giá. Hiện nay chưa có đủ số liệu nghiên cứu lâu dài về mặt nông học và hiệu quả của các loại quặng phôt phát với các loại cây lương thực. * Tính chất của các loại quặng  Apatit Apatit được hình thành trong tự nhiên do quá trình phun xuất hoặc trầm tích của hoạt động kiến tạo địa chất. Hầu hết các loại quặng phôt phát thương mại đều có thành phần fluo apatit. Cấu trúc của loại quặng này phụ thuộc nhiều bởi sự thay thế của hầu hết các nguyên tố như: Mg, Sr và Na cho Ca; OH và Cl cho F As và V cho P; CO3 và F cho PO4 Một tỷ lệ lớn apatit có nguồn gốc trầm tích rơi vào nhóm francolit hoặc cacbonat apatit. Công thức của nhóm francolit được thể hiện như sau: Ca 10 - a – bNa a Mg b (PO 4 ) 6 – x (CO 3 )x Fo.4xF 2 a thể hiện số phân tử thay thế của Na cho Ca b thể hiện số phân tử thay thế của Mg cho Ca x thể hiện số phân tử thay thế của CO 2 và F cho PO 4 Tính chất của apatit không đồng nhất và phụ thuộc vào nguồn gốc hình thành. Ở Việt Nam, apatit có nhiều ở Lao Cai và có hàm lượng lân dao động từ 26 - > 40 % P 2 O 5 . Lân dễ tiêu rất thấp ( 2 – 4 %), không có chất hữu cơ Apatit có cấu trúc tinh thể hay vi tinh thể.  Phốtphorit 43 Phôtphorit có nguồn gốc trầm tích, chủ yếu là trầm tích biển. Hàm lượng lân biến động rất lớn và phụ thuộc vào vị trí hình thành nhưng thường thấp hơn apatit. Hàm lượng sắt nhôm trong phốtphorit khá cao nên không được sử dụng để sản xuất các loại phân lân công nghiệp. Ở Việt Nam, mỏ phốtphorít thường được tìm thấy ở Vĩnh Thịnh (Lạng Sơn), Yên Sơn (Tuyên Quang) và Hàm Rồng (Thanh Hóa). Lân trong phôtphorit ở dạng Ca 3 (PO 4 ) 2 , và lượng lân tan trong axit xitric 2 % cao hơn trong apatit. Hàm lượng fluo thấp hơn nhưng SiO 2 cao hơn trong apatit. Quặng phôtphorir có lẫn tạp chất hữu cơ nên mềm hơn, dễ khai thác và dễ nghiền hơn apatit. Phôtphorit có cấu trúc vô định hình.  Phân lèn Phân lèn được hình thành do xác động vật chết lâu ngày tích tụ lại trong các hạng đá. Ở Việt Nam, phân lèn có thể được tìm thấy ở Hà Giang, Bố Trạch (Quảng Bình). Ngoài lân, trong phân lèn còn chứa một lượng khá lớn chất hữu cơ, dao động từ 5,6 % (phân lèn ở Hà Giang) đến 39,5 % (phân lèn ở Bố Trạch, Quảng Bình). Các loại phân lèn do có nguồn gốc là xác động vật trong hang động nên tỷ lệ CaO cũng cao, có thể đạt đến 37 % (phân lèn Hà Giang). Trong phân lèn, lân chủ yếu tồn tại ở dạng Ca 3 (PO 4 ) 2 nên tỷ lệ lân hòa tan trong a xit xitric 2 % khá cao. * Sử dụng - Các loại quặng apatit có hàm lượng lân tổng số > 36 % được sử dụng để sản xuất phân super lân. Còn các loại quặng có hàm lượng này dao động từ 23 – 36 % được sử dụng để sản xuất phân lân nung chảy. - Phân lân tự nhiên là loại phân chậm tan, khó tiêu đối với cây trồng. Độ hòa tan của phân phụ thuộc vào pH đất. Vì vậy, phân lân tự nhiên chỉ nên sử dụng để bón cho các loại đất chua, pH KCl < 5. Các loại phân này thường thể hiện hiệu lực cao khi bón cho các loại đất chua, chua mặn, đất lầy thụt - Phân lân tự nhiên thường thể hiện hiệu quả nhanh và rõ trên các loại đất có hàm lượng lân tổng số thấp (< 0,05 %). - Chủ yếu được sử dụng để bón lót. Có thể sử dụng để bón thúc cho cây công nghiệp dài ngày và các loại cây có nhu cầu lân cao như cây bộ đậu, cao su. - Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng lân cho cây, nên bón phân lân tự nhiên phối hợp với các loại phân lân dễ tan như super lân. - Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân tự nhiên nên được sử dụng để bón phối hợp với các loại phân chua sinh lý như (NH 4 ) 2 SO 4 , NH 4 Cl, K 2 SO 4 , KCl 44 - Có thể sử dụng phân lân tự nhiên dể bón cho cây phân xanh bộ đậu, vừa làm tăng sinh khối, tăng lượng đạm trong cây và bổ sung đạm cho đất khi cây phân xanh được vùi vào đất. - Có thể sử dụng để ủ với phân chuồng, phân rác với tỷ lệ 2 – 4 %. 1.2. Phân lân chế biến (phân lân công nghiệp) 1.2.1. Supe lân * Tính chất các loại super lân  Supe lân đơn Loại phân lân này được sản xuất do sự kết hợp giữa Apatit với H 2 SO 4 , chứa từ 7 – 9,5 % P hoặc 16 – 22 % P 2 O 5 và 11 - 12 % CaSO 4 . Lân trong supe lân đơn có ở dạng Ca(H 2 PO 4 ) 2 . Gần 90 % lân trong phân supe lân đơn ở dạng hòa tan trong nước và dễ dàng được cây trồng thu hút một cách trực tiếp. Bảng 8. Tính chất một số loại super lân Chỉ tiêu Dạng phân Super lân Super lân M Super lân PA Super lân viên P 2 O 5 hữu hiệu (%) > 16,5 >13,5 >8,0 >16 P 2 O 5 tự do (%) <4 - - <4 Độ ẩm (%) <13 <12 < 10 <13 CaO 23 20 - 23 20 - 23 23 MgO 1 - 2 >3 >4 1 - 2 S 11 - 13 10 - 13 10 - 13 10 - 13 Màu sắc Xám Xám Xám Xám Vị Chua nhẹ Không chua Không chua Chua nhẹ Nguồn. Nhà máy super lân Long Thành, 2000 Hiện nay trên thị trường Việt Nam có một số loại super lân đơn sau đây (bảng 8) + Triple Supe phôtphat Loại phân lân này được sản xuất do sự kết hợp giữa Apatit với H 3 PO 4 , chứa từ 19 – 23 % P hoặc 44 – 52 % P 2 O 5 . Lân trong Triple Supe phôtphat có ở dạng CaH 2 PO 4 . Gần 90 % lân trong phân supe lân đơn ở dạng hòa tan trong nước và dễ dàng được cây trồng thu hút một cách trực tiếp. + Supe lân giàu 45 Loại phân lân này được sản xuất do sự kết hợp giữa Apatit với hỗn hợp 2 a xít H 3 PO 4 và H 2 SO 4 , chứa từ 11 – 13 % P hoặc 25 – 30 % P 2 O 5 . Lân trong supe lân giàu có ở dạng CaH 2 PO4: 90 – 95 % lân trong phân supe lân giàu ở dạng hòa tan trong nước và dễ dàng được cây trồng thu hút một cách trực tiếp. * Sử dụng - Super lân đơn là loại phân có hiệu quả cao với nhiều loại cây trồng. Ngoài lân, khi sử dụng super lân, một số các nguyên tố dinh dưỡng khác như Ca, S và Fe cũng được bón vào đất để bổ sung dinh dưỡng cho cây. - Trong super lân, lượng lân hòa tan trong nước rất cao, do đó khi bón vào đất chua quá (giàu Fe và Al di động) hoặc giàu Ca quá đều rất dễ bị thoái hóa. Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả, loại phân này nên được sử dụng trên các loại đất trung tính. Nếu bón trên đất chua thì cần phải bón vôi để đưa pH đất về mức 6,5 trước khi bón super lân. - Có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. Loại super lân viên có thể trộn với hạt giống khi gieo - Có thể sử dụng tốt cho tất cả các loại cây trồng nhưng đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng để bón cho các loại cây có nhu cầu lưu huỳnh như cây họ đậu, cây lấy dầu. - Có thể hòa nước để phun qua lá (triple super lân) hoặc tưới cho cây (super lân đơn và super lân giàu). - Có thể sử dụng để ủ với phân chuồng, phân xanh, than bùn với tỷ lệ 2 – 3 %. - Để hạn chế hiện tượng thoái hóa và giữ chặt lân, nên bón theo hàng, theo hốc trên đất trồng cây trồng cạn. - Có thể sử dụng để bón phối hợp với các loại phân lân tự nhiên hoặc phân lân nung chảy, đặc biệt trên đất phèn hoặc đất quá chua. 1.2.2. Thermophốtphat (lân nung chảy - TMP) * Tính chất Loại phân lân này được sản xuất trong điều kiện nung đá phốtphat trong điều kiện nhiệt độ cao. Trong nhóm này có một số loại phân lân sau đây:  Defluophốtphat Loại phân lân này được sản xuất trong điều kiện nung đá phốtphat với phế phẩm của silicat trong điều kiện nhiệt độ 1480 – 1590 o C, chứa từ 9 % P hoặc 21 % P 2 O 5 , trong đó có 8 % P (18 % P 2 O 5 ) tan trong a xit citric.  Rherenia phốtphat [...]... pháp bón phối hợp với các loại phân khác Trên đất chua, đặc biệt là đất chua giàu Al3 + và Fe3 + , lựa chọn phân lân nung chảy để bón có thể được xe m như là giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và cải thiện tính chất hóa học khác Trên các loại đất khác, bón kết hợp phân lân nung chảy với các loại phân chua sinh lý vừa có tác dụng nâng cao hiệ u quả sử dụng dạng phân bón nà... trũng, lầy thụt, đất bạc màu, đất đồi chua - Lân nung chảy là loại phân rất ít tan trong nước mà chủ yế u tan trong a xit loãng (do rễ cây tiết ra), do vậy nên bón lót sớm Với cây trồng ngắ n ngày thì nên bón lót toàn bộ, trong trường hợp cần bón thúc thì nên kết thúc ở lần thúc 1 - Với cây trồng cạn, phân lân nung chảy nên bón theo hàng, theo hốc vào vùng rễ cây - Phân lân nung chảy không chứa lưu huỳnh... trung tính hoặc đất đã được bón vôi cải tạo 47 Bảng 9 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến năng suất lạc Giấy trên đất cát và đất phù sa Thừa Thiên Huế Đất phù sa Hiệ u suất Lượng lân bón Năng suất lân bón( kg (kg P2 O5 /ha) (tấn/ha) lạc/kg P2 O5 ) 0 13, 9 30 18,1 14,0 60 2,55 19 ,3 90 2,59 13, 3 120 2,61 10,2 150 2,59 8,0 Nguồn: Trần Thị Thu Hà, 20 03 Đất cát Hiệu suất Năng suất lân bón( kg (tấn/ha) lạc/kg P2... hoặc KCl, K2 SO4 Supe lân bón kết hợp với phân chuồng và các loại phân hữ u cơ khác 48 2.6 Phương pháp bón  Lượng bón  Lượng lân bón tùy thuộc vào nhu cầu lâ n của cây trồng Các loại cây trồng khác nha u có nhu cầu lân khác nhau Hiệ u quả sử dụng phân lân chỉ đạt cao khi cây trồng được cung cấp đầy đủ và kịp thời lượng lân cho cây  Độ sâu bón Do lân dễ hòa tan trong các loại phân lâ n rất nhanh chóng... thảo thì bón xung quanh vị trí phát triển của hệ rễ là tốt nhất  Cách bón Đối với các loại cây được gieo theo hàng thì nên bón phân lân theo hàng hoặc theo hốc Khoảng cách giữa các hàng càng rộng, ưu thế của phương thức bón này càng lớn so với phương pháp bón rải đều ra ruộng vì đã hạn chế được cơ hội tiếp xúc của phân lân với đất và làm giả m khả năng giữ chặt lân trong đất  Thời điể m bón Để hạn... khi bón vào đất 2.4 Căn cứ vào hệ thống cânh tác và cây trồng trước  Nhu cầu sử dụng lân và khả năng hút lân của cây trồng trước  Phương thức canh tác: trồng thuần, luân canh hay xe n canh 2.5 Khả năng bón phối hợp với các loại phân khác Để nâng cao hiệu quả sử dụng, các dạng phân lân khác nhau có thể cần được bón phối hợp với các loại phân vô cơ khác Ví dụ: lân nung chảy bón kết hợp với các loại phân. .. O5 2,66 3, 58 6,67 5,58 Vì vậy, để nâng cao hiệ u quả sử dụng phân lân, việc chọn dạng phân lâ n phù hợp hoặc bón kết hợp các loại phân lân với nhau để bón trên các loại đất khác nhau là rất cần thiết 2.7 Vai trò của các yếu tố đi kèm với lân trong phân bón Trong các dạng phân lân, ngoà i yếu tố chính là lân, khi bón vào đất, một số các nguyên tố dinh dưỡng khác cũng đồng thời được bổ sung vào đất và... được bón vôi cải tạo trước thì hiệu quả sử dụng lân của cây trồng rất thấp Trong khi đó, trên đất có pH thấp,việc sử dụng các loại phân lân có tính kiềm như phân lâ n nung chảy lạ i có tác dụng rất tốt Do có hà m lượng CaO cao nên khi bón phân nà y vào đất là m cho độ chua của đất được cải thiện rõ rệt Là loại phâ n lân 49 không tan trong nước nhưng lại tan trong axit yếu, phân lân nung chảy khi bón. .. của các dạng phân lân đối với cà phê trên đất baza n Công thức NS quả tươi, trung bình 1994 - 1996 Tấn/ha % Nền (250 kgN + 200 kg K2O/ha 10,82 100% lân nung chảy (Pt) 11,82 100% Supe lân (Ps) 12,45 50% Pt + 50 % Ps 13, 92 75 % Pt + 25 % Ps 13, 47 Nguồn: Lương Đức Loan, 1997 100,0 109 ,3 115,0 128,7 124,5 Hiệ u suất kg nhân/kg P2 O5 2,66 3, 58 6,67 5,58 Vì vậy, để nâng cao hiệ u quả sử dụng phân lân, việc... trí bón ban đầu Do đó, bón sâu vào vị trí gầ n với rễ non đang phát triể n được xe m là phương thức chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng phân lâ n  Vị trí bón Đặc điểm ra rễ sớm của các loại cây trồng khác nhau có ý nghĩa lớn trong việc xác định vị trí bón phâ n lâ n Nếu rễ cái xuất hiện sớm và phát triển mạnh như ở các loại cây trồng: bông, thuốc lá và phần lớn cây họ đậu lấ y hạt thì vị trí bón . > 13, 5 >8,0 >16 P 2 O 5 tự do (%) <4 - - <4 Độ ẩm (%) < 13 <12 < 10 < 13 CaO 23 20 - 23 20 - 23 23 MgO 1 - 2 > ;3 >4 1 - 2 S 11 - 13 10 - 13 10 - 13 10 - 13 Màu. > 36 % được sử dụng để sản xuất phân super lân. Còn các loại quặng có hàm lượng này dao động từ 23 – 36 % được sử dụng để sản xuất phân lân nung chảy. - Phân lân tự nhiên là loại phân chậm. thành do quá trình phân giải hữu cơ và các ion phôtphat 42 Bài 3. Phân lân và phương pháp sử dụng hiệu quả các loại phân lân 1. Các loại phân lân phổ biến 1.1. Nhóm phân lân tự nhiên

Ngày đăng: 01/08/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan