Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể con người 2.. Ở những người phải tiếp xúc với các tiếng ồn mạnh trong điều kiện sản xuất, sau ngày làm việc thường có cảm giác
Trang 1-Thang độ ồn của tiếng động : ngưỡng nghe thấy của tai người bắt đầu từ âm thanh có năng lượng 10-9 erg/cm2
/s Nhưng cảm giác về độ ồn tăng chậm hơn nhiều so với sự tăng âm lực Khi âm lực tăng 10 lần, thì cảm giác ồn tăng 1 lần Khi âm lực tăng 100 lần, thì cảm giác
ồn tăng 2 lần, nghĩa là cảm giác về độ ồn tăng tỷ lệ thuận với lôgarít thập phân của sự tăng âm lực Khi năng lượng âm đạt tới 104 erg/cm2/s, tai bắt đầu cảm thấy đau Đối với âm thanh có tần số 1000Hz (tần số âm mà tai người nghe rõ nhất) từ ngưỡng nghe tới ngưỡng đau, khi năng lượng âm tăng 10 lần, thì cường độ âm thanh nghe thấy tăng thêm 1 lần Từ ngưỡng nghe đến ngưỡng đau, khi năng lượng âm tăng 1013
lần, thì cường độ âm tăng thêm 13 lần Mỗi bậc cường độ tăng được gọi là 1 Bel
Theo định luật Weber − Fechner, 1 dB tương ứng với sự thay đổi nhỏ nhất về độ ồn mà cảm giác nhận ra được
1Bel=10dB deciBel( )
- Dưới đây là vài giá trị của áp âm
+ Tiếng tim đập : 10 dB
+ Nói thầm : 20 dB
+ Cơ khí : 75 − 85 dB
+ Còi ô tô : 90 dB
+ Búa máy (150kg) : 93 − 95 dB
+ Dệt : 98 − 100 dB
+ Máy cưa : 98 − 105 dB
+ Búa khoan bằng khí nén : 110 − 115 dB
- Để xác định một cách sát hợp hơn sức cảm thụ của thính giác với sự kết hợp khác
nhau của tần số và cường độ âm thanh, người ta còn dùng đơn vị đo lường Phone Phone
tương đương với 1 dB ở tần số 100Hz
- Các máy đo tiếng ồn hiện nay đều có khả năng đo mức vang của âm tính theo đơn vị deciBel A (dBA) Mức âm thanh đo bằng đơn vị dBA là mức cường độ âm chung của các giải octave tần số đã được hiệu chỉnh về tần số 1000Hz nhờ các kết cấu riêng của máy đo Người
ta gọi âm thanh đo theo đơn vị dBA là âm thanh đương lượng Trị số dBA giúp đánh giá sơ
bộ tiếng ồn về phương diện vệ sinh xem có vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép hay không ?
1.3 Phân loại tiếng ồn về phương diện vật lý
1.3.1 Theo tính chất vật lý của âm thanh: Có thể chia tiếng ồn thành những loại sau :
-Tiếng ồn ổn định
Mức thay đổi cường độ âm không quá 5 dB trong suốt thời gian có tiếng ồn
-Tiếng ồn không ổn định
Mức thay đổi cường độ âm theo thời gian vượt quá 5 dB Có 3 loại tiếng ồn không ổn định :
+Tiếng ồn dao động
+Tiếng ồn ngắt quãng
+Tiếng ồn xung
1.3.2.Theo sự phân bố năng lượng ở octave tần số
Trang 2Tiếng ồn lại có thể được chia thành:
Tiếng ồn dải rộng
Tiếng ồn dải hẹp hay tiếng ồn âm sắc
2 Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể con người
2 1 Bản chất vật lý của tiếng ồn
Tiếng ồn có cường độ càng mạnh, ảnh hưởng của nó tới cơ thể càng lớn Tiếng ồn có cường độ tới 150 dB có thể gây đau chói ở tai và làm thủng màng nhĩ
Tiếng ồn có tần số càng cao, càng gây tác hại lớn, đặc biệt đối với các cơ quan phân tích thính giác
Những tiếng ồn luôn thay đổi về tần số và cường độ tác hại mạnh hơn những tiếng ồn
ổn định Tiếng ồn thay đổi có quy luật ít tác hại hơn những tiếng ồn thay đổi không có quy luật Các tiếng ồn bất ngờ và không tự ý gây tác dụng kích thích mạnh hơn là những tiếng ồn
do tự mình phát ra
Tiếng ồn có phối hợp thêm yếu tố rung chuyển, cộng hưởng thì tác hại càng mạnh
2 2 Tính chất công tác
Thời gian tác dụng liên tục của tiếng ồn càng lâu, tác hại do tiếng ồn biểu hiện càng rõ
và mạnh Số giờ hàng ngày phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn càng nhiều thì tác hại càng nhiều Tuổi nghề làm việc với tiếng ồn mạnh càng cao, ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể càng
rõ và nặng Để hạn chế những nhân tố ảnh hưởng này, có thể bố trí trong ca lao động những khoảng giải lao ngắn
Khi khám phát hiện bệnh điếc nghề nghiệp, cần chú ý tới những công nhân có tuổi nghề cao, những người có tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn nhiều Nên xây dựng những nhóm công nhân trong cùng một ca kíp, có khả năng thay nhau làm việc ở nơi có tiếng ồn mạnh Tác dụng của tiếng ồn sẽ càng mạnh nếu tiếng ồn phát sinh ở nơi kín, chật hẹp và con người phải làm việc thường xuyên ở đó
2 3 Tính chất cảm thụ tiếng ồn ở từng người
Trẻ nhỏ, phụ nữ, người kém sức khỏe dễ nhạy cảm với những tiếng ồn mạnh Những ngươi sẵn có bệnh ở cơ quan thính giác như viêm tai giữa, xơ tai, viêm thần kinh thính giác, bệnh thần kinh suy nhược thì khả năng chịu đựng tiếng ồn kém
3 Tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể
3.1 Tác hại toàn thân
Mức tiếng ồn từ 50 dBA trở lên ở các khu nhà ở có thể gây ra các rối loạn một số quá trình thần kinh ở vỏ não Chỉ những tiếng ồn ở mức 40 − 45 dBA là không gây ra những biến đổi đáng kể nào về mặt chức phận ở con người
Ở những người phải tiếp xúc với các tiếng ồn mạnh trong điều kiện sản xuất, sau ngày làm việc thường có cảm giác đau đầu dai dẳng, luôn như có tiếng ve, tiếng muỗi kêu trong tai, hay bị chóng mặt, người nặng nề mỏi mệt, dễ cáu kỉnh, trí nhớ giảm, giảm sức tập trung chú
ý, giảm khả năng làm việc, người hay bị vã mồ hôi, giấc ngủ bị rối loạn Nói chung đó là những triệu chứng suy nhược thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh thực vật
Về tim mạch, thường có những biểu hiện như đau vùng trước tim, đánh trống ngực, hạ huyết áp tâm thu, mạch chậm Nếu khám thực thể có thể thấy dấu hiệu hưng phấn cơ quan
Trang 3tiền đình (điều khiển thăng bằng và định hướng), cơ lực giảm, run mi mắt, run các đầu chi, giảm phản xạ xương khớp, dấu hiệu vạch da đỏ lâu mất, mạch và huyết áp không ổn định, điện tâm đồ có những thay đổi bất thường các triệu chứng trên đây là những dấu hiệu chủ
yếu của một bệnh được gọi là bệnh ồn Hậu quả của những rối loạn bệnh lý trên đây là sức
khỏe bị giảm sút, giảm khả năng lao động và tạo tiền đề cho những bệnh lý tiếp theo
3 2 Tác hại tới cơ quan thính giác
Những âm thanh rất mạnh và đột ngột như tiếng bom, tiếng súng lớn, tiếng mìn nổ có thể gây rách màng nhĩ, xô đẩy lệch các xương nhỏ ở tai giữa (xương búa, xương đe, xương bàn đạp), làm tổn thương cả tai trong, máu chảy ra ngoài tai, gây đau nhức dữ dội Các thương tổn này có thể phục hồi nhờ điều trị tích cực, nhưng chức năng nghe của tai vẫn bị giảm sút nhiều Tuy nhiên, các sang chấn ở cơ quan thính giác do tiếng ồn không phải là phổ biến Trong điều kiện lao động sản xuất, tổn thương bệnh lý ở cơ quan thính giác thường xảy
ra một cách từ từ, qua nhiều giai đoạn và khó phục hồi Hậu quả sau cùng là gây ra điếc nghề nghiệp
Điếc nghề nghiệp diễn biến rất chậm, hàng chục năm Chậm nhưng vẫn tiến triển và không có quy luật về thời gian Diễn biến lâm sàng có thể chia ra 4 giai đoạn :
3.2.1 Mệt mỏi thính lực
Đây là giai đoạn thích ứng, xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng
ồn
Bệnh nhân cảm thấy ù tai, cảm giác tức ở tai như bị nút tai, có cảm giác nghe kém vào cuối hay sau giờ lao động, ít chú ý đến Dấu hiệu suy nhược thần kinh, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ
Đo thính lực sau ngày làm việc : giảm sút giới hạn ở tần số 4000 Hz Khi nghỉ ngơi, thính lực hồi phục hoàn toàn Tần số 4000 Hz hồi phục chậm nhất
3.2.2 Giai đoạn tiềm tàng
Giai đoạn này kéo dài hàng năm, đến 5 − 7 năm Người bệnh ít chú ý, vì các triệu chứng chủ quan và toàn thân qua đi, tiếng nói to ở nơi ồn ào lại nghe được rõ hết Chỉ cảm thấy trở ngại khi nghe âm nhạc, vì nghe kém ở tần số cao Khuyết chữ V rõ rệt, đỉnh có thể tới
50 − 60 dB ở 4000 Hz và có thể lan rộng ra các tần số 3000 và 6000 Hz
Ở giai đoạn này, đo thính lực âm là cách phát hiện hàng loạt tốt và sớm Có thể cho nghe tích tắc đồng hồ (tiếng này cường độ 30− 40 dB và tần số 3000 − 4000 Hz)
3.2.3 Giai đoạn tiềm tàng gần hoàn toàn
Hình T hính lực đồ ở các giai đoạn mất sức nghe khác nhau
Đường biểu diễn thính lực có khuyết chữ V, nhưng đã mở rộng ra tới cả tần số 2000 Hz, 1000Hz, vùng nói chuyện bị ảnh hưởng (500 − 2000 Hz), có thể mất 70 dB ở 4000 Hz, tần số cao 8000 Hz cũng bị ảnh hưởng Người bệnh khó chịu khi nghe và không nghe được tiếng nói thầm
3.2.4 Giai đoạn điếc rõ rệt
Ở giai đoạn này, tiếng nói to cũng khó nghe Bệnh nhân ù tai thường xuyên, nói chuyện khó khăn Đo thính lực, khuyết chữ V lan rộng tới cả tần số 100, 200 và 250 Hz
Thính trường thu hẹp, không những ngưỡng nghe tăng cao mà ngưỡng đau còn hạ thấp
4 Chẩn đoán xác định bệnh điếc nghề nghiệp
Trang 44.1 Yếu tố tiếp xúc
−
− Nơi lao động có tiếng ồn lớn, thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 90 dBA
− Thời gian lao động tại môi trường ồn cao tối thiểu 3 tháng
4.2 Đo thính lực âm hoàn chỉnh
4.2.1 Điều kiện
− Thính lực âm kế phải hoàn chỉnh
− Âm nền ở buồng cách âm không quá 35 dB
− Cán bộ nắm vững kỹ thuật đo
- Biểu đồ thính lực âm phải hoàn chỉnh ở các giải tần số
4.2.2 Biểu hiện
- Các biểu hiện tổn thương cả đường xương và đường khí
− Thể hiện điếc tiếp âm loa đạo đáy hay toàn loa đạo
− Điếc nghề nghiệp là điếc đối xứng hai bên
− Đường biểu diễn thính lực có khuyết chữ V ở tần số 4000 Hz Khuyết này tăng theo thời gian tiếp xúc, đặc biệt ở thời kỳ đầu của bệnh, khuyết chữ V là dấu hiệu đặc trưng của điếc nghề nghiệp
− Điếc nghề nghiệp là điếc không hồi phục
5 Biện pháp dự phòng
5.1 Biện pháp kỹ thuật
− Giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh : nguồn phát sinh tiếng ồn có thể do va chạm, cọ xát, rung chuyển, cộng hưởng âm, động cơ nổ hay hỗn hợp các nguyên nhân
− Cải tiến lại máy móc, thiết bị, giảm ma sát bằng bôi trơn, tra dầu mỡ, dùng đệm cao
su, lò xo
− Giảm tiếng ồn bằng cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn : làm hệ thống hai cửa ra vào, hai cửa sổ, tường dày, gạch rỗng, vật liệu xốp
− Giảm tiếng ồn bằng dùng vật liệu hấp thu bề mặt : loại bỏ các bề mặt phản xạ, thay bằng các vật liệu hấp thu tiếng ồn như len, thủy tinh, dạ, sợi gỗ, sơn đặc biệt các bề mặt phản xạ thường có là sàn nhà, tường, trần
5.2 Biện pháp phòng hộ cá nhân
Các dụng cụ chống ồn cá nhân là :
− Nút tai : nút tai có thể làm bằng sáp, bằng bông, cao su xốp, chất dẻo
− Chụp tai : tai chụp hay mũ chụp
Có thể sắp xếp nghỉ ngắn xen kẽ với lao động, lao động một giờ nghỉ 15 phút hay hai giờ nghỉ nửa giờ
Tại nơi lao động, có thể bố trí các phòng yên tĩnh để công nhân nghỉ ngơi
5.3 Biện pháp quy định giới hạn tối đa cho phép
Tần số cao > 800 Hz → 75 − 80 dB
Tần số trung bình 300 − 800 Hz → 85 − 90 dB
Trang 5Tần số thấp < 300 Hz → 90 − 100 dB
Các quy định đề ra dựa trên quy đinh không gây thương tổn trong hiện tại cũng như trong tương lai
Mức quy định tiêu chuẩn tối đa cho phép (theo dBA) của Việt nam là 90 dBA trong suốt thời gian làm việc
Đánh giá tiếng ồn bằng máy đo tiếng ồn (sonometer)
4.4 Biện pháp Y tế
4.4.1 Khám tuyển
Không tuyển những công nhân giảm thính lực, khả năng nghe tiếng nói thầm dưới 1m, mắc các bệnh viêm tai giữa mãn tính, thủng màng nhĩ, xơ tai, rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, bệnh tuyến nội tiết
4.4.2 Khám định kỳ
Tất cả các trường hợp dấu hiệu mệt mỏi thính giác, dị thanh, nhức đầu, chóng mặt thường xuyên cần được đo thính lực âm để phát hiện sớm khả năng bị bệnh điếc nghề nghiệp để điều trị hoặc chuyển sang công tác khác
VI KHÍ HẬU NÓNG TRONG SẢN XUẤT
Mục tiêu học tập
1 Trình bày được các biến đổi sinh lý, các biến đổi bệnh lý của cơ thể trong lao động nóng
2 Trình bày được các biện pháp phòng chống VKH nóng
I Đại cương về các yếu tố vi khí hậu
1 Định nghĩa
Vi khí hậu (VKH) trong sản xuất là tổ hợp những yếu tố đặc trưng tình trạng lý học của môi trường không khí, trong những khoảng không gian, thu nhỏ bao vây quanh người lao động và ảnh hưởng đến quá trình điều hòa thân nhiệt
Vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc nhiều vào tính chất của quy trình sản xuất và thời tiết địa phương
2 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ của bất cứ vật nào cũng đều biểu thị mức độ được làm nóng của vật đó hay là lượng nhiệt năng trong vật đó
Nhiệt độ là một loại động năng luôn luôn được truyền từ vật nóng nhiều đến vật nóng kém hơn và tiếp tục truyền tới khi nhiệt độ của hai vật được thăng bằng
Các phương thức truyền nhiệt gồm có :
− Dẫn truyền
− Đối lưu
Trang 6− Bức xạ
− Bay hơi
Nguồn nhiệt từ mặt trời là nguồn nhiệt cơ bản tạo ra nhiệt độ không khí (xem lại kiến thức về vệ sinh không khí) nhưng mặt khác, trong sản xuất còn có những nguyên nhân khác làm cho nhiêt độ không khí tăng cao hoặc giảm thấp cục bộ
3 Bức xạ nhiệt
Là nói tới bức xạ điện từ có tác dụng nhiệt Trong sản xuất, bức xạ nhiệt còn do các vật thể có nhiệt độ cao phát ra Thuộc về bức xạ nhiệt chủ yếu gồm giải tia đỏ và phần lớn bức xạ hồng ngoại
Sóng điện vô tuyến (Hồng ngoại) 760-400 mµ (Tử ngoại) Roentgen, γ , tia vũ trụ
Năng lượng bức xạ và tần số sóng ánh sáng có quan hệ theo công thức Flank :
E = hv
Trong đó : h là hằng số : h = 6,625 x 10-27 erg/giây
E là năng lượng bức xạ
ê là tần số sóng ánh sáng
Nhưng bước sóng và tần số sóng điện từ có quan hệ :
λ = C
v
Trong đó C là vận tốc áng sáng truyền đi trong chân không 300000 km/s
Vậy nên những bức xạ điện từ có bước sóng càng ngắn, thì tần số càng lớn và năng lượng của bức xạ càng lớn và ngược lại Những bức xạ có bước sóng càng ngắn thì càng có khả năng đâm xuyên, tác dụng ion hóa Những bức xạ sóng dài thường chỉ có tác dụng nhiệt Tất cả các vật bị nung nóng đều có thể phát ra tia hồng ngoại (tia nhiệt) Thành phần quang phổ bức xạ phụ thuộc vào nhiệt độ vật thể bị nung nóng
Người ta có thể xác định được bước sóng của bức xạ điện từ khi biết được nhiệt độ của
vật thể theo công thức Wien : chiều dài của bước sóng bức xạ điện từ mang năng lượng tối
đa tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của vật thể :
λ (max) = C T
Trong đó : C là hằng số : 2896 µ độ
Độ T = 273 + t0C
Khi vật thể có nhiệt độ bề mặt tới 39000K :
λ (max) = 694m (tia đỏ) µ
4 Độ ẩm không khí
Là lượng hơi nước không nhìn thấy khuếch tán trong không khí
Độ ẩm tương đối ( %) = x 100
Khả năng bão hào hơi nước của không khí phụ thuộc nhiệt độ không khí :
Trang 7Ở 200C thì 1 m3
không khí bão hòa hoàn toàn 12 − 17g hơi nước
Ở 400C thì 1 m3 không khí bão hòa hoàn toàn 56,1g hơi nước
Như vậy, nhiệt độ không khí tăng lên thì trọng lượng hơi nước bão hòa càng tăng hay làm độ ẩm giảm xuống
Độ ẩm không khí ảnh hưởng to lớn đến sự bay hơi mồ hôi và sự trao đổi nhiệt của cơ thể Theo tác giả Vũ Tự Lập, thì độ ẩm không khí thích hợp với cơ thể người Việt nam (genotype) là 79 ± 5%
5 Gió
Gió là sự chuyển động của các khối không khí, từ nơi có áp lực cao đến nơi có áp lực thấp hơn Tốc độ gió và hướng gió là hai tiêu chuẩn của luồng gió
Gió có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh, do làm thay đổi nhanh lớp không khí gần da Mặt khác, gió làm tăng khả năng bay hơi của mồ hôi, cũng như khả năng bão hòa của hơi nước Trong phân xưởng sản xuất, nồng độ hơi, khói, khí, bụi mau chóng hạ thấp hoặc lan rộng vì có gió
Tác động của gió tùy thuộc theo tốc độ gió :
Từ 0 − 3,5 m/s : gió mát
Từ 3,6 − 6 m/s : gió lạnh
Trên 6 m/s : gió kích thích
6 Đánh giá tác dụng phối hợp của các yếu tố vi khí hậu
Các yếu tố vi khí hậu không bao giờ tác động đơn lẻ lên cơ thể, mà luôn luôn phối hợp với nhau tạo ra một tổ hợp các yếu tố gây ra cho con người một cảm giác nhiệt nhất định Chỉ cần thay đổi của một trong những yếu tố đó, đã gây ra cảm giác nhiệt khác đi Có nhiều phương pháp để đánh giá thang cảm giác nhiệt, mà trong y học lao động thì phương pháp thông dụng hơn cả là dùng chỉ số Yaglou, còn gọi là chỉ số nhiệt tam cầu (wet bulb globe thermometer index) được dùng lần đầu 1957 :
Chỉ số Yaglou = 0,70
ướt + 0,2 0
cầu + 0,10 k (nhiệt độ ướt) (nhiệt độ cầu) (nhiệt độ khô)
Theo các tác giả Mỹ thì giới hạn tôi đa cho phép của chỉ số Yaglou là 31,10C (88 0F) Với người Việt nam thích nghi với khí hậu nóng ẩm, số liệu này là vấn đề cần nghiên cứu
Chế độ lao động và chỉ số Yaglou Chế độ lao động Nhẹ Trung bình Nặng
Lao động 50% + Nghỉ 50% 31,40C 29,40C 27,90C
Lao động 25% + Nghỉ 75% 32,20C 31,10C 300C
II Cơ chế điều hòa thân nhiệt
Tham khảo Sinh lý điều hòa thân nhiệt, Sách Sinh lý học
III Ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu nóng đối với cơ thê
Trang 81 Những biến đổi sinh lý của cơ thể trong điều kiện vi khí hậu nóng
- Nhiệt độ da
- Tuần hoàn
- Thận − tiết niệu
- Tiêu hóa
- Bài tiết mồ hôi
- Thần kinh trung ương
2 Những rối loạn bệnh lý có thể gặp khi lao động nóng
2.1 Cấp tính
2.1.1 Bệnh say nóng (nhiệt xạ)
- Là do nhiệt sinh ra và bị hấp thụ vượt quá khả năng điều hòa thân nhiệt
- Dễ xảy ra ở điều kiện thuận lợi : nhiệt độ cao, độ ẩm cao, gió yếu, lao động nặng, môi trường có hơi khí độc
- Triệu chứng : bải hoải, rã rời chân tay, miệng khô, cảm giác tức ngực, khó thở và có khi buồn nôn
Mặt đỏ bừng, sờ da nóng, thân nhiệt luôn luôn cao, có thể tới 41 − 42oC Nếu được dừng lao động, nghỉ nơi gió mát, thoáng gió ngay sẽ hồi phục dần Ngược lại thì khó thở, tím tái, trạng thái hoảng hốt, dần dần có thể hôn mê, chết
2.1.2 Bệnh say nắng (nhiệt xạ)
- Là do tác động của tia hồng ngoại vào vùng đầu, làm tăng nhiệt độ của màng não và tổ chức não Khi bị chiếu xạ, 99% tia bị giữ lại ở tóc và xương sọ, tuy chỉ 1% xâm nhập nhưng
có thể gây được hiện tượng giống như phù não
-Triệu chứng : cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt Thân nhiệt có thể không tăng nhưng nhiệt độ vùng da đầu luôn luôn tăng cao hơn bình thường Biểu hiện dặc biệt là trụy tim mạch và rối loạn hô hấp do rối loạn thần kinh trung ương, dần dần nói mê sảng, có ảo giác, co giật, hôn mê Chết do liệt trung tâm hô hấp và tim mạch
- Giải phẩu bệnh màng não xuất huyết, tổ chức não có chấm xuất huyết tím Vi thể màng não có ổ viêm, phù nề
- Xử trí : Vấn đề chẩn đoán phân biệt say nắng hay say nóng không quan trọng vì có thể
có sự phối hợp của một hội chứng Phải nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi mát, thoáng gió
để nằm nghỉ (tránh tập trung đông) Lau khăn ướt hoặc chườm đá vùng đầu, lòng bàn tay, bàn chân Có thể dùng thuốc trợ hô hấp, tim mạch bằng long não 0,2g x 1 - 2 ống Trường hợp bất tỉnh, có thể châm nặn máu Thập tuyên , Bách hội, Ấn đường
2.1.3 Chứng co cứng cơ
2.2 Mãn tính
2.2.1 Bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp
- Do các tia hồng ngoại có bước sóng ngắn gây nên (780 − 1500nm) Bình thường, thủy tinh thể trong suốt Khi mắc bệnh trên, thủy tinh thể mắt có các chấm trắng hoặc vẩn đục do xuất hiện những sợi tơ từ sau ra trước làm cản tia sáng Bệnh xảy ra do không thường xuyên đeo kính bảo vệ mắt và phải tiếp xúc thường xuyên với tia hồng ngoại Ở Việt nam, tỷ lệ đục thủy tinh thể nghề nghiệp ở công nhân có hơn hai mươi năm tuổi nghề là 30,9 ±12,4%
Trang 9- Xử trí : mổ thay thủy tinh thể có thể hồi phục một phần
- Phòng tránh : đeo kính bảo vệ mắt
2.2.2 Bệnh viêm mắt do tia hàn
- Nguyên nhân chính của bệnh là tác dụng gây viêm kết - giác mạc của tia cực tím sóng ngắn (< 280nm) Bệnh dễ gặp ở những người thợ hàn điện, hàn xì Khi hàn, nhiệt độ lên tới hàng ngàn độ nên phát ra các tia có bước sóng khác nhau, gây viêm kết - giác mạc
- Triệu chứng : sau chứng 2 giờ bị chiếu tia, cảm giác như có sạn trong mắt, mắt đau nhức buốt và chảy nhiều nước mắt Nhìn có ảo giác hoặc đom đóm Người công nhân sợ ánh sáng mạnh Giác - kết mạc xung huyết, cảm giác giác - kết mạc giảm, thượng bì hoại tử hoặc loét Thị trường bị hẹp lại Bệnh kéo dài 2 − 3 ngày rồi giảm dần, tự khỏi nếu không bị nhiễm
khuẩn Bệnh diễn biến cấp tính nhưng dễ tái đi tái lại nhiều lần gây ra hình ảnh mắt thợ hàn
- Phòng tránh : che chắn quanh nơi hàn, sử dụng kính che mặt Khoảng cách an toàn là 60m
2.2.3 Bệnh xạm da nghề nghiệp
-Nguyên nhân của bệnh là do phản ứng quang hóa xảy ra trên da người công nhân, giữa một bên là tác dụng của tia cực tím sóng dài (315 − 400nm) với các chất hóa học gốc carbure hydro vòng, phát sinh ra trong khói luyện than, chưng cất nhựa đường bám dính trên da Phản ứng quang hóa làm da đen xạm lại
-Phòng tránh : chỉ cần tách một trong hai yếu tố ra, mà biện pháp dễ áp dụng nhất là che đậy các vùng da hở có thể che được : dùng bao tay, trùm mặt, mang ủng
IV Biện pháp phòng chống vi khí hậu nóng
1 Biện pháp kỹ thuật công nghệ
- Cơ giới hóa, tự động hóa các quá trình lao động nặng ở nơi có nhiệt độ cao (rèn, đúc, dát cán thép )
- Cách ly các nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ ở nơi lao động bằng cách dùng những vật liệu cách nhiệt để bao bọc xung quanh các lò đốt, quanh ống dẫn : hợp chất Magnesi 85% + Asbest 15%, hợp chất Asbotermit được tạo ra từ phế liệu Asbest : 70% xỉ phế liệu + 20% trepen + 10% asbest Hỗn hợp Sovelit gồm Magnesi, phấn và 15% asbest với bông thủy tinh Các hợp chất làm vật liệu cách nhiệt khá phong phú và đều có khả năng làm giảm nhiệt độ bề mặt vật nung nóng, do đó làm giảm nhiệt độ không khí nơi làm việc Nhiệt độ bề mặt lò hơi ống dẫn có thể giảm đi được 50 − 1000C
2 Biện pháp kỹ thuật vệ sinh
- Dùng màn nước để chống nóng (hình minh họa) : để hấp thụ bức xạ nhiệt trước các cửa lò, người ta cấu tạo một màn nước cho chảy trước các cửa lò gia công nhiệt kim loại Màn nước dày vài mm, được làm nguội và tuần hoàn liên tục Khả năng hấp thụ nhiệt của màn nước càng cao hơn nếu người ta cho nhuộm đen màn nước bằng hóa chất có màu đen
- Tổ chức thông hơi, thoáng khí tốt nơi làm việc, bằng cách lợi dụng triệt để hiệu quả thông gió tự nhiên và xây dựng hệ thống thông gió nhân tạo
- Hướng nhà trực diện hướng gió đông nam, hoặc bố trí nhiều cửa sổ hướng đông nam
- Nâng cao chiều cao nhà xưởng và triệt để lợi dụng hiệu quả của áp lực nhiệt
Trang 10Xây dựng hệ thống thông gió nhân tạo với mục đích đưa gió mát tới từng vị trí làm việc
Nhằm mục đích đó, Người ta thường dùng vòi tắm không khí (tranh minh họa) Khi vận hành,
phải chú ý bố trí nơi lao động ổn định và thường xuyên kiểm tra khắc phục hư hỏng Dòng không khí phải có nhiệt độ và vận tốc thích hợp Thổi hướng từ trên xuống dưới cơ thể công nhân
Mối liên quan điều chỉnh tốc độ gió và nhiệt độ không khí
Tốc độ gió Nhiệt độ không khí
1 m/s 25 − 30oC
2 m/s 27 − 33oC
3 m/s > 33oC
3 Tổ chức sản xuất hợp lý
- Chế độ lao động phù hợp với hoàn cảnh, ví dụ, mùa nắng nóng phải lao động ngoài trời thì bố trí sáng làm sớm, nghỉ sớm; chiều làm muộn, nghỉ muộn
- Có mũ nón, bảo hộ đầy đủ Quần áo dùng bằng bông gai, sáng màu, may rộng
- Sắp xếp thời gian nghỉ giải lao tùy thuộc tính chất và hoàn cảnh lao động
- Thiết lập những phòng nghỉ tạo ra điều kiện vi khí hậu dễ chịu ổn định, có nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 24o Yaglou Thời gian hồi phục có thể rút ngắn 25% trong những phòng tương tự Ví dụ, ở trong một phòng như thế có nhiệt 190C, trong 8 phút mạch sẽ giảm từ 175 lần/phút xuống 100 lần/phút Ở nơi nghỉ khác có nhiệt độ 320C, cũng trong 8 phút, mạch chỉ giảm từ 175 lần/phút xuống 147 lần/phút
4 Biện pháp dinh dưỡng
- Nước uống : trong lao động nóng, chỉ nên uống ít một (khoảng 150ml/lần) với nguyên tắc khát bao nhiêu uống bấy nhiêu Một nước uống tốt cho công nhân lao động nóng là phải
bù được lượng nước và những chất đã hao hụt trong mồ hôi Giảm nhanh cảm giác khát, dễ uống, không gây rối loạn tiêu hóa và dễ pha chế
Nếu cần phải bù muối thêm, người ta pha vào nước uống nồng độ muối tối đa 1gam/lít nước Ở khu công nghệp gang thép Thái nguyên, hiện nay khẩu phần nước uống của công nhân lao động nóng đã được định lượng và đa số công nhân chọn nước khoáng do công ty đóng chai
- Ăn : chú ý chế biến hợp khẩu vị, thay đổi món ăn luôn và góp phần bồi phụ nước, điện giải
Bữa ăn giữa ca đảm bảo được ăn nhiều đường, các thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu đưa lại năng lượng nhanh
Bữa ăn chính chỉ nên sau lao động ít nhất 30 phút
5 Khám tuyển và khám định kỳ
- Không tuyển cho lao động nóng những công nhân có bệnh van tim, giãn tĩnh mạch chi dưới, cao huyết áp loại trung bình và nặng, bệnh hen, lao phổi, khí phế thủng, bệnh tuyến giáp, viêm gan cấp mãn, loét dạ dày tá tràng, động kinh, béo bệu
- Khám định kỳ kiểm tra sức khỏe ít nhât 1 năm/lần
- Miễn lao động nóng cho phụ nữ trong thời kỳ sinh lý đặc biệt