1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng khoa học môi trường và sức khỏe môi trường part 6 ppt

20 507 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 843,86 KB

Nội dung

Trong một số trường hợp, liên quan một phần với bức xạ mặt trời, một phần với sự có mặt đồng thời trong không khí của một vài chất xúc tác dưới dạng hợp chất kim lọai, SO2 được oxy hóa t

Trang 1

vào, chúng sẽ hòa tan trong phần chất lỏng của đường hô hấp trên và gây tác động lên cơ quan này; ở đó biểu mô bền vững đối với tổn thương hơn là những phần nằm ở sâu Tuy nhiên, tính chất xâm nhập được vào sâu trong khí quản và phế quản lớn lại có thể được hấp thụ bởi các khí dung, nếu đường kính của chúng nhỏ, lúc đó chúng sẽ xâm nhập vào sâu hơn trong phổi đến tận các phế nang

Thực tế là do nồng độ cao của những chất bẩn khi tác động phối hợp có thể gây ra những biến chuyển sinh lý quan trọng Do đó người ta đưa ra khái niệm về tác động thấy được của các chất kích ở phổi Theo sự phát sinh của chúng, tác động này không phải là do nồng độ trung bình hàng ngày mà là do nồng độ cực đại của các hơi khí kích thích Những nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các hơi khí kích thích đối với phổi người và động vật đã được chứng minh bằng những hậu quả nghiêm trọng do chúng gây nên Thực ra hiện nay chúng ta mới chỉ biết được một vài chất có thể coi là nguyên nhân gây kích thích trong vô vàn những

chất khác có trong không khí bị ô nhiễm

1.1.SO2

SO2 có trong không khí của nhiều thành phố là do đốt cháy các nhiên liệu có chứa S Chất này chiếm một nồng độ cao trong không khí ở mỏ than, đặc biệt các lọai than xấu và lọai dầu mazut Những thí nghiệm đã chỉ ra là khi hít phải SO2 thậm chí ở cả nồng độ thấp vẫn có thể gây co thắt, gây ra tăng tiết chất nhầy ở thành đường hô hấp trên

Trong một số trường hợp, liên quan một phần với bức xạ mặt trời, một phần với sự có mặt đồng thời trong không khí của một vài chất xúc tác dưới dạng hợp chất kim lọai, SO2 được oxy hóa thành SO3 tạo ra sương mù có tác động kích thích rất mạnh Một phần trong hai khí này (SO2 và SO3) với sự có mặt của hơi nước (hay nước) sẽ tạo thành H2SO3 và H2SO4

SO3 cũng được tạo thành khi đốt cháy nhiên liệu cùng với SO2 SO3 cũng là hơi khí kích thích rất mạnh (đặc biệt mạnh hơn so với tác động của SO2; gây ra co thắt phế quản mạnh, có khi chỉ ở nồng độ tương đối thấp) SO2 được coi là chỉ điểm đánh giá ô nhiễm không khí các khu

công nghiệp

1.2 Ozon

Ozon gây tác động kích thích đường hô hấp và xâm nhập sâu hơn vào trong phổi so với

SO2 Nguồn gốc của Ozon trong không khí gần mặt đất vẫn có những điểm chưa rõ Tuy nhiên nó có thể phát sinh do đốt cháy với bức xạ mặt trời Những thí nghiệm trên động vật cho thấy là khi hít phải Ozon với nồng độ thấp sẽ dẫn đến kết quả là sinh ra sức đề kháng đối với tác động của ozon Tuy vậy ở những con vật hít phải liều O3 dưới nồng độ gây chết trong

1 tháng, thành phế quản sẽ phát sinh tổ chức xơ Ở người, khi hít phải O3, có thể gặp vài dấu hiệu trong giai đọan đầu của viêm phế quản mạn tính Ở nồng độ cao, O3 có thể gây phù phổi

cấp

2 Ô nhiễm không khí không kích thích

Những chất làm ô nhiễm không khí không gây kích thích, thường gây ảnh hưởng đến cơ thể sau khi chúng được hấp thụ và tích trữ ở một nơi nào đó trong cơ thể Mức độ hấp thụ

những chất bẩn không kích thích có thể tăng lên do có mặt đồng thời trong không khí những

chất nhiễm bẩn khác có tác động kích thích Trong trường hợp có mặt những chất gây ung thư

trong không khí, tác động lên đường hô hấp, những tác nhân kích thích có thể đủ mạnh để gây

tê liệt biểu mô có nhung mao của phế quản, kéo dài thời gian tiếp xúc của các chất gây ô

nhiễm (trong đó có nhiều loại là tác nhân gây ung thư) lên lớp biểu mô nhạy cảm với tác động trên hoặc làm cho các tác nhân gây bệnh ung thư tiếp xúc chặt chẽ với những tế bào nằm ở sâu hơn, nhạy cảm với ung thư

Trang 2

Những phần rắn và lỏng (khí dung) khuyếch tán lơ lững trong một thời gian có thể xâm nhập vào cơ thể cùng với không khí hít vào Từ trạng thái khí dung này, chỉ có những phần tử

có kích thước khỏang ≤ 1µ mới có thể đến phế nang được Sự giữ lại những phần tử rắn và lỏng của khí dung phụ thuộc một phần vào tần số và biên độ hô hấp cũng như phụ thuộc vào nồng độ tương đối của chất hít vào Sự hấp thụ những phần tử rắn từ phế nang vào máu tùy thuộc vào tính hòa tan của chúng vào dịch thể tổ chức bề mặt của nhu mô phổi

3 Ô nhiễm không khí gây tác động chung đến cơ thể

Thuộc nhóm này có nhiều loại, trong số đó thường gặp là : berilli, mangan, oxyd carbon, các chất đồng vị phóng xạ, các chất gây ung thư và thuốc trừ sâu

3.1.Berilli

Trong 30 năm gần đây, berilli đã được sử dụng khá rộng rãi Sự nhiễm bẩn không khí của kim lọai này gây ra ở các xí nghiệp liên hợp luyện kim, các xí nghiệp sản xuất đèn điện hoặc quá trình sản xuất có liên quan tới việc sử dụng năng lượng nguyên tử Có những hình thức nhiễm độc cấp tính berilli trong vùng gần nguồn thải hoặc có những hình thức nhiễm độc

mãn tính

3.2 Mangan

Chính chất thải của xí nghiệp công nghiệp (sản xuất sắt thép, nấu sắt, mangan, làm pin khô, sản xuất hóa chất ) là nguồn ô nhiễm không khí Ngòai ra mangan còn được đưa vào không khí do đốt than và các sản phẩm dầu hỏa Phụ gia của nhiên liệu dùng làm chất chống

nổ và các chất làm giảm khói cũng là những nguồn phụ đưa mangan vào khí quyển Khi làm ô nhiễm không khí, mangan đã gây ra tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cao trong dân cư vùng công nghiệp

3.3 Oxyd carbon

Oxyd carbon không kích thích và không gây thương tổn niêm mạc, do đó giác quan ít phát hiện ra khí này Nó gây độc bằng cách tạo nên một hợp chất bền vững với hemoglobin

Sự kết hợp chặt chẽ của CO với một số lượng lớn Hb (có khả năng kết hợp với oxy) dẫn đến làm giảm Hb và từ đó làm giảm cung cấp O2 cho tổ chức của cơ thể.Ngoài ra, CO khi vào cơ thể , còn có khả năng gây bất hoạt các coenzym có Fe++.Nồng độ tối đa cho phép của CO là 100ppm

Khi nói tới sự nguy hiểm của CO về nhiễm bẩn không khí điểm dân cư cũng như về giao thông vận tải (nguồn gốc chủ yếu sinh ra CO) , ta không thể không nói tới sự nguy hiểm của nhiễm độc chì do khí đốt cháy các lọai xăng có chì vào không khí (chứa 0,8 ml/l tetraetyl) Từ năm 2001, Việt nam đã nhập và cho áp dụng rộng rãi sử dụng xăng không pha

chì là một cố gắng trong việc phòng chống ô nhiễm không khí

3.4 Hợp chất fluor

Nguồn đưa fluor vào khí quyển là quá trình đốt nhiên liệu, thí dụ hàm lượng fluor trong than Ân độ là 10 - 20g/ tấn

Người ta thông báo về những trường hợp có vết đen ở men răng và tỷ lệ thấp những người mắc bệnh sâu răng trong một số vùng có chất thải của xí nghiệp nhôm Các hợp chất của fluor có phản ứng cao, có thể gây tổn thương phần hở của cơ thể (da và một số niêm mạc)

nếu nồng độ của nó trong không khí đủ lớn

Trang 3

3.5 Các thuốc trừ sâu diệt cỏ

Các điều kiện khí tượng có ảnh hưởng quan trọng tới sự phân bố nồng độ các chất này trong không khí Các yếu tố như: khoảng cách tới nơi sử dụng, thời gian sử dụng, khối lượng

sử dụng liên quan mật thiết tới nồng độ của các chất TSDC Không khí có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các chất TSDC từ vùng này sang vùng khác trên phạm vi rộng lớn

3.6 Hydrocarbua thơm đa vòng

Các hợp chất hữu cơ đa vòng 3,4 benzopiren, là tác nhân gây ung thư trên động vật thực nghiệm và được coi là tiêu chuẩn để so sánh tính gây ung thư của các tác nhân hóa học khác

mà người ta tìm thấy trong không khí của nhiều vùng dân cư

Trong không khí còn tìm thấy những hợp chất hữu cơ khác có tính gây ung thư Thực nghiệm cho thấy là một lượng lớn chất 3,4 benzopiren và những hợp chất đa vòng tương tự, được tạo thành khi đốt cháy không hòan tòan những hydrocarbua đơn giản và những mạch

ngắn không chia nhánh

3.7 Chất đồng vị phóng xạ

Khi thảo luận về vấn đề ô nhiễm phóng xạ không khí, ta chỉ giới hạn trên những chất phóng xạ có thể có trong không khí dưới dạng khí và khí dung, hạt α, β, tia γ, trung điện tử và các lượng tử khác có năng lượng lớn

Sau đây là một vài nguồn ô nhiễm phóng xạ không khí:

- Lấy đi rất nhiều các lớp đất bên trên và các lớp bao phủ các quặng tự nhiên (các chất phóng xạ)

- Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ các lớp trên của khí quyển do các vụ nổ của vũ khí hạt nhân (mưa phóng xạ)

- Sử dụng đồng vị phóng xạ vào mục đích điều trị và các mục đích nghiên cứu khoa học

- Sử dụng đồng vị phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong nông nghiệp và công nghiệp

IV Biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí

Để đảm bảo sự trong sạch cho không khí trong thành phố, cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau đây:

1 Biện pháp kỹ thuật

- Các loại máy móc và dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm, cần được thay thế bằng các dây chuyền công nghệ, máy móc hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn

- Các loại máy móc chạy bằng than đá, dầu mazut phải được thay thế bằng chạy điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng (muội than) và SO2

- Cần sử dụng rộng rãi điện năng trong vận tải ô tô thiết kê hoặc thay thế loại động cơ đốt trong đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu, chạy bằng các loại xăng cao cấp để thải ít nhất các chất gây ô nhiễm không khí Ưu tiên các phương tiện giao thông công cộng và hạn chế xe tư nhân Với vận tải bằng đường săt, cần điện khí hóa ngành này đồng thời cần phải chuyển các xưởng sửa chữa ra khỏi thành phố

Trang 4

2 Biện pháp quy hoạch

- Không được xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn trong thành phố (nếu xây mới); và phải chuyển nó ra khỏi thành phố (nếu đã có từ trước)

Do các nhà máy này trong quá trình sản xuất làm không khí bảo hòa hơi nước, và làm thay đổi tiểu khí hậu dẫn tới độ ẩm không khí cao, giảm giờ nắng trong ngày, số ngày mưa và

số ngày sương mù tăng, và do sự đốt cháy không hoàn toàn của nhiên liệu (than đá, dầu mazut) đã làm tăng mức độ nhiễm bẩn của không khí thành phố

- Chỉ giữ lại trong thành phố các xí nghiệp trực tiếp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của nhân đân, nhưng cần thay thế những máy cũ bằng máy mới, thay đổi qui trình công nghệ với các kỹ thuật hiện đại , nhờ đó giảm chu vi vùng bảo bệ vệ sinh

- Để giảm mức độ ô nhiễm không khí do khí xả của ô tô, cần phải thực hiên các vấn đề

về an toàn giao thông(trong thành phố phải có những bãi đỗ xe công cộng, xây dựng các cầu vượt, tạo ra nhiều đường một chiều, phải xây dựng cầu vượt hoặc đường ngầm cho khách bộ hành qua lại ở các ngã tư

-Sau cùng là tạo ra các diện tích xanh rộng lớn trong thành phố (gồm cả diện tích cây xanhvà diện diện tích mặt nước), lục hóa các vùng bảo vệ, các quảng trường; thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố với các rừng, công viên, tăng diện tích cây xanh cho mỗi đẩu người lên trên 50 m2 Bên cạnh đó, cần phải qui định những biện pháp

nghiêm ngặt kiểm tra trước hết đối với các xí nghiệp công nghiệp mới, đồng thời áp dụng

chocả các xí nghiệp cũ

Khu rừng ở Cần giờ-Một phần quan trọng "lá phổi" của Tp Hồ Chí Minh

3 Biện pháp Y tế-Giáo dục

- Cần tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục dưới mọi hình thức về vấn

đề phòng chống ô nhiễm

- Cần tiến hành các cuộc nghiên cứu sâu sắc hơn, không chỉ giới hạn trong vấn đề kỹ thuật mà còn là ảnh hưởng của các nhân tố làm không khí bị ô nhiễm tác hại lên sức khỏe và bệnh tật, lên môi trường sinh thái như thế nào Đề xuất được các chiến lược trước mắt và lâu dài phòng chống ô nhiễm không khí cho một khu công nghiệp hay cho cả một vùng lãnh thổ

Câu hỏi đánh giá cuối bài

1 Định nghĩa ô nhiễm không khí, phân tích định nghĩa này ?

Trang 5

2 Phân loại các nguyên nhân gây ô nhiếm không khí ?

3 Trình bày các tác nhân gây ô nhiễm không khí về mặt hoá học Nêu ví dụ ?

4 Biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí khu công nghiệp và đô thị ?

Tài liệu tham khảo chủ yếu cho học viên

1 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ, Đại học y khoa Hà nội(2001) , Vệ sinh- môi trường - Dịch tễ ,Tập I, Nhà xuất bản Y học

2 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ, Đại học Y Hà nội (1998), Ô nhiễm môi trường,Nhà xuất bản Y học

3 Nhiều tác giả (2001) , Cơ sở khoa học môi trường, Nhà xuất bản văn hoá thông tin,

467 trang

4 Khoa Vệ sinh sinh học chung và Vệ sinh học Quân sự, Học viện Quân Y, (1984),

Giáo trình Vệ sinh học chung và Vệ sinh học quân sự, Học viện Quân Y, Hà nội

5 Lê Văn Khoa, (1995), Môi trường và ô nhiễm , Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội

6 http://www.moh.gov.vn/

7 http://www.vinabook.com/tim-hieu-luat-bao-ve-moi-truong

8. Aron J.L , Patz J A , (2001), Ecosystem Change and Globan Health : A Global

Perpective, Baltimore , Md , Johns Hopkins University Press

9. Bassett W.H., (1995), Clay's handbook of Environmental Health, 7th edition,

Chapman & Hall

10 Robert H Friis, (2007), Essentials of Environmental Health, Jones and Barlett

publishers, USA ISBN 10: 0-7637-4762-9 ISBN-13: 978-0-7637-4762-6

Trang 6

VỆ SINH NHÀ Ở VÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

I Vệ sinh nhà ở

1 Nhiệm vụ chính của nhà ở

- Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác dụng của những yếu tố khí hậu xấu

- Là nơi nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe

- L n i t p trung cu c s ng gia ình

Nếu nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, kém thông thoáng Đều có ảnh hưởng xấu tới chức phận sinh lý của cơ thể các thành viên trong gia đình

Do đó yêu cầu vệ sinh nhà ở hiện nay là:

- Thông thoáng, có không khí trong sạch

- Tạo điều kiện vi khí hậu tốt, chiếu sáng đầy đủ

- Đảm bảo yên tĩnh

- Thỏa mãn những yêu cầu sinh hoạt hàng ngày

2 Một số biện pháp thông thường bảo đảm vi khí hậu tốt cho nhà ở

2.1 Biện pháp chống nóng

- Hướng nhà: Ở nước ta nhìn chung, hướng Nam và Đông - Nam là tốt nhất cho mục đích này

- Quét vôi tường nhà: Nên chọn loại sáng màu: Trắng, xanh ve, hoặc vàng nhạt Màu tối nếu có chỉ nên quét chân tường cho đỡ bẩn

- Mức nền (sàn) nhà nên nâng cao hơn sân và các bề mặt xung quanh sân

- Tạo ra các bóng mát bằng cách trồng cây gần nhà, làm giàn cây hoặc treo mành cho hướng Đông, hướng Tây của tường nhà

- Tường, mái, nền nhà làm bằng những vật liệu có tính cách nhiệt cao Nhà mái đúc bằng một tầng, thì phải xây cao và áp dụng biện pháp chống nóng

- Làm cửa sổ rộng (hướng Nam và Đông - Nam) Bờ trên cửa sổ càng gần trần càng tránh được các lớp không khí tù đọng Thông thoáng tốt cũng là một biện pháp chống nóng Đồng thời cửa hướng Tây và Đông phải được che chắn vào những giờ cần thiết

2.2 Biện pháp chống ẩm

Sự ẩm ướt trong nhà ở có thể do 4 nguyên nhân gây ra:

- Ẩm ướt nguyên thủy hay do xây dựng

- Độ ẩm do xâm nhiễm

- Ẩm ướt do đất thổ cư + Ẩm ướt do ngưng kết

Muốn chống lại sự ẩm ướt trong nhà ở thì phải có biện pháp thông gió tích cực Sưởi ấm trong nhà ở Tu sửa các chỗ bị hư hỏng của trần nhà, tường nhà và chọn những vật liệu có tính cách thủy tốt

2.3 Biện pháp làm thoáng khí

Thông thoáng cho nhà ở tốt giúp đạt được các mục đích sau:

- Đảm bảo lượng không khí trong sạch thường xuyên cho mọi cá nhân trong gia đình

- Chống nóng cho nhà ở

- Chống ẩm

Có hai biện pháp làm thoáng khí thông thường được áp dụng:

Trang 7

2.3.1 Làm thoáng khí gián đoạn

Được thực hiện bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ Bằng cách thông gió này, ta có thể làm đổi

mới không khí trong vài phút Nhưng luồng không khí này có thể gây ra cảm giác lạnh nhất là về mùa Đông và ban đêm, vì thế sự thông thoáng này thường không thực hiện được liên tục Tuy nhiên, biện pháp thông gió này đạt hiệu quả lớn nhất là khi có hai cửa sổ đối diện nhau hoặc cấu tạo nhà hình ống Cách làm thoáng khí này rất cần ở những khu nhà tập thể đông người Điều cần nhớ

là phải tránh “ hiệu ứng gió lùa” khi chủ động hoặc thụ động tiến hành cách thông thoáng này đối với người già, người yếu và trẻ nhỏ vì có thể gây ra những stress mạnh đôi khi rất nguy hiểm (người già ra ngoài đi vệ sinh ban đêm)

2.3.2 Sự thông thoáng liên tục

Nhờ những khe cửa ra vào hoặc cửa sổ Nhờ hệ thống ống thông hơi, hay do chủ động tạo ra

các lỗ hổng, cửa thông gió ở trên cao Sự thông hơi thoáng khí này có thể không đầy đủ và cần thiết phải được bổ sung bằng thông thoáng gián đoạn Ở xứ lạnh và các chung cư đông người, người ta

có thể lắp đặt sẵn hệ thống thông hơi liên tục để thổi vào nhà ở qua hệ thống ống hút, thổi gió Nếu nhiệt độ không khí thấp còn phải cho qua hệ thống sấy ấm trước đó

Người ta thường dựa vào hai công thức sau để tính toán lượng không khí cần thiết cho một người trong một giờ và tính toán số lần trao đổi không khí cần thiết / giờ

=

− Lượng không khí cần thiết / giờ Lượng CO2 của người lớn thải ra / giờ

Lượng CO2 cho phép trong nhà ở Lượng CO2 ở ngoài không khí bên ngoài

=

22 6,

S: Hệ số thoáng khí N: Số người sống trong phòng

P: Nồng độ CO2 đo được khi kiểm tra nhà ở Q: Lượng CO2 có trong không khí bên ngoài V:thể tích phòng m3

3 Cung cấp ánh sáng cho nhà ở

Trong điều kiện khí hậu thời tiết nước ta, ưu tiên tận dụng điều kiện chiếu sáng của tự nhiên (do mặt trời) là rất cần thiết Hơn nữa, điều đó là rất phù hợp với sinh lý của mắt và khỏi lãng phí các nguồn năng lượng khác

3.1 Chiếu sáng thiên nhiên

- Ánh sáng vào nhà bởi các cửa, cường độ của nó thuộc và nhiều yếu tố:

+ Hướng nhà: Cần chú ý kết hợp để vừa có đủ ánh sáng thiên nhiên và chống nóng

+ Vị trí cấu tạo của cửa sổ: Anh sáng tự nhiên lọt vào nhà nhiều hay ít, độ rọi đồng đều hay không chủ yếu phụ thuộc vào:

- Diện tích của các cửa sổ lớn hay nhỏ: cùng một diện tích như nhau thì làm một vài cửa sổ lớn tốt hơn làm nhiều cửa nhỏ

- Chiều cao cửa sổ càng lớn thì ánh sáng lọt vào phòng càng sâu: như vậy bờ trên của cửa sổ càng gần trần bao nhiêu thì ánh sáng lọt vào nhà càng sâu bấy nhiêu

- Sự hấp thụ một phần ánh sáng do cấu tạo của các nẹp, cánh cửa, do gương được lau chùi hay bị bám bụi bẩn

- Sự ảnh hưởng của vật che khuất (nhà cao,cây cao ) Phải chú ý tới hai góc:

+ Góc chiếu sáng BAC ≥ 27o

Trang 8

+ Góc “ mảnh trời xanh” BAD ≥ 50

Ảnh hưởng của vật che khuất ánh sáng: “góc chiếu sáng và góc mảnh trời xanh”

Theo qui luật này, đối với thành phố, nhà cao tầng để đảm bảo tầng trệt (tầng 1) vẫn được hưởng ánh sáng thiên nhiên thì người ta qui định khoảng cách (r) giữa hai nhà cao tầng hoặc bề rộng của đường phố phải lớn hơn hai lần chiều cao (h) của nhà cao nhất ( h < r/2 )

- Đánh giá sự chiếu sáng thiên nhiên:

+ Hệ số ánh sáng: Là tỷ số giữa tổng diện tích các cửa sổ trên tổng diện tích nền (sàn) nhà

Ưu điểm là đơn giản, có giá trị tương đối chính xác Nhược điểm là chưa tính đến hình dạng cửa sổ, sự che khuất, ánh sáng bên ngoài

Th ng qui nh: Phòng t 1/6 - 1/8 L p h c 1/5 - 1/6 Phòng m 1/2 -1/4 + Hệ số chiếu sáng thiên nhiên (HSCSTN): là tỷ lệ % sự chiếu sáng tại chỗ được khảo sát so với sự chiếu sáng bên ngoài trời ( đều đo bằng Lux) Trong điều kiện là: Trời đầy mây, không có tia nắng rọi thẳng Vị trí khảo sát trong nhà cùng mặt phẳng nằm ngang với bên ngoài nhà và thời điểm khảo sát đồng thời:

bn

bt E

E HSCSTN = .100

HSCSTN = Tính tỷ lệ phần trăm E bt = Độ rọi đo bằng lux trong nhà

E bn =Độ rọi đo bằng lux ngoài trời

Tiêu chuẩn thông thường HSCSTN từ 3 - 5%

Buồng bệnh lớn hơn hay bằng 2 % Lớp học 3-5 % Phòng mổ 3 %

3.2 Chiếu sáng nhân tạo

Hiện nay chiếu sáng sinh hoạt chủ yếu sử dụng đèn sợi đốt và đền huỳnh quang Nhưng muốn được hợp vệ sinh nguồn sáng nhân tạo phải đạt:

- Đủ ánh sáng và đều

- Nguồn sáng không được làm nhiễm bẩn không khí - Nguồn sáng không làm tăng nhiệt độ phòng

Khi lựa chọn loại đèn chiếu sáng, cần phải nắm vững các ưu nhược điểm của từng loại đèn

để đạt được mục tiêu chiếu sáng cũng như hiệu quả kinh tế

4 Cô lập tiếng ồn trong nhà

A

B

C

D

Trang 9

Tiếng ồn làm mất yên tĩnh và cản trở sự nghỉ ngơi trong nhà, làn sóng tiếng động có áp lực tới màng nhĩ và gây ra cảm giác khác nhau Khi tiếng ồn vượt quá mức thính giác thích ứng và tác động kéo dài có thể dẫn đến suy nhược thần kinh

Để tránh và làm giảm tiếng động, cần phải:

- Tường giữa các phòng phải dày bằng hai viên gạch

- Sàn ngăn cách các tầng phải có một khoảng trống

- Vật liệu xây dựng nên dùng loại vật liệu rỗng

- Cửa ra vào và cửa sổ nên đóng thật sát và kín

- Quy định thời gian yên lặng lúc buổi trưa, tối và đêm

Tiêu chuẩn tiếng ồn tối đa ở các chung cư không vượt quá 90 decibel

II Vệ sinh trong qui hoạch đô thị

1 Tổng quan về đô thị và qui hoạch đô thị

1.1 Khái niệm về đô thị

Đô thị là khái niệm chung chỉ các điểm dân cư, mà ở đó có những nét về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội khác với nông thôn Cho đến nay trên thế giới quan điểm về đô thị còn có nhiều điểm khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội của từng quốc gia Điểm chung nhất mà các quốc gia đều thừa nhận là đô thị phải khác nông thôn về tổ chức xã hội, lối sống Nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận những tiêu thức sau đây để coi một điểm dân cư là đô thị:

- Qui mô điểm dân cư

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (thường trên 60%)

- Mật độ cư trú

- Sự phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội)

- Vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực

1.2 Qui hoạch đô thị

Qui hoạch đô thị là nghệ thuật bố trí, và tổ chức các vùng dân cư (theo La Rouse) Chính xác hơn là nghệ thuật sắp xếp không gian đô thị nhằm đạt được các hoạt động tốt nhất và cải thiện quan hệ xã hội Qui hoạch đô thị là một công cụ để đảm bảo sự phát triển ổn định, cân đối và hài hòa giữa các ngành và các thành phần kinh tế, tạo điều kiện phất triển toàn diện các lĩnh vực ở đô thị

1.3 Nhiệm vụ của vệ sinh trong qui hoạch đô thị

- Chọn địa điểm khu dân cư thuận lợi cho sức khỏe

- Tận dụng rộng rãi những nhân tố khí hậu, thiên nhiên ở địa phương vào mục đích bảo vệ và cải thiện sức khỏe nhân dân đô thị

- Áp dụng các biện pháp vệ sinh vào qui hoạch đô thị để làm trong sạch không khí, giảm tiến ồn đô thị

- Tiến hành những biện pháp xây dựng tiện nghi chung (cấp thoát nước, thanh trừ rác

và chất thải đặc của đô thị)

- Xây dựng các cơ sở vệ sinh phòng, chữa bệnh, và vệ sinh cần thiết (nhà tắm công cộng công, cơ sở thể dục thể thao, nhà trẻ, trường trẻ, bệnh viện đa khoa, khu an dưỡng )

2 Các yếu tố thiên nhiên với ý nghĩa vệ sinh trong thiết kế và xây dựng vùng dân cư

Trang 10

Các yếu tố thiên nhiên có ý nghĩa to lớn trong trong việc thiết kế, xây dựng đô thị, đảm bảo cho con người sống làm việc và giải trí trong một môi trường sống lành mạnh, hợp

vệ sinh của đô thị Các yếu tố thiên nhiên có ý nghĩa vệ sinh bao gồm: khí hậu, địa hình, đất, nước, cây xanh

2.1 Khí hậu và vi khí hậu

Khí hậu là một yếu tố cố định, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người Điều kiện khí hậu địa phương liên quan tới việc lập kế hoạch xây dựng các vùng dân cư, các khu nhà ở Cần phải nghiên cứu những điều kiện khí hậu của địa phương để đề xuất biện pháp bảo vệ sức khỏe cho con người, phòng tránh tác động của khí hậu xấu

Vị trí địa dư của nước ta trải dài từ vĩ tuyến 80 ở phía Nam đến vĩ tuyến 230 ở phía Bắc, cho nên lãnh thổ nước ta có hai vùng khác nhau về khí hậu: ẩm ở phía Bắc và nóng ở phía Nam Do đó tùy theo điều kiện khí hậu của mỗi vùng để chọn các yếu tố liên quan đến vệ sinh như: hướng nhà, thông gió, mái nhà, cây xanh, hành lang

Trong quá trình xây dựng các công trình dân dụng, cần lưu ý đến vi khí hậu nhiều hơn

so với khí hậu Vi khí hậu là khí hậu ở một vùng nhỏ hẹp như vùng dân cư hoặc chỉ một phần trong vùng đó (khu phố, công viên, đường phố)

Điều kiện vi khí hậu xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư trong khu vực, tuy nhiên, có thể điều hòa vi khí hậu bằng các biện pháp thiết kế và kỹ thuật vệ sinh thích ứng Vi khí hậu đô thị thường khác với vi khí hậu nông thôn vì đặc điểm của đô thị là:

- Mật độ xây dựng cao, đông dân cư

- Nhà có nhiều tầng, có nhiều công trình bị chắn gió

- Khói bụi tỏa vào không khí làm giảm ánh sáng (bức xạ tử ngoại và hồng ngoại)

- Xây dựng bằng các vật liệu hấp thụ bức xạ nhiệt đồng thời tỏa nhiều nhiệt

Do đặc điểm trên, khí hậu nội thị khác với ngoại thị, biểu hiện qua hai yếu tố nhiệt độ

và độ ẩm: nhiệt độ trung bình hàng năm cao hơn 0,50C- 10; độ ẩm thấp hơn 5- 10%, tốc độ gió chậm hơn (hai lần hoặc hơn nữa); bức xạ tử ngoại giảm (lượng bức xạ yếu, thời gian bức

xạ ngắn)

2.2 Địa hình - địa điểm

- Địa hình ảnh hưởng tới đường đi bức xạ mặt trời Kết quả đo nhiệt độ mặt đất cho thấy:

+ Hướng Bắc lạnh nhất

+ Hướng Tây và Nam ấm nhất

- Nhi t không khí khác nhau gi a ch cao v ch th p h n Ban êm, c

bi t trong mùa hè, không khí l nh i t ch cao n ch th p các vùng khí h u nóng, không khí l nh do i t núi cao v o thung l ng ã l m gi m nhi t các ô

th hay b n l ng trong thung l ng

- Địa hình của địa điểm ảnh hưởng đến chế độ gió Đồi núi cao làm giảm tốc độ của gió

- Địa hình của địa điểm còn có ý nghĩa vệ sinh trong việc thoát nước cho đô thị: Vùng bằng phẳng khó thoát nước dễ gây úng ngập trong mùa mưa; ngược lại vùng có đủ độ dốc sẽ thuận tiện trong việc thoát nước thải nhanh

2.3 Đất

Đất ở vùng dân cư có ý nghĩa quan trọng về mặt vi khí hậu và vệ sinh phòng bệnh 2.3.1 Ý nghĩa vi khí hậu của đất

Ánh sáng mặt trời khi chiếu xuống, một phần bị khuyếch tán, còn một phần bị hấp thụ biến thành nhiệt năng Đất bị đốt nóng sẽ bốc nhiệt, đốt nóng không khí gần nhất, do đó làm

Ngày đăng: 24/07/2014, 00:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w