1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Bài giảng khoa học phân bón - chủ đề 2 pdf

19 573 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 401,29 KB

Nội dung

17 CHỦ ĐỀ II ĐẠM VÀ PHÂN ĐẠM Bài 1. Đạm trong cây, trong đất và quá trình chuyển hóa đạm trong đất 1. Đạm trong cây 1.1. Tỷ lệ đạm trong cây Tùy thuộc vào loại cây trồng, tuổi cây mà lượng đạm có thể dao động từ 1 – 6 % so với trọng lượng chất khô. Lượng đạm trong bộ phân non của cây cao hơn ở các bộ phận già. 1.2. Dạng đạm trong cây Trong cây đạm có ở các dạng sau:  Protein (đạm chiếm khoảng 15 – 17 %)  Glucozit  Ancaloit  Một lượng rất nhỏ trong điều kiện dinh dưỡng đạm không bình thường có thể tồn tại dưới dạng NH 4 + và NO 3 - Tỷ lệ đạm hữu cơ hòa tan và đạm vô cơ thể hiện tình trạng tổng hợp hữu cơ trong cây. Thường khi thiếu gluxit hoặc thiếu các điều kiện cho việc khử đạm nitrat, cho quá trình amin hóa (thời tiết âm u kéo dài, trong cây xảy ra hiện tượng thiếu hụt lân, kali v.v ) thì tỷ lệ trên giảm xuống. Nếu trong cây đạm tồn tại chủ yếu dưới dạng NH 4 + và NO 3 - thì xẩy ra hiện tượng ngộ độc đạm của cây. 1.3. Vai trò của đạm đối với cây trồng - Đạm là sự sống. Đạm là thành phần chủ yếu của diệp lục, là thành phần cơ bản của các protein, các enzim, AND, ARN của nhân bào, nơi khu trú của các thông tin di truyền, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein. - Đạm là yếu tố cơ bản của quá trình đồng hóa cacbon - Tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống 1.4. Biểu hiện thừa thiếu đạm trong cây  Thiếu đạm: cây phát triển kém, còi cọc. Lá có màu xanh vàng, nếu thiếu trầm trọng thì thân lá có màu vàng. Hiện tượng thiếu đạm thường xuất hiện ở lá già trước. Thời gian sinh trưởng bị rút ngắn. Ở các loại cây ăn quả thì tỷ lệ đậu quả thấp, quả nhỏ, chất lượng giảm rõ. Cây chỉ thị thiếu đạm: Cây ngũ cốc, táo, chanh  Thừa đạm: Lá cây có màu xanh đậm, phần thân lá phát triển mạnh và không cân đối với rễ nên cây dễ dàng bị lốp đổ.Thân lá mềm, là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh 18 xâm nhập và phát triển. Thời gian sinh trưởng của cây bị kéo dài. Ở các loại cây lấy hạt thì tỷ lệ hạt lép cao. 2. Đạm trong đất 2.1.Tỷ lệ đạm trong đất Đạm tổng số trong đất dao động từ 0,04 - 0,5 % tùy thuộc vào loại đất. Đất giàu đạm nhất là đất mùn trên núi và đất nghèo đạm nhất là đất bạc màu. 2.2. Dạng đạm trong đất Trong đất được phân chia theo 2 cách: + Theo nguồn gốc + Khả năng dễ tiêu đối với cây trồng * Theo nguồn gốc, đạm được chia làm 2 dạng là đạm hữu cơ và đạm vô cơ.  Đạm hữu cơ trong đất chiếm từ 90 – 95 % tổng lượng đạm trong đất. Đạm hữu cơ trong đất có trong xác động vật nhỏ, thực vật và vi sinh vật trong đất và trong thành phần mùn. Khoảng một nửa đạm hữu cơ nằm ở dạng các hợp chất amin.  Đạm vô cơ trong đất chiếm từ 5 – 10 % tổng lượng đạm trong đất. Đạm vô cơ trong đất có thể nằm ở dạng NH 4 + bị khoáng sét giữ chặt hoặc có trong thành phần các muối amôn và nitrat hòa tan trong dung dịch đất  Một phần rất nhỏ nằm ở phần khí của đất dưới dạng N 2 O, NO và NO 2 * Theo khả năng dễ tiêu đối với cây trồng, đạm được chia như sau:  Dạng cây trồng không thể sử dụng trực tiếp: các dạng đạm hữu cơ  Dạng cây trồng có thể sử dụng trực tiếp: các dạng đạm vô cơ trong dung dịch đất và bị giữ chặt trên bề mặt khoáng sét. 2.3. Chu trình chuyển hóa đạm trong tự nhiên 2.3.1. Nguồn tích lũy + Từ phân bón + Từ nước mưa + Từ vi sinh vật cố định đạm tự do trong đất + Từ vi sinh vật cố định đạm cộng sinh 2.3.2. Phần mất đi  Rửa trôi bề mặt Hiện tượng này xảy ra khi có mưa to ngay sau khi phân đạm được bón vào đất. đặc biệt là đối với các loại phân như Urea và amôn nitrat, là những loại phân rất dễ hòa tan và không được các keo đất giữ lại. Trên đất có thành phần cơ giới nặng, với độ dốc 19 là 13 %, tỷ lệ đạm mất đi khi bón amôn nitrat là 5 % và từ Urea là 2 – 2,5 % tổng lượng đạm bón. (R. Prasad và J. F. Power, 1993).  Bay hơi đạm ở dạng amôn Tỷ lệ đạm mất đi dưới dạng amôn sau khi bón phân vào đất dao động từ 0 – 50 % tổng lượng đạm bón. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bay hơi đạm dưới dạng này bao gồm: dạng phân đạm, phương pháp bón, pH đất, độ ẩm đất, CEC, tốc độ gió, nhiệt độ đất và không khí, loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng của chúng. Mất đạm ở dạng này trên đất trồng cạn xẩy ra mạnh trên các loại đất giàu can xi do việc hình thành (NH 4 ) 2 CO 3 . Hiện tượng này cũng xảy ra mạnh khi phân Urea được bón rải đều trên đất ngập nước như đất lúa nước và có thể giảm mạnh khi phương pháp bón được thay đổi hoặc khi Urea được viên hóa với đường kính viên là 1 cm ( Schinier và cộng sự, 1990).  Bay hơi ở dạng N 2 Hiện tượng này xảy ra do kết quả của quá trình phản đạm hóa, xảy ra trên đất có phản ứng kiềm, yếm khí, thông qua hoạt động của các vi sinh vật yếm khí hoặc trên đất chua, thoáng khí khi các hợp chất đạm hữu cơ và vô cơ có phản ứng với nhau.  Mất đạm do cây trồng Tổng lượng đạm trong sinh khối cây trồng (phần trên mặt đất) đạt cao nhất trước khi chín và giảm dần ở các giai đoạn sau đó. Ở các loại cây dài ngày,phần lớn đạm có thể được chuyển về và tích lũy ở rễ như chất dự trữ cho việc bắt đầu sinh trưởng của cây ở vụ sau. Còn ở các loại cây ngắn ngày, lượng N chuyển hóa ở dạng này là không đáng kể. Theo Francis và các cộng sự (1990) thì lượng đạm mất đi dao động từ 45 – 81 kg/ha đối với ngô được tưới. Đối với một loại/ giống cây trồng, lượng đạm mất đi thường tỷ lệ thuận với năng suất. Năng suất càng cao, lượng đạm mất đi càng lớn.  Rửa trôi đạm xuống tầng sâu Lượng và cường độ mưa, số lượng và mật độ tưới, cường độ bốc hơi nước, nhiệt độ, tính chất đất (cụ thể là kết cấu đất và thành phần cơ giới), loại sử dụng đất,chế độ làm đất và canh tác, lượng và dạng đạm bón có mối tương tác với nhau và xác định lượng đạm bị rửa trôi qua vùng rễ cây xuống mực nước ngầm. Sự rửa trôi NO 3 - có thể được đẩy nhanh bằng dòng chảy của nước thông qua các rãnh trong đất do giun đất hoặc rễ cây tạo thành, và các kẽ đất tự nhiên hoặc vết nứt của đất. Quá trình này xẩy ra mạnh nhất ở đất bỏ hoang. 2.3.3. Chu trình chuyển hóa đạm trong đất lúa 20 Sơ đồ 4. Chu trình chuyển hóa đạm trong đất lúa 2.4. Chuyển hóa đạm trong đất 2.4.1. Quá trình khoáng hóa đạm trong đất Quá trình khoáng hóa đạm trong đất là quá trình mang bản chất sinh học, thông qua hoạt động của vi sinh vật, các dạng đạm hữu cơ trong đất được chuyển hóa thành các dạng đạm khoáng (amôn, nitrit, nitrat). Quá trình khoáng hóa đạm hữu cơ được thực hiện theo các bước bằng các phản ứng: amin hóa, amôn hóa và nitrat hóa. 2 quá trình amin hóa và amôn hóa được thực hiện bởi các vi sinh vật dị dưỡng, trong khi đó quá trình nitrat hóa lại được tiến hành bởi các vi sinh vật tự dưỡng. Các vi sinh vật dị dưỡng nhận được năng lượng từ quá trình ô xy hóa các hợp chất cácbon, trong khi đó các vi sinh vật tự dưỡng lại nhận năng lượng từ các loại muối khoáng đặc biệt và nhận cácbon từ muối bicarbonat trong đất.  Quá trình amin hóa Quá trình amin hóa là quá trình trong đó các vi sinh vật dị dưỡng bao gồm các vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn bẻ gãy các liên kết của các hợp chất hưũ cơ phức tạp tạo thành các amin và amino a xít. Hoạt động của vi khuẩn và xạ khuẩn thường chiếm ưu thế trong môi trường trung tính và kiềm, trong khi đó các loại nấm lại phát triển mạnh trong môi trường a xít. 21 Phần lớn đạm hữu cơ tham gia vào qua trình này có nguồn gốc từ quá trình phân hủy protein và amino axít trong tàn dư thực vật và vi sinh vật. Một phần không đáng kể có nguồn gốc từ quá trình phân giải các hợp chất khó phân giải hơn như lignoprotein và các humat.  Quá trình amôn hóa * Khái niệm Quá trình amôn hóa là quá trình sinh học trong đó các hợp chất đạm hữu cơ trong đất được chuyển hóa thành dạng đạm amôn nhờ hoạt động phân giải của các vi sinh vật. Phản ứng cuối cùng của quá trình này là sự thủy phân các nhóm amin. Quá trình này được tiến hành bởi các vi sinh vật dị dưỡng (cả vi sinh vật háo khí và yếm khí). Ngoài ra tham gia vào qua trình này còn có các nhóm vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn khác. * Cơ chế tiến hành và sản phẩm CH 2 NH 2 COOH + O 2 = HCOOH + CO 2 + NH 3 CH 2 NH 2 COOH + H 2 O = CH 3 OH + CO 2 + NH 3 CH 2 NH 2 COOH + H 2 = CH 3 COOH + NH 3 Đạm amôn hình thành trong quá trình amôn hóa có thể: - Bay hơi dưới dạng amôn - Được cây trồng hút - Được hấp phụ trên bề mặt keo sét - Bị giữ chặt trong tinh tầng các khoáng sét - Được vi sinh vật đất sử dụng - Tham gia vào quá trình nitrat hóa * Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình amôn hóa - pH môi trường - Chế độ khí trong đất - Cơ chất phân giải (tỷ lệ C/N) * Ý nghĩa của quá trình này đối với sự thu hút dinh dưỡng của cây trồng và hiệu quả sử dụng phân đạm - Giải phóng đạm amôn để cung cấp cho cây trồng - Chú ý lượng đạm bón trên các loại đất khác nhau, trong từng điều kiện mùa vụ khác nhau để tránh lãng phí. 2.4.2. Quá trình nitrat hóa * Khái niệm Quá trình chuyển hóa các hợp chất đạm amôn thành đạm nitrat được gọi là quá trình nitrat hóa. Đây là quá trình chuyển hóa đạm qua 2 bước và do các vi sinh vật tự 22 dưỡng (nitrosomonas và nitrobacter) đảm nhận. Một số vi sinh vật dị dưỡng cũng có thể tham gia vào quá trình này nhưng với số lượng rất nhỏ.  Cơ chế tiến hành và sản phẩm NH 4 + 3/2 O 2 NO 2 + 2H + H 2 O + 63,8 Kcal Bước 1. [O] - 2H [O] NH4 HONH 2 ½ HONNOH NO 2 + H+ + 63,8 Kcal Amon Hydroxylamin Hyponitrit Nitrit Bước 2 NO 2 + ½ O 2 NO 3 + 17.5 Kcal Nitrat hình thành trong quá trình nitrat hóa có thể: - Được cây trồng hút - Rửa trôi xuống tầng nước ngầm và có thể làm tăng nồng độ NO 3 – trong nước ngầm, gây hại cho sức khỏe con người - Trong điều kiện yếm khí, NO 3 - sẽ tham gia vào quá trình phản đạm hóa và gây ra hiện tượng ô nhiễm bầu khí quyển. N 2 O hình thành trong quá trình phản đạm hóa đã góp phần làm thủng tầng ôzôn. - Bị cố định bởi vi sinh vật đất * Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nitrat hóa - Độ ẩm đất và độ thoáng khí Quá trình nitrat hóa xảy ra mạnh trên các loại đất có độ ẩm đất phù hợp và độ thoáng khí cao. Trong hầu hết các loại đất, độ ẩm đất đạt gần độ ẩm đồng ruộng. - pH đất Theo Morill và Dawson (1967), trên một số loại đất chua có pH < 5,39, NH 4 + bị ô xy hóa chậm để tạo thành NO 3 - và không có sự xuất hiện của NO 2 - . Theo Dancer và cs, (1973) thì có mối tương quan rõ giữa độ chua của đất từ 4,7 – 6,4 với cường độ của quá trình nitrat hóa. pH thích hợp cho quá trình nitrat hóa có thể dao động từ 6,0 – 9,4. Bảng 4. Ảnh hưởng của hiệu thế nước đến quá trình nitrat hóa Cường độ của quá trình nitrat hóa (µg N/g/ ngày Hiệu thế nước (Kpa) Thời gian ủ (ngày) Đất xám, TPCG cát pha Đất xám, TPCG thịt trung bình Đất đen, TPCG thịt nặng 23 0 8 0,0 d 0,0d 0,0d -33 8 3,6 a 3,4ª 3,2ª -700 11 2,0b 2,1b 2,0b -1500 17 1,3c 1,3c 1,2c Nguồn: Mahli và McGill, 1982 Bảng 5 . pH đất và quá trình nitrat hóa pH Hợp chất đạm < 5,4 Tích lũy NH 4 và xuất hiện nitrat hóa với cường độ thấp để chuyển hóa NH4 thành NO 2 - và NO 3 - 5,01 – 6,38 NH 4 + và NO 2 - nhanh chóng bị ô xy hóa thành NO 3 - 6,93 – 7,85 NH 4 + bị ô xy hóa thành NO 2 - , với sự tích lũy hợp chất này cho quá trình ô xy hóa thành NO 3 - Nguồn: Prasad và J.F. Power, 1998 Quá trình nitrat hóa đạm amôn trong đất cũng như các loại phân chứa đạm sẽ giải phóng H + qua phương trình sau: NH 4 + 3/2 O 2 NO 2 + H 2 O + 2H + Quá trình nitrat hóa vì vậy là quá trình làm đất hóa chua, do đó, việc sử dụng liên tục các loại phân đạm amôn hoặc bón phân chuồng với lượng lớn có thể làm giảm pH đất rất rõ. - Nhiệt độ đất Vai trò của nhiệt độ đối với quá trình nitrat hóa thể hiện rõ hơn trong các loại đất ở điều kiện cận nhiệt đới hoặc ôn đới. Ở những vùng này, hàm lượng đạm hữu cơ lớn hơn so với vùng nhiệt đới và mức độ dễ tiêu của đạm trong đất phụ thuộc rất nhiều vào quá trình nitrat hóa. Nhiệt độ thấp sẽ làm chậm lại quá trình nitrat hóa và vì vậy làm giảm khả năng cung cấp đạm dễ tiêu của đất đối với cây trồng. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình nitrat hóa là 25 o C – 35 o C (trong điều kiện nhiệt đới) và 20 o C trong điều kiện ôn đới (Malhi và McGill, 1982). - Khả năng cung cấp đạm amôn trong đất Đạm amôn là nguồn đạm trong đất tham gia trực tiếp vào quá trình nitrat hóa. Sự bay hơi với cường độ mạnh đạm amôn trong đất, sự thu hút nhanh chóng đạm amôn 24 bới các vi sinh vật đất, đặc biệt khi các phế phụ phẩm được vùi vào trong đất là các hợp chất hữu cơ có tỷ lệ C : N cao sẽ làm giảm rất mạnh cường độ của quá trình nitrat hóa. Bên cạnh đó, một lượng quá lớn đạm amôn trong đất cũng có thể làm cho quá trình nitrat hóa bị ngưng trệ. Lượng đạm a môn tối đa có thể chịu được ở mức 800 µg/g đất. - Mật độ vi sinh vật nitrat hóa trong đất Mật độ vi sinh vật nitrat hóa trong đất là yếu tố quan trọng quyết định cường độ của quá trình nitrat hóa.Vi sinh vật nitrat hóa về cơ bản tập trung phổ biến ở tầng đất mặt. Mật độ và hoạt tính của vi sinh vật nitrat hóa (ví dụ chủng Nitrosomonas europea ) có thể giảm khi các chất ức chế quá trình nitrat hóa như nitrapyrin, dicyandiamide và thiurea được sử dụng. Sự hiện diện của các hợp chất có khả năng làm giảm cường độ của quá trình nitrat hóa cho phép giữ lại trong đất một lượng nhiều hơn đạm a môn trong một thời gian dài mà ít bị mất đi do rửa trôi (Joseph và Prasad, 1993). Ngoài ra quá trình nitrat hóa còn chịu ảnh hưởng của các chất phòng trừ dịch hại. Các hóa chất có gốc xianua, các hợp chất clo hữu cơ như dixianodiamit (xyanoguanidin), 2 clo 6 triclorometyl pyridin, thuốc trừ sâu đều ức chế mạnh quá trình nitrat hóa. * Ý nghĩa của quá trình nitrat hóa  Giải phóng đạm nitrat cung cấp cho cây  Có thể làm mất đạm nếu đất có thành phần cơ giới nhẹ và trong điều kiện mưa nhiều.  Nguồn đạm cung cấp cho quá trình phản đạm hóa và làm mất đạm dưới dạng N 2  Chú ý lượng bón, phương pháp bón 2.4.3. Quá trình phản nitrat hóa * Khái niệm Đây là qua trình mà trong đó đạm NO 3 - bị khử thành N 2 hoặc các dạng oxýt nitơ khác . Trong đất, trong phần lớn các trường hợp, quá trình phản đạm hóa là kết quả hoạt động của các vi sinh vật yếm khí. * Cơ chế tiến hành và sản phẩm 2HNO 3 2HNO 2 2NO N 2 O N 2 Quá trình phản đạm hóa mang bản chất hóa học cũng có thể xuất hiện, đặc biệt trong các loại đất chua. 25 Trong quá trình phản đạm hóa mang bản chất sinh học, NO 3 được xem như là nguồn ô xy cho các vi sinh vật. Các hợp chất cácbon hòa tan được sử dụng để duy trì sự sinh trưởng của các chủng vi sinh vật này. * Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phản nitrat hóa -Hàm lượng đạm nitrat trong đất - Chế độ khí (yếm khí) - Chất khử - pH đất (pH từ 4,9 – 5,6 chủ yếu mất đạm ở dạng N 2 O. pH > 7, chủ yếu mất đạm ở dạng N 2 ) - Nhiệt độ (nhiệt độ tối thích vào khoảng 60 – 65 o C) * Ý nghĩa của quá trình này đối với sự thu hút chất dinh dưỡng của cây trồng và hiệu quả sử dụng phân đạm - Tiêu hao lượng đạm trong đất và gây nên hiện tượng thiếu hụt đạm đối với cây trồng. - Chú ý lượng đạm bón, phương pháp bón 2.4.4. Quá trình giữ chặt đạm trong đất  Quá trình hấp phụ sinh học đạm * Khái niệm Quá trình hấp phụ sinh học đạm trong đất xảy ra khi các hợp chất đạm vô cơ trong đất bị chuyển hóa thành hợp chất đạm hữu cơ thông qua hoạt động của vi sinh vật. * Cơ chế tiến hành Quá trình hấp phụ sinh học thường xuất hiện khi một lượng lớn các hợp chất hữu cơ có tỷ lệ C:N cao như rơm rạ được vùi vào đất. Kết quả nghiên cứu đồng ruộng với việc bón 15 N cho lúa với liều lượng từ 60 đến 120 kg N/ha trong hệ thống luận canh lúa – lúa mì cho thấy: khoảng 16,7 - 25,6 % lượng đạm bón vào đất bị cố định (Goswani và các cộng sự, 1988) và thường thì khi bón các loại phân đạm gốc amôn thì đạm sẽ bị cố định mạnh hơn so với khi bón các loại phân đạm dạng nitrat (Powlson và các cộng sự, 1986). * Ý nghĩa của quá trình hấp phụ sinh học đạm đối với sự thu hút dinh dưỡng của cây trồng và hiệu quả sử dụng phân đạm - Góp phần tích lũy đạm, hạn chế sự rửa trôi và bay hơi đạm trên đất có thành phần cơ giới nhẹ. - Có thể gây nên hiện tượng tranh chấp dinh dưỡng giữa vi sinh vật đất với cây trồng trên đất có hàm lượng đạm dễ tiêu thấp.  Quá trình giữ chặt đạm amôn 26 * Khái niệm Đây là quá trình mà trong đó đạm a môn bị giữ chặt trong lưới 2:1 của các keo sét như illit,montmorilonit v.v Dạng a môn này nhìn chung không chịu ảnh hưởng bởi các cation trên bề mặt keo sét và không bị chiết ra bởi dung dịch KCl. Mặc dầu vậy, gần bên rìa lưới của keo sét, các ion bên ngoài có thể thay thế một phần đạm a môn này khi các keo sét nở ra và có thể trở thành dễ tiêu đối với cây trồng. Các ion Ca 2+ , Mg 2+ , Na + và H + có thể thay thế đạm amôn nằm bên rìa keo sét, trong khi đó thì K + không thể thay thế được. Bán kính của NH 4 + là 1,48 A và của K + là 1,33 A, vì vậy NH 4 + cũng có thể bị giữ chặt giữa tinh tầng của các khoáng sét. Do đó, sử dụng một lượng phân kali bổ sung có thể làm giảm lượng đạm amôn bị giữ chặt ở dạng này. Ngoài keo sét, đạm amôn còn bị giữ chặt ở dạng không trao đổi bởi các chất hữu cơ trong đất. Phức hợp NH 4 – chất hữu cơ rất khó bị phân hủy bởi vi sinh vật đất vì vậy khả năng giải phóng NH 4 + từ hợp chất này là rất thấp. Các hợp chất thơm và các alicylic không no là những hợp chất dễ dàng cố định NH 4 + dưới dạng phức hợp này. * Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cố định NH 4 + bao gồm: - Hàm lượng NH 4 + trong đất và lượng NH 4 + bổ sung vào đất. Thông thường lượng bị cố định tăng tỷ lệ thuận với lượng NH 4 + được bón bổ sung vào đất. - Lượng nước trong đất (đất ẩm hay khô). Trong đất có thành phần cơ giới nặng, khi khả năng giữ nước của đất đạt mức 60 %, lượng NH 4 + bị cố định chỉ đạt ¼ so với đất ở trạng thái khô. - Sự hiện diện của các ion khác trong đất (đặc biệt là K + )  Quá trình cố định đạm sinh học * Khái niệm Đây là quá trình chuyển hóa đạm phân tử thành dạng đạm hữu cơ trong cơ thể vi sinh vật. Vi sinh vật tiến hành quá trình cố định đạm được chia làm 2 nhóm: vi sinh vật cố định đạm sống tự do (Azotobacter) và vi sinh vật cố định đạm cộng sinh (Rhizobium.) [...]... trong nước Phân kiề m sinh lý Chứa 20 – 21 % N và 20 - 28 % Ca * Chuyển hóa trong đất 2CaCN2 + 2H2 O Ca(HCN2 )2 + Ca(OH )2 Đất hơi chua 2CaCN2 + 2H2 O Ca(OH )2 CN2 + 3H2 (CN )2 Đất hơi kiềm 6 (HCN2 )2 + 2H2 O (H2 CN2 )2 + Ca(OH )2 31 3H2 CN2 + H2O CO (NH2 )2 Chất trung gia n của phản ứng thủy phân xyanamit canxi độc đối với cây nê n khi bón phải trộn đều với đất và bón trước khi gieo hoặc cấy từ 2 đến 3 tuần... cục Phân chua sinh lý 27 Chứa 20 ,5 – 21 ,0 % N; 23 – 24 % S; 0, 025 – 0,05 % axit tự do Khối lượng phân tử: 1 32, 14 Tỷ trọng khối: 800 kg/1m3 Độ tan trong nước ở 100oC: 103,8% Nhiệt độ bắt đầu phân hủy: 28 0o C * Chuyển hóa trong đất (NH4 )2SO4 + O2 KĐ] H+ + (NH4 )2 SO4 HNO3 + H2 SO4 KĐ]NH4+ + H2 SO4 * Sử dụng - Có thể bón lót hoặc bón thúc - Hạn chế bón cho đất chua Nếu bón liên tục thì cần kết hợp với... hơn (NH4 )2 SO4 Chứa 24 ,0 – 25 ,0 % N; 66,0 % Cl Khối lượng phân tử: 53,5 Tỷ trọng ở 4o C: 1, 526 Độ tan trong nước ở 20 o C: 37 ,2 g/ 100 g nước Nhiệt độ bắt đầu phân hủy: 350o C * Chuyển hóa trong đất NH4 Cl + O2 KĐ]H+ + NH4 Cl HNO3 + HCl KĐ]N H4+ + HCl 28 * Sử dụng Có thể bón lót hoặc bón thúc - Hạn chế bón cho đất chua Nếu bón liên tục thì cần kết hợp với vôi bột với tỷ lệ 1: 1,4 tạ/ha - Bón tốt cho... có chứa khoảng 8,96 % N Phân ít tan trong nước, khi bón vào đất giả i phóng đạ m rất chậ m * Oxamit Công thức: COOC(NH2 )2 Hà m lượng đạm : 31,8 % Khi bón vào đất, oxamit bị thủy phân như sau: NH2COOCNH2 + H2 O = NH2 CO.COOH + NH4 OH Axit oxamic NH2CO.COOH + H2 O = (COOH )2 + NH4 OH Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào kíc h thước hạt 2 Biệ n pháp sử dụng hiệ u quả các dạng phân đạ m 2. 1 Căn cứ vào đặc điểm... khô, đất có độ ẩm thấp hoặc kiềm khi bón loại phân này sẽ tạo thành a xit dixianic H2 (CN )2 gây độc cho cây * Sử dụng - Chỉ sử dụng chủ yếu để bón lót, tuy nhiên cần bón lót sớm Không để phân tiếp xúc trực tiếp với rễ non hoặc hạt giố ng - Bón thúc thì cần phải trộn với đất hoặc phân hữu cơ hoai trước khi bón - Rất thích hợp để bón cho đất chua, đất phèn, đất bạc màu - Có thể sử dụng để diệt nấm bệnh... cho phép trong phân ure phải < 3 %, được sử dụng phân qua lá phải < 0 ,25 % * Chuyển hóa trong đất Độ ẩm CO(NH2 )2 (NH4 )2 CO3 Ureaza Quá trình chuyển hóa Ure thành (NH4 )2 CO3 phụ thuộc vào ẩ m độ đất, hà m lượng chất hữu cơ trong đất Quá trình thủy phân Ure xảy ra nhanh chóng khi nhiệt độ và ẩ m độ trong đất cao, đất giàu chất hữu cơ 32 (NH4 )2 CO3 + O2 (NH4 )2 CO3 + H2 O KĐ]H+ + (NH4 )2 CO3 HNO3 NH4... )2 CO3 HNO3 NH4 HCO3 + NH4 (OH) KĐ]NH4+ + H2CO3 * Sử dụng - Có thể bón lót hoặc bón thúc - Có thể bón tốt trên hầu hết các loại đất, đặc biệt là trên đất bạc màu, chua, rửa trôi Ca và Mg mạnh Hạn chế sử dụng phân ure trên đất mặ n kiề m - Khi bón ure cho các cây trồng cạn phải bón vùi sâu vào đất để tránh bị mất đạm do bay hơi đạm ở dạng NH4 - Biure trong phân ure có thể gây độc cho cây do hợp chất... đóng cục Phân trung tính sinh lý 30 Có nhiều loạ i amôn nitrat có tỷ lệ đạm khác nhau (loại có tỷ lệ đạm thấp – 22 % N; loại có tỷ lệ trung bình – 26 ,0 – 27 ,5 % N và loại có tỷ lệ đạ m cao: 33,0 – 34,5 % N) Khối lượng phân tử: 80,04 Tỷ trọng ở 4o C: 1, 526 Độ tan trong nước ở 20 o C: 187 g/ 100 g nước Nhiệt độ bắt đầu phân hủy: 185o C Nhiệt độ gây nổ mạnh: 26 0 o C * Chuyển hóa trong đất NH4NO3 + O2 KĐ]H+... đất - Ẩm độ và nhiệt độ đất - Tình trạng dinh dưỡng trong đất (đặc biệt là dinh dưỡng lân) * Ý nghĩa - Tăng tích lũy đạ m trong đất Bài 2 Phân đạ m và phương pháp sử dụng hiệ u quả 1 Các loại phân đạm phổ biế n 1.1 Nhóm phân đạm amôn  A môn sulp hat * Tính chất Màu trắng hoặc xanh nhạt Công thức: (NH4 )2 SO4 Dạng muố i kết tinh Hòa tan nhanh và tan hoàn toàn trong nước Dễ đóng cục Phân chua sinh lý 27 ... súc  Phân Ure * Tính chất Màu trắng Công thức: CO (NH2 )2 Tinh thể tự nhiên: dạng hình trụ hoặc hình kim Phân thương mại có dạng hạt trứng cá Khối lượng phân tử: 60,66 Tỷ trọng khối: 650 kg/1m3 Độ tan trong nước ở 20 o C: 108 g/ 100 g nước Ure nguyê n chất thì không có mùi, nhưng khi chả y nước có mùi khai do bị phân hủy thành NH3 Đốt nóng Ure tới 140 – 170o C, ure chuyển thành biure (NH2 )2 NH(CO )2 có . 2CaCN 2 + 2H 2 O Ca(OH) 2 CN 2 + 3H 2 (CN) 2 Đất hơi kiềm 6 (HCN 2 ) 2 + 2H 2 O (H 2 CN 2 ) 2 + Ca(OH) 2 32 3H 2 CN 2 + H 2 O CO (NH 2 ) 2 Chất trung gian của phản ứng thủy phân. CaCN 2 Dạng bột Không tan trong nước Phân kiềm sinh lý Chứa 20 – 21 % N và 20 - 28 % Ca. * Chuyển hóa trong đất 2CaCN 2 + 2H 2 O Ca(HCN 2 ) 2 + Ca(OH) 2 Đất hơi chua 2CaCN 2 . NH 4 + 3 /2 O 2 NO 2 + 2H + H 2 O + 63,8 Kcal Bước 1. [O] - 2H [O] NH4 HONH 2 ½ HONNOH NO 2 + H+ + 63,8 Kcal Amon Hydroxylamin Hyponitrit Nitrit Bước 2 NO 2 + ½ O 2 NO 3 + 17.5

Ngày đăng: 01/08/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN