1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Bài giảng khoa học phân bón - chủ đề 5 pptx

13 416 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 337,93 KB

Nội dung

63 2.3. Phương pháp bón - Các loại phân kali có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. - Để tránh kali bị giữ lại trên mặt đất, phân kali cần được vùi sâu vào đất. Nếu bón trên mặt thì phải bừa kỹ để phân được trộn đều vào đất. Cần chú ý để cho phân được phân phối đều trong đất vì kali khuyếch tán chậm theo cả chiều sâu cũng như sang 2 bên. K + đối kháng với Bo, Mg và làm rửa trôi các nguyên tố này trong đất. Vì vậy khi bón kali liên tục thì phải chú ý bồi dưỡng Mg và Bo cho đất. - Trong rơm rạ cây ngũ cốc và phân chuồng rất giàu kali, mà kali trong rơm rạ và phân chuồng đều dễ tiêu không kém kali trong phân hóa học. Do đó, trong trường hợp đất có vùi rơm rạ hoặc bón phân chuồng với lượng lớn thì có thể giảm lượng kali bón. - Trên đất có thành phần cơ giới nặng, giàu sét, cần xác định độ sâu bón phân kali phù hợp, tùy thuộc vào đặc điểm phát triển của hệ rễ cây trồng trên đất đó. - Không nên bón kali một lần vào đầu chu kỳ luân canh cho cả chu kỳ. Bón kali với lượng lớn một lúc là không có lợi, nhất là trên các loại đất có độ no bazơ thấp và thiếu magiê. CHỦ ĐỀ 5 PHÂN TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG Bài 1. Phân trung lượng 1. Magiê và phân Magiê 1.1. Vai trò của magiê đối với cây trồng  Magiê nằm trong thành phần cấu tạo của diệp lục nên có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp diệp lục  Magiê có vai trò tích cực trong việc tổng hợp protein  Rất nhiều phản ứng men cần có Mg tham gia hoặc được Mg hoạt hóa  Magiê góp phần vào việc chuyển hóa năng lượng và đồng hóa lân của cây.  Magiê tạo thuận lợi cho việc hình thành lipit  Magiê có tác dụng tăng sức trương tế bào, góp phần ổn định cân bằng nước trong tế bào, tạo điều kiện cho các quá trình sinh học trong tế bào tiến hành được bình thường. * Hiện tượng thiếu magiê trong cây 64 Hiện tượng úa vàng toàn bộ phiến lá là triệu chứng thiếu magiê nhìn thấy được bằng mắt thường. Trong cây thiếu magiê thì cường độ quang hợp giảm. Ở các lá thiếu magiê thì tỷ lệ đạm protein giảm xuống và tỷ lệ đạm - phi protein tăng lên. Thiếu magiê làm suy giảm việc vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá về các bộ phận dự trử như rễ hay củ, quả. Trong việc phân phối sản phẩm quang hợp trong cây thì rễ chịu tác động nhiều nhất làm cho cây thiếu magiê thì tỷ lệ thân/ rễ tăng lên.  Hình thái cây trồng khi thiếu hụt magiê thể hiện như sau: - Xuất hiện hiện tượng úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục. Khi thiếu trầm trọng lá có thể bị khô và chết. - Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cong lên. Ở một số loại rau có các đốm vàng lợt giữa các gân lá và các màu da cam hoặc đỏ tía. - Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công, thường bị rụng lá sớm 1.2. Magiê trong đất Hàm lượng magiê tổng số trong đất rất khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong các loại đất phong hóa mạnh, chứa nhiều hạt thô, trên đất cát và ở vùng nhiệt đới ẩm có chứa khoảng 0,1 % Mg. Trong các loại đất có thành phần cơ giới nặng, đất sét có chứa nhiều khoáng silicat dạng 2 : 1 có chứa khoảng 0,7 – 3 %. Trong đất, magiê có trong thành phần các khoáng như biotit - [K 2 O.6 (Mg,Fe)O.Al 2 O 3 .6SiO 2 . 2H 2 O], Olivin - [(Mg,Fe) 2 SiO 4 ]. và Serpentin - Mg 6 (OH) 8 [Si 4 O 16 ]. Trên đất đá vôi, đôlômit (CaMg) (CO 3 ) 2 được xem là nguồn Mg chủ yếu. Trong đất, magiê có cả ở 2 dạng trao đổi và không trao đổi và có trong dung dịch đất. Dạng magiê trao đổi và magiê trong dung dịch đất luôn luôn ở thế cân bằng động. Mức bão hòa magiê tối thiểu trong dung tích hấp phụ của đất mà cây trồng có thể sử dụng được dao động trong khoảng 5 – 10 % CEC. Lượng magiê trao đổi trong đất thường chiếm khoảng 4 – 20 % CEC và nồng độ MG trong dung dịch đất có thể dao động từ 50 – 120 mg/ lít. Để đánh giá khả năng cung cấp magiê cho cây của đất, người ta thường dựa vào lượng magiê trao đổi. Tuy nhiên, do hiện tượng đối kháng ion nên việc định lượng riêng rẽ lượng magiê trao đổi cũng không cho biết thật đầy đủ khả năng cung cấp nguyên tố này cho cây. Trong thực tế, người ta thường dựa vào tỷ lệ các cation Ca ++ , Mg ++ và K + trong dung tích hấp phụ. * Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng dễ tiêu của magiê trong đất 65 + Lượng magiê được cung cấp từ bên ngoài + Dạng khoáng sét có trong đất + CEC + Độ bão hòa magiê trong CEC + pH đất + Tỷ lệ giữa magiê với các cation khác trong đất * Sự rửa trôi magiê trong đất Sự rửa trôi magiê trong đất hàng năm phụ thuộc vào + Tổng lượng magiê có trong đất + CEC của đất + Cường độ và phân bố lượng mưa + Lượng nước tưới và phương pháp tưới + Thành phần cơ giới đất + Lượng phân kali bón Hàng năm, lượng magiê có thể bị rửa trôi biến động trong phạm vi 20 – 40 kg MgO/ha. 1.3. Các loại phân magiê Phân magiê có thể chia làm 2 nhóm chính: nhóm tan hoàn toàn trong nước và nhóm ít tan trong nước.  Phân magiê tan trong nước + Magiê sulfat Magiê sulfat xuất hiện nhiều trong các mỏ khoáng tự nhiên. Dạng mônôhydrat còn gọi là “kieserite”, dạng heptahydrat còn gọi là muối “epsom”. Công thức phân tử: MgSO 4 . H 2 O Khối lượng phân tử: 138,2 Hàm lượng : 17,4 % Mg (29 % MgO) Hàm lượng lưu huỳnh: 69,5 % SO Màu trắng Tinh thể hình lăng trụ + Magiê kali sulfat (Kalimag, Langbeinite) Công thức phân tử: K 2 Mg(SO 4 ) 2 có chứa 18,8 % K hoặc 22,7 % K 2 O, 11,7% Mg và 23,2 % S Khối lượng phân tử: 414,4 66 Hàm lượng : 17,4 % Mg (29 % MgO) Hàm lượng lưu huỳnh: 69,5 % SO Màu trắng Tinh thể hình khối vuông + Magiê nitrat Magiê nitrat trên thị trường phân nhiều ở dạng hexahydrat còn gọi là “nitromagnesite” Công thức phân tử: Mg (NO 3 ) 2 . 6H 2 O Hàm lượng : 9,5 % Mg (15,7 % MgO) Hàm lượng đạm: 5,46 % SO Màu trắng Tinh thể dạng khối  Phân magiê ít tan trong nước + Magiê cácbonat Magiê cácbonat xuất hiện trong tự nhiên ở 2 dạng vô định hình và dạng gen Công thức phân tử: MgCO 3 Hàm lượng : 28,5 % Mg (47,6 % MgO) Màu trắng Tinh thể 3 cạnh + Canxi amôn nitrat magiê Canxi amôn nitrat magiê được sản xuất khá phổ biến ở Châu Âu Hàm lượng : 8,8 % MgO; 10,3 % N; 12,7 % CaO; 2,6 % SiO 2 Secpentin Công thức phân tử: H 4 Mg Si 2 O 9 Hàm lượng : 43,4 % MgO) Màu trắng – xám nâu Tinh thể + Magiê ortophốtphat Công thức phân tử: Mg 3 (PO 4 ) 2 Hàm lượng : 27,7 Mg (43,4 % MgO) Hàm lượng lân : 54,2 % P 2 O 5 Màu trắng 67 + Xỉ lò luyện kim Xỉ lò luyện kim là sản phẩm phụ thu được trong quá trình luyện kim, giàu lân và magiê và có giá thành thấp. Hàm lượng của các nguyên tố này biến động tùy theo nguồn quặng và phương pháp luyện kim. Hàm lượng: 8 – 12 % P 2 O 5 ; 3 – 12 % MgO; 36 – 45 % CaO; 33 – 42 % SiO 2 ; 1 – 3 % S; 10 – 16 % Al 2 O 3 + Phân chuồng có chứa từ 0,5 – 4,5 kg MgO/ tấn, thay đổi tùy thuộc loại gia súc và địa bàn chăn nuôi + KClMgSO 4 . 3H 2 O (Kainite) có chứa 16,0 % K hoặc 19,2 % K 2 O, 9,9 % Mg và 13,0 % S + Đôlômit là hỗn hợp MgCO 3 và CaCO 3 có 30 – 35 % MgO và 40 – 45 % CaO * Sử dụng phân magiê - Ở đất chua, không thường xuyên được bón vôi cải tạo, cân bằng magiê sẽ là âm nếu không trả lại magiê thông qua việc bón phân chuồng. Vì vậy, việc bón magiê là rất cần thiết. - Các loại phân magiê tan trong nước thì có thể sử dụng cả bón lót hoặc bón thúc, hồ qua rễ, trộn với hạt giống hoặc phun qua lá. - Các loại phân magiê ít tan trong nước chủ yếu dùng để bón lót hoặc bón thúc sớm - Các loại phân magiê khi được sử dụng bón cho cây trồng cạn thì nên bón theo hàng, theo hốc. - Các loại phân magiê có chứa lân hoặc kali thì khi sử dụng cần được tính toán để cân đối với lượng lân hoặc kali có trong các loại phân đa lượng - Một số loại phân magiê như MgCO 3 , xỉ lò luyện kim có thể sử dụng để làm phụ gia trong sản xuất phân hỗn hợp NPK - Các loại phân magiê nên ưu tiên để bón cho các loại cây có nhu cầu magiê cao như cây ăn quả, thuốc lá, dứa - Các loại phân magiê thường có hiệu quả cao khi sử dụng để bón cho đất xám, đất bạc màu, đất cát hoặc đất chua, đất phèn. 2. Phân lưu huỳnh 2.1. Vai trò của lưu huỳnh đối với cây trồng Về mặt số lượng thì tỷ lệ lưu huỳnh trong cây cao hơn tỷ lệ lân. Trong cây, lưu huỳnh đóng vai trò của chất cấu tạo vì lưu huỳnh là thành phần của axit amin và protein. Cấu tạo của protein do các nhóm chức lưu huỳnh quyết định. Lưu huỳnh có trong thành phần của coenzym A. 68 Lưu huỳnh có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình trao đổi chất trong cây như quá trình quang hợp, quá trình hô hấp, việc cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh. Lưu huỳnh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành tritecpen, ergosterol,lanosterol do vậy ảnh hưởng đến mùi vị của một số loại gia vị như hành, tỏi. Lưu huỳnh rất cần thiết cho việc hình thành diệp lục. Cây thiếu lưu huỳnh có dáng khẳng khiu, thấp bé một cách đặc biệt. Các lá non có màu xanh lục nhạt đến vàng sáng. Ở cây bộ đậu, nốt sần hình thành kém. Cây thiếu lưu huỳnh hường bị kéo dài thời gian chín của quả. Cây thiếu lưu huỳnh do:  Cây được trồng trên đất hình thành trên đá mẹ thiếu lưu huỳnh hoặc không được bón phân có chứa lưu huỳnh. Ví dụ: bón DAP thay vì supe lân  Do địa bàn thuộc vùng phong hóa và rửa trôi mạnh hoặc do khí quyển không cung cấp thêm được lưu huỳnh.  Do việc tăng nhanh năng suất cây trồng nhờ việc sử dụng các giống lai có nhu cầu đạm cao, kết quả là đã đẩy nhanh quá trình suy giảm lưu huỳnh trong đất. 2.2. Lưu huỳnh trong đất 2.2.1. Tỷ lệ lưu huỳnh trong đất Tỷ lệ lưu huỳnh trong đất dao động trong khoảng từ một vài đến 1000 mg/1 kg đất (0,1%). Đất mặn và đất phèn là các loại đất giàu lưu huỳnh. Trong đất, lưu huỳnh có ở cả 2 dạng hữu cơ và vô cơ. Trong khi lưu huỳnh vô cơ đóng vai trò rất quan trọng do phần lớn lưu huỳnh được cây trồng hút đều ở dạng SO 4 2- , thì lưu huỳnh ở dạng hữu cơ lại có ý nghĩa khi chúng được giũ lại trong đất dưới dạng chất dự trữ cho dinh dưỡng của cây về sau. Vì lưu huỳnh là một bộ phận không thể thiếu của chất hữu cơ, vì vậy lưu huỳnh thường có nhiều trong đất có thành phần cơ giới nặng hơn là trong các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát. Nhìn chung, đất giàu chất hữu cơ thường chứa nhiều lưu huỳnh ở dạng tổng số và hữu cơ hơn là đất nghèo chất hữu cơ. 2.2.2. Dạng lưu huỳnh trong đất Hút trực tiếp Mưa SO 2 Chất thải Khí quyển Ngư ờ i và gia súc Nhà máy Cây tr ồ ng Phân bón 69 SO 4 SO 4 O xy hóa Chất hữu cơ S điều kiện yếm khí H 2 S Điều kiện háo khí + Fe FeS 2 FeS Sơ đồ 4. Chu trình lưu huỳnh trong tự nhiên Nguồn: R. Prasad và J. F. Power, 1997 Trong đất lưu huỳnh có ở 2 dạng: dạng hữu cơ và dạng vô cơ  Lưu huỳnh hữu cơ Lưu huỳnh hữu cơ trong đất có trong xác thực vật và có trong tương tác với đạm protein. Khoảng 90 % lưu huỳnh trên tầng đất mặt ở các loại đất thoát nước tốt và không bị nhiễm mặn là lưu huỳnh ở dạng hữu cơ. Lưu huỳnh hữu cơ trong đất được chí làm 2 nhóm chính: + Lưu huỳnh gắn với các liên kết có cácbon như các axit amin + Lưu huỳnh không gắn với các liên kết có cácbon như các este sulphat – phenolic sulphat và sulphat polysaccarit. Các hợp chất này có thể bị khử thành H 2 S bởi axit hydriodic (HI) và có thể xác định lượng các este sulphat bằng phương pháp này. Lưu huỳnh hữu cơ trong đất chiếm khoảng 93 % lượng lưu huỳnh tổng số trong đất.  Lưu huỳnh vô cơ Trong hầu hết các loại đất, lưu huỳnh vô cơ trong đất chủ yếu tồn tại dưới dạng muối sulphat của các cation kiềm, kiềm thổ hoặc của các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Mn và Fe. Lưu huỳnh vô cơ trong đất được chia làm 2 loại: + Lưu huỳnh hòa tan Hàm lượng lưu huỳnh hòa tan trong dung dịch đất biến động rất lớn và phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây: * Điều kiện phong hóa, cụ thể là nhiệt độ bởi vì đây là yếu tố quyết định cường độ khoáng hóa các hợp chất hữu cơ. * Lượng mưa: lượng mưa lớn có thể đẩy nhanh quá trình rửa trôi lưu huỳnh. * Liên kết giữa lưu huỳnh với các cation trong đất. Thường thì các muối của lưu huỳnh với các cation hóa trị một rất dễ bị rửa trôi và mất đi. 70 * Lượng nước trong đất: lượng nước trong đất ảnh hưởng đến hàm lượng lưu huỳnh hòa tan qua 2 con đường. (i) lưu huỳnh hòa tan trong đất nhìn chung sẽ giảm khi lượng nước trong đất tăng (do rửa trôi). (ii) khi đất khô đi do ảnh hưởng của quá trình bốc hơi nước, các muối sulphat từ các tầng dưới sẽ leo lên tầng đất mặt theo mao quản cùng với nước và làm tăng hàm lượng các muối sulphat trên tầng đất mặt. * Lượng phân bón có chứa lưu huỳnh được bón vào đất. Hàm lượng lưu huỳnh hòa tan ở mức 5 mg/1kg đất nhìn chung là phù hợp cho sinh trưởng của hầu hết các loại cây trồng. Riêng các loại cây họ thập tự (họ cải) có nhu cầu lưu huỳnh cao hơn chút ít. + Lưu huỳnh bị hấp phụ Lưu huỳnh ở dạng SO 4 2- có thể bị hấp phụ trên bề mặt keo khoáng hoặc bị hấp phụ bởi Al(OH) 3 và Fe(OH) 3 , là những hợp chất mạng điện dương trong điều kiện đất có pH thấp. Lưu huỳnh cũng có thể bị hấp phụ bởi các chất hữu cơ, những hợp chất có thể mang điện dương trong một số điều kiện nhất định. + Lưu huỳnh không hòa tan Lưu huỳnh ở dạng này thường gặp trên các loại đất giàu can xi khi CaSO4 cùng kết tủa với CaCO 3 và sulphat ở dạng này là một phần quan trọng của lưu huỳnh tổng số trên loại đất này. 2.3. Các loại phân lưu huỳnh 2.3.1. Các loại phân lưu huỳnh Có nhiều loại phân chứa lưu huỳnh, tuy nhiên chúng tồn tại ở 3 dạng chủ yếu là dạng nguyên tố (S) sulphit hoặc hợp phần trong các loại phân rắn hay lỏng. Tính chất của các loại phân lưu huỳnh thể hiện ở bảng 12 71 Bảng 12. Các loại phân lưu huỳnh Loại phân Công thức hóa học S (%) Phân lưu huỳnh Lưu huỳnh phân tử S 99,6 Agric - S S 90,0 Gypsum CaSO 4 .2H 2 O 18,6 Gypsum thương mại CaSO 4 .2H 2 O 13 - 14 Pyrit FeS 2 53,5 Phân đạm Sulphat amôn NH 4 ) 2 SO 4 23,7 Ure có chứa S 10,0 Amonium phosphat sulphat NH 4 ) 2 SO 4 +NH 4 H 2 PO 4 15,5 Phân lân Supe lân đơn Ca(H 2 PO 4 ) 2 + CaSO 4 .2H 2 O 13,9 Supe lân kép Ca(H 2 PO 4 ) 2 1,5 Supe lân đơn amôn hóa 14,0 Supe lân kép amôn hóa 1,4 Phân kali Kali sulphat K 2 SO 4 17,6 Kalimag K 2 SO 4 + MgSO 4 22,0 Các loại phân khác Sulphat đồng CuSO 4 . 5H 2 O 12,8 Sulphat kẽm ZnSO 4 . H 2 O 17,8 Sulphat mangan MnSO 4 . 4H 2 O 14,5 Sulphat magiê MgSO 4 . 7 H 2 O 13,0 Amonium thiosulphat (NH 4 ) 2 S 2 O 3 43,3 Nguồn: R. Prasad và J. F. Power, 1997 2.3.2. Sử dụng phân lưu huỳnh Khi sử dụng phân lưu huỳnh cần chú ý đến các chất dinh dưỡng khác trong phân và tính toán lượng bón cân đối với các chất khác trong thành phần của phân đó. Phân lưu huỳnh hoặc các loại phân có chứa lưu huỳnh thích hợp để bón cho các loại cây có nhu cầu lưu huỳnh cao như cà phê, cây họ đậu, cây họ cải, bông, mía, dừa. 72 Cần bón phân lưu huỳnh hay phân có chứa lưu huỳnh với hàm lượng cao trên các loại đất nghèo lưu huỳnh như đất nâu đỏ, nâu vàng, đất xám, đất cát. Bài 2. Phân vi lượng 1. Phân Đồng 1.1. Vai trò của đồng đối với cây trồng  Đồng là thành phần của men cytochrome oxydase và thành phần của nhiều enzim - ascorbic, axit axidase, phenolase, lactase.  Có tác dụng xúc tiến quá trình hình thành vitamin A trong cây 1.2. Các loại phân đồng 1.2.1. Tính chất Bảng 13. Hàm lượng dinh dưỡng của một số loại phân đồng Loại phân Công thức Cu (%) Lượng bón (kg/ha) Bón rải Theo hàng Đồng sulphat CuSO 4 . 5H 2 O 25 3 - 6 1,4 – 4,5 CuSO 4 . H 2 O 35 3 - 6 1,4 – 4,5 Đồng peoxit Cu 2 O 89 3 - 6 1,1 – 4,5 Đồng ôxyt CuO 75 3 - 6 1,1 – 4,5 Phức đồng Na2 - CuEDTA 13 0,8 – 2,4 0,2 – 0,8 Na2 - CuEDTA 9 0,8 – 2,4 0,2 – 0,8 Nguồn. Nguyễn Xuân Trường và cộng sự, 2000 + Đồng oxit ít tan hơn đồng sulfat và đồng cacbonat nên ít được sử dụng hơn và thường chỉ sử dụng trong trường hợp cần khắc phục sự thiếu đồng trong cây. + Phức đồng là nguồn phân đồng có hiệu lực cao hơn các loại phân đồng khác 1.2.2. Sử dụng * Bón vào đất - Phân đồng có thể bón rải đều trên mặt đất hay bón theo hàng, theo hốc. Để bón đều thì cần trộn với đất trước khi bón. - Đất giàu chất hữu cơ thường thiếu đồng nên bón phân đồng cho đất này thường có hiệu quả cao. - Hiệu lực phân đồng có thể kéo dài từ 2 – 8 năm * Bón qua lá - Thường sử dụng để khắc phục kịp thời hiện tượng thiếu đồng - Để tránh hiện tượng cháy lá cần thêm vôi trước khi phun. Cần phun vài lần cách nhau mỗi tuần. [...]... ZnO ZnC l2 ZnCO3 ZnO - ZnSO4 Zn (NH4 )PO4 ZnS 36 60 - 80 4 5- 52 56 55 37 60 99,8 Na2 - ZnEDTA Na - ZnHEDTA Na - ZnNTA Zn - lignin sulphonate Zn - Polyflavo noid 14 8 13 5 10 Nguồn Xuân Nguyễn Trường và cộng sự, 2000 2.2.2 Sử dụng - Phân kẽm có thể sử dụng để bón vào đất, phun qua lá, tẩm hạt giống, hồ rễ và phối với các loại phân vi lượng khác 73 - Kẽm nếu sử dụng để bón lót thì nên bón vào rải trên bề... 3.2.2 Sử dụng - Lượng bón: 70 – 200 g Mo/ha đối với cây họ đậu và 400 g/ha đối với một số loại rau họ cải - Có thể bón lót, rải vào đất hoặc bón theo hàng, theo hốc hoặc trộn với hạt giống - Phun qua lá với nồng độ 0,1 – 0,3 % - Thời kỳ phun: đối với cây họ đậu nên phun trước lúc ra hoa - Trộn với hạt giống: hòa tan phân trong nước và trộn với liều lượng 50 – 100 g Mo - Có thể hòa tan phân vào nước... tetraborat Phân borat 46 Phân borat 65 Solubor Borit axit Cole ma ntit Công thức Na2 B4 O7 10 H2O B (%) 11 Na2 B4 O7 5H2 O Na2 B4 O7 Na2 B8 O13 4 H2 O Na2 B4 O7 5 H2 O + Na2 B10 O16 10 H2 O H3 BO4 Ca2 B6 O11 5 H2 O 14 20 20,9 20 17 10 Nguồn Nguyễn Xuân Trường và cộng sự, 2000 4.2.2 Sử dụng - Có thể bón lót, rải vào đất hoặc bón theo hàng, theo hốc hoặc trộn với hạt giống - Có thể bón thúc - Phun qua... - Kẽm nếu sử dụng để bón lót thì nên bón vào rải trên bề mặt sau khi là m đất lần cuối hoặc bón lót bên cạnh hạt giống - Có thể bón theo hàng, theo hốc - Có thể sử dụng để sản xuất phân hỗn hợp NPK - Lượng phân kẽm thường sử dụng để bón vào đất dao động từ 5 – 20 kg ZnO/ha tùy theo loại cây và kết cấu đất 3 Phân Molipde n 3.1 Vai trò của molipden đối với cây trồng  Xúc tiến quá trình cố định đạ m... định đạm cộng sinh 3.2 Các loại phân phân Molipden 3.2.1 Tính chất Natri molipdat và Amôn mo lipdat hòa tan trong nước, còn Molipden trioxit và Molipdenit ít tan trong nước Bảng 15 Hà m lượng dinh dưỡng trong một số loại phân Molipden Loại phân Natri mo lipdat Amôn mo lipdat Molipden trio xit Molipdenit Công thức NaMoO4 2H2 O (NH4 )Mo7O24 4 H2 O MoO3 MOS2 Mo (%) 39 54 66 60 Nguồn Nguyễn Xuân Trường... quá trình tổng hợp axit nuc leic và protein  Tăng cường khả năng sử dụng đạ m và lân trong cây 2.2 Các loại phân kẽm 2.2.1 Tính chất Phần lớn các loại phân kẽ m đều hòa tan trong nước Cấu trúc: tinh thể, dạng hạt hoặc dạng viên Bảng 14 Hà m lượng dinh dưỡng trong một số loại phân kẽm Loại phân Nguồn kẽ m vô cơ Kẽm sulfat hepta hydrat Kẽm sulfat hepta hydrat Kẽm oxit Kẽm clorua Kẽm cacbonat Kẽm oxit... đã mọc 4 Phân Bo 4.1 Vai trò của Bo đối với cây trồng 74  Bo có ảnh hưởng đến hoạt động của các enzim  Có khả năng tạo phức với các hợp chất polyhydroxy khác nhau  Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận chuyển hydrat cacbon được dễ dàng  Có ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp lignin 4.2 Các loại phân Bo 4.2.1 Tính chất Bảng 16 Hà m lượng dinh dưỡng trong một số loại phân Bo Loại phân Borax... hoặc bón theo hàng, theo hốc hoặc trộn với hạt giống - Có thể bón thúc - Phun qua lá với nồng độ 0,1 – 0,3 % - Thời kỳ phun: đối với cây họ đậu nên phun trước lúc ra hoa - Lượng B bón vào gốc từ 1,2 – 3,2 kg B/ha cho cây họ đậu và cây lấy củ và 0,6 – 1,2 kg B/ha cho các loại cây trồng khác 75 .. .- Đối với cây ăn quả, thời điể m phun tốt nhất là vào mùa xuân 2 Phân kẽm 2.1 Vai trò của kẽm đối với cây trồng  Có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp sinh học của axit indol acetic  Là thành phần thiết yếu của một số men metallo – enzimes – cacbonic, anhydrase, axohol dehydrogenase . của một số loại phân đồng Loại phân Công thức Cu (%) Lượng bón (kg/ha) Bón rải Theo hàng Đồng sulphat CuSO 4 . 5H 2 O 25 3 - 6 1,4 – 4 ,5 CuSO 4 . H 2 O 35 3 - 6 1,4 – 4 ,5 Đồng peoxit. đồng là nguồn phân đồng có hiệu lực cao hơn các loại phân đồng khác 1.2.2. Sử dụng * Bón vào đất - Phân đồng có thể bón rải đều trên mặt đất hay bón theo hàng, theo hốc. Để bón đều thì cần. pháp bón - Các loại phân kali có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. - Để tránh kali bị giữ lại trên mặt đất, phân kali cần được vùi sâu vào đất. Nếu bón trên mặt thì phải bừa kỹ để phân

Ngày đăng: 01/08/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w