1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội

104 1,2K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 210,79 KB

Nội dung

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội

Trang 1

Lời mở đầu

iện nay có một điều không thể phủ nhận là vai trò đất đai đang ngày càngtrở nên quan trọng, nó gắn liền với sự tồn vong của một quốc gia, là tàisản quý giá, là điểm tựa cho mọi hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt củacon người Đặc biệt khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, quá trình đô thịhoá diễn ra trên quy mô toàn cầu gây ra những hậu quả đáng lo ngại như: bùng

nổ dân số, hiện tượng ô nhiễm môi trường, mất cân đối trong cơ cấu sử dụngđất…thì việc sử dụng đất như thế nào là một bài toán khó Tất cả những trở ngại

đó là áp lực nặng nề đặt lên vai các nhà quản lý đất đai

H

Nước ta sau 20 năm đổi mới đã có những thành tựu vượt bậc nhưng hiệnvẫn đang là một nước nông nghiệp Vì vậy, đất nông nghiệp đối với nước ta có ýnghĩa to lớn Là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, sản xuất nôngnghiệp là chủ yếu, Thanh Trì cũng không nằm ngoài thực tế đó Huyện ThanhTrì nằm ở “ngã ba đường”, là một nút nối giữa Hà Nội, Hà Tây và các tỉnh phíanam như Hà Nam, Nam Định, Nghệ An…Do vậy, nó có vai trò hết sức quantrọng đối với Thủ đô Hà Nội Trong xu thế đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ,huyện Thanh Trì cũng đang thay đổi từng ngày tác động to lớn đến việc sử dụngđất trên địa bàn huyện Hiện nay huyện Thanh Trì có số lao động nông nghiệpchiếm tới 60.8%, diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 56% Qua con số đó cóthể thấy đất nông nghiệp hết sức có ý nghĩa đối với huyện này Tuy nhiên, tìnhhình sử dụng đất nông nghiệp cũng như tình hình chung của cả nước đang diễnbiến rất phức tạp Thực tế đang có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt độngsản xuất nông nghiệp và sự phát triển bền vững của huyện Thanh Trì

Qua thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên và môi trường huyện, nhậnthức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý đất nông nghiệp, tôi đã lựa chọn

đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội”.

Quản lý đất nông nghiệp là một vấn đề rộng lớn nên trong phạm vi nghiên

cứu đề tài này tôi chỉ xin đề cập đến nội dung là quản lý nhà nước về đất nông

nghiệp Tôi lựa chọn đề tài này với mục đích củng cố, bổ sung, mở rộng những

lý thuyết đã được học và hệ thống hoá được các vấn đề lý luận liên quan đếnquản lý nhà nước về đất nông nghiệp Trên cơ sở đó tìm hiểu một cách sâu sắc

về tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì – nơi tôi

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

1

Trang 2

thực tập trong thời gian qua Qua đó có thể đưa ra một số giải pháp và kiến nghịvới các cấp, các ngành có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

về đất nông nghiệp, mong muốn được đóng góp một phần công sức vào côngcuộc xây dựng và phát triển của huyện

Báo cáo thực tập tốt nghiệp là sản phẩm kết tinh tất cả những kiến thức tôi

đã được học trên giảng đường đại học và đặc biệt là những bài học rút ra từ thực

tế trong thời gian thực tập cũng như toàn bộ những số liệu, tài liệu thu thập đượctrong thời gian qua

Chuyên đề thực tập này được hoàn thành dựa trên việc vận dụng cácphương pháp nghiên cứu cơ bản : phương pháp duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh kếthợp với phương pháp phân tích, đánh giá các số liệu, tài liệu của địa phương đểlàm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này có các nội dung chính sau:

Lời mở đầu.

Chương I: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn

huyện Thanh Trì – Hà Nội.

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì Kết luận.

Tài liệu tham khảo

Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu này chắc chắn khôngtránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy

cô giáo, các cán bộ Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Trì để đề tàihoàn thiện hơn

Trong thời gian qua, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy côgiáo, các trợ lý của Trung tâm đào tạo địa chính và kinh doanh bất động sảnTrường Đại học Kinh tế quốc dân và các cấp lãnh đạo cũng như các cán bộPhòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Trì Qua đây, tôi xin trân trọnggửi lời cảm ơn tới Quý cơ quan đã nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt tới Giáo viên

hướng dẫn GS.TSKH Lê Đình Thắng đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tôi hoàn

thành chuyên đề thực tập này

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

2

Trang 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Đ ất đai được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài nhờ sự phong hoá đá mẹ

dưới sự tác động của các yếu tố: nước, không khí, sinh vật…Theo thời gian, sảnphẩm phong hoá tích luỹ thêm chất hữu cơ và tồn tại trong đó sự sống - vật chất

đó được gọi là đất Về thuật ngữ khoa học, đất đai được hiểu theo nghĩa sau:

“Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn theo chiều thẳng đứng (gồm khíhậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tíchmặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất); theo chiều nằmngang (là sự kết hợp của thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng cácthành phần khác)”

Nhìn vào lịch sử tồn tại hàng ngàn năm của con người, có thể thấy rằngmục đích sử dụng đất đầu tiên của con người là nông nghiệp Từ thưở sơ khai,những bộ lạc khai thác bề mặt đất đai để trồng trọt và chăn nuôi tạo ra các sảnphẩm nuôi sống cộng đồng Ngày nay, khái niệm đất nông nghiệp đã được sử

dụng rộng rãi “Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất

các ngành nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản…hoặc sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp”.

Đất đai sử dụng trong nông nghiệp được gọi là ruộng đất Con người tácđộng vào ruộng đất thông qua canh tác tạo ra sản phẩm phục vụ cho chính cuộcsống của mình Lúc ban đầu, con người canh tác chỉ để đáp ứng nhu cầu chocộng đồng theo phương thức “tự cung tự cấp” nhưng xã hội ngày càng pháttriển, nông phẩm đã trở thành hàng hoá, ngày nay nó đã là sản phẩm đặc biệtquan trọng xuất hiện nhiều khái niệm mới như: “sản phẩm xanh”, “sản phẩmsạch”… Đất đai sử dụng vào nông nghiệp chiếm vị thế đáng kể đối sự phát triểntoàn diện nền kinh tế nhất là với những nước lấy ngành nông nghiệp làm mũinhọn Khi con người canh tác trên đất sẽ tạo ra được một khối lượng sản phẩmlớn hơn lượng đủ để nuôi sống người lao động Từ thực tiễn sinh động đó, AđamSmith đã nhận định: “Đất, trong hầu hết các tình huống sản sinh ra một lượng

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

3

Trang 4

lương thực nhiều hơn so với số lượng đủ để duy trì sự sống của người lao động”.Qua đó ta cũng phần nào thấy được vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp.

II VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT NÔNG NGHIỆP

1.Vai trò của đất nông nghiệp.

1.1 Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt, không thể thay thế.

Trong nông nghiệp, đất đai đóng vai trò là yếu tố hàng đầu Nó không chỉđơn giản là địa điểm, là chỗ đứng để lao động sản xuất mà còn là tư liệu laođộng đồng thời là đối tượng lao động Hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc biệt

là ngành trồng trọt chính là quá trình con người tác động vào ruộng đất một cáchtrực tiếp (cày bừa, làm cỏ, đổ ải…) hay gián tiếp (bón phân, làm thuỷ lợi…)nhằm làm thay đổi độ phì nhiêu của đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồngsinh trưởng và phát triển Khi tác động vào đất mục tiêu cuối cùng của conngười là nâng cao năng suất cây trồng Trong khi đó sự sinh trưởng và phát triểncủa cây trồng chủ yếu dựa vào thuộc tính tự nhiên của đất đó là độ phì nhiêu.Bởi vậy, con người luôn vận dụng những yếu tố kỹ thuật mới nhất kết hợp vớicác biện pháp: bón phân, cày ải, bố trí cây trồng hợp lý với từng loại đất nhằmtái tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đất Trong quá trình này ruộng đất đóngvai trò là đối tượng lao động

Song song với đó, con người còn sử dụng đất như là một công cụ để tácđộng lên cây trồng, con người làm tăng độ màu mỡ của đất nhằm thu được khốilượng sản phẩm lớn hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Khi đó,ruộng đất được coi là tư liệu lao động

Như vậy, trong nông nghiệp đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệulao động Với ý nghĩa to lớn này mà đất nông nghiệp được coi là tư liệu sản xuấtchủ yếu, đặc biệt, không thể thay thế, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vậtchất cho xã hội Bởi vậy, Wiliam Petis đã khẳng định: “Lao động là cha, đất là

mẹ của mọi của cải vật chất”

1.2 Đất nông nghiệp là nguồn cung cấp đất đai cho các ngành kinh tế khác.

Đối với nước ta cũng như đối với nhiều quốc gia trên thế giới, diện tích đấtnông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong quỹ đất đai Ở Việt Nam hiện nay diện tích

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

4

Trang 5

loại đất này khoảng 21 triệu ha Mặt khác, diện tích đất nông nghiệp được sửdụng không mấy hiệu quả, năng suất thấp dẫn đến thu nhập trên một đơn vị diệntích nhỏ Vì vậy, khi cần thiết có thể chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nôngnghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp đặc biệt là đất ở, đất xây dựng giaothông, đất khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ

Trong quá trình đô thị hoá, thương mại hóa, quốc tế hoá đang diễn ra trênphạm vi toàn cầu, nước ta đang trên đà tăng trưởng nhanh thì xu hướng chuyểndiện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ Mặc dùLuật đất đai Việt Nam đã có quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt trong việcchuyển mục đích sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp nhưng tình trạng chuyểnđất nông nghiệp sang mục đích khác vẫn xảy ra ồ ạt Vì vậy, chúng ta cần phải

có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn vì sử dụng hợp lý và hiệu quả đất nôngnghiệp có ý nghĩa đối với toàn bộ nền kinh tế Hơn nữa, việc sử dụng đất nôngnghiệp còn có ý nghĩa quan trọng với nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực Đểthực hiện được nhiệm vụ này, trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đấtnông nghiệp cần phải chú ý giữ một diện tích đất nông nghiệp phù hợp, không

để việc chuyển đổi diễn ra tự phát

1.3.Đất nông nghiệp là yếu tố quyết định bảo vệ môi trường sinh thái.

Đất đai là một trong những yếu tố cấu thành nên môi trường, gắn liền vớimôi trường tự nhiên và điều kiện sinh thái Nếu môi trường đất bị phá hoại sẽảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái Nếu đất đai bị ô nhiễm, hậu quảtất yếu là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí…và ảnh hưởng đến năngsuất và chất lượng cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên, hiện tượng khai thác kiệt quệđất đai, sử dụng không hợp lý đất đai đang diễn biến hết sức phức tạp Người sửdụng đất chỉ chú ý đến cái lợi trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài Chính tầmnhìn “lợi bất cập hại” đó đã dẫn đến những thảm họa môi trường vô cùngnghiêm trọng: lở đất, lũ quét, lũ lụt…làm cho cuộc sống của con người luôn bị

đe dọa

Trong sử dụng đất nông nghiệp, con người cũng đang có những hành vi làmthay đổi môi trường đất như: dùng quá nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,khai thác đất mà không bồi dưỡng đất…nghiêm trọng hơn là những hành vi huỷhoại môi trường: phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy…Những việc làm đó làm ô

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

5

Trang 6

nhiễm môi trường đất, môi trường nước làm giảm năng suất cây trồng và chấtlượng nông phẩm.

Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng rất có ý nghĩa với môitrường và hệ sinh thái Bởi vậy, khai thác và sử dụng đất đai phải hợp lý khôngnhững đối với đất trực tiếp tham gia vào canh tác trong nông nghiệp mà cả đốivới đất đai khác để bảo đảm một môi trường sinh thái bền vững

2 Đặc điểm đất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp là một loại đất trong quỹ đất đai vì thế nó mang những đặcđiểm chung của đất đai là điều tất yếu Sau đây là một số đặc điểm chung củađất đai và một vài điểm riêng biệt của đất nông nghiệp

2.1 Đặc tính hai mặt: không thể sản sinh và có khả năng tái tạo

Đặc điểm đầu tiên mà tôi muốn đề cập đến là tính hai mặt của đất đai Đấtđai có giới hạn về diện tích và không gian, nó bị giới hạn bởi ranh giới đất liềntrên bề mặt trái đất và bị giới hạn trong lãnh thổ mỗi quốc gia Đất đai được hìnhthành do quá trình biến đổi lâu dài của tự nhiên nên được coi là không có khảnăng sản sinh tạo nên đặc tính cơ bản nhất của đất đai Cũng vì vậy mà đất đai

có tính khan hiếm và ngày càng trở nên có giá trị Do đặc điểm cấu tạo của tựnhiên mà đất có vị trí cố định không thể di dời được Chính vị trí đã quy địnhtính giới hạn về quy mô theo không gian của đất đai Vị trí có ý nghĩa đặc biệtquan trọng về mặt kinh tế trong quá trình khai thác, sử dụng đất Đối với đất phinông nghiệp thì vị trí có một ý nghĩa đặc biệt, nó quyết định phần lớn lợi nhuậnmang lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh Còn đất nông nghiệp, cái quan trọngkhông phải là vị trí mà là thuộc tính tự nhiên của đất tức là khả năng hấp phụnước, các chất khoáng, điều kiện thổ nhưỡng… Đất đai không thể sản sinhnhưng bù lại nó có khả năng tái tạo Khả năng phục hồi và tái tạo của đất chính

là khả năng phục hồi và tái tạo độ phì thông qua tự nhiên hay do hoạt động củacon người Lợi dụng khả năng tái tạo của đất trong lịch sử con người đã cónhững hình thức canh tác như: bỏ hoang, bỏ hóa,…chủ yếu dựa vào khả năngphục hồi tự nhiên của đất Ngày nay con người đã tác động vào đất bằng cácbiện pháp kỹ thuật nhằm cải tạo, bồi dưỡng đất đai qua đó đất được bảo vệ và cóthể tái sử dụng

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

6

Trang 7

Tính hai mặt của đất đai có ý nghĩa to lớn trong quá trình sử dụng đất Mộtmặt phải hết sức tiết kiệm đất đai, trong nông nghiệp phải bố trí các loại câytrồng hợp lý Mặt khác, phải chú ý ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng cácbiện pháp thâm canh, luân phiên cây trồng để tăng khả năng phục hồi và tái tạocủa đất.

2.2 Tính sở hữu và sử dụng

Từ thưở ban đầu, khi con người còn là những bầy đàn nguyên thủy thì chưa

hề có khái niệm chiếm hữu và sở hữu đất đai Xã hội phát triển hơn, họ đã biếtđánh dấu địa phận của mình và chăn nuôi, trồng trọt, sinh hoạt trên đó thì đất đaithuộc sở hữu chung của cộng đồng hay một nhóm nguời Nhận thức của conngười ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất tăng lên dẫn tới sự chiếm hữuruộng đất và biến quyền sở hữu đất đai thành sở hữu tư nhân Trong chế độ sởhữu tư nhân về ruộng đất, quyền sở hữu không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà cònđem lại quyền lực chính trị cho người sở hữu đất đai Những người chủ đất tựsản xuất trên đất của mình hoặc cho thuê Người không có đất trở thành ngườilàm thuê và bắt đầu có sự tách rời giữa người sở hữu và người sử dụng đất đai.Còn trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân, quan hệ về đất đai dựatrên việc giải quyết quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các đối tượng liên quanđến đất đai Ở Việt Nam, Nhà nước đã quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân.Tại Điều 5 – Luật đất đai 2003 đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân

do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” Nhà nước thể hiện vai trò đại diện chủ sởhữu của mình thông qua quyền năng định đoạt đối với đất đai:

 Quyết định mục đích sử dụng đất

 Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất

 Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụngđất

 Định giá đất

Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất thông qua cácchính sách tài chính về đất đai Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người dânthông qua hình thức giao đất, cho thuê đất…Việc quy định đất đai thuộc sở hữutoàn dân sẽ giúp Nhà nước quản lý thống nhất nguồn lực đất đai đồng thời cóbiện pháp sử dụng hiệu quả, hợp lý trong điều kiện đất đai ngày càng khan hiếm

2.3 Tính đa dạng và phong phú.

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

7

Trang 8

Tính đa dạng và phong phú của đất đai trước hết do đặc tính tự nhiên củađất đai và tính cố định của nó quyết định Đất đai được hình thành do quá trìnhphong hóa đá mẹ, đá mẹ khác nhau hình thành nên các loại đất khác nhau Vìvậy, có nhiều loại đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp bởi chất đất màu mỡphù hợp cho cây trồng như: đất phù sa, đất đỏ bazan, đất feralit đỏ vàng…Mỗiloại đất có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhưng tùy thuộc vào vị trí,tính chất của đất mà có sự phân bổ cho phù hợp Với đất nông nghiệp, chất đất

là yếu tố quan trọng bậc nhất, mặt khác mỗi loại cây trồng lại có điều kiện vềnhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng khác nhau nên cần phải biết khai thác triệt để lợithế của từng loại đất để thu được nguồn lợi kinh tế lớn cao nhất

3 Phân loại đất nông nghiệp.

Hiện nay có nhiều quan điểm về phân loại đất nông nghiệp, tuỳ vào từngtiêu chí phân loại mà đất nông nghiệp được chia thành những loại đất khác nhau.Theo Luật đất đai (cả năm 1993 và năm 2003) đều phân loại đất đai theo mụcđích sử dụng Theo đó, Điều 11 Luật Đất đai 1993 và các văn bản hướng dẫn thihành đất được chia thành 6 loại trong đó đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: (1) Đất trồng cây hàng năm:

+ Đất ruộng lúa, lúa màu

(3) Đất trồng cây lâu năm

(4) Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:

 Nuôi cá

 Thuỷ sản khác

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

8

Trang 9

Còn Điều 13 - Luật Đất đai 2003 quy định cụ thể như sau: Đất đai chia làm

ba nhóm là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đấtchưa sử dụng Trong đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:

a, Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chănnuôi, đất trồng cây hàng năm khác;

b, Đất trồng cây lâu năm;

h, Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ

Qua việc phân loại đất như trên ta thấy rằng Luật Đất đai 2003 đã quy định

cụ thể rõ ràng hơn về các loại đất và cũng có sự thay đổi lớn: một số loại đấtthuộc đất chuyên dùng và đất lâm nghiệp đã chuyển sang đất nông nghiệp Vídụ: đất làm muối trước đây được xếp và đất chuyên dùng nay đã được coi là đấtnông nghiệp…Sự đổi mới trong việc phân loại đất trong Luật đất đai 2003 sovới Luật đất đai 1993 thể hiện tư duy mới, các loại đất không trùng lặp nhautránh việc quản lý chồng chéo Đất nông nghiệp hiện nay gồm 8 loại đất nhưtrên tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý

Ngoài quan điểm phân loại đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng còn một

số quan điểm khác Xét theo đặc tính đất đai hay theo thổ nhưỡng có các loại đấtnông nghiệp như sau:

4 Phân bố đất nông nghiệp.

Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội Vì vậy,việc phân bố quỹ đất nông nghiệp cũng bị chi phối bởi hai yếu tố đó

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

9

Trang 10

Đất nông nghiệp phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng trên cả nước tạonên một cơ cấu cây trồng đa dạng và phong phú Quá trình phân bố đó từngbước tạo nên các vùng tập trung chuyên canh theo hướng phát triển của nền kinh

tế hàng hóa Tuy nhiên, sự phân bố đất nông nghiệp không đều giữa các vùng,giữa các loại cây trồng dẫn đến mất cân đối giữa các loại cây trồng chủ yếu làgiữa đất lúa và đất hoa màu, giữa trồng trọt và chăn nuôi Phân bố đất nôngnghiệp cũng gắn liền với lịch sử khai thác và sử dụng đất đai, kế hoạch khaihoang xây dựng các vùng kinh tế mới và dựa trên đặc tính tự nhiên của đất như:địa hình, nông hóa, thổ nhưỡng, khí hậu tiếp đến là tình hình phát triển kinh tế -

xã hội, tập quán canh tác, kinh nghiệm sản xuất của dân cư và phướng hướngphát triển nông nghiệp của từng vùng, từng địa phương Ở nước ta, phân bố đấtnông nghiệp được thống kê theo vùng và theo cơ cấu cây trồng

Biểu 1: PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO VÙNG

S

T

T

Vùng Hiện trạng Quy hoạch 2010

1000 ha Cơ cấu (%) 1000 ha Cơ cấu (%)

Nguồn: Số liệu Bộ Tài nguyên và môi trường

Từ biểu thống kê trên, ta thấy rằng diện tích đất nông nghiệp phân bố rấtkhông đồng đều giữa các khu vực trên lãnh thổ nước ta Diện tích đất nôngnghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất là vùng núi và trung du Bắc Bộ (24.7%) tiếp đến làvùng Tây Nguyên chiếm tới 1/5 diện tích đất nông nghiệp của cả nước Vùngnúi và trung du Bắc Bộ là vùng núi non hiểm trở, nhiều bà con dân tộc ít người

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

10

Trang 11

sinh sống nên hoạt động sản xuất ở đây chủ yếu là nông nghiệp và tập quán canhtác còn lạc hậu, năng suất cây trồng thấp Khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rấtthích hợp cho một số loại cây như: chè, sắn Đặc biệt khu vực này rất phù hợpcho chăn nuôi phát triển bởi có những đồng cỏ xanh tốt nên vùng này có đàn bòlớn nhất cả nước Còn Tây Nguyên, có thể nói đây là một vùng đất mới, Nhànước ta đã có chính sách đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới Nhờ chủ trươngnày mà rất nhiều bà con ở vùng Tây Bắc và Đông bắc bộ đã tự nguyện đưa giađình vào vùng này khai phá Mặt khác đây là vùng đẩt đỏ bazan màu mỡ rấtthích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày Diện tíchđất nông nghiệp ở đây chủ yếu là trồng cà phê, hồ tiêu, ca cao, sắn…Vùng cóquỹ đất nông nghiệp nhỏ nhất cả về diện tích và cơ cấu là vùng Đông Bắc Bộ.Vùng này có 9 tỉnh, thành chủ yếu thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng Đây làvùng đất đai màu mỡ nhưng “đất chật người đông” nên diện tích cho nôngnghiệp rất hạn chế Tuy vậy, đây lại là vựa lúa lớn thứ hai cả nước sau đồngbằng sông Cửu Long.

Biểu 2: PHÂN BỐ ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO CƠ CẤU CÂY TRỒNGSTT

1 Cây hàng năm

Trong đó đất lúa + đất màu

61294268

Nguồn: Số liệu Bộ Tài nguyên và môi trường

Trong cơ cấu đất nông nghiệp, diện tích trồng cây hàng năm chiếm tới trên65% diện tích đất nông nghiệp toàn quốc trong đó đất trồng lúa và trồng màu làchủ yếu Đó là điều hoàn toàn hợp lý với một quốc gia đang phát triển Nhưngcũng chính vì lẽ đó mà Việt Nam từ một nước thiếu ăn đã trở thành một cườngquốc về xuất khẩu gạo (đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Thái Lan) Trong thờigian tới, Nhà nước ta có biện pháp chuyển một số diện tích trồng lúa, màukhông hiệu quả sang các loại đất khác có khả năng sinh lợi hơn Việc giảm tỷ

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

11

Trang 12

trọng trồng cây lương thực là xu thế tất yếu vì nhu cầu về mặt hàng này sẽ giảmkhi thu nhập của người dân tăng lên Nhìn vào biểu trên ta cũng thấy rõ xuhướng giảm diện tích trồng cây hàng năm và tăng diện tích nuôi trồng thủy sản.Việc thay đổi diện tích từng loại cây trồng, vật nuôi nhằm mục tiêu cuối cùng là

sử dụng hợp lý, đầy đủ, tiết kiệm và hiệu quả nhất đất nông nghiệp

II SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP

1 Khái niệm và vai trò của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.

Để nắm được khái niệm về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trước hếtchúng ta cần tìm hiểu bản chất của quản lý nhà nước về đất đai nói chung

Về bản chất, quản lý nhà nước về đất đai là sự tác động một cách có tổchức, điều chỉnh các hành vi của con người liên quan đến đất đai bằng quyền lựccủa Nhà nước nhằm hướng ý chí và hành động của họ vào mục đích chung Nhànước tác động lên các đối tượng thông qua việc thiết lập nên các mối quan hệ xãhội, quan hệ giữa con người với con người, giữa các tập thể với nhau vì trướchết Nhà nước là một cơ cấu có tổ chức bao gồm một hệ thống các cơ quan từtrung ương đến địa phương Đặc biệt là tác động một cách có tổ chức chứ khôngtác động đơn lẻ đến một cá nhân, một chủ thể Tính tổ chức đó đặt ra vấn đề làlàm sao hình thành nên các tổ chức với cơ cấu và cơ chế hoạt động thích hợp.Mặt khác, các tổ chức đó được hoạt động như thế nào, phối hợp giữa các khâu,các bộ phận ra sao làm cho guồng máy hoạt động theo đúng mục tiêu đã định.Ngoài ra, Nhà nước còn thông qua các công cụ pháp luật, chính sách nhằmhướng các hoạt động và hành vi của con người theo đúng quỹ đạo tạo ra

Quản lý Nhà nước còn thể hiện quan hệ chủ thể, khách thể và đối tượngquản lý Chủ thể quản lý ở đây là bộ máy hành chính từ Trung ương đến địaphương cùng với toàn bộ công nhân viên chức trong các cơ quan này Cònkhách thể quản lý chính là công dân, các chủ thể kinh tế, các doanh nhân…vàđối tượng quản lý là các quá trình kinh tế, các hoạt động kinh tế của các chủ thểkinh tế nhằm hướng tới sự phát triển đất đai hay toàn bộ nền kinh tế theo mụctiêu xác định

Tóm lại, ta có thể hiểu quản lý nhà nước về đất đai như sau: “Quản lý nhà

nước về đất đai là sự tác động có tổ chức của bộ máy quản lý nhà nước và sự điều chỉnh của Nhà nước bằng quyền lực vào quá trình kinh tế - xã hội và

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

12

Trang 13

hành vi của các đơn vị kinh tế, các cá nhân nhằm đảm bảo hướng các ý chí

và hành động của họ vào mục tiêu phát triển lĩnh vực đất đai”

Đất đai là tài sản, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia, nó gắn liền vớilãnh thổ quốc gia nên Nhà nước phải quản lý đất đai là điều tất yếu Vai trò củaNhà nước trong công tác quản lý đất đai trong đó bao gồm cả đất nông nghiệp

cụ thể là:

Thứ nhất, Nhà nước quản lý toàn bộ quỹ đất đai trên phạm vi lãnh thổ của

mình là tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động liên quan đếnđất đai Bằng hệ thống văn bản pháp quy, hành lang pháp lý cho các lĩnh vựcliên quan đến đất đai được thiết lập Đối với đất nông nghiệp, người sử dụng đấtcần tuân thủ nguyên tắc sử dụng đất, thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ củamình đối với diện tích đất đang sử dụng và đối với Nhà nước Qua đó, kích thíchcác tổ chức, cá nhân sử dụng đất hiệu quả, nâng cao khả năng sinh lời của đấtđồng thời phải bảo vệ đất đai

Thứ hai, thông qua công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đặc biệt là

chiến lược phát triển kinh tế, xã hội để định hướng cho việc sử dụng đất đaitrong thời gian kế tiếp Việc hoạch định quy hoạch, kế hoạch hợp lý và khoa học

sẽ phân bổ đất đai phù hợp đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm vàhiệu quả Đặc biệt, hiện nay việc sử dụng đất nông nghiệp chưa thực sự hiệuquả, chuyển mục đích sử dụng tự phát đe dọa nghiêm trọng đến vấn đề an ninhlương thực Vì vậy, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trở nên quan trọng hơnbao giờ hết Nhà nước cần thực hiện quy hoạch đất nông nghiệp hợp lý và điềuchỉnh quy hoạch nếu thấy cần thiết

Thứ ba, Nhà nước thực hiện thống kê, kiểm kê, đánh giá, phân hạng đất để

nắm chắc toàn bộ quỹ đất đai cả về số lượng và chất lượng Đó chính là căn cứxác thực nhất để Nhà nước lập kế hoạch, quy hoạch phân bổ đất đai một cáchhợp lý nhằm khai thác quỹ đất đai một cách hiệu quả nhất

Thứ tư, Nhà nước thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các

hoạt động liên quan đến đất đai để phát hiện sớm những vi phạm và kịp thời cóbiện pháp giải quyết Nhờ hoạt động này mà Nhà nước có thể quản lý được quỹđất tốt hơn, không để tình trạng sử dụng đất diễn ra lộn xộn gây tác động xấuđến tâm lý của nhân dân Đất đai là tài sản quan trọng nhất của mỗi quốc gia, nócũng là bất động sản có giá trị của các cá nhân, hộ gia đình nên những vấn đề

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

13

Trang 14

liên quan đến đất đai sẽ thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp dân cư Vì vậy,quản lý đất đai chặt chẽ cũng góp phần ổn định xã hội.

2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp như trình bày ở trên có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quantrọng nhất là đối với quốc gia thuộc nền văn minh lúa nước như nước ta Xã hộingày càng phát triển kéo theo những vấn đề vô cùng phức tạp liên quan đến đấtđai Mặc dù sử dụng đất nông nghiệp không quá bức xúc như đất ở nhưng hoàtrong xu thế chung, dân số tăng nhanh trên phạm vi toàn cầu khiến diện tích đấtnông nghiệp đang bị thu hẹp đáng kể Thực tế đó đặt ra một bài toán khó chomọi quốc gia Diện tích đất nông nghiệp đang giảm sút nghiêm trọng đi đôi vớiviệc khai thác, sử dụng không hiệu quả làm tăng diện tích bị sa mạc hoá khiếnviệc sử dụng đất nông nghiệp như thế nào trở nên cấp bách

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, tại các nước đang phát triển trong thế

kỷ XX có đến một nửa số người nghèo sống ở đô thị trong tình trạng sức khoẻ

và cuộc sống bị đe doạ Mặc dù vậy, đô thị hoá vẫn đang là giải pháp cho sựphát triển Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho diện tích đấtnông nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng Chính vai trò to lớn của đất nông nghiệp

và những nguy cơ đang tiềm ẩn đối với đất nông nghiệp mà các quốc gia trênthế giới cần phải có biện pháp quản lý đất nông nghiệp hợp lý và chặt chẽ hơn.Nhà nước cần phải đặt ra những quy tắc quản lý nhằm phân phối quỹ đất nôngnghiệp phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững

Ở Việt Nam, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) Đảng và Nhà nước ta

đã thực hiện chính sách đổi mới, phát triển đất nước theo cơ chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Sau 20 năm đổi mới, những thành tựu đạt được làkhông nhỏ đặc biệt tốc độ tăng GDP cao và ổn định đưa đất nước lên một tầmcao mới Đất đai được xác định là nguồn lực to lớn Thực tế, đất đai nói chung

và đất nông nghiệp nói riêng đã và đang vận động theo hướng đất đai được phépthay đổi mục đích sử dụng sang những mục đích khác mang lại hiệu quả kinh tếcao hơn; chuyển đổi về chủ sử dụng theo hướng chuyển sang chủ sử dụng cókhả năng sử dụng đất hiệu quả hơn; chuyển đổi về giá trị theo hướng giá trị ngàycàng tăng lên Đó là sự vận động hoàn toàn phù hợp với qui luật của nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Vì vậy, cần phải quản lý nhà nước vềđất đai để điều phối một cách hợp lý quỹ đất đai cho từng mục đích sử dụng

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

14

Trang 15

Mặt khác, dân số Việt Nam đang tăng khá nhanh khiến Việt Nam đã “đất chậtngười đông” nay càng đông hơn tạo nên áp lực cho mọi lĩnh vực: văn hoá, y tế,giáo dục, hệ thống cung cấp thương mại dịch vụ,…và đặc biệt là đất ở Điều đódẫn đến hậu quả tất yếu là chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang cácloại đất khác làm cho quĩ đất này liên tục giảm qua từng năm Hơn nữa, trongthời gian qua, tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tự phát diễn

ra phổ biến rồi việc sử dụng đất tuỳ tiện không theo qui hoạch, cùng với nó là viphạm đất đai ngày càng nghiêm trọng Như vậy, quản lý Nhà nước về đất nôngnghiệp thực sự cần thiết, đó là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý đượcquỹ đất của mình, qua đó có biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả Thực tế, công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng chưa có những bướctiến vượt bậc, việc tổ chức thực hiện chưa thống nhất, sự buông lỏng trong quản

lý làm cho sự vận động của đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng trởnên phức tạp và rối ren, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước Vì những lý

do trên đây mà quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấpbách thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành

lý cao nhất về đất đai là Luật đất đai có quy định cụ thể về các nội dung quản lýđất đai trong khoản 2, Điều 6 - Luật đất đai 2003:

a, Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và

15

Trang 16

đ, Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụngđất;

e, Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứngnhận (sau đây viết tắt là GCN) quyền sử dụng đất;

g, Thống kê, kiểm kê đất đai;

h, Quản lý tài chính về đất đai;

i, Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bấtđộng sản;

k, Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

l, Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và

xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

m, Giải quyết tranh chấp vê đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạmtrong việc quản lý và sử dụng đất đai;

n, Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Trên đây là những nội dung quản lý đất đai nói chung trong đó đã bao hàmtất cả các nội dung của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp Tuy nhiên, đấtnông nghiệp là một nhóm đất có những đặc thù riêng do đó có một số nội dungkhông biểu hiện rõ vai trò quản lý nên tôi xin khái quát lại trong một số nội dung

bộ, các cấp quản lý từ trung ương đến cơ sở đã có nhiều biện pháp tích cực trong

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

16

Trang 17

triển khai thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả, từng bước đưa công tác quản

lý nhà nước về đất đai nói chung đi vào nề nếp

1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Mọi quốc gia trên thế giới đều thiết lập một hệ thống pháp luật về đất đainhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai Ở Việt Nam, Nhà nước quản lý đất đaithông qua các công cụ quản lý: công cụ tài chính, công cụ tổ chức hành chínhtrong đó quan trọng nhất là công cụ pháp luật

Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật đất đai 1993 được ban hành nhằm thể chếhóa chính sách đất đai góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đấtđai, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng đất Luật đất đai năm 1993 đãđược sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998 và 2001 và mới đây nhất Luật đất đai

2003 được ban hành với nhiều nội dung mới mang tính đột phá, Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất là một ví dụ Trên cơ sở đó, các văn bản quy phạmpháp luật được ban hành bao gồm: Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội,của Chính phủ, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị của Chính phủ, của các Bộ, ngànhliên quan Ngoài ra, còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan quy định

về vấn đề đất đai như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật thuế sử dụng đấtnông nghiệp, Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất…và các văn bản hướng dẫnthi hành Trong đó có các văn bản ban hành riêng cho việc điều chỉnh các vấn đềliên quan đến đất nông nghiệp Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành từtrung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho đến cấp huyện.Đây là một công cụ không thể thiếu trong quản lý, sử dụng đất đai nói chungcũng như đất nông nghiệp Nó tạo nên cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động liênquan tới đất đai Các văn bản đó quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể cũngnhư khách thể liên quan tới đất đai nhằm sử dụng đất tiết kiệm, đầy đủ và hiệuquả Những quy định của pháp luật mang tính bắt buộc, đòi hỏi các đối tượngphải tuân thủ nghiêm túc Bởi lẽ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đạidiện chủ sở hữu Nhờ hệ thống pháp luật về đất đai, Nhà nước sẽ quản lý đượcđất đai một cách chặt chẽ đồng thời thể hiện quyền bình đẳng của mọi công dântrước pháp luật cũng như thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước củadân, do dân và vì dân

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

17

Trang 18

Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật về đất đai trong đó có cả đất nôngnghiệp được xây dựng, từng bước bổ sung hoàn thiện, nhiều chủ trương, chínhsách được đổi mới nhằm giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra Các văn đóđược triển khai nhanh và đã có sự đồng bộ nhất định Mặc dù vậy, hệ thống vănbản quy phạm pháp luật còn bộc lộ không ít những tồn tại, yếu kém Việc tổchức thực hiện các văn bản đó còn cứng nhắc, mang tính áp đặt không linh hoạtvới thực tế từng địa phương Xét một cách toàn diện, hệ thống pháp luật tuynhiều nhưng chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” lại tổ chứcthực hiện thiếu đồng bộ nên chưa xác lập được chuẩn mực pháp lý, chưa thực sựtheo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường Các văn bản dưới luật còn quánhiều đôi khi thiếu sự nhất quán, không rõ ràng, chồng chéo cộng với việc banhành không đúng hình thức, không đúng thẩm quyền gây nhiều khó khăn choviệc triển khai thực hiện

Nói tóm lại, hệ thống chính sách về đất đai trong đó bao gồm cả những vănbản riêng về đất nông nghiệp còn nhiều bất cập, chưa phát huy đầy đủ vai tròđiều tiết và quản lý đất đai, chưa khai thác đầy đủ tiềm năng từ đất Để khắcphục những hạn chế đó, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản hướng dẫn thihành cụ thể và chi tiết Tuy nhiên việc hiểu và triển khai như thế nào để đạtđược kết quả là điều không đơn giản với tất cả các địa phương

2 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp; lập bản đồ hiện

trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

2.1 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp.

Trong thực tế, đất đai có rất nhiều loại, nhiều dạng, ở nhiều vùng khácnhau, Nhà nước cần có biện pháp nắm được một cách cụ thể và đầy đủ tất cả cácloại, các dạng đất để có cách thức quản lý phù hợp Một trong những biện phápkhông thể thiếu là thực hiện khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất Thôngqua nội dung này, Nhà nước nắm được các thông tin về từng loại đất trên phạm

vi quản lý của mình một cách chi tiết cả về số lượng và chất lượng Có thể nói,đây chính là cái gốc của mọi vấn đề liên quan đến đất đai, công tác này là cơ sởtạo nên một hệ thống thông tin địa chính hoàn chỉnh Nhờ thông tin thu thậpđược sẽ xây dựng bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch…Vì

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

18

Trang 19

vậy, khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất là một nhiệm vụ tối cần thiết đốivới công tác quản lý đất đai

Việc khảo sát, đo đạc đánh giá, phân hạng đất là một công việc hết sức khókhăn và phức tạp bởi vì công tác này phải tiến hành trên thực địa phụ thuộc rấtnhiều vào điều kiện địa hình, khí hậu của địa phương Nhà nước ta đã triển khaicông tác này từ rất sớm Trước đây nền kinh tế còn nghèo nàn, khoa học kỹthuật còn lạc hậu nên việc khảo sát, đo đạc gặp rất nhiều trở ngại, các công việcthực hiện bằng phương pháp thủ công nên độ chính xác thấp Ngày nay, chúng

ta đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới như hệ thống định vị toàncầu GPS, hệ thống thông tin địa lý GIS, công nghệ số…giúp cho việc khảo sát,

đo đạc đơn giản hơn, nhanh hơn và chất lượng cũng cao hơn

Đối với đất nông nghiệp, việc đánh giá phân hạng đất cần dựa trên cơ sởkhoa học Các căn cứ để phân hạng đất nông nghiệp bao gồm: chất đất, vị trí, địahình, điều kiện khí hậu thời tiết, điều kiện tưới tiêu của từng xứ đồng… Dựa trênnhững tiêu chí này mà đất nông nghiệp được phân thành các hạng khác nhau Đó

là cơ sở để xác định giá trị của đất nông nghiệp đặc biệt khi cần tính thu nhập từchuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất, bồi thường thiệt hại khi Nhà nướcthu hồi đất…

2.2 Lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

Việc khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất là tiền đề cho việc thiết lậpcác loại bản đồ về đất đai Dựa trên số liệu thu thập được và kết quả của côngtác đo vẽ thực địa sẽ hình thành nên bản đồ hiện trạng sử dụng đất Nó thể hiện

sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hànhchính Dựa vào loại bản đồ này cơ quan quản lý nắm được tình hình thực tế vềphân bố các loại đấ để có biện pháp điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất cũng như cơcấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 5năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai (Điều 20 – Luật đất đai 2003)

Trên cơ sở bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các thông tinthu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát các cấp có thẩm quyền thiết lậpbản đồ quy hoạch Theo Luật đất đai 2003: “Bản đồ quy hoạch sử dụng đất làbản đồ được thiết lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ cáclọai đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch và được lập 10 năm một lần gắn kỳ quy

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

19

Trang 20

hoạch sử dụng đất” Thẩm quyền lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồquy hoạch sử dụng đất được quy định rất rõ trong Điều 20 – Luật đất đai 2003.Nhận thức được vai trò của các loại bản đồ trên, Nhà nước ta đã tổ chứckhảo sát, đo đạc, lập tuy nhiên kết quả đạt được chưa hoàn toàn đáp ứng đượcnhu cầu quản lý.

3 Thực hiện và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Đế xác định tính chất pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tráchnhiệm của các cơ quan Nhà nước, trước hết cần phải hiểu thế nào là quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất

Khái niệm hiện đại của quy hoạch sử dụng đất bắt đầu được sử dụng vàokhaỏng giữa thế kỷ XIX ở châu Âu khi dân số tăng nhanh do công nghiệp hóadiễn ra mạnh mẽ Mỗi vùng đất, khoanh đất, mảnh đất có thể có địa hình, thổnhưỡng, địa chất, thủy văn, tính chất vật lý, tính chất hóa học rồi lớp thảm thựcvật, yếu tố khí hậu khác nhau tạo ra điều kiện nhất định cho việc sử dụng đấttheo các mục đích khác nhau Như vậy, muốn sử dụng đất cần phải tiến hành

quy hoạch sử dụng đất Về khái niệm: “Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các

biện pháp của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất và

tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh

tế - xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường đất”

Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, các cấp chính quyền có thểthực hiện quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hoặc theo ngành Quy hoạch sửdụng đất nông nghiệp là hình thức quy hoạch sử dụng đất theo ngành Xét trênphạm vi rộng, quy hoạch sử dụng đất hiện đại trong lĩnh vực nông nghiệp mớiđặt ra khi dân số tăng nhanh, công nghiệp hóa ảnh hưởng sâu sắc tới sản xuấtnông nghiệp, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp để thoát khỏi tìnhtrạng sản xuất thuần nông

Ngoài công tác quy hoạch, Nhà nước còn phải lập kế hoạch sử dụng đất.Đối với kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp có thể hiểu một cách khái quát nhưsau: Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định mục tiêu, phươnghướng sử dụng đất nông nghiệp, về chuyển đổi diện tích cây trồng, diện tích đấtphải thu hồi, diện tích mới đưa vào sử dụng, đề ra các giải pháp thực hiện và tiến

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

20

Trang 21

hành tổ chức thực hiện các nội dung đó Kế hoạch sử dụng đất chính là sự cụ thểhóa quy hoạch sử dụng đất trong từng giai đoạn.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong đó bao hàm cả đất nôngnghiệp đã được Luật đất đai 2003 quy định rất cụ thể, chặt chẽ và khoa học từĐiều 21 đến Điều 30 Các nội dung quy định bao gồm: Nguyên tắc lập quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 21); Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất (Điều 22); Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 23); Kỳ quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 24); Thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất (Điều 25)…Theo đó, nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trongLuật đất đai 2003 cũng được quy định rõ ràng hơn rất nhiều so với Luật đất đai

1993 Cụ thể là:

a, Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;

b, Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;

c, Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội, quốc phòng, an ninh;

d, Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;

đ, Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môitrường;

e, Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Nội dung kế hoạch sử dụng đất bao gồm:

a, Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;

b, Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựngkết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô thị, khu dân cưnông thôn; quốc phòng, an ninh;

c, Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang

sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nôngnghiệp;

d, Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích;

đ, Cụ thể hóa kế hoạch sử dụng đất năm năm đến từng năm;

e, Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất

Theo thông tin của Bộ Tài nguyên và môi trường đến nay hầu hết các tỉnhthành trong cả nước đã xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất và đã được cấp có

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

21

Trang 22

thẩm quyền phê duyệt Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch đang ở mức khiêm tốn,việc quy hoạch sử dụng đất ở đâu đó còn hạn chế thậm chí còn mang tính ước lệ.Tình trạng xây dựng quy hoạch rồi để đó (“quy hoạch treo”) vẫn còn tồn tại Đểphần nào khắc phục thực trạng đó, Luật đất đai 2003 đã có những điều quy địnhchặt chẽ về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và trách nhiệm thực hiện quyhoạch của từng đơn vị liên quan Bên cạnh đó, việc quy định công khai quyhoạch sử dụng đất tại trụ sở cơ quan để mọi người dân đều biết cũng thể hiệnbản chất của Nhà nước ta: công bằng, dân chủ và công khai

Quy hoạch sử dụng đất là một quá trình thực hiện trong thời gian dài (kỳquy hoạch sử dụng đất là 10 năm), trong thời gian đó tình hình sử dụng đất sẽ córất nhiều biến động hay nói cách khác quy hoạch sử dụng đất không mang tínhvĩnh cửu mà mang tính khả biến rất rõ rệt Với sự tác động của các yếu tố tựnhiên và các yếu tố phát triển của xã hội làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất,ảnh hưởng tới đời sống kinh tế - xã hội và đặt ra yêu cầu bảo vệ môi trường sinhthái Do đó, quy hoạch sử dụng đất trong một thời gian nhất định không còn phùhợp nếu không có sự điều chỉnh sẽ làm kìm hãm sự phát triển của xã hội Vìvậy, Luật đất đai 2003 đã có quy định về điều chỉnh quy hoạch Việc điều chỉnhquy hoạch sử dụng đất khi cần thiết sẽ đảm bảo quy hoạch sử dụng đất có chấtlượng và có tính khả thi cao

Những văn bản pháp lý liên quan tới quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtngoài Luật đất đai còn rất nhiều văn bản khác như: Nghị định 68/2001/NĐ-CPcủa Chính phủ, Nghị quyết số 01/1997/NQ-QH9…

Thực hiện theo những quy định hiện hành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm mục tiêu ổnđịnh xã hội Đối với đất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta chủ trương hạn chếviệc chuyển mục đích sử dụng của diện tích đất trồng lúa nước và diện tích đấtrừng nhất là rừng phòng hộ Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất, các địa phương cũng đã quán triệt tinh thần này và có sự phân bổ quỹ đấthợp lý, bảo đảm một diện tích đất trồng cây lương thực nhất định

Để thiết lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho một vùng, một địaphương hay một ngành là cả một quá trình nghiên cứu khoa học và sáng tạonhằm xác định ý nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ, từng loại đất và đềxuất một trật tự sử dụng đất nhất định Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

22

Trang 23

nghiệp là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước để tổ chức lại việc sử dụng đất nôngnghiệp, hạn chế chồng chéo trong sử dụng đất nông nghiệp, tránh chuyển đổimục đích sử dụng đất tùy tiện làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp,lâm nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa nước và đất rừng, chấm dứt tình trạng hủyhoại đất và phá vỡ môi trường đất.

4 Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

4.1 Giao đất, cho thuê đất

Đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.Như vậy, Nhà nước thống nhất quản lý quỹ đất trên phạm vi toàn lãnh thổ và cóquyền định đoạt đối với đất đai Nhà nước đã thực hiện giao đất cho người dân

sử dụng Theo quy định: “giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất

bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất” Còn

“cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho

đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”

Việc giao đất, cho thuê đất dựa trên các căn cứ sau: Thứ nhất là quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựngđiểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.Thứ hai là nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất,thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (Theo Điều 31-Luật đất đai 2003)

Về giao đất, Nhà nước ta thực hiện giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổchức sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn, giao đất không thu tiền và giaođất có thu tiền sử dụng đất Theo đó, hầu hết các loại đất thuộc nhóm đất nôngnghiệp được giao cho người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất TheoĐiều 33 – Luật đất đai 2003, những trường hợp đó bao gồm:

1 Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi

trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quyđịnh;

2 Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm

về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

23

Trang 24

3 Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc kết hợp vớinhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

4 Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;

5 Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp.

Còn đất nông nghiệp được giao có thu tiền sử dụng đất chỉ có trường hợp:

“Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, làm muối”

Việc giao đất nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất là một biện pháp để giảiquyết hài hòa lợi ích kinh tế thu được từ đất giữa người sử dụng đất và Nhànước Hầu hết các trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất là nhằm khuyếnkhích người dân đầu tư sản xuất vào các loại đất đó để bảo vệ lợi ích của ngườidân trực tiếp lao động và lợi ích chung của cả cộng đồng như trồng rừng phòng

hộ, rừng đặc dụng

Về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được giao, theo quy định hiện hànhcác trường hợp sau thì người sử dụng đất nông nghiệp được sử dụng ổn định lâudài:

1 Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;

2 Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng (đất được giao cho cộng

đồng dân cư sử dụng để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tậpquán của các dân tộc thiểu số)

Cộng đồng dân cư được giao loại đất này phải có trách nhiệm bảo vệ diệntích đất được giao, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác

Các loại đất nông nghiệp còn lại được giao sử dụng có thời hạn: Đất trồngcây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối giao cho hộ gia đình, cánhân sử dụng có thời hạn là hai mươi năm; đất trồng cây lâu năm, đất rừng sảnxuất giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong thời hạn năm mươi năm Sở dĩ

có sự khác nhau về thời hạn giao đất như vậy là nhằm bảo đảm quyền lợi và tạođiều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất yên tâm lao động sản xuất trên mảnhđất được giao Việc quy định thời hạn sử dụng đất được giao một cách rõ ràngnhư vậy cũng giúp người sử dụng đất có kế hoạch sử dụng đất được giao saocho có hiệu quả nhất

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

24

Trang 25

Hạn mức giao đất nông nghiệp cũng được quy định rõ tại Điều 70 - Luậtđất đai 2003.

Ngoài hình thức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất,Nhà nước còn cho thuê đất để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất Việc thu tiền thuêđất được thực hiện theo hai phương thức: thu tiền thuê hàng năm hoặc thu tiềnthuê đất một lần cho cả thời gian thuê Hầu hết các trường hợp cho thuê đất sửdụng vào mục đích nông nghiệp người sử dụng đất trả tiền thuê đất hàng năm,thu tiền thuê đất một lần áp dụng với trường hợp: “Người Việt Nam định cư ởnước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sảnxuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối” Thời hạn chothuê đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất trồng cây lâunăm đất rừng sản xuất cũng tương tự như giao đất Hết thời hạn giao, cho thuêđất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng chấp hành đúng pháp luật về đất đai trongquá trình sử dụng, đất đó phù hợp với quy hoạch, người sử dụng đất sẽ đượcNhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất

Những quy định về thuê đất được cụ thể hóa trong các Điều 31, 32, 35, 67 –Luật đất đai 2003

4.2 Thu hồi đất nông nghiệp.

Luật đất đai 2003 quy định: “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật đất đai” hay nói

cách khác là việc chấm dứt quyền sử dụng đất của người được Nhà nước giaođất, cho thuê đất Luật đất đai 2003 đã có riêng một mục về thu hồi đất Trong

đó nói rõ các trường hợp thu hồi đất, bồi thường, tái định cư cho người bị thuhồi đất cho đến thẩm quyền thu hồi đất Thu hồi đất là vấn đề vô cùng phức tạpbởi nó liên quan đến lợi ích của rất nhiều đối tượng: người bị thu hồi đất, đơn vị

sẽ sử dụng đất bị thu hồi, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thu hồi đất…Vì vậy,vấn đề này được dư luận nói đến rất nhiều và cũng có nhiều văn bản ban hànhhướng dẫn thực hiện những quy định về thu hồi đất Khi Nhà nước thu hồi đất

mà người bị thu hồi đất có GCN quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để đượccấp GCN thì được bồi thường Chính phủ đã ban hành Nghị định 197/2004/CPngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Đốivới đất nông nghiệp “hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

25

Trang 26

nước thu hồi đất được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếukhông có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùngmục đích sử dụng” Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền

kề với đất ở trong khu dân cư, ngoài việc được bồi thường theo giá đất nôngnghiệp cùng mục đích sử dụng đất còn được hỗ trợ bằng tiền; giá tính hỗ trợ từ20% đến 50% giá đất ở liền kề Đối với đất nông nghiệp đang sử dụng vượt hạnmức, đất nông nghiệp đang sử dụng do nhận giao khoán…khi bị thu hồi việcthực hiện bồi thường cũng được quy định (Điều 10- Nghị định 197/2004/NĐ-CP)

Ngoài ra, với trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sảnxuất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thìngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất được hỗ trợ để ổnđịnh đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới

Thẩm quyền thu hồi đất, Luật đất đai 1993 chỉ quy định chung chung “Cơquan nào có thẩm quyền giao đất thì có thẩm quyền thu hồi đất” nhưng Luật đấtđai 2003 đã cụ thể hóa hơn:

* UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu hồi đất đốivới tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cánhân nước ngoài

* UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đấtđối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nướcngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại ViệtNam

4.3 Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

Trong những năm trước đây nhất là trước khi đổi mới, đất nước chưachuyển sang cơ chế thị trường, việc chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra khôngnhiều và cũng không quá phức tạp Nhưng thời gian gần đây, quyền sử dụng đấtngày càng có giá và có sự chênh lệch rất lớn giữa các loại đất chẳng hạn nhưgiữa đất nông nghiệp và đất ở khiến tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đấtrất tùy tiện và vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước Vì vậy, Luật đất đai 2003

và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định vấn đề này khá chặt chẽ Việcchuyển đổi mục đích sử dụng đất có trường hợp bắt buộc phải được phép của cơquan Nhà nước có thẩm quyền nhưng cũng có những trường hợp không phải xin

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

26

Trang 27

phép Đối với đất nông nghiệp, các trường hợp khi chuyển mục đích sử dụng đấtphải được phép của cơ quan có thẩm quyền quy định trong Điều 36 – Luật đấtđai 2003:

a) Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất rừng,

đất nuôi trồng thủy sản;

b) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục

đích khác;

c) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

Ngoài các trường hợp trên thì không phải xin phép cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền khi chuyển mục đích sử dụng đất nhưng phải đăng ký với vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND xã nơi có đất Nhà nước quy địnhnhư vậy để người sử dụng đất có thể chủ động chuyển mục đích sử dụng đất phùhợp với mục đích của mình để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn

Mặt khác, việc quy định những trường hợp bắt buộc phải có sự đồng ý của

cơ quan có thẩm quyền một mặt sẽ vẫn tạo điều kiện cho người sử dụng đất linhhoạt chuyển đổi sang mục đích khác mang lại hiệu quả cao hơn nhằm cải thiệnđời sống nhân dân nhưng một mặt Nhà nước quản lý chặt chẽ việc chuyển đổimục đích sử dụng đất của một số loại đất Qua đó điều chỉnh những loại đất có ýnghĩa đặc biệt như: diện tích đất trồng lúa nước, diện tích đất rừng…đó là nhữngloại đất ảnh hưởng đến lợi ích của cả quốc gia

Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được giaorất cụ thể trong Điều 37 - Luật đất đai 2003

Những quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,thu hồi đất nông nghiệp của các văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọngnhất làm căn cứ cho các cơ quan quản lý đất đai thực hiện một trong những chứcnăng quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp là giao đất, cho thuê đất, chuyểnmục đích sử dụng đất, thu hồi đất nông nghiệp

5 Công tác đăng ký và cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp; thống kê, kiểm kê đất đai.

5.1 Đăng ký và cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có liên quan đến lãnhthổ, an ninh, chính trị quốc gia Mặt khác, quyền sử dụng đất cũng là một tài sản

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

27

Trang 28

lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của họ nên nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất làtất yếu Bên cạnh đó trong quá trình sử dụng đất luôn luôn có sự biến động vềchủ sử dụng, diện tích, mục đích sử dụng đất…Bởi vậy, thông qua công tác đăng

ký quyền sử dụng đất, Nhà nước nắm được tình hình sử dụng đất và quản lý chặtchẽ hơn quỹ đất của mình Việc thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất được cụthể hóa trong Điều 46 – Luật đất đai 2003 và trong Bộ luật dân sự

“Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa

vụ của người sử dụng đất” Sau khi hoàn thành việc đăng ký quyền sử dụng đất,

người sử dụng đất có toàn quyền sử dụng mảnh đất của mình theo luật định Đốivới đất nông nghiệp – một loại đất trực tiếp tạo ra sản phẩm, người dân đăng kýquyền sử dụng đất sẽ được pháp luật bảo hộ, tạo tâm lý ổn định cho người dânlao động sản xuất Luật đất đai 1993 và mới đây nhất là Luật đất đai 2003 đãquy định rõ các trường hợp phải đăng ký quyền sử dụng đất (Điều 46 – Luật đấtđai 2003) Các văn bản này đều quy định đăng ký quyền sử dụng đất có haitrường hợp là đăng ký ban đầu và đăng ký biến động Theo đó, đăng ký ban đầu

là trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng đất nhưng chưa kê khai đăng kýquyền sử dụng đất hoặc đã kê khai nhưng chưa đăng ký quyền sử dụng đất.Đăng ký biến động quyền sử dụng đất được thực hiện khi người sử dụng đất đãđược cấp GCN quyền sử dụng đất nhưng có thay đổi về mục đích sử dụng đất,thay đổi thời hạn sử dụng đất hay thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp bảo lãnh…Thông tư1990/2001/TT-TCĐC, Luật đất đai 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP vềhướng dẫn thi hành Luật đất đai đã cụ thể hóa vấn đề này Việc đăng ký quyền

sử dụng đất ngày nay đã được cải thiện rất nhiều, không còn tình trạng tùy tiệnkéo dài như trước đây nhờ những quy định mới của Luật đất đai 2003 và các vănbản hướng dẫn thi hành Việc đăng ký quyền sử dụng đất là cơ sở pháp lý quantrọng và cần thiết đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai bởi nhữngnguyên nhân sau:

Thứ nhất tổ chức và thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất là thiết lập mối

quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất

Thứ hai việc đăng ký quyền sử dụng đất cũng tạo điều kiện thuận lợi để

người sử dụng đất tham gia vào các quan hệ đất đai như: chuyển đổi, chuyển

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

28

Trang 29

nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất…Ngoài ra, đăng ký quyền sử dụng đấtthực chất là quá trình thực hiện các công việc nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy

đủ cho toàn bộ diện tích đất đai Qua việc tổ chức đăng ký quyền sử dụng đấtnông nghiệp, Nhà nước sẽ quản lý được quỹ đất nông nghiệp chặt chẽ, kịp thờiphát hiện và ngăn chặn những sai phạm để điều chỉnh và phục vụ công tác lậpquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.Sau khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho người dân kêkhai đăng ký quyền sử dụng đất, nếu có đầy đủ hồ sơ hợp lệ người dân sẽ được

cấp GCN quyền sử dụng đất “GCN quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất” nhằm bảo

hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất GCN quyền sử dụng đất do

Bộ Tài nguyên và môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và cấp theotừng thửa đất Trước đây, GCN quyền sử dụng đất chỉ ghi tên chủ hộ nhưng theoquy định mới GCN phải ghi rõ cả họ tên vợ và họ, tên chồng để đảm bảo tínhbình đẳng trong gia đình

Điều Luật đất đai 2003 còn quy định cụ thể các trường hợp sau:

Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụngthì GCN quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng

tổ chức đồng quyền sử dụng

Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư thìGCN quyền sử dụng đất được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đạidiện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó

Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thìGCN quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có tráchnhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó

Về các trường hợp được cấp GCN quyền sử dụng đất và điều kiện được cấpGCN quyền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức, cơ sởtôn giáo đang sử dụng đất được đề cập đến ở các Điều 49, 50, 51 – Luật đất đai

2003 Những quy định đó đã rất rõ ràng nên trong phạm vi bài viết này tôi xinkhông nhắc lại

Thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất cũng được phân cấp rõ ràng.UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCN quyền sử dụng đất cho

tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Vệt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

29

Trang 30

nước ngoài UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCN quyền sửdụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ởnước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở

Đối với đất nông nghiệp, ở nước ta đây là loại đất chiếm tỷ lệ lớn nhất và

có lịch sử lâu đời nhất nên viêc đăng ký và cấp GCN quyền sử dụng đất nôngnghiệp đã được triển khai sớm nhất và kết quả đạt được cũng chiếm ưu thế hơn

so với những loại đất khác Để hướng dẫn việc tổ chức đăng ký và cấp GCNquyền sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản như Nghị định64/1993/NĐ-CP, Nghị định 346/1998/TT-TCĐC, Nghị định 85/1999/NĐ-CP…Đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ cung cấp các thông tin liênquan đến đất đai: vị trí, hình thể, diện tích, chủ sử dụng đất, mục đích sử dụngđất… Còn GCN quyền sử dụng đất là cơ sở của mối quan hệ pháp lý với người

sử dụng đất Thông qua đó, Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹđất đai để đảm bảo sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệuquả cao nhất Vì vậy, đăng ký quyền sử dụng đất và cấp GCN quyền sử dụng đất

là một trong những nội dung quan trọng nhất và là một nội dung mang tính đặcthù của quản lý Nhà nước về đất đai

5.2 Thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp.

Công tác đăng ký quyền sử dụng đất ở trên sẽ góp phần không nhỏ trongviệc thực hiện thành công thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ

Theo quy định của Luật đất đai 2003:

* Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính

về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đaigiữa hai lần thống kê

* Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính

về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đaigiữa hai lần kiểm kê

Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện từ phạm vi cấp xã trở nên Khi

đó, vừa thực hiện được thống kê, kiểm kê vừa kết hợp đăng ký quyền sử dụngđất để tiết kiệm chi phí đồng thời số liệu thống kê, kiểm kê của cấp trên sẽ đượctổng hợp từ số liệu của cấp hành chính thấp hơn Việc thống kê, kiểm kê đượcthực hiện theo định kỳ: thống kê được tiến hành năm năm một lần còn việc kiểm

kê đất đai được thực hiện hàng năm

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

30

Trang 31

Về trách nhiệm thực hiện thống kê, kiểm kê được quy định tại Khoản 2,Điều 53 – Luật đất đai 2003:

UBND các cấp tổ chức thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai của địa phương

và báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên cấp trên trực tiếp

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo kết quả thống kê,kiểm kê đất đai lên Bộ Tài nguyên và môi trường

Bộ Tài nguyên và môi trường báo cáo lên Chính phủ kết quả thống kê hàngnăm, kết quả thống kê 5 năm của cả nước

Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả kiểm kê đất năm năm đồng thời kếhoạch sử dụng đất năm năm của cả nước

Bộ Tài nguyên và môi trường quy định biểu mẫu và hướng dẫn phươngpháp thống kê, kiểm kê đất đai

Nhà nước thực hiện thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp cùng với tất cả cácloại đất khác Thông qua công tác này có thể đánh giá được hiện trạng sử dụngđất, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, giúp xây dựng các tài liệu điềutra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ việc xác định nhu cầu sử dụng đất tạo điềukiện thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể cũng như thực hiện kế hoạch hàngnăm và công bố niên giám thống kê đáp ứng nhu cầu tham khảo của cộng đồng Như vậy, công tác thống kê, kiểm kê có ý nghĩa hết sức quan trọng, nóphục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, giúp Nhà nước biếtđược hiện trạng sử dụng đất để điều chỉnh và cung cấp số liệu chính xác làm căn

cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho từng vùng, từng địa phương

6 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai là vấn đề nhạy cảm, phức tạp mang tính xã hội sâu sắc và còn nhiềutồn tại do lịch sử để lại Mặt khác, nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển kinhtế-xã hội, đô thị hóa nhanh khiến đất đai ngày càng trở nên khan hiếm và có giátrị lớn Vì vậy, tranh chấp đất đai là vấn đề rất nóng bỏng Đó là lý do các bộluật của Nhà nước phải luôn có những quy định để điều chỉnh việc thanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai Luật đất đai 2003 đã

có riêng một chương về vấn đề này

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

31

Trang 32

6.1 Thanh tra, kiểm tra đất đai.

Điều 132 – Luật đất đai 2003 quy định rằng: Thanh tra đất đai là thanh trachuyên ngành về đất đai Nội dung của thanh tra đất đai bao gồm:

a, Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp;

b, Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất vàcủa các tổ chức, cá nhân khác

Luật này cũng đã quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của đoànthanh tra và thanh tra viên đất đai cũng như quyền và nghĩa vụ của đối tượngthanh tra

Việc quy định rõ ràng và cụ thể như vậy nhằm đề cao trách nhiệm củanhững người liên quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ Thông qua việc tổchức thanh tra định kỳ hay bất thường các cơ quan có thẩm quyền sẽ nắm bắtđược tình hình quản lý sử dụng đất của cấp dưới, giám sát được việc thực hiệnquyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất cũng như các đơn vị quản lý để kịpthời phát hiện, ngăn chặn những sai phạm và có biện pháp xử lý triệt để

Tuy nhiên, công tác thanh tra không được thực hiện thường xuyên do sốlượng cán bộ “mỏng” trong khi đó đất đai lại là vấn đề quá rộng lớn và phức tạp.Cũng bởi lẽ này mà thực trạng quản lý đất đai cũng như việc thực hiện quyền vànghĩa vụ đối với đất đai không được thực hiện đầy đủ

6.1 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.

Thực tế thời gian gần đây đã xảy ra khá nhiều những vụ việc vi phạm phápluật về đất đai, nghiêm trọng hơn là ngày càng nhiều những vi phạm từ phíangười quản lý gây bất bình dư luận và phẫn nộ trong nhân dân Trong Luật đấtđai 1993 đã có quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đainhưng mới chỉ ở mức chung chung như: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyềnhạn hoặc vượt quá quyền hạn…” hay “người nào lấn chiếm đất, hủy hoại đất,chuyển quyền sử dụng sai mục đích…” (Điều 85, 86, 87 – Luật đất đai 1993).Những quy định thiếu rõ ràng ấy không đủ chế tài để giải quyết những sai phạmphức tạp như trên Luật đất đai 2003 và Nghị định 181/NĐ-CP ra đời đã cónhững điều chỉnh và bổ sung thêm những vấn đề về thẩm quyền giải quyết tranhchấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính, giải

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

32

Trang 33

quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo về đất đai, về thời hiệu cũng được quy định rõràng

Ngoài ra, những hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ cũng như người sửdụng đất được quy định rất cụ thể Như vậy, những hành vi nhũng nhiễu nhândân sẽ bị xử lý nghiêm khắc, triệt để đem lại niềm tin cho nhân dân

Đối với đất nông nghiệp, những vụ việc kiện cáo chủ yếu liên quan đến bồithường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất Mặc dù giá đất nôngnghiệp trong khung giá mới đã được điều chỉnh cao hơn rất nhiều nhưng vẫnchưa đảm bảo được quyền lợi cho bà con, ngoài ra việc đền bù tài sản trên đấtcũng là một vướng mắc và cũng là kẽ hở để nhiều đối tượng trục lợi cá nhân Những quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý

vi phạm đất đai nói chung trong đó bao hàm cả đất nông nghiệp sẽ góp phần làmminh bạch hệ thống pháp luật về đất đai, thực hiện quyền bình đẳng của mọicông dân Qua việc xử lý những vi phạm về đất đai sẽ đảm bảo được tínhnghiêm minh của pháp luật và đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả, đúng quyềnhạn và nghĩa vụ của từng đối tượng

V CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Đất nông nghiệp là một phần quỹ đất của phạm vi lãnh thổ quốc gia Vìvậy, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố tácđộng đến việc sử dụng đất và quản lý đất đai nói chung và một số nhân tố riêng.Việc sử dụng đất nông nghiệp và quản lý nhà nước về đất nông nghiệp bị chiphối bởi điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên, quy luật kinh tế- xãhội, yếu tố khoa học công nghệ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai

1 Điều kiện tự nhiên

Đất nông nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tiên là sản xuất nông nghiệptrong khi đó hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) chịu sự tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu

Sử dụng đất đai vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sử dụng diện tích bềmặt đặc biệt cần phải chú ý tính thích nghi với điều kiện tự nhiên và quy luậtsinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như: ánh sáng,

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

33

Trang 34

nhiệt độ, lượng mưa… Trong điều kiện tự nhiên khí hậu là yếu tố hàng đầu tácđộng đến sử dụng đất nông nghiệp

Các yếu tố khí hậu rất đa dạng: nhiệt độ trung bình, thời gian chiếu sáng…nhưng có một điểm chung là các yếu tố này đều có ý nghĩa quan trọng đối vớiviệc thích hợp, tăng trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi Bởi thế màquản lý nhà nước về đất nông nghiệp cần phải chú ý đến khí hậu của khu vựcquản lý Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến cơ cấu mùa vụ cũng như cơ cấu câytrồng của từng khu vực Nếu không chú ý đến yếu tố tự nhiên khi bố trí câytrồng, vật nuôi thì hậu quả tất yếu là hiệu quả mang lại không cao Dự án trồngchè Nhật ở vùng Tây Bắc nước ta là một ví dụ Thổ nhưỡng và nhiệt độ khu vựcnày không phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây chè Nhật nên dự ánnày đã thất bại gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước cũng như người dân trongvùng dự án

Điều kiện tự nhiên mang tính khu vực đậm nét Vị trí địa lý của vùng với sựkhác biệt về khí hậu, nguồn nước, nhiệt độ…sẽ quyết định khả năng, công dụng

và hiệu quả của việc sử dụng đất Vì vậy, việc sử dụng đất cần tuân thủ theo quyluật tự nhiên: khai thác triệt để những lợi thế của đất đồng thời khắc phục nhữnghạn chế, né tránh những rủi ro

Sự khác biệt về địa hình, địa mạo, độ dốc…dẫn tới sự khác nhau về khí hậu

và ảnh hưởng đến việc lựa chọn và bố trí các loại cây trồng, vật nuôi, phươngthức sản xuất phù hợp Đặc biệt về điều kiện thổ nhưỡng là yếu tố chính cho sựphù hợp của từng loại cây trồng

Qua đó các nhà quản lý đất đai cần đặc biệt chú ý đến yếu tố này để hoạchđịnh một cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý cho địa phương mình Nếu khôngquan tâm đến sự phù hợp của cây trồng với từng loại đất sẽ dẫn đến những hậuquả khôn lường

2 Điều kiện kinh tế - xã hội.

Cũng như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp qua đóảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp Ngược lại, nhìnvào hiện trạng sử dụng đất của một vùng, một địa phương chúng ta cũng phầnnào đánh giá được mức độ phát triển kinh tế, xã hội của vùng, địa phương đó

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

34

Trang 35

Đất nông nghiệp là một trong những loại đất trực tiếp tạo ra những của cảivật chất Đất nông nghiệp tạo ra sản phẩm nuôi sống bản thân, gia đình ngườilao động và xã hội Khi xã hội càng phát triển trình độ của con người càng đượcnâng cao thì con người sẽ nắm được các quy luật tự nhiên, hiểu biết về khả năngsinh lợi của đất nên sẽ có biện pháp khai thác, sử dụng, bồi dưỡng đất Kinh tếcàng phát triển, con người càng có điều kiện đầu tư vào đất như: phân bón, máymóc…Do những điều kiện thuận lợi đó, con người nâng cao khả năng sinh lờicủa đất thông qua việc tăng năng suất lao động, sử dụng đất theo cả chiều rộng

và chiều sâu Song cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội là công cuộccông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng đưa đến những hậu quả đáng longại với việc sử dụng đất đai nhất là đất nông nghiệp Kinh tế phát triển mạnh

mẽ dẫn đến xu thế tất yếu là thu nhập tăng làm nảy sinh nhiều nhu cầu mới(ngoài ăn ở còn có vui chơi, giải trí…) Có cầu thì ắt có cung, ngành côngnghiệp thương mại dịch vụ phát triển nhanh “chóng mặt” đồng nghĩa với việcmột diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sang đất phi nôngnghiệp Đó là một hiện thực không thể phủ nhận Vì vậy, Nhà nước cần phải cócác chủ trương, chính sách sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp không để hiệntượng chuyển đổi mục đích sử dụng của đất nông nghiệp diễn ra một cách tựphát, bừa bãi Mặt khác, dân số Việt Nam tuy không còn ở giai đoạn bùng nổnhưng cũng đang tăng nhanh đặt ra một thực tế về nhu cầu đất ở Diện tích đất ởtăng lên trong khi đó tổng quỹ đất trên phạm vi toàn cầu và phạm vi quốc giakhông đổi do vậy sẽ phải chuyển đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng sang làmđất ở Nhưng ở các đô thị và những vùng dân cư đông đúc như đồng bằng sôngHồng thì diện tích đất chưa sử dụng là không đáng kể Hậu quả nhãn tiền là diệntích đất nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng

Tất cả những vấn đề trên đều dẫn đến một kết cục là diện tích đất nôngnghiệp đang giảm Các cấp, các ngành có trách nhiệm quản lý đất đai nói chung

và đất nông nghiệp nói riêng cần phải có biện pháp để bảo đảm sử dụng đất đaihiệu quả và bền vững

3 Khoa học công nghệ.

Đất nông nghiệp là đối tượng lao động, con người sử dụng công cụ laođộng tác động vào đất nông nghiệp phục vụ cho mục đích của mình Trong khi

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

35

Trang 36

đó công cụ đất đai lại biến đổi theo từng thời kỳ lịch sử theo sự lớn mạnh củakhoa học kỹ thuật thế giới và của đất nước Như đã nói ở trên, kinh tế - xã hộingày càng phát triển con người càng có điều kiện đầu tư vào đất, trình độ khaithác và sử dụng trong sản xuất cũng càng cao từ chỗ chỉ biết khai thác độ phìnhiêu tự nhiên của đất đến chỗ biết bón phân xanh, phân chuồng cho đất rồi đếnphân hóa học và ngày nay là phân vi sinh không gây ô nhiễm môi trường nhưngvẫn nâng cao được độ phì của đất Trình độ khai thác đất còn thể hiện qua chế

độ canh tác Ban đầu là chế độ đốt rẫy, người ta đốt rừng làm nương rẫy canhtác, khi đất đai cằn cỗi người ta lại bỏ hoang và đi khai thác vùng đất mới - hìnhthức du canh du cư Tiếp đến là chế độ bỏ hoang, bỏ hóa, sau khi đã khai tháchết chất dinh dưỡng của đất người ta sẽ bỏ hoang đất đó đợi khi đất được phụchồi nhờ tự nhiên sẽ quay trở lại trồng trọt Tiến bộ hơn là chế độ luân phiên câytrồng, các loại cây trồng được trồng xen và thay đổi theo mùa vụ đặc biệt là cácbiện pháp kỹ thuật thâm canh được ứng dụng để nâng cao năng suất và chấtlượng cây trồng

Khoa học công nghệ còn là những máy móc, những hệ thống phục vụ sảnxuất nông nghiệp như quá trình cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa làm năngsuất cây trồng tăng lên đáng kể, cải thiện điều kiện lao động và năng suất laođộng Các công cụ lao động hiện đại giảm bớt hàm lượng lao động thủ công làmcho năng suất lao động tăng Nói riêng ở Việt Nam, các loại máy móc phục vụnông nghiệp cũng rất đa dạng: máy cày, bừa, máy gặt, máy tuốt lúa…mới đây làmáy thu hoạch lạc được chế tạo thành công góp phần thực hiện thành công mụctiêu công nghiệp hóa nông nghiệp

Khoa học kỹ thuật còn tác động mạnh mẽ vào nông nghiệp thông qua việcsản xuất ra các loại phân bón làm tăng chất dinh dưỡng cho đất, làm cho đất đaitrở nên màu mỡ Ngoài ra, việc lai tạo giống có năng suất cao, chất lượng tốtđáp ứng được nhu cầu xuất khẩu cũng được Đảng và Nhà nước ta chú trọng Khoa học công nghệ còn tác động đến công tác quản lý nhà nước về đấtnông nghiệp bởi hệ thống quản lý đang áp dụng ngày càng nhiều tiến bộ khoahọc kỹ thuật đặc biệt trong công tác lưu trữ hồ sơ và công tác đo đạc, lập bản đồ

Có thể nói khoa học công nghệ đã đóng góp một phần không nhỏ vào sựphát triển của ngành nông nghiệp, nó tác động mạnh mẽ đến việc khai thác, sửdụng và quản lý đất nông nghiệp Bởi vậy, đầu tư khoa học kỹ thuật vào nông

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

36

Trang 37

nghiệp là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn trong bối cảnh đất nước còn nặng vềsản xuất nông nghiệp mà xu thế hội nhập đang mở rộng quy mô toàn thế giới Trong xu thế khoa học công nghệ phát triển như vũ bão ngày nay, công tác quản

lý Nhà nước về đất đai hay đất nông nghiệp cần chú ý để có những đầu tư hợp lý

để phát triển và bảo vệ đất đai

4 .Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai

Nhà nước thiết lập nên bộ máy quản lý đất đai thay mình thực hiện chứcnăng quản lý toàn bộ các vấn đề có liên quan đến đất đai Theo quyết định củaNghị định 91/CP thông qua ngày 11/11/2002, Bộ Tài nguyên và môi trườngđược thành lập Bộ này thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, thủy văn, đo đạc bản

đồ trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước về các dịch vụ công và thực hiệnđại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước trong các lĩnh vực trên theo quy định củapháp luật Vì vậy, công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp chắc chắn sẽchịu ảnh hưởng của yếu tố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai Bộ máy

tổ chức càng chặt chẽ, hoạt động càng hiệu quả thì công tác quản lý Nhà nước

về đất nông nghiệp cũng được thực hiện đầy đủ, đồng bộ.Bộ máy quản lý Nhànước về đất đai được tổ chức để thực hiện các nội dung quản lý về đất đai đãđược quy định trong pháp luật Qua đó thể hiện chức năng quản lý của các cơquan quản lý đất đai sẽ hình thành nên hệ thống thông tin đất đai nhằm phục vụcông tác quản lý chặt chẽ và hiệu quả quỹ đất của mình Bộ máy quản lý nhànước về đất đai ở nước ta được tổ chức như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

37

Trang 38

C H Í N H P H Ủ

UBND TỈNH, TP TRỰC

THUỘC TRUNG ƯƠNG

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA CHÍNH

TRUNG TÂM ĐIỀU TRA QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI

VỤ ĐĂNG KÝ THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI

VỤ ĐẤT ĐAI

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

… …

VỤ PHÁP CHẾ THANH TRA

Sơ đồ 1: HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM

Nguồn: Tạp chí Địa chính số 4/2005

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

Trang 39

7.Thông tin đất đai

5.Định giá đất6.Đăng ký đất đai4.Bản đồ địa chính

3.Thanh tra2.Quy hoạch sử dụng đất1.Pháp luật đất đai

Hệ thống thông tin đất đai được hình thành theo quy trình sau: Nhà nướcthông qua công cụ pháp luật về đất đai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất, thanh tra, kiểm tra về đất đai làm cơ sở phân hạng đất, đánh giá đất đai, tổchức đăng ký đất đai, lập bản đồ địa chính Hệ thống này được lưu giữ tại hồ sơđịa chính của các cấp theo quy định của pháp luật

Mô hình hệ thống quản lý đất đai được xây dựng như sau:

Sơ đồ 2: MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

(Tạp chí địa chính – TS Nguyễn Đình Bồng)Bất kỳ một Nhà nước nào cũng phải tổ chức hệ thống quản lý đất đai đóchính là trách nhiệm, chức năng của bộ máy quản lý nhà nước về đất đai Bộmáy đó hoạt động nhằm xác lập hồ sơ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất vàcác tài liệu khác liên quan để thực hiện mục đích cuối cùng là quản lý, sử dụngbền vững tài nguyên đất Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai là cơ quan thực thicác nội dung quản lý đã được đề cập ở trên, chịu trách nhiệm trước Chính phủ

và trước nhân dân Việc tổ chức bộ máy đó như thế nào, hoạt động ra sao sẽ cónhững tác động rất lớn đến quản lý đất đai Đất nông nghiệp cũng như đất đainói chung là nguồn lực to lớn nên Nhà nước cần phải tổ chức ra một bộ máy cơquan chuyên môn đủ mạnh và đội ngũ cán bộ công chức có chuyên môn nghiệp

vụ, có phẩm chất và trách nhiệm của một người cán bộ chân chính để thực hiệnnhiệm cụ quản lý nguồn tài sản đó

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

Trang 40

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN THANH TRÌ – HÀ NỘI

I.TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI.

1 Điều kiện tự nhiên

1.1.Vị trí địa lý.

Huyện Thanh Trì nằm ở tọa độ từ 20050’ đến 21000’ vĩ độ Bắc, 105045’ đến

105056’ kinh Đông, là cửa ngõ phía nam của Thủ đô Hà Nội nằm trên trục đườngquốc lộ 1A, 1B và tuyến đường sắt Bắc - Nam Phía Bắc huyện giáp quậnHoàng Mai, phía Nam giáp huyện Thường tín và huyện Thanh Oai - Hà Tây,phía Tây giáp quận Thanh Xuân và thị xã Hà Đông – Hà Tây, phía Tây là sôngHồng Huyện Thanh Trì ở vị trí đặc biệt, là đầu mối giao thông nối thủ đô HàNội với các tỉnh phía Nam tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa liên vùng.Tính theo hướng Bắc – Nam, chiều dài của huyện khoảng 8 km bao gồm 15

xã và 1 thị trấn, diện tích tự nhiên là 6 292,71 ha

Với vị trí địa lý như trên, huyện Thanh Trì có điều kiện thuận lợi về giaothông, có các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy do nằm ngay bên bờ sôngHồng Vì vậy, huyện Thanh Trì rất có lợi thế trong việc phát triển giao lưu hànghóa giữa các tỉnh phía Nam với Thủ đô Hà Nội

Địa hình.

Huyện Thanh Trì là vùng đất trũng nằm ven đê sông Hồng Độ cao trungbình của vùng đất này từ 4,5 đến 5,5 m, dốc nghiêng theo chiều Bắc xuống Nam

và từ Đông sang Tây

Đất đai ở đây chủ yếu là đất phù sa do sông Hồng bồi đắp và một phần đấtcát ở các xã vùng bãi Toàn bộ đất đai của huyện được chia thành 2 vùng tựnhiên là vùng nội đồng và vùng bãi ven sông Vũng bãi là vùng đất phù sa bồi tụhàng năm bao gồm các xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc với tổng diện tích

1174 ha Giữa vùng bãi và đê hình thành nên nhiều hồ, đẫm trũng chạy ven chân

đê Vì khu vực này được bồi đắp phù sa hàng năm nên có độ cao trung bình cao

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

Ngày đăng: 21/03/2013, 15:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở - GS.TSKH. Lê Đình Thắng chủ biên Khác
2. Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất – PGS.TS. Ngô Đức Cát chủ biên Khác
3. Giáo trình Đăng ký – thống kê đất đai – GS.TSKH. Lê Đình Thắng, Ths. Đỗ Đức Đôi đồng chủ biên Khác
4. Của cải của các dân tộc - Ađam Smith - NXB Giáo dục - Hà Nội - 1997 5. Luật đất đai 1993, sửa đổi năm 1998, 2001 và Luật đất đai 2003 Khác
6. Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai 181/2004/NĐ-CP, Nghị định 182/2004/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, Nghị định 197/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất Khác
7. Tạp chí Quản lý nhà nước số 10/2003, số 4/2004, số 10/2004, số 2/2005, số 6/2005 Khác
8. Tạp chí Địa chính số 2/2001, số 6/2001, số 2/2005, số 4/2005 9. Tạp chí Tài nguyên môi trường số 4/2004, số 8/2004 Khác
10. Các tài liệu do Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Trì cung cấp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 7:  BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội
Bảng 7 BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w