Khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội (Trang 35 - 37)

V. Các nhân tố ảnh hưởng

3. Khoa học công nghệ

Đất nông nghiệp là đối tượng lao động, con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đất nông nghiệp phục vụ cho mục đích của mình. Trong khi

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

35 35

đó công cụ đất đai lại biến đổi theo từng thời kỳ lịch sử theo sự lớn mạnh của khoa học kỹ thuật thế giới và của đất nước. Như đã nói ở trên, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển con người càng có điều kiện đầu tư vào đất, trình độ khai thác và sử dụng trong sản xuất cũng càng cao từ chỗ chỉ biết khai thác độ phì nhiêu tự nhiên của đất đến chỗ biết bón phân xanh, phân chuồng cho đất rồi đến phân hóa học và ngày nay là phân vi sinh không gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn nâng cao được độ phì của đất. Trình độ khai thác đất còn thể hiện qua chế độ canh tác. Ban đầu là chế độ đốt rẫy, người ta đốt rừng làm nương rẫy canh tác, khi đất đai cằn cỗi người ta lại bỏ hoang và đi khai thác vùng đất mới - hình thức du canh du cư. Tiếp đến là chế độ bỏ hoang, bỏ hóa, sau khi đã khai thác hết chất dinh dưỡng của đất người ta sẽ bỏ hoang đất đó đợi khi đất được phục hồi nhờ tự nhiên sẽ quay trở lại trồng trọt. Tiến bộ hơn là chế độ luân phiên cây trồng, các loại cây trồng được trồng xen và thay đổi theo mùa vụ đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật thâm canh được ứng dụng để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

Khoa học công nghệ còn là những máy móc, những hệ thống phục vụ sản xuất nông nghiệp như quá trình cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa làm năng suất cây trồng tăng lên đáng kể, cải thiện điều kiện lao động và năng suất lao động. Các công cụ lao động hiện đại giảm bớt hàm lượng lao động thủ công làm cho năng suất lao động tăng. Nói riêng ở Việt Nam, các loại máy móc phục vụ nông nghiệp cũng rất đa dạng: máy cày, bừa, máy gặt, máy tuốt lúa…mới đây là máy thu hoạch lạc được chế tạo thành công góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa nông nghiệp.

Khoa học kỹ thuật còn tác động mạnh mẽ vào nông nghiệp thông qua việc sản xuất ra các loại phân bón làm tăng chất dinh dưỡng cho đất, làm cho đất đai trở nên màu mỡ. Ngoài ra, việc lai tạo giống có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu cũng được Đảng và Nhà nước ta chú trọng.

Khoa học công nghệ còn tác động đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp bởi hệ thống quản lý đang áp dụng ngày càng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt trong công tác lưu trữ hồ sơ và công tác đo đạc, lập bản đồ.

Có thể nói khoa học công nghệ đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành nông nghiệp, nó tác động mạnh mẽ đến việc khai thác, sử dụng và quản lý đất nông nghiệp. Bởi vậy, đầu tư khoa học kỹ thuật vào nông

SVTH: Nguyễn Thị Hạnh Địa chính K44

36 36

nghiệp là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn trong bối cảnh đất nước còn nặng về sản xuất nông nghiệp mà xu thế hội nhập đang mở rộng quy mô toàn thế giới. Trong xu thế khoa học công nghệ phát triển như vũ bão ngày nay, công tác quản lý Nhà nước về đất đai hay đất nông nghiệp cần chú ý để có những đầu tư hợp lý để phát triển và bảo vệ đất đai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w