Kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội (Trang 96 - 104)

Để tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Thanh Trì hoàn thành được mục tiêu đề ra trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tới năm 2010, huyện có một số kiến nghị:

* Đề nghị Thành phố và các ngành quy hoạch chi tiết không gian và quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Trì theo hướng phát triển đô thị đến năm 2010 trở thành quận mới của Hà Nội và quy hoạch khu đô thị trung tâm của huyện.

* Đề nghị triển khai, lập và duyệt các quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao, thủy lợi, công nghiệp, du lịch dịch vụ.

* Đề nghị UBND huyện Thanh Trì đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giảm thiểu những khó khăn cho người dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với đất nông nghiệp hay các loại đất khác.

* Cho phép huyện đấu giá các khu đất kẹt (trong đó có rất nhiều thửa thuộc nhóm đất nông nghiệp như: ao, hồ, ruộng rau…) chấm dứt tình trạng sử dụng đất

không hiệu quả, lấn chiếm các khu đất kẹt đồng thời tạo nguồn thu ngân sách cho huyện.

* Kiến nghị đầu tư kinh phí thực hiện mô hình nông nghiệp sinh thái ở các xã Đông Mỹ, Hữu Hòa, Tả Thanh Oai…

KẾT LUẬN

Huyện Thanh Trì là một huyện ven đô có lợi thế hơn so với một số huyện ngoại thành khác. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp vừa phù hợp với lịch sử của huyện vừa có thị trường rộng lớn là khu vực nội đô. Bởi vậy, sản xuất nông nghiệp cũng như đất nông nghiệp như thế nào đang trở thành một ẩn số cho các nhà quản lý đất đai. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn đã được triển khai đồng bộ, toàn diện, cụ thể đến từng xã. Nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cấp quản lý mà công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đã dần ổn định và thu được những kết quả đáng mừng. Công tác khảo sát, đo đạc được tiến hành một cách khoa học, độ chính xác cao, cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp cơ bản hoàn thành, công tác kiểm kê thành công tốt đẹp. Đó là những nét cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trong những năm qua. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của huyện 5 năm trở lại đây cũng gây sức ép không nhỏ đối với sử dụng đất nông nghiệp. Thực tế đang diễn ra theo xu hướng bất lợi cho phát triển ngành nông nghiệp của huyện. Hiện nay, tình trạng đất nông nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng về diện tích, hiện tượng chuyển mục đích sử dụng bừa bãi, sử dụng lãng phí và hủy hoại đất nông nghiệp còn tồn tại. Tất cả những bất cập đó đã được UBND huyện Thanh Trì xác định và tích cực tìm ra biện pháp khắc phục triệt để.

Tóm lại, việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp huyện Thanh Trì đã đạt được những kết quả to lớn. Với những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý đất nông nghiệp cộng với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, trong thời gian tới huyện Thanh Trì sẽ phát triển mạnh mẽ hơn tạo ra một cơ cấu ngành hợp lý, sử dụng đất hiệu quả xây dựng nên một không gian đô thị và nông thôn mang tính khoa học và giàu tính thẩm mỹ.

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, tôi mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại địa phương.Tôi hi vọng rằng, cá nhân mình sẽ góp một phần công sức nhỏ bé công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa huyện Thanh Trì.

Tôi tin rằng với sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân huyện Thanh Trì – Hà Nội chắc chắn sẽ trở thành một “vùng đất hứa”, là điểm đến của các nhà đầu tư, của khách du lịch, xứng đáng là một huyện ngoại thành Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Trước khi kết thúc chuyên đề thực tập này, một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới GS.TSKH Lê Đình Thắng – giáo viên hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và làm chuyên đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở - GS.TSKH. Lê Đình Thắng chủ biên

2. Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất – PGS.TS. Ngô Đức Cát chủ biên

3. Giáo trình Đăng ký – thống kê đất đai – GS.TSKH. Lê Đình Thắng, Ths. Đỗ Đức Đôi đồng chủ biên

4. Của cải của các dân tộc - Ađam Smith - NXB Giáo dục - Hà Nội - 1997 5. Luật đất đai 1993, sửa đổi năm 1998, 2001 và Luật đất đai 2003

6. Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai 181/2004/NĐ-CP, Nghị định 182/2004/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, Nghị định 197/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất

7. Tạp chí Quản lý nhà nước số 10/2003, số 4/2004, số 10/2004, số 2/2005, số 6/2005

8. Tạp chí Địa chính số 2/2001, số 6/2001, số 2/2005, số 4/2005 9. Tạp chí Tài nguyên môi trường số 4/2004, số 8/2004

10. Các tài liệu do Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Trì cung cấp

MỤC LỤC

Lời mở đầu …...1

CHƯƠNG I: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP.3 I. Khái niệm đất nông nghiệp ...3

II. Vai trò và đặc điểm của đất nông nghiệp...4

1. Vai trò của đất nông nghiệp ...4

Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế ...4

Đất nông nghiệp là nguồn cung cấp đất đai cho các ngành kinh tế khác 4 1.3. Đất nông nghiệp là yếu tố quyết định bảo vệ môi trường sinh thái 5 2. Đặc điểm đất nông nghiệp ... 6

Đặc tính hai mặt: không thể sản sinh và có khả năng tái tạo...6

Tính sở hữu và sử dụng ...7

Tính đa dạng và phong phú...7

3. Phân loại đất nông nghiệp... 8

4. Phân bố đất nông nghiệp...9

III. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất nông nghiệp... 12

1. Khái niệm và vai trò của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp...12

2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất nông nghiệp...14

IV. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp...15

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và tổ chức thực hiện các văn bản đó...17

2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp; lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp...18

3. Thực hiện lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 20

4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng

đất nông nghiệp...23

5. Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất nông nghiệp; thống kê, kiểm kê đất đai... 27

6. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật và giả quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp...31

V. Các nhân tố ảnh hưởng...33

1. Điều kiện tự nhiên...33

2. Điều kiện kinh tế - xã hội...34

3. Khoa học công nghệ...35

4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai... 37

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ – HÀ NỘI 40 I. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội...40

1. Điều kiện tự nhiên...40

2. Điều kiện kinh tế - xã hội...42

3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn đối với quản lý nhà nước về đất nông nghiệp... 50

II. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất nông nghiệp huyện Thanh Trì 51 1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Trì...52

2. Biến động đất nông nghiệp ...56

III. Hiện trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội...57

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông

nghiệp và tổ chức thực hiện các văn bản đó...57

2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp; lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp...60

Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp...60

Lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp...61

3. Thực hiện lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 63 4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp...68

Công tác giao đất, cho thuê đất nông nghiệp... 68

Thu hồi đất nông nghiệp ...69

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp...70

5. Công tác đăng ký và cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp; thống kê, kiểm kê đất đai ...72

5.1. Công tác đăng ký và cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp72 5.2. Thống kê, kiểm kê đất đai...

75 6. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp 77 IV. Đánh giá thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội...81

1. Kết quả đạt được...81

2. Tồn tại 83 3. Nguyên nhân 85 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THANH TRÌ – HÀ NỘI.. 88

I. Phương hướng, mục tiêu quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ...88

II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội...89

1. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đất đai, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan...89

2. Bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý đất đai...91

3. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, nhanh chóng điều chỉnh quy hoạch không gian toàn huyện...92

4. Tăng cường hiệu lực pháp luật, có chế tài xử lý vi phạm pháp luật đất đai nghiêm khắc, triệt để...93

5. Tích cực tuyên truyền, giáo dục pháp luật và chủ trương, chính sách về đất đai của huyện đến người dân...94

6. Đầu tư kinh phí phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì...95

7. Các cấp lãnh đạo cần có sự quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện...96

III. Kiến nghị, đề xuất...96

Kết luận...98

Tài liệu tham khảo...100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w