Hiện trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội (Trang 58)

ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ – HÀ NỘI.

Đất nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và ổn định đời sống của nhân dân trong huyện cả hiện tại và tương lai. Các công tác quản lý đất nông nghiệp được triển khai từ rất sớm và đã đạt được những kết quả rất có ý nghĩa.

Trước năm 1993, như các địa phương khác trong cả nước, công tác quản lý nhà nước về đất đai tập trung chủ yếu vào đo đạc thống kê, phân hạng đất nông nghiệp. Từ khi có Luật đất đai 1993 các nội dung quản lý được tổ chức thực hiện trên địa bàn các xã, thị trấn. Đặc biệt từ khi Phòng Địa chính nhà đất và đô thị được thành lập, việc quản lý đất nông nghiệp đã từng bước đi vào nề nếp với việc thực hiện khá đồng bộ các nội dung theo luật định. Qua đó UBND huyện nắm chắc hơn tình hình quỹ đất chung cũng như đất nông nghiệp để có biện pháp khai thác, sử dụng loại đất này hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất.

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Pháp luật là công cụ quan trọng để Nhà nước điều chỉnh các đối tượng quản lý, sử dụng đất. Pháp luật được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Đó là những quy định mang tính bắt buộc, các đối tượng phải tuân thủ. Từ sau Hiến pháp năm 1980, tình hình quản lý và sử dụng đất nước ta đã có sự thay đổi căn bản. Để đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các loại văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai. Đó là một hệ thống các văn bản từ trung ương đến cấp tỉnh, thành phố, các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cho tới các xã, phường, thị trấn. Hệ thống này đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Trên cơ sở Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ, các chủ trương kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội

về đất đai, UBND huyện Thanh Trì, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện đã chủ động và sáng tạo đưa ra các văn bản nhằm cụ thể hóa các quy định trên và tổ chức thực hiện các kế hoạch của cấp trên. Mặc dù đã có những khó khăn nhất định nhưng nhờ có các văn bản kịp thời phù hợp yêu cầ thực tiễn mà huyện Thanh Trì đã tạo hành lang pháp lý chắc chắn, ổn định góp phần tăng cường hiệu lực quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất có hiệu quả.

Trong phạm vi đề tài này tôi xin liệt kê một số văn bản liên quan đến đất nông nghiệp mà UBND huyện Thanh Trì, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Trì đã ban hành trong những năm gần đây nhằm quản lý và sử dụng đất nông nghiệp chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Năm 1993 sau khi có Nghị định 64/ CP của thủ tướng Chính phủ, huyện đã ban hành ngay văn bản thực hiện giao đất nông nghiệp ổn định cho hộ gia đình xã viên theo tinh thần nghị quyết 10 của bộ chính trị, Quyết định 3550/ QĐ-UB và Chỉ thị 33/ CT- UB của UBND thành phố Hà Nội huyện Thanh Trì đã tổ chức thực hiện triển khai làm hai đợt:

* Đợt 1 thực hiện theo thông báo số149/ TT-UB ngày 14/11/1994 của Thành phố thực hiện ở 5 xã gồm: Đại Áng, Đông Mỹ, Vạn Phúc, Hữu Hòa, Duyên Hà.

* Đợt 2 thực hiện theo chỉ thị 09/ CT-UB ngày 13/03/01998 và Quyết định 4171/ QĐ-UB ngày 01/10/1998tại 10 xã gồm: Yên Mỹ, Tam Hiệp, Thanh Liệt, Vĩnh Quỳnh, Liên Ninh, Ngũ hiệp, Tứ Hiệp, Tân Triều, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai.

Để tiếp tục triển khai Nghị định 64/ CP các cơ quan liên quan đã có các văn bản hướng dẫn:

+ Hướng dẫn 26/ HD-UB ngày 09/01/2001 của UBND huyện Thanh Trì về giải quyết một số vướng mắc trong quá trình thực hiện giao đất, cấp GCN QSDĐ theo Nghị định 64/ CP

+ Hướng dẫn 72/ HD-ĐCNĐ ngày 20/06/2001 của Phòng Địa chính nhà đất hướng dẫn các xã giải quyết giao đất cho một số đối tượng chưa được giao phù hợp tình hình thực tế địa phương đảm bảo nguyên tắc người sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất

+ Để tổ chức thực hiện cấp GCNQSD đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân UBND huyện đã ban hành hàng loạt các quyết định cấp GCNQSDĐ

+ Báo cáo số 25/BC-ĐCNĐ&ĐT về kết quả thực hiện giao đất và cấp GCN QSDĐ nông nghiệp theo Nghị định 64/CP. Trong báo cáo này Phòng Địa chính Nhà đất và Đô thị đã đánh giá kết quả thực hiện về phương án giao đất, việc giao đất ngoài thực địa, việc cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp; xem xét những tồn tại trong việc tổ chức thực hiện và đưa ra biện pháp giải quyết những vướng mắc đó; nêu một số kiến nghị, đề xuất một số nội dung.

+ Chỉ thị 912/CT-UB của UBND huyện về điều chỉnh phân hạng đất nông nghiệp. Do tình hình kinh tế - xã hội đã có rất nhiều biến động dẫn đến việc phân hạng đất nông nghiệp như cũ không còn phù hợp, gây ra thiệt thòi cho người dân và khó khăn cho cán bộ thực hiện công việc liên quan nên UBND huyện đã có sự điều chỉnh lại cho hợp lý hơn.

Đất nông nghiệp không tồn tại một cách độc lập mà có sự gắn bó mật thiết với tất cả các loại đất khác. Bởi vậy, các văn bản pháp luật có phạm vi điều chỉnh đất đai nói chung thì đều tác động đến đất nông nghiệp. Sau đây là một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai trên địa bàn huyện:

+ Quyết định 6675/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về việc thanh tra, kiểm tra và lập đoàn Thanh tra, kiểm tra đất đai từ ngày 01/01/2004 đến 30/06/2005.

+ Thông báo số 23/TB-UB ngày 03/02/2005 : Kết luận tại hội nghị triển khai kế hoạch kiểm kê đất đai, cấp GCN và công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện.

+ Công văn số 164/CV-TTr ngày 07/10/2005 và Thông báo số 4637/TB- ĐCNĐ ngày 21/10/2005 về việc tăng cường công tác tiếp, giải quyết, trả lời đơn thư của công dân.

+ Quyết định 1894/QĐ-UB ngày 15/12/2005 của UBND huyện về việc thành lập ban chỉ đạo kiểm kê, xử lý nhà đất và tổ công tác giúp việc. Nhiệm vụ của tổ giúp việc và Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai ở xã, thị trấn.

+ Công văn số 01/QLNS-PTC ngày 03/01/2006 của Phòng tài chính huyện về sử dụng kinh phí cấp GCN.

+ Công văn số 106/CV-UB ngày 22/02/2006 của UBND huyện ban hành kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố Hà Nội.

+ Báo cáo số 104/BC-UB của UBND huyện: Báo cáo kết quả thực hiện chính sách pháp luật và các văn bản quy định của UBND thành phố trong giải quyết thủ tục hành chính. Bộ máy hành chính từ huyện đến cơ sở từng bước được hoàn thiện, củng cố nâng cao chất lượng hiệu quả. Thực hiện Nghị định 172/2004/NĐ-CP ngày 29/04/2004 của Chính phủ về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã và quy định của UBND thành phố, huyện đã thành lập Phòng Tư pháp, phòng Tài nguyên và môi trường và phòng Xây dựng đô thị.

Trên đây là một số văn bản pháp quy chủ yếu do UBND huyện và Phòng Địa chính Nhà đất và đô thị (Nay là Phòng Tài nguyên và môi trường) ban hành liên quan đến đất nông nghiệp và đất đai nói chung. Nhờ các văn bản này mà công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt đối với đất nông nghiệp, việc giao đất, cấp GCN QSDĐ đã cơ bản hoàn thành. Qua đó, có thể khẳng định công tác ban hành các văn bản pháp luật là không thể thiếu đối với mọi lĩnh vực chứ không riêng đối với đất nông nghiệp. Bởi vậy, công tác này góp một phần không nhỏ vào việc duy trì một chế độ quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ổn định và hiệu quả.

2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp; Lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

Việc khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp; Lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Các nội dung cụ thể như sau:

2.1. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp

Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp là những công việc hết sức khó khăn, phức tạp mang tính khoa học cao. Công tác này đã được huyện Thanh Trì triển khai từ rất sớm. Trước năm 1993, huyện đã tập trung chủ yếu vào đất nông nghiệp với các nội dung: đo đạc, thống kê, phân hạng đất. Huyện Thanh Trì có địa hình tương đối đơn giản, bằng phẳng không có đồi núi nên công tác khảo sát, đo đạc cũng không gặp quá nhiều trở ngại.

Căn cứ vào các chỉ tiêu để phân hạng đất nông nghiệp, huyện Thanh Trì đã tổ chức đánh giá, phân hạng các loại đất. Tính đến thời điểm năm 1993 công tác này đã cơ bản hoàn thành theo tinh thần của Nghị định 73/CP. Tuy nhiên, để có cơ sở sát thực hơn để tính giá đất nông nghiệp, tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp…huyện đã có sự điều chỉnh phân hạng đất nông nghiệp theo chỉ thị 912/CT-UB. Hiện nay, đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản của huyện Thanh Trì được phân thành 6 hạng đất, đất trồng cây lâu năm chia thành 5 hạng. Dựa trên việc phân hạng và điều chỉnh phân hạng đất nông nghiệp, cơ quan có thẩm quyền sẽ đánh giá lại đất nông nghiệp và đưa ra khung giá cho đất nông nghiệp vào ngày 01/01 hàng năm. Theo quyết định số 05/2006/QĐ-UB ngày 03/01/2006 của UBND thành phố Hà Nội, khung giá đất nông nghiệp áp dụng trên địa bàn thành phố như sau:

+ Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản tại các xã mức tối thiểu là 36.000đ/m2; mức tối đa 108.000đ/m2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm tại các xã mức tối thiểu là 31.500đ/m2; mức tối đa 126.000đ/m2.

2.2. Lập bản đồ hiện trạng và bản đồ địa chính.

Năm 1995, huyện Thanh Trì đã hoàn thành tổng hợp kiểm kê đất đai theo đinh kỳ và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo chỉ thị 382/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 34/CT-UB của UBND thành phố. Kết quả đạt được là huyện đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 26/26 xã, thị trấn (lúc bấy giờ). Trên cơ sở đó huyện đã tổng hợp số liệu và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của toàn huyện theo đúng quy định. Đến năm 1996, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính trên cơ sở lưới tọa độ quốc gia cho các xã, thị trấn với tỷ lệ 1:500 đối với đất thổ cư, 1: 10.000 đối với khu vực đất canh tác. Như vậy, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của huyện đã được lập bản đồ tỷ lệ 1:10.000.

Việc đo đạc và hoàn thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện là cơ sở để cơ quan nhà nước quản lý đất đai nắm chắc được quy mô, cơ cấu, phân bố, mục đích sử dụng các loại đất. Nhờ đó sẽ có cơ sở vững chắc để Phòng Tài nguyên và môi trường, UBND huyện

giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai do vậy những vi phạm và tranh chấp đất đai sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, diện tích, tình hình sử dụng đất nông nghiệp luôn luôn biến đổi nên số liệu đo đạc, hệ thống bản đồ hiện trạng cũ không còn đáp ứng đầy đủ cho công tác quản lý. Bởi vậy, sau khi hoàn thành kê khai đất đai vào năm 2000, tất cả diện tích các loại đất trong đó có đất nông nghiệp của huyện được chỉnh lý, bổ sung trên cơ sở địa giới hành chính được hoạch định theo chỉ thị 364/CT-UBTP.

Theo thông tin mới nhất, năm 2004 đã lập xong bản đồ địa chính trên địa bàn thành phố và đã bàn giao cho các quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Do đó, huyện Thanh Trì đã có bản đồ địa chính để phục vụ kịp thời cho công tác quản lý nhà nước về đất đai kể cả nguồn tài nguyên khác.

Xây dựng bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất là công việc phức tạp liên quan đến rất nhiều lĩnh vực đòi hỏi phải có chuyên môn, kỹ thuật và kinh phí lớn. Tuy nhiên, tất cả các địa phương đều phải tiến hành công việc này bởi lợi ích của nó mang lại không hề nhỏ cho công tác quản lý đất đai. Việc điều chỉnh, bổ sung, cập nhật bản đồ cũng được thực hiện thường xuyên để hoàn thiện hơn hồ sơ địa chính. Năm 2005, sau khi có kế hoạch kiểm kê đất đai của UBND Thành phố, UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và công tác bắt đầu triển khai từ ngày 01/01/2005 và hoàn thành vào ngày 30/04/2005 đối với cấp xã. Việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của huyện Thanh Trì nhằm các mục đích sau:

* Thể hiện toàn bộ quỹ đất của huyện năm 2005 theo đúng vị trí, diện tích, loại đất, đối tượng sử dụng theo quy định của Luật đất đai 2003 và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố trên bản đồ 1:10.000.

* Thu thập tài liệu xây dựng hệ thống thông tin cơ bản đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai của huyện Thanh Trì và cả Thành phố Hà Nội. Nắm được số liệu đầy đủ và thống nhất về quỹ đất phục vụ lập quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra quá trình thực hiện quy hoạch. Những tài liệu này còn phục vụ các ngành khác. Đặc biệt, nó là cơ sở để chỉnh lý, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho kỳ kiểm kê kế tiếp.

Dựa trên Bản đồ địa giới hành chính huyện Thanh Trì, bản đồ địa hình nền, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 16 xã, thị trấn bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm

2005 được thành lập. Bản đồ này được xây dựng ở dạng số hóa tỷ lệ 1:10000, ứng dụng công nghệ tin học và sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên ngành đảm bảo chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện thể hiện được các loại đất một cách chính xác và sát thực nhất giúp UBND huyện quản lý đất đai chặt chẽ hơn. UBND huyện cũng dựa trên đó để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời gian tới.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ địa chính là cơ sở để thiết lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

3. Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì .

Theo quy định của Luật đất đai 2003, UBND cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình và cho các thị trấc trên địa bàn. Quy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội (Trang 58)