MỤC LỤC
Nhà nước tác động lên các đối tượng thông qua việc thiết lập nên các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con người, giữa các tập thể với nhau vì trước hết Nhà nước là một cơ cấu có tổ chức bao gồm một hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Thực tế, đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đã và đang vận động theo hướng đất đai được phép thay đổi mục đích sử dụng sang những mục đích khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn; chuyển đổi về chủ sử dụng theo hướng chuyển sang chủ sử dụng có khả năng sử dụng đất hiệu quả hơn; chuyển đổi về giá trị theo hướng giá trị ngày càng tăng lên.
Mặc dù giá đất nông nghiệp trong khung giá mới đã được điều chỉnh cao hơn rất nhiều nhưng vẫn chưa đảm bảo được quyền lợi cho bà con, ngoài ra việc đền bù tài sản trên đất cũng là một vướng mắc và cũng là kẽ hở để nhiều đối tượng trục lợi cá nhân. Những quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm đất đai nói chung trong đó bao hàm cả đất nông nghiệp sẽ góp phần làm minh bạch hệ thống pháp luật về đất đai, thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân. Kinh tế càng phát triển, con người càng có điều kiện đầu tư vào đất như: phân bón, máy móc…Do những điều kiện thuận lợi đó, con người nâng cao khả năng sinh lời của đất thông qua việc tăng năng suất lao động, sử dụng đất theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Đất nông nghiệp cũng như đất đai nói chung là nguồn lực to lớn nên Nhà nước cần phải tổ chức ra một bộ máy cơ quan chuyên môn đủ mạnh và đội ngũ cán bộ công chức có chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất và trách nhiệm của một người cán bộ chân chính để thực hiện nhiệm cụ quản lý nguồn tài sản đó.
Hệ thống thông tin đất đai được hình thành theo quy trình sau: Nhà nước thông qua công cụ pháp luật về đất đai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra về đất đai làm cơ sở phân hạng đất, đánh giá đất đai, tổ chức đăng ký đất đai, lập bản đồ địa chính. Hệ thống này được lưu giữ tại hồ sơ địa chính của các cấp theo quy định của pháp luật. Mô hình hệ thống quản lý đất đai được xây dựng như sau:. Sơ đồ 2: MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 7.Thông tin đất đai. 2.Quy hoạch sử dụng đất 1.Pháp luật đất đai. Nguyễn Đình Bồng) Bất kỳ một Nhà nước nào cũng phải tổ chức hệ thống quản lý đất đai đó chính là trách nhiệm, chức năng của bộ máy quản lý nhà nước về đất đai. Bộ máy đó hoạt động nhằm xác lập hồ sơ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất và các tài liệu khác liên quan để thực hiện mục đích cuối cùng là quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất. Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai là cơ quan thực thi các nội dung quản lý đã được đề cập ở trên, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và trước nhân dân.
Việc tổ chức bộ máy đó như thế nào, hoạt động ra sao sẽ có những tác động rất lớn đến quản lý đất đai.
Ngoài ra, một số khó khăn khác cũng ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về đất đai như: việc chuyển đổi tự phát diện tích đất nông nghiệp sang mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chưa xứng với tiềm năng của vùng…. Huyện Thanh Trì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng khu vực có mât độ dân số cao nhất cả nước, bởi vậy nên phần lớn diện tích đất đã được khai thác sử dụng đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh…. So sánh diện tích đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính cấp xã trong huyện ta thấy: đơn vị có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất là Thị trấn Văn Điển vì đây là thị trấn duy nhất của huyện lại nằm giáp nội thành Hà Nội và đang phát triển nhanh.
Trong thời gian tới, huyện cần quan tâm hơn tới những xã này, có chính sách đầu tư hợp lý chuyển đổi cơ cấu cây con, mở rộng các mô hình nông nghiệp mới tạo điều kiện cho nhân dân lao động sản xuất, làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Trong báo cáo này Phòng Địa chính Nhà đất và Đô thị đã đánh giá kết quả thực hiện về phương án giao đất, việc giao đất ngoài thực địa, việc cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp; xem xét những tồn tại trong việc tổ chức thực hiện và đưa ra biện pháp giải quyết những vướng mắc đó; nêu một số kiến nghị, đề xuất một số nội dung. Trên cơ sở những thế mạnh và những thách thức chủ yếu của Thanh Trì trong thời gian tới và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, UBND huyện Thanh Trì đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đã được UBND Thành phố phê duyệt tại quyết định 160/QĐ-UB ngày 21/11/2004 “Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội thời kỳ 2002 đến 2010”. Bên cạnh đó, việc lập phương án giao đất thuộc quỹ đất công ích cũng được thực hiện theo quy định của Luật đất đai 2003 (Diện tích giao được là 228,37 ha tương đương với 4,78% quỹ đất nông nghiệp toàn huyện) và xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn, phân vùng phát triển kinh tế của huyện thành 4 vùng: ven đô, bãi phù sa, đô thị hóa nhanh và khu nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái.
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng nhằm hợp lý hóa trong khai thác tiềm năng đất đai song việc chuyển đổi này cần được quản lý hết sức chặt chẽ đảm bảo nền kinh tế của huyện đi đúng hướng tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng tự phát làm giảm sút nghiêm trọng loại đất này ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện cũng như trong nội thành. Sở dĩ, huyện Thanh Trì có thể làm tốt công tác kiểm kê đất đai năm 2005 là do sự cố gắng tích cực toàn thể cán bộ công nhân viên của các ban ngành liên quan đến đất đai đồng thời có sự chỉ đạo hướng dẫn sát sao của UBND huyện, Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của Phòng Tài nguyên và môi trường với các xã, thị trấn trong huyện. Với sự cải cách thủ tục hành chính đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra có lẽ trong thời gian tới, huyện sẽ giải quyết được những đơn thư còn tồn đọng và hạn chế được những khiếu kiện phát sinh, do đó góp phần làm lành mạnh hóa môi trường pháp lý đất đai trên địa bàn, ổn định dần và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai cũng như đất nông nghiệp.
Việc này đã tạo ra kẽ hở cho những kẻ trục lợi cá nhân lợi dụng lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất bất hợp pháp…Bởi vậy muốn công tác quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đạt hiệu quả cao huyện Thanh Trì cần phải kiện toàn lại bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai đồng thời phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong bộ máy đó. Để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp cần rất nhiều những tài liệu, hồ sơ liên quan như hệ thống bản đồ, sổ sách, trang thiết bị lưu trữ..Hệ thống tài liệu đó chỉ có được do sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân viên ngành Địa chính của huyện. Với những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý đất nông nghiệp cộng với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, trong thời gian tới huyện Thanh Trì sẽ phát triển mạnh mẽ hơn tạo ra một cơ cấu ngành hợp lý, sử dụng đất hiệu quả xây dựng nên một không gian đô thị và nông thôn mang tính khoa học và giàu tính thẩm mỹ.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, tôi mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại địa phương.Tôi hi vọng rằng, cá nhân mình sẽ góp một phần công sức nhỏ bé công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa huyện Thanh Trì.