1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính dầu khí

66 266 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 479,5 KB

Nội dung

Vốn là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp, gồm hai bộ phận: vốn chủ sở hữu và nợ vay. Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu vốn và phương thức huy động vốn khác nhau, những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường thì vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn. Nhưng đối với các tổ chức trung gian tài chính như CTTC thì vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ lệ ít hơn nợ vay. Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho CTTC, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của công ty. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn được đa dạng hóa nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Đầu tiên phải kể đến vốn góp ban đầu. Khi một đơn vị kinh doanh được thành lập, chủ đơn vị đó phải có số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông – chủ sở hữu góp. Tùy tính chất mỗi CTTC mà nguồn hình thành ban đầu khác nhau, có thể là vốn do các cổ đông đóng góp, do các bên liên doanh đóng góp hoặc sở hữu tư nhân hoặc vốn của công ty mẹ…

Trang 1

Mục lục Trang

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH

TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH

8

1.1.1 Khái niệm về Công ty tài chính 81.1.2 Các hoạt động của Công ty tài chính 9

1.2 Hoạt động bảo lãnh của Công ty tài chính

1.2.1 Các khái niệm liên quan đến hoạt động bảo lãnh

1.2.2 Các loại hình bảo lãnh tại Công ty tài chính

1.2.2.1 Phân loại theo mục đích

1.2.2.2 Phân loại theo điều kiện thanh toán 1.2.3 Đặc điểm của bảo lãnh

1.2.4 Chức năng và vai trò của bảo lãnh

1.2.5 Quy chế bảo lãnh

1.2.6 Quy trình bảo lãnh

1.3 Phát triển hoạt động bảo lãnh

1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động

bảo lãnh

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của

hoạt động bảo lãnh

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI

CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

2.1 Giới thiệu về Công ty tài chính Dầu khí

2.1.1 Quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh

2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Công ty

12131516182020232526262832

32323537

Trang 2

tài chính Dầu khí

2.2.1 Hướng dẫn bảo lãnh tại Công ty tài chính Dầu khí

2.2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Công ty

CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

BẢO LÃNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

3.1 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại

Công ty tài chính Dầu khí

3.1.1 Định hướng phát triển chung tại Công ty

tài chính Dầu khí

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại

Công ty tài chính Dầu khí

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Công ty

tài chính Dầu khí

3.2.1 Hoàn thiện chính sách về hoạt động bảo lãnh

3.2.2 Điều chỉnh quy trình thực hiện bảo lãnh

3.2.3 Nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm cho

chuyên viên tín dụng

3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động marketing

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ và cơ quan Nhà nước

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

374350

505151525757575959

596061

61626263

Trang 3

3.3.3 Kiến nghị với Công ty tài chính Dầu khí

Kết luận

Danh sách tài liệu tham khảo

636465

Trang 5

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ

1 Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các bên trong nghiệp vụ bảo lãnh 15

3 Biểu đồ 2.1 Số lượng thư bảo lãnh qua các năm 45

4 Bảng 2.2 Giá trị bảo lãnh theo loại hình doanh nghiệp qua

các năm

46

5 Bảng 2.3 Giá trị từng loại bảo lãnh qua các năm 47

6 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu bảo lãnh qua các năm 48

Trang 6

MỞ ĐẦU

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình mở cửa và hội nhập vào nềnkinh tế thế giới, các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng, sôi động và đi cùngvới nó là sự mở rộng các giao dịch thương mại cả về hình thức cũng như quy

mô Tuy nhiên, trong giao dịch, các bên thường gặp khó khăn khi tìm hiểuthông tin về đối tác như: khả năng thực hiện hợp đồng, uy tín của đối tác nênrủi ro xảy ra lớn Vấn đề này sẽ được khắc phục bằng cam kết bảo lãnh của tổchức tín dụng Tổ chức tín dụng với uy tín của mình đứng ra cam kết với bênthứ ba về việc khách hàng được bảo lãnh sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏathuận Tổ chức tín dụng có trách nhiệm thanh toán số tiền bảo lãnh cho bênthứ ba nếu khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết

Bảo lãnh không chỉ đáp ứng được nhu cầu giảm thiểu rủi ro trong giao

dịch thương mại mà trên thực tế nó còn đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức thực

hiện bảo lãnh Tổ chức tín dụng vừa thu được phí bảo lãnh đồng thời lạiquảng cáo được hình ảnh của mình ra bên ngoài Hoạt động bảo lãnh tốt vàquy mô lớn sẽ tạo được sự tin tưởng của khách hàng và điều đó sẽ thúc đẩycác hoạt động khác phát triển Vì vậy, phát triển quy mô bảo lãnh là mục tiêucủa nhiều tổ chức tín dụng

Trong quá trình thực tập tại PVFC, nhận thấy hoạt động bảo lãnh chưa

được chú trọng như các hoạt động khác nên đề tài: “Thực trạng và giải pháp

phát triển hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính Dầu khí” được chọn để

nghiên cứu Khóa luận được nghiên cứu với mục đích: Tìm hiểu lý luậnchung về phát triển bảo lãnh, căn cứ vào lý luận chung để phân tích đánh giáthực trạng bảo lãnh của PVFC, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển bảolãnh Song khóa luận muốn nhấn mạnh việc phát triển bảo lãnh không chỉ làtăng doanh số, tăng số lượng khách hàng mà còn là tăng chất lượng bảo lãnh

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh tại PVFC

Trang 7

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh tại PVFC từ năm 2005 đếnnăm 2007.

Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận được nghiên cứu theo phươngpháp so sánh và phương pháp tỷ lệ

Kết cấu của khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh của Công ty tài chính

Chương 2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính Dầu khí

Chương 3 Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính Dầu khí

Trang 8

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH

1.1 Tổng quan về Công ty tài chính

1.1.1 Khái niệm

Trong bất kỳ thời đại nào cũng vậy, nền kinh tế muốn phát triển thìphải chú ý thúc đẩy hoạt động lưu thông vốn Có nhiều tổ chức tài chính thamgia vào việc đó như: NH, Quỹ tín dụng, Quỹ tiết kiệm, công ty Chứng khoán

và CTTC

Ở Việt Nam, khái niệm CTTC được quy định rõ tại điều 2 Nghị định79/2002/NĐ - CP như sau: “ Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụngphi NH, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốnkhác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ vàthực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng khôngđược làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm”

Sở dĩ CTTC được gọi là “phi Ngân hàng” vì NH và CTTC đều là trunggian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, nhưng

có một số khác biệt, cụ thể:

- Các CTTC không nhận tiền gửi của dân chúng, của các tổ chứckinh tế xã hội… với thời hạn ngắn hạn và dưới hình thức mở tài khoản Đểtạo nguồn vốn bổ sung cho hoạt động của mình, các CTTC được vay dướihình thức phát hành các phiếu nợ dài hạn

- Các CTTC không được thực hiện các dịch vụ thanh toán và tiềnmặt, không sử dụng vốn vay của dân để làm phương tiện thanh toán

- Các CTTC gần như không bị điều hành chặt chẽ bởi Chính phủ.Chính phủ chỉ điều hành số tiền cực đại mà các CTTC có thể cho các cá nhânngười tiêu dùng vay và kỳ hạn của hợp đồng nợ, nhưng không hạn chế về việc

mở chi nhánh, về những tài sản mà họ nắm giữ và sự thu nhận vốn của các

Trang 9

CTTC Điều đó giúp cho các CTTC có thể phục vụ tốt các nhu cầu của kháchhàng hơn các NH.

1.1.2 Hoạt động của Công ty tài chính

 Huy động vốn

Vốn là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp, gồm hai bộ phận: vốnchủ sở hữu và nợ vay Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu vốn vàphương thức huy động vốn khác nhau, những doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh thông thường thì vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn Nhưng đối với các tổchức trung gian tài chính như CTTC thì vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ lệ ít hơn

nợ vay

Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho CTTC, đóng vai tròquan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của công ty Trong điều kiệnkinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn được đa dạng hóa nhằmkhai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế Đầu tiên phải kể đến vốn góp banđầu Khi một đơn vị kinh doanh được thành lập, chủ đơn vị đó phải có số vốnban đầu nhất định do các cổ đông – chủ sở hữu góp Tùy tính chất mỗi CTTC

mà nguồn hình thành ban đầu khác nhau, có thể là vốn do các cổ đông đónggóp, do các bên liên doanh đóng góp hoặc sở hữu tư nhân hoặc vốn của công

ty mẹ…

Tiếp đến là nguồn vốn từ lợi nhuận không chia Tài trợ bằng lợi nhuậnkhông chia – nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn tài chính quantrọng và khá hấp dẫn vì giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bênngoài Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, việc tái đầu tư không chỉ phụthuộc vào khả năng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vàochính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước Đối với công ty cổ phần thìviệc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm Khi công ty đểlại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợinhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận cổ tức nhưng bù

Trang 10

lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty Điều này mộtmặt khuyến khích cổ đông nắm giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác, dễ làmgiảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn do cổ đông chỉ nhận được mộtphần cổ tức nhỏ.

Ngoài ra, để huy động vốn, CTTC có thể vay của tổ chức tín dụngkhác hoặc vay trên thị trường vốn Cũng giống như doanh nghiệp, CTTC tiếnhành phát hành các giấy nợ (kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và cácgiấy tờ có giá khác) Vay trên thị trường vốn là khoản vay trung và dài hạn,không có đảm bảo, những CTTC có uy tín hoặc trả lãi cao sẽ vay được nhiềuhơn Có nhiều vấn đề công ty cần quan tâm trước khi quyết định phát hànhtrái phiếu như: chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấpdẫn của trái phiếu Trên thị trường tài chính ở nhiều nước thường lưu hànhloại trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thay đổi, trái phiếu cóthể thu hồi

Một kênh huy động vốn khác là tiền gửi của các tổ chức, cá nhânnhưng CTTC chỉ được nhận tiền gửi từ 1 năm trở lên

Hoạt động tín dụng

- Cho vay: Việc cung cấp tín dụng của CTTC góp phần hỗ trợ sự phát

triển cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng vớimột mức lãi suất hợp lý, trong đó cho vay là chức năng hàng đầu của CTTC.CTTC có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; cho vay theo ủy tháccủa Chính Phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cho vay tiêu dùngbằng hình thức cho vay trả góp

- Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá

khác: Đây được coi là một nghiệp vụ đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa

CTTC và những người ký tên trên thương phiếu Thương phiếu được hìnhthành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hóa và dịch vụ giữa khách hàngvới nhau Người mua (hoặc người thụ hưởng) có thể giữ thương phiếu đến

Trang 11

hạn để đòi tiền người mua (hoặc người phải trả) hoặc mang đến CTTC để xinchiết khấu trước hạn Trong trường hợp người thụ hưởng mang đến xin chiếtkhấu thì sau khi kiểm tra độ an toàn của thương phiếu, CTTC có thể đưa tiềncho người bán và nắm giữ thương phiếu CTTC có thể tái chiết khấu thươngphiếu tại NHNN để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp.

- Bảo lãnh: Bảo lãnh của CTTC là cam kết của CTTC dưới hình thức

thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng củamình khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết Nói cáchkhác bản chất của bảo lãnh chính là một hình thức tài trợ của CTTC chokhách hàng, qua đó khách hàng có thể có được nguồn tài trợ mới, mua đượchàng hóa hoặc thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh Trongtrường hợp CTTC thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng, kháchhàng phải nhận nợ vô điều kiện với CTTC đó trên cơ sở số tiền được trả thayvới lãi suất theo quy định của CTTC

Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ

Cũng giống như NH, các CTTC được mở tài khoản tiền gửi tại NHNhà nước, được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.CTTC cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, đó là quản lý thu,chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư thặng dư tiền mặt tạmthời với các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn đến khi khách hàngcần tiền mặt để thanh toán

- Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng

- Tham gia thị trường tiền tệ

Trang 12

- Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng

- Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá cho cácdoanh nghiệp

- Được quyền nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tàichính, NH, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các

tổ chức, cá nhân theo hợp đồng

- Cung ứng các dịch vụ về NH, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng

- Cung ứng các dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủkét, cầm đồ và các dịch vụ khác

1.2 Hoạt động bảo lãnh của Công ty tài chính

Hoạt động ngoại bảng (Off- Balance- Sheet) là những sản phẩm dịch vụ

mà công ty đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại thunhập cho công ty Song công ty không phải sử dụng nguồn vốn của mình đểthực hiện nghĩa vụ ngay khi ký kết hợp đồng Đây chính là lợi thế của loạihình hoạt động này Chính vì vậy ngày càng có nhiều hoạt động ngoại bảngxuất hiện trên thế giới, các tổ chức trung gian tài chính ráo riết tìm kiếm lợinhuận bằng những hoạt động này, làm cho quy mô hoạt động được mở rộng,các loại hình sản phẩm dịch vụ cũng đa dạng hơn Một số hoạt động ngoạibảng như: kinh doanh trên thị trường ngoại hối, mua bán các món vay, cungcấp các dịch vụ cho khách hàng, bảo lãnh…

Nghiệp vụ bảo lãnh xuất hiện lần đầu vào giữa những năm 60 của thế

kỷ XX tại thị trường nội địa nước Mỹ Sau đó, vào đầu những năm 70, bảolãnh bắt đầu được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế xuất phát

từ nhu cầu của các nước Trung Đông Khi đó, các nước Trung Đông đã pháttriển nhanh chóng nhờ vào việc khai thác nguồn dầu mỏ dồi dào của mình.Song song với tốc độ phát triển, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng; dự án canhtân công, nông nghiệp; an ninh quốc phòng… cũng tăng lên Trung Đông kýkết nhiều hợp đồng với các nước phương Tây để đáp ứng nhu cầu đó, song

Trang 13

một vấn đề đặt ra: giá trị các hợp đồng quá lớn nhưng không có gì đảm bảocác nước phương Tây sẽ thực hiện đúng theo hợp đồng Do đó, lần đầu tiêntrong giao dịch thương mại giữa hai nước nghiệp vụ bảo lãnh đã được thựchiện Bảo lãnh độc lập do NH của các nước phương Tây phát hành đã thực sựđáp ứng được yêu cầu về sự thuận lợi và an toàn cho các nước Trung Đông.

Kể từ đó đến nay nghiệp vụ bảo lãnh luôn khẳng định được vai trò quan trọngcủa mình trong nền kinh tế

Ở Việt Nam, hoạt động bảo lãnh mới chỉ xuất hiện vào đầu những năm

90 - khi nền kinh tế nước ta bắt đầu hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực

do vậy không tránh khỏi những thiếu sót cần được khắc phục

1.2.1 Các khái niệm liên quan đến hoạt động bảo lãnh

Bảo lãnh

Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên

có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay chokhách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phảinhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay

Từ khái niệm trên ta thấy có 3 bên liên quan trong một nghiệp vụ bảolãnh: bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh Các bên được hiểunhư sau:

Bên bảo lãnh (The Guarantor):

Là các tổ chức tín dụng thực hiện việc phát hành bảo lãnh Đó có thể là

NH hay các tổ chức tín dụng phi NH Các tổ chức tín dụng này được quy định

rõ trong điều 3 của quy chế bảo lãnh do NHNN ban hành

Trang 14

Bên được bảo lãnh (The Principal)

Là khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh Những khách hàng nàyđược quy định trong điều 4 của quy chế bảo lãnh do NHNN ban hành

Bên nhận bảo lãnh (The Beneficiary)

Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng cáccam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng

Các bên liên quan

Là các bên có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng,như bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh và các bên khác (nếu có)

Cam kết bảo lãnh

Là cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tíndụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của mình khi kháchhàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Đó cóthể là cam kết đơn phương của tổ chức tín dụng hoặc cũng có thể là thỏathuận giữa tổ chức tín dụng và bên được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh

Hợp đồng bảo lãnh

Là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng về quyền lợi

và nghĩa vụ các bên trong việc bảo lãnh và hoàn trả

Thư bảo lãnh

Là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bênnhận bảo lãnh về nghĩa vụ tài chính sẽ thực hiện thay cho khách hàng đượcbảo lãnh

Mối quan hệ giữa các bên trong nghiệp vụ bảo lãnh được biểu diễnbằng sơ đồ sau:

Trang 15

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong nghiệp vụ bảo lãnh

(1) Khách hàng ký các hợp đồng với bên thứ ba về thanh toán, về xâydựng hay vay vốn… Bên thứ ba yêu cầu phải có bảo lãnh của tổ chức tíndụng

(2) Khách hàng làm đơn xin được bảo lãnh gửi tổ chức tín dụng Tổchức tín dụng sẽ thực hiện phân tích khách hàng để tìm hiểu về yêu cầu bảolãnh cũng như mức độ rủi ro Nếu đồng ý, tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ

ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh

(3) Tổ chức tín dụng hoặc khách hàng thông báo về thư bảo lãnh chobên thứ ba

(4) Theo như đã thỏa thuận với khách hàng và bên thứ ba, tổ chức tíndụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên thứ ba nếu nghĩa vụ đó xảy ra

(5) Theo như hợp đồng bảo lãnh đã ký với khách hàng, tổ chức tín dụngyêu cầu khách hàng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với tổ chức tíndụng (trả nợ gốc, lãi hoặc phí)

1.2.2 Các loại hình bảo lãnh tại Công ty tài chính

Tùy vào mục đích nghiên cứu, bảo lãnh được chia theo các tiêu chíkhác nhau Có thể phân theo phạm vi bảo lãnh (bảo lãnh trong nước và ngoàinước), theo phương thức phát hành (bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh gián tiếp),theo mục đích bảo lãnh (gồm 6 loại chính: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh

Tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh)

Khách hàng (bên được bảo lãnh)

Người thứ ba (bên nhận bảo lãnh) (1)

(4) (5)

Trang 16

toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chấtlượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán).

1.2.2.1 Phân loại theo mục đích

Theo điều 5 của Quy chế bảo lãnh do NHNN ban hành thì bảo lãnhđược chia thành 6 loại chính, đó là:

Bảo lãnh vay vốn: Hiện nay, ngoài cách vay vốn từ NH thì các DN,

các tổ chức tín dụng có thể vay trên thị trường vốn, nghĩa là phát hành tráiphiếu Tuy nhiên, nếu uy tín của công ty trên thị trường chưa cao, việc pháthành sẽ rất khó khăn do không tạo được niềm tin ở người cho vay Để khắcphục điều này công ty sẽ ký hợp đồng bảo lãnh với tổ chức tín dụng, tổ chứctín dụng sẽ cam kết trả nợ thay cho công ty trong trường hợp công ty khôngtrả được nợ đầy đủ và đúng hạn Đây chính là bảo lãnh vay vốn hay còn gọi làbảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay Nói cách khác, bảo lãnh vay vốn làphương tiện đảm bảo cho người cho vay

Bảo lãnh thanh toán: Loại bảo lãnh này xuất phát từ hoạt động tín

dụng thương mại, nó được dùng như một phương tiện đảm bảo thanh toántrong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua tài chính, hợp đồng xây dựng

Để đảm bảo an toàn cho người bán, người mua sẽ ký hợp đồng bảo lãnh với

tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng cam kết thanh toán cho người bán trongtrường hợp người mua không thanh toán đầy đủ và đúng hạn

Số tiền và thời hạn thanh toán do hai bên đối tác quy định trong hợpđồng, thường bằng 100% giá trị hợp đồng cơ sở còn thời hạn do hai bên thỏathuận

Tuy về mục đích bảo lãnh thanh toán cũng giống như thư tín dụng(L/C) là bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán nhưng bảo lãnh thanh toán lại cóbản chất khác biệt Thư tín dụng thông thường là cam kết thanh toán củangười phát hành cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng xuất trình giấy tờ,chứng từ thương mại phù hợp chứng tỏ đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của

Trang 17

người thụ hưởng Trong khi đó, bảo lãnh thanh toán là cam kết của người pháthành bồi hoàn cho người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnhkhông thực hiện nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng Điều đó có nghĩa là:thư tín dụng là một phương thức thanh toán còn bảo lãnh thanh toán là mộtphương thức bảo đảm thanh toán.

Bảo lãnh dự thầu: Đối với những hợp đồng lớn, đặc biệt là trong lĩnh

vực xây dựng, thiết kế hay cung cấp thiết bị, người chủ công trình thường lựachọn đối tác thông qua đấu thầu Tuy nhiên, tổ chức đấu thầu có thể gặp một

số rủi ro như: trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng hay kê khai khôngđúng yêu cầu gây nhầm lẫn khi bỏ thầu Để hạn chế rủi ro đó, chủ thầu yêucầu các nhà thầu phải ký quỹ hay phải có bảo lãnh dự thầu Số tiền này sẽđược dùng để trang trải cho những chi phí phải dùng đến khi biến cố xấu xảy

ra Do ký quỹ gây nhiều thủ tục phức tạp, đặc biệt làm đọng vốn của bên thamgia dự thầu nên nhiều chủ thầu yêu cầu thay thế tiền ký quỹ bằng bảo lãnh.Bảo lãnh dự thầu có giá trị tương đương với số tiền ký quỹ của các nhà thầukhông có bảo lãnh, và thường bằng 1% đến 5% giá trị hợp đồng đấu thầu

Khi xem xét cấp thư bảo lãnh, tổ chức tín dụng phải đánh giá chính xáckhả năng về tài chính, kỹ thuật và năng lực thực hiện cam kết của nhà thầuvới chủ đầu tư Do đó, bảo lãnh dự thầu đảm bảo rằng chỉ các nhà thầu có uytín, năng lực về chuyên môn và kỹ thuật mới được tham gia dự thầu, tạo điềukiện thuận lợi cho chủ đầu tư trong việc xem xét đánh giá các đơn vị thầu

Bảo lãnh dự thầu không có hiệu lực thanh toán khi người được bảo lãnh(người dự thầu) không trúng thầu Thư bảo lãnh của người không trúng thầu

sẽ tự động hết hiệu lực với điều kiện người dự thầu không rút lui khỏi cuộcđấu thầu trước khi đơn thầu hết hiệu lực

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là cam kết của bên bảo lãnh về việc chi

trả tổn thất hộ khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng,gây tổn thất cho bên thứ ba Bảo lãnh thực hiện hợp đồng một mặt bù đắp tổn

Trang 18

thất cho bên thứ ba, một mặt thúc đẩy khách hàng nghiêm chỉnh thực hiệnhợp đồng.

Tùy theo giá trị từng hợp đồng, số tiền bảo lãnh thường chiếm 5% 15% giá trị của hợp đồng cơ sở Trong trường hợp đặc biệt số tiền này có thểchiếm trên 15% nhưng phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tưchấp nhận Số tiền bảo lãnh có thể giảm dần theo tiến độ thực hiện hợp đồng

-Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: Là việc bên bảo lãnh đảm

bảo khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng sản phẩm theohợp đồng đã ký kết Trong trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thựchiện đúng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm nhưng không nộp hoặc nộpkhông đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải thực hiệnnghĩa vụ đã cam kết

Bảo lãnh hoàn thanh toán (Bảo lãnh bảo đảm hoàn trả tiền ứng trước): Nhiều nhà cung cấp yêu cầu khách hàng phải đặt trước một phần tiền

trong giá trị hợp đồng cung cấp Tiền đặt cọc giúp bên cung cấp có một phầnvốn để sản xuất kinh doanh, và có tác dụng ràng buộc người mua phải muahàng đã đặt Tuy nhiên, đề phòng người cung cấp không cung cấp hàng hóađồng thời không trả tiền đặt cọc, bên mua yêu cầu bên cung cấp phải có bảolãnh của tổ chức tín dụng về việc sẽ trả tiền ứng trước Vậy bảo lãnh hoànthanh toán là cam kết của bên bảo lãnh về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước chobên mua nếu người cung cấp không trả

1.2.2.2 Phân loại theo điều kiện thanh toán của bảo lãnh

Bảo lãnh theo yêu cầu: Là loại bảo lãnh trong đó điều kiện thanh toán

là: người thụ hưởng chỉ cần xuất trình văn bản yêu cầu thanh toán bảo lãnh

mà không cần xuất trình bất kỳ loại chứng từ nào khác Đó có thể là tài liệuchứng minh sự vi phạm của người được bảo lãnh hoặc mức độ thiệt hại củangười thụ hưởng Bảo lãnh theo yêu cầu đơn thuần chỉ là yêu cầu đơn vị bảolãnh thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh

Trang 19

Bảo lãnh theo yêu cầu thể hiện tính độc lập rất cao, đơn vị phát hànhkhông có quyền đưa ra bất kỳ lý do nào liên quan đến hợp đồng gốc để trìhoãn thanh toán Loại bảo lãnh này tạo thuận lợi cho người thụ hưởng bởi khảnăng đảm bảo chắc chắn và tính thanh khoản cao Đối với đơn vị phát hành,việc kiểm tra chứng từ trước thanh toán khá đơn giản, không đòi hỏi nhữngthủ tục và thao tác nghiệp vụ phức tạp Tuy nhiên, việc lập yêu cầu thanh toánhoàn toàn dựa trên những nhận định chủ quan của người thụ hưởng có thể gây

ra bất lợi đối với người được bảo lãnh Đặc biệt trong trường hợp xuất hiệnkhả năng lừa đảo từ phía người thụ hưởng, việc ngăn chặn rủi ro cho ngườiđược bảo lãnh là tương đối khó khăn

Bảo lãnh kèm chứng từ: Là loại bảo lãnh trong đó văn bản yêu cầu

thanh toán phải có chứng từ của bên thứ ba xác nhận sự vi phạm của ngườiđược bảo lãnh

Chứng từ có thể được xuất trình theo một trong hai cách sau:

- Người thụ hưởng xuất trình các chứng từ chứng minh sự vi phạmnghĩa vụ từ phía người được bảo lãnh Những chứng từ này do bên thứ ba có

tư cách độc lập phát hành

- Người thụ hưởng xuất trình yêu cầu thanh toán ngoài ra không cầnxuất trình bất cứ loại chứng từ nào khác, tương tự như trong bảo lãnh theo yêucầu Tuy nhiên, quyền thanh toán của người thụ hưởng sẽ bị đình lại nếungười được bảo lãnh cung cấp các chứng từ của bên thứ ba độc lập xác địnhviệc không vi phạm hợp đồng

Bảo lãnh kèm chứng từ bảo vệ quyền lợi cho người được bảo lãnh tốthơn so với bảo lãnh theo yêu cầu và như vậy quyền lợi của người thụ hưởng

sẽ bị giảm đi Đứng về phía tổ chức phát hành thì loại bảo lãnh này đòi hỏitrách nhiệm kiểm tra chứng từ trước khi thanh toán khá phức tạp bởi tính đadạng và không theo tiêu chuẩn thống nhất của các chứng từ

Trang 20

1.2.3 Đặc điểm của hoạt động bảo lãnh

Bảo lãnh là một hình thức tài trợ của tổ chức phát hành cho khách hàng,qua đó khách hàng có thể tìm được nguồn tài trợ mới, mua hàng hóa hoặcthực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín Trong hoạt động bảolãnh, các tổ chức tín dụng không phải sử dụng nguồn vốn của mình ngay khi

ký kết với khách hàng (trong khi vẫn có nguồn thu là phí bảo lãnh), vì vậyviệc theo dõi và hạch toán được thực hiện ngoài bảng Tổ chức tín dụng chỉthực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi khách hàng không thực hiện đúng cam kếtvới người thụ hưởng Khi đó, hạch toán ngoài bảng sẽ chuyển vào nội bảngdưới hình thức một khoản vay bắt buộc của khách hàng tại tổ chức tín dụng

Vì thế, bảo lãnh chứa đựng rủi ro như một khoản cho vay và đòi hỏi tổ chứctín dụng phải phân tích khách hàng

Bảo lãnh tạo mối liên kết trách nhiệm tài chính và san sẻ rủi ro Tráchnhiệm tài chính trước hết thuộc về khách hàng, trách nhiệm của tổ chức tíndụng là thứ cấp khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba Domối quan hệ ràng buộc giữa tổ chức tín dụng và khách hàng nên khách hàngphải thực hiện cam kết với bên thứ ba, góp phần giảm thiệt hại tài chính chobên thứ ba khi tổn thất xảy ra

Bảo lãnh có tính độc lập tương đối với hợp đồng chính Việc thanh toánbảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và điều kiện ghi trong camkết bảo lãnh mà không căn cứ vào quyền kháng nghị phát sinh trong hợp đồngchính

1.2.4 Chức năng và vai trò của bảo lãnh

1.2.4.1 Chức năng của bảo lãnh

Bảo lãnh được dùng như một công cụ đảm bảo: Chức năng quan

trọng nhất của bảo lãnh là tạo sự đảm bảo cho người thụ hưởng Trong giaodịch kinh tế, đặc biệt đối tác ở những quốc gia khác nhau thì thông tin về đối

Trang 21

tác không nhiều nên một trong những yêu cầu đầu tiên để hợp đồng có thể kýkết là sự đảm bảo của tổ chức tín dụng Bên bảo lãnh cam kết sẽ chi trả bồithường cho người thụ hưởng (bên nhận bảo lãnh) khi bên được bảo lãnh viphạm những điều khoản đã ký kết Chính cam kết đó tạo ra một đảm bảo chắcchắn cho người thụ hưởng và vì thế mà hợp đồng được ký kết một cách suôn

sẻ hơn Việc thanh toán dựa trên việc người được bảo lãnh có vi phạm haykhông, trên thực tế chỉ có khoảng 1% (theo thống kê của các NH Hoa Kỳ) các

tổ chức tín dụng phải đứng ra thanh toán cho bên được bảo lãnh Qua đó chothấy bảo lãnh là một công cụ bảo đảm chứ không phải là công cụ thanh toán

Với chức năng này, bảo lãnh thực sự là chất xúc tác giúp các hợp đồngthương mại, xây dựng, các giao dịch hàng hóa trong và ngoài nước được kýkết một cách thuận lợi

Bảo lãnh được dùng như công cụ đôn đốc thực hiện hợp đồng:

Trong suốt thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, người thụ hưởng có quyền yêu cầuthanh toán bảo lãnh nếu người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng (bất kể mức

độ vi phạm như thế nào và thiệt hại của người thụ hưởng là bao nhiêu) Chính

vì thế, tổ chức đứng ra bảo lãnh luôn có biện pháp giám sát việc thực hiện hợpđồng của người được bảo lãnh, điều đó đôn đốc bên được bảo lãnh làm việccẩn thận hơn, hoàn thành hợp đồng một cách tốt nhất

Trên thực tế, người thụ hưởng mong muốn người được bảo lãnh hoànthành hợp đồng chứ không muốn được bồi hoàn tài chính từ bên bảo lãnh, đặcbiệt trong lĩnh vực xây dựng Vì việc tìm kiếm một công ty khác để thi côngtiếp công trình dở dang là điều không dễ dàng, tốn kém thời gian và chi phí.Nên bảo lãnh thực hiện hợp đồng có ý nghĩa đôn đốc thực hiện hợp đồng hơn

là bồi hoàn

Bảo lãnh được dùng như một công cụ tài trợ: Không chỉ là công cụ

bảo đảm cho người thụ hưởng, bảo lãnh còn là công cụ tài trợ thực sự về mặttài chính cho bên được bảo lãnh Chức năng này được thể hiện rõ trong các

Trang 22

hợp đồng xây dựng hay buôn bán lớn phải thực hiện trong thời gian dài.Người thi công sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chính và chịu nhiều rủi ro khichủ thầu thanh toán theo hạng mục công trình hoặc hoàn tất công trình Vìthế, bên thi công thường thương lượng với chủ công trình về khoản tiền tài trợcho mình Tổ chức tài chính của công ty xây dựng sẽ phát hành bảo lãnh hoànthanh toán như một công cụ tài trợ để công ty xây dựng nhận được khoản tiềnứng trước từ chủ công trình Việc tổ chức tài chính chấp nhận phát hành bảolãnh cho công ty thi công cũng là một hình thức tài trợ

1.2.4.2 Vai trò của hoạt động bảo lãnh

Với những đặc điểm và chức năng nêu trên ta thấy rằng hoạt động bảolãnh có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế cũngnhư các hợp đồng thương mại, xây dựng… trong nước Vai trò nổi bật nhấtcủa hoạt động bảo lãnh là giảm thiểu rủi ro cho người thụ hưởng vì họ đã có

sự đảm bảo thanh toán của bên bảo lãnh

Đối với bên được bảo lãnh, do nhờ có hoạt động bảo lãnh mà họ tạođược sự tin tương hơn ở đối tác, đồng thời được hưởng những thuận lợi vềngân quỹ như khi được vay thực sự Trong rất nhiều trường hợp thông quahoạt động bảo lãnh, bên được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được thu hồi vốnnhanh chóng, được vay vốn hay kéo dài thời gian thanh toán hàng hóa, dịchvụ,…

Đối với bên bảo lãnh, hoạt động bảo lãnh không chỉ góp phần làm tăngdoanh thu thông qua việc thu phí mà còn nâng cao uy tín, thương hiệu của tổchức trên thị trường tài chính trong và ngoài nước Khi khách hàng ký quỹ đểđược bảo lãnh, nguồn tiền này trở thành nguồn vốn huy động với giá rẻ, tươngđối ổn định trong thời gian có thể dự tính trước được Bên cạnh đó, họat độngbảo lãnh chịu mức rủi ro thấp hơn nhiều so với hoạt động cho vay, họ khôngphải xuất quỹ cho doanh nghiệp đồng thời đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ gópphần hạn chế rủi ro

Trang 23

Đối với nền kinh tế, hoạt động bảo lãnh đáp ứng yêu cầu kịp thời vềphát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt sự căng thẳng vềnguốn vốn huy động cho các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy nền kinh tế pháttriển Bảo lãnh giải quyết được vấn đề không tin tưởng lẫn nhau trong quátrình đàm phán tiến đến ký kết hợp đồng Chính vì thế bảo lãnh tạo điều kiệnthuận lợi cho việc ký kết các hợp đồng kinh tế.

lý tương đối hoàn chỉnh về hoạt động này Sau đó đã có một số quyết địnhmới để bổ sung, sửa đối các quy chế đã được ban hành Từ đó đến nay, hoạtđộng bảo lãnh bắt đầu phát triển, mang lại lợi nhuận cao cho các tổ chức tíndụng Với yêu cầu hội nhập và phát triển, hoạt động bảo lãnh ngày càng yêucầu cao hơn trong việc hoàn thiện các quy định cho phù hợp với các thông lệquốc tế Quyết định 283/2000/QĐ-NH14 ra đời ngày 25/8/2000 được coi làQuy chế bảo lãnh chính tại Việt Nam Đến năm 2006, NHNN ban hành quyếtđịnh 26/2006/QĐ-NH để bổ sung, sửa đổi một số điều khoản trong quyết định

Trang 24

do trả thay vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng thì phải ngừng ngayviệc cho vay và bảo lãnh mới đối với khách hàng đó.

- Trường hợp khách hàng yêu cầu bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của

tổ chức tín dụng, tổ chức này có thể kết hợp với các tổ chức khác để thực hiệnđồng bảo lãnh Khi phải thanh toán thay cho khách hàng, tổ chức đầu mối sẽđứng ra thanh toán còn các tổ chức tham gia đồng bảo lãnh phải có tráchnhiệm hoàn trả cho tổ chức đầu mối đó Nếu tổ chức đầu mối không thanhtoán hoặc không thanh toán hết, người thụ hưởng có thể yêu cầu bất kỳ tổchức nào tham gia đồng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Về bồi hoàn cho tổ chức tín dụng

Sau 15 ngày kể từ ngày tổ chức tín dụng thanh toán hộ khách hàng,khách hàng không hoàn trả hoặc chưa có văn bản xác nhận nợ, tổ chức tíndụng phải hạch toán ghi nợ cho khách hàng (ngày ghi nợ là ngày tổ chứcthanh toán hộ khách hàng)

Khi đó, khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn do các bên thỏa thuậnnhưng không được vượt quá 1.5 lần lãi suất trong hợp đồng giữa khách hàngvới bên nhận bảo lãnh hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà tổ chức tín dụngđang thực hiện, kể từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đốivới số tiền đã trả thay

Về miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

- Nếu người thụ hưởng miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho tổ chức tíndụng, người được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảolãnh

- Trong trường hợp đồng bảo lãnh, nếu chỉ một tổ chức được miễn thựchiện nghĩa vụ, những tổ chức tín dụng khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ củamình nhưng không phải chịu trách nhiệm về phần nghĩa vụ của tổ chức đượcmiễn

Trang 25

1.2.6 Quy trình bảo lãnh

Bước 1: Khách hàng làm đơn xin bảo lãnh gửi tổ chức tín dụng có ghi

rõ số tiền và điều kiện bảo lãnh Tổ chức tín dụng phân tích khách hàng, hợpđồng kinh tế giữa khách hàng và bên thứ ba, yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba.Qua đó, tổ chức tín dụng xác định rủi ro và các biện pháp phòng ngừa

Bước 2: Ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng

Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế, là hợpđồng giữa khách hàng với tổ chức tín dụng thể hiện ràng buộc tài chính giữa

tổ chức tín dụng với bên thứ ba Nội dung chính của hợp đồng gồm:

- Số tiền và thời hạn bảo lãnh

- Các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế dẫn đến nghĩa vụ chi trảcủa tổ chức tín dụng

- Các tài liệu cần thiết mà bên thứ ba cần có để chứng minh sự vi phạmhợp đồng của bên được bảo lãnh

Lựa chọn hình thức nào là tùy thuộc chủ yếu vào yêu cầu của bên thứ

ba Để hạn chế rủi ro, bên thứ ba có thể yêu cầu đích danh tổ chức bảo lãnh vàhình thức bảo lãnh Phát hành thư bảo lãnh có thể áp dụng cho mọi loại bảolãnh; bảo lãnh thanh toán được thực hiện dưới hình thức mở thư tín dụng (bảolãnh mở L/C trả chậm) Độ an toàn của hình thức này rất cao do tính pháp lý

Trang 26

quốc tế của L/C Bảo lãnh vay vốn (thường vay của các tổ chức tín dụng nướcngoài) được thực hiện dưới hình thức ký phát hối phiếu: thư bảo lãnh kèmtheo hối phiếu trả tiền đã được tổ chức tín dụng ký với ngày trả tiền đúng vàongày khách hàng phải trả cho bên thứ ba.

1.3 Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính

1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính

Trong bất cứ hoạt động nào, tổ chức tín dụng đều phải xem xét, đánhgiá các mặt của hoạt động đó Xem xét để biết hoạt động đó đã tốt chưa? Cầnphải thay đổi gì để phù hợp hơn? Xem xét để có những biện pháp phòng ngừarủi ro tốt nhất, để có những cách thức phục vụ khách hàng tốt nhất Và ở đâycũng thế, muốn phát triển hoạt động bảo lãnh thì ta không chỉ xem xét đếnmức độ mở rộng của hoạt động mà còn phải xem xét đến chất lượng của dịch

vụ Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của hoạt động bảolãnh

Số lượng loại hình bảo lãnh

Quy mô bảo lãnh của một tổ chức tín dụng thể hiện ở số lượng loạihình bảo lãnh mà họ đang cung cấp Khi một tổ chức có khả năng mở rộngsang nhiều loại hình bảo lãnh khác nhau thì sẽ thu hút được nhiều khách hànghơn Tình hình kinh doanh thay đổi từng ngày, nhu cầu của khách hàng vềhoạt động bảo lãnh vì thế cũng không ngừng biến động, nên một tiêu chí đểđánh giá mức độ mở rộng hoạt động bảo lãnh là khả năng thâm nhập thịtrường, mở rộng thêm các loại hình bảo lãnh mà khách hàng đang có hoặc sẽ

có nhu cầu

Số lượng khách hàng

Khách hàng là yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại của một sảnphẩm, dịch vụ trên thị trường Công ty thường dựa vào lượng khách hàng hiệntại và khách hàng tiềm năng trong tương lai để quyết định tiếp tục duy trì, mở

Trang 27

rộng hay chấm dứt sự tồn tại của một sản phẩm, dịch vụ Một sản phẩm, dịch

vụ ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng sẽ được sản xuất hoặc cung cấpthêm để đáp ứng nhu cầu thị trường, đó chính là tăng quy mô Để đánh giámức độ mở rộng của một hoạt động người ta hay xem xét lượng khách hàngnăm nay so với năm trước tăng hay giảm Lượng khách hàng tăng chứng tỏngày càng có nhiều khách hàng có nhu cầu mở thư bảo lãnh, những kháchhàng này chính là một kênh quảng cáo cho tổ chức, tạo điều kiện mở rộnghoạt động hơn nữa

Doanh thu

Doanh thu được xác định dựa vào mức phí đối với các khoản bảo lãnh

Vì thế nếu giá trị bảo lãnh và số lượng thư bảo lãnh nhiều thì doanh thu sẽcao Ở đây ta cần quan tâm đến tỷ lệ doanh thu từ bảo lãnh trên tổng doanhthu từ phí và dịch vụ, tỷ lệ này phản ánh vị trí của hoạt động đó trong hoạtđộng chung của công ty Nếu tỷ lệ này cao nghĩa là hoạt động bảo lãnh chiếm

vị trí quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu của cả công ty, ngượclại nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ hoạt động bảo lãnh vẫn chưa thực sự phát triển,chưa chiếm được vị trí quan trọng trong hoạt động chung của công ty

Trang 28

Tỷ lệ phát sinh nợ

Trường hợp khách hàng vi phạm những điều khoản đã cam kết với bênnhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh.Khi đó tổ chức tín dụng sẽ thông báo với khách hàng của mình, nếu sau 15ngày mà họ không thanh toán hoặc không có văn bản xác nhận nợ thì tổ chứctín dụng sẽ hạch toán ghi nợ Vì thế nếu tỷ lệ phát sinh nợ cao nghĩa là côngtác thẩm định khách hàng chưa được tốt, chưa chọn lọc được những kháchhàng tốt, gây rủi ro cho công ty

Thời gian xem xét hồ sơ

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tiến hành cácthủ tục cần thiết phải diễn ra nhanh chóng, thuận tiện vì nếu mất nhiều thờigian thì có thể sẽ bỏ lỡ một cơ hội kinh doanh Vì thế, ngoài chất lượng, uy tínthì khách hàng còn lựa chọn tổ chức bảo lãnh dựa vào thời gian xem xét hồ

sơ Khoảng thời gian này càng ngắn, càng thuận tiện cho khách hàng và nócũng phản ánh năng lực làm việc của cán bộ tín dụng

Như vậy, muốn đánh giá mức độ phát triển của hoạt động bảo lãnh tổchức tín dụng cần kết hợp phân tích, nhận xét một cách tổng hợp các chỉ tiêutrên, không nên đánh giá chỉ dựa vào việc quan sát một số tiêu chí riêng lẻ

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính

1.3.2.1 Các nhân tố thuộc về tổ chức bảo lãnh

Trình độ cán bộ: Trình độ chuyên môn và phẩm chất của nhân viên tín

dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượngbảo lãnh nói riêng Chất lượng bảo lãnh tốt thì lượng khách hàng đến với tổchức sẽ tăng lên, quy mô bảo lãnh được mở rộng Hoạt động bảo lãnh là mộthoạt động tín dụng vì thế quy trình bảo lãnh giống như quy trình cho vay, đềuphải thẩm định khách hàng trước khi ký hợp đồng Nếu nhân viên chưa thạo

Trang 29

nghiệp vụ hay khả năng thẩm định kém sẽ không thực hiện được các bướctrong quy trình một cách chính xác, nhanh chóng và làm giảm chất lượng củakhoản bảo lãnh Những gian dối, sai sót của nhân viên tín dụng sẽ dẫn đếnviệc đánh giá sai lệch về khách hàng và khoản bảo lãnh Điều này gây hậu quảnghiêm trọng, làm tổ chức bị thiệt hại, giảm chất lượng bảo lãnh và đồngnghĩa với nó là lượng khách hàng đến với tổ chức tín dụng sẽ ít đi.

Khả năng marketing: Bất kỳ sản phẩm nào khi tung ra thị trường đều

phải có kế hoạch tiếp thị để khách hàng biết đến và sử dụng nó Hoạt độngcũng là một sản phẩm cần được tiếp thị Nếu tổ chức tín dụng không tiếp thị

để khách hàng biết dịch vụ của công ty mình tốt, có uy tín, mức phí hợp lý thìkhách hàng sẽ đến với tổ chức khác hoặc phải mất nhiều thời gian họ mớinhận ra uy tín của ta Do đó, khả năng tiếp thị tốt hay không ảnh hưởng rấtlớn đến hoạt động của tổ chức tín dụng bởi nó ảnh hưởng đến lượng kháchhàng và thời gian để khách hàng và NH gặp được nhau

Chính sách của tổ chức về hoạt động bảo lãnh: Nếu bản thân tổ chức

đánh giá chưa đúng về vai trò của hoạt động bảo lãnh để từ đó có định hướngthích hợp thì sẽ cản trở sự phát triển của hoạt động này Chiến lược kinhdoanh cho thấy tổ chức tín dụng đó đang hướng đến thị trường nào và nhữngphương pháp tiếp cận thị trường đó Nếu tổ chức có chiến lược kinh doanhthống nhất, khoa học, phù hợp với khả năng và tiềm lực của tổ chức sẽ làmtăng chất lượng hoạt động của tổ chức và ngược lại

Khả năng quản trị rủi ro: Khả năng quản lý rủi ro bảo lãnh là khả năng

nhận diện được rủi ro có thể xảy ra của khoản bảo lãnh, đánh giá rủi ro đó vàđưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro Có thể kể đến một số rủi rothường gặp trong nghiệp vụ bảo lãnh như: rủi ro đạo đức của khách hàng, rủi

ro về người phát hành, rủi ro về chứng từ và rủi ro bất khả kháng

Trang 30

Quy trình thực hiện bảo lãnh: Quy trình bảo lãnh ảnh hưởng trực tiếp

đến thời gian xem xét hồ sơ Một quy trình hợp lý, khoa học sẽ tạo thuận tiệncho cán bộ tín dụng làm việc và rút ngắn được tối đa thời gian xem xét hồ sơ.Ngược lại một quy trình không hợp lý sẽ gây khó khăn cho các cán bộ tíndụng trong việc thực hiện bảo lãnh

1.3.2.2 Những nhân tố thuộc về khách hàng

Năng lực của khách hàng: Năng lực của khách hàng được đánh giá

trên các khía cạnh như năng lực quản lý, tư cách pháp lý, năng lực sản xuấtkinh doanh và năng lực tài chính Năng lực của khách hàng cho thấy kháchhàng có thể thực hiện được hợp đồng hay không Nếu năng lực của kháchhàng yếu thì khoản bảo lãnh sẽ có rủi ro cao, có thể dẫn đến chất lượng thấp

Tư cách đạo đức của khách hàng: Yếu tố chủ yếu trong tư cách đạo

đức của khách hàng là tính trung thực Chất lượng của khoản bảo lãnh phụthuộc rất nhiều vào công tác thẩm định và quản lý của khách hàng, điều nàychỉ có thể thực hiện được dựa trên sự hợp tác của khách hàng Nếu kháchhàng cố tình lừa dối tổ chức tín dụng bằng cách đưa ra các thông tin giả, cácbáo cáo tài chính không chính xác thì công tác thẩm định của tổ chức có thểđưa ra những kết luận không đúng về khả năng tài chính của khách hàng

1.3.2.3 Những nhân tố khác

Bảo lãnh cũng giống như các hoạt động khác đều phải chịu sự điều tiếtcủa cơ quan Nhà nước Các quy định của Nhà nước về bảo lãnh có tác dụngquản lý và giám sát hoạt động bảo lãnh của tổ chức tín dụng Nếu hệ thốngquy định, chính sách của Nhà nước lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của hoạtđộng bảo lãnh sẽ làm giảm chất lượng của loại dịch vụ này Và ngược lại, nếuquy định, chính sách phù hợp với thực tế, điều tiết hiệu quả hoạt động bảolãnh thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo lãnh

Trên đây là phần nội dung trình bày những kiến thức tổng quát nhất vềhoạt động bảo lãnh Qua đó ta xác định được vai trò cũng như chức năng của

Trang 31

hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi tìm hiểu hoạtđộng tại một công ty tài chính cụ thể - công ty Tài chính Dầu khí ở chương 2 -Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Công ty Tài chính Dầu khí.

Trang 32

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI

CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

2.1 Giới thiệu về Công ty tài chính Dầu khí (PVFC)

2.1.1 Quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức

Quá trình phát triển của Công ty tài chính Dầu khí

+ Ngày 1/10/2000: Công ty Tài chính Dầu khí chính thức đặt trụ sở hoạt động đầu tiên tại 34B Hàn Thuyên - Hà Nội và Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 10

+ Ngày 5/02/2001: Lễ khai trương hoạt động Công ty Tài chính Dầukhí đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội

+ Ngày 19/6/2002: Khai trương hoạt động phòng giao dịch chứngkhoán BSC – PVFC

+ Ngày 1/10/2002: Khai trương website Công ty Tài chính Dầu khí tạiđịa chỉ: http://www.pvfc.com.vn

+ Ngày 3/9/2003: Phát hành thành công Trái phiếu Dầu khí

+ Ngày 21/5/2003: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chínhDầu khí tại thành phố Hồ Chí Minh

+ Ngày 5/5/2004: Nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng phùhợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức SGS (Thuỵ Sỹ) cấp

+ Ngày 28/02/2005: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tàichính Dầu khí tại Vũng Tàu

Trang 33

+ Ngày 3/09/2005: Nhận Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu 2005.+ Ngày 15/09/2005: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2005.

+ Ngày 15/12/2005: PVFC được xếp hạng Công ty Nhà nước loại 1.+ Tháng 12/2005: Quy mô hoạt động của PVFC đạt trên 8000 tỷ đồng.+ Tháng 12/2005: Triển khai thành công việc lắp đặt và đưa vào sửdụng hệ thống mạng WAN trong toàn hệ thống

+ Ngày 26/04/2006: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷđồng

+ Ngày 4/07/2006: Khai trương Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khítại Đà Nẵng

+ Ngày 24/10/2006: Khai trương Phòng Giao dịch Chứng khoán SSI –PVFC

+ Ngày 14/02/2007: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷđồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triểncủa Công ty

+ Tháng 4/2007: PVFC vinh dự đón nhận giải thưởng “Thương hiệumạnh Việt Nam” và lọt vào “TOP 50 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam”

+ Ngày 5/05/2007: PVFC nhận giải thưởng “Quả Cầu Vàng” dành chodoanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong ngành tài chính

+ Ngày 18/05/2007: Khai trương Chi nhánh tại thành phố Hải Phòng.+ Ngày 26/06/2007: Khai trương Công ty Tài chính Dầu khí- Chinhánh Cần Thơ

Ngày đăng: 07/08/2014, 13:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệpChủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào NXB Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2006 Khác
2. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp Chủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương NXB Thống kê, năm 2005 Khác
3. Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ Chủ biên: Nguyễn Hữu TàiNXB Thống kê, năm 2002 Khác
4. Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 ban hành ngày 25/08/2000 về việc ban hành quy chế bảo lãnh NH Khác
5. Nghị định 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng Khác
6. Nghị định 85/2002/NĐ-CP ban hành ngày 25/10/2002 sửa đổi bổ sung cho Nghị định 178/199/NĐ-CP Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2 Bảng 2.1. Bảng các chỉ tiêu tài chính 37 - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính dầu khí
2 Bảng 2.1. Bảng các chỉ tiêu tài chính 37 (Trang 5)
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong nghiệp vụ bảo lãnh - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính dầu khí
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các bên trong nghiệp vụ bảo lãnh (Trang 15)
Bảng 2.1: Bảng các chỉ tiêu tài chính - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính dầu khí
Bảng 2.1 Bảng các chỉ tiêu tài chính (Trang 37)
Bảng 2.2. Giá trị bảo lãnh theo loại hình doanh nghiệp qua các năm - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính dầu khí
Bảng 2.2. Giá trị bảo lãnh theo loại hình doanh nghiệp qua các năm (Trang 47)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w