Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính dầu khí (Trang 28 - 32)

Công ty tài chính

1.3.2.1. Các nhân tố thuộc về tổ chức bảo lãnh

Trình độ cán bộ: Trình độ chuyên môn và phẩm chất của nhân viên tín

dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng bảo lãnh nói riêng. Chất lượng bảo lãnh tốt thì lượng khách hàng đến với tổ chức sẽ tăng lên, quy mô bảo lãnh được mở rộng. Hoạt động bảo lãnh là một hoạt động tín dụng vì thế quy trình bảo lãnh giống như quy trình cho vay, đều phải thẩm định khách hàng trước khi ký hợp đồng. Nếu nhân viên chưa thạo

nghiệp vụ hay khả năng thẩm định kém sẽ không thực hiện được các bước trong quy trình một cách chính xác, nhanh chóng và làm giảm chất lượng của khoản bảo lãnh. Những gian dối, sai sót của nhân viên tín dụng sẽ dẫn đến việc đánh giá sai lệch về khách hàng và khoản bảo lãnh. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng, làm tổ chức bị thiệt hại, giảm chất lượng bảo lãnh và đồng nghĩa với nó là lượng khách hàng đến với tổ chức tín dụng sẽ ít đi.

Khả năng marketing: Bất kỳ sản phẩm nào khi tung ra thị trường đều

phải có kế hoạch tiếp thị để khách hàng biết đến và sử dụng nó. Hoạt động cũng là một sản phẩm cần được tiếp thị. Nếu tổ chức tín dụng không tiếp thị để khách hàng biết dịch vụ của công ty mình tốt, có uy tín, mức phí hợp lý thì khách hàng sẽ đến với tổ chức khác hoặc phải mất nhiều thời gian họ mới nhận ra uy tín của ta. Do đó, khả năng tiếp thị tốt hay không ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tổ chức tín dụng bởi nó ảnh hưởng đến lượng khách hàng và thời gian để khách hàng và NH gặp được nhau.

Chính sách của tổ chức về hoạt động bảo lãnh: Nếu bản thân tổ chức đánh giá chưa đúng về vai trò của hoạt động bảo lãnh để từ đó có định hướng thích hợp thì sẽ cản trở sự phát triển của hoạt động này. Chiến lược kinh doanh cho thấy tổ chức tín dụng đó đang hướng đến thị trường nào và những phương pháp tiếp cận thị trường đó. Nếu tổ chức có chiến lược kinh doanh thống nhất, khoa học, phù hợp với khả năng và tiềm lực của tổ chức sẽ làm tăng chất lượng hoạt động của tổ chức và ngược lại.

Khả năng quản trị rủi ro: Khả năng quản lý rủi ro bảo lãnh là khả năng

nhận diện được rủi ro có thể xảy ra của khoản bảo lãnh, đánh giá rủi ro đó và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Có thể kể đến một số rủi ro thường gặp trong nghiệp vụ bảo lãnh như: rủi ro đạo đức của khách hàng, rủi ro về người phát hành, rủi ro về chứng từ và rủi ro bất khả kháng.

Quy trình thực hiện bảo lãnh: Quy trình bảo lãnh ảnh hưởng trực tiếp

đến thời gian xem xét hồ sơ. Một quy trình hợp lý, khoa học sẽ tạo thuận tiện cho cán bộ tín dụng làm việc và rút ngắn được tối đa thời gian xem xét hồ sơ. Ngược lại một quy trình không hợp lý sẽ gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong việc thực hiện bảo lãnh.

1.3.2.2. Những nhân tố thuộc về khách hàng

Năng lực của khách hàng: Năng lực của khách hàng được đánh giá

trên các khía cạnh như năng lực quản lý, tư cách pháp lý, năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính. Năng lực của khách hàng cho thấy khách hàng có thể thực hiện được hợp đồng hay không. Nếu năng lực của khách hàng yếu thì khoản bảo lãnh sẽ có rủi ro cao, có thể dẫn đến chất lượng thấp.

Tư cách đạo đức của khách hàng: Yếu tố chủ yếu trong tư cách đạo

đức của khách hàng là tính trung thực. Chất lượng của khoản bảo lãnh phụ thuộc rất nhiều vào công tác thẩm định và quản lý của khách hàng, điều này chỉ có thể thực hiện được dựa trên sự hợp tác của khách hàng. Nếu khách hàng cố tình lừa dối tổ chức tín dụng bằng cách đưa ra các thông tin giả, các báo cáo tài chính không chính xác thì công tác thẩm định của tổ chức có thể đưa ra những kết luận không đúng về khả năng tài chính của khách hàng.

1.3.2.3. Những nhân tố khác

Bảo lãnh cũng giống như các hoạt động khác đều phải chịu sự điều tiết của cơ quan Nhà nước. Các quy định của Nhà nước về bảo lãnh có tác dụng quản lý và giám sát hoạt động bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Nếu hệ thống quy định, chính sách của Nhà nước lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của hoạt động bảo lãnh sẽ làm giảm chất lượng của loại dịch vụ này. Và ngược lại, nếu quy định, chính sách phù hợp với thực tế, điều tiết hiệu quả hoạt động bảo lãnh thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo lãnh.

Trên đây là phần nội dung trình bày những kiến thức tổng quát nhất về hoạt động bảo lãnh. Qua đó ta xác định được vai trò cũng như chức năng của

hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính. Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi tìm hiểu hoạt động tại một công ty tài chính cụ thể - công ty Tài chính Dầu khí ở chương 2 -Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Công ty Tài chính Dầu khí.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính dầu khí (Trang 28 - 32)