Tình hình hoạt động kinh doanh của PVFC

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính dầu khí (Trang 35 - 37)

Tình hình chung

Sau 7 năm hoạt động, PVFC đã có những thành công rất đáng khích lệ. Từ một định chế tài chính non trẻ với rất nhiều khó khăn, thách thức đến nay PVFC đã có được vị thế nhất định trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng như trên thị trường tài chính tiền tệ.

Với những nỗ lực trong quản lý và kinh doanh, PVFC đã nhận được nhiều giải thưởng của các tổ chức trao tặng như giải Sao Vàng Đất Việt do Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức năm 2005; giải thưởng Thương hiệu mạnh dành cho các doanh nghiệp Việt Nam có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và phát triển thương hiệu bền vững, nâng cao sức cạnh tranh trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế do Thời báo Kinh tế Việt Nam kết hợp với Cục xúc tiến thương mại (Bộ thương mại) tổ chức năm 2006; giải thưởng công nhận đơn vị tuyển dụng hàng đầu và nhiều giải thưởng khác.

Tình hình hoạt động kinh doanh

Tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận qua các năm đều rất khả quan, phản ánh tốc độ tăng trưởng bền vững và hiệu quả trong mọi hoạt động của công ty, đặc biệt trong năm 2006 tổng tài sản đạt 18.143 tỷ đồng gấp 2,65 lấn so với năm 2005 và tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân trong giai đoạn 2002 – 2006 đạt 130%. Tốc độ tăng trưởng tài sản gắn liền với chiến dịch tăng vốn điều lệ của công ty qua các năm như: năm 2004 tăng lên 300 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 1000 tỷ đồng. Năm 2006 đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, sau 6 năm thành lập và hoạt động,

PVFC đã chính thức gia nhập CLB các doanh nghiệp có doanh thu trên 1000 tỷ đồng.

Các khoản thu nộp Ngân sách Nhà nước và Tập đoàn đều được hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Năm 2006 nộp Ngân sách Nhà nước 31,269 tỷ đồng, nộp Tập đoàn 9,71 tỷ đồng bằng 129% và 130% kế hoạch được giao.

Hoạt động tín dụng tăng trưởng bền vững, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án và vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành công của Tập đoàn. Mức tăng trưởng cho vay các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2002 – 2006 trung bình đạt 164%/năm; mức tăng trưởng cho vay trực tiếp các tổ chức kinh tế, cá nhân đạt 148%/năm. Số dư nợ tín dụng năm 2006 đạt 5350 tỷ đồng, tăng 177% so với năm 2005. Cơ cấu tín dụng có sự thay đổi hợp lý hơn, dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 43% trên tổng dư nợ, cho vay các tổ chức kinh tế chiếm 47% tổng dư nợ. Công ty luôn duy trì và đảm bảo các hệ số an toàn tín dụng theo đúng quy định của NHNN.

Hoạt động huy động vốn của công ty đã có những bước tiến vững chắc, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao và ổn định, giai đoạn 2002 – 2006 bình quân đạt 151%/năm. Nguồn vốn quan trọng nhất là nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng và nguồn ủy thác của các tổ chức, cá nhân. Năm 2006, nguồn vốn vay và nguồn ủy thác đầu tư đạt 11000 tỷ đồng, bằng 309% so với năm 2005. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn tăng chậm hơn tỷ trọng tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao trong quy mô vốn (chiếm 83% trong tổng vốn huy động). Huy động vốn bằng ngoại tệ vẫn còn hạn chế và mới tập trung vào một số khách hàng nhất định. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, năm 2006 PVFC đã phát hành thành công trái phiếu Tài chính Dầu khí với tổng số tiền thu được là 665 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Bảng các chỉ tiêu tài chính

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm: 2002, 2003, 2004,

2005, 2006).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại công ty tài chính dầu khí (Trang 35 - 37)