Là một công ty chịu sự quản lí của bộ thương mại, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp có những quyền hạn như sau:
+ Được đề xuất với bộ thương mại về việc xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch liên quan đến hoạt động của công ty.
+ Được tự mình kí kết các hợp đồng kt ở trong và ngoài nước. + Được vay vốn và ngoại tệ dưới các hình thức.
+ Được sản xuất và gia công chế biến hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước như: hàng may mặc, đồ điện tử, điện lạnh, hàng nông, lâm hải sản…
+ Được kinh doanh trong một số lĩnh vực dịch vụ như cho thuê văn phòng, khách sạn, cho thuê kho hàng, nhà xưởng và phương tiện bốc dỡ.
+ Được tham dự các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm của mình.
+ Được mở các cửa hàng bánbuôn, bán lẻ trong và ngoài nước.
+ Công ty cũng được phép liên doanh, liên kết với các công ty sxkd ở nước ngoài Ngoài ra công ty cũng có quyền tuyển dụng, đề bạt, kỉ luật cán bộ công nhân viên theo như quy định.
2.1.3.1. Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty
Ngay từ khi thành lập công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 đã xác định yếu tố tổ chức là một vấn đề quan trọng , quyết định sự thành bại của công ty. Do đó bộ máy tổ chức của công ty luôn được xem xét để đáp ứng được nhu cầu của công ty trong từng giai đoạn. Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, đây là mô hình khá phù hợp với hoạt động kinh doanh đa dạng của công ty (xem hình 2.1)
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban
+ Đứng đầu công ty là giám đốc, giám đốc là người đứng đầu công ty, lãnh đạo hoạt động chung của công ty và là người chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của công ty.
+ Hai phó giám đốc có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc và được uỷ quyền quản lí một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ phó giám đốc kinh doanh được uỷ quyền quản lí các lĩnh vục kinh doanh như: gia công may mặc, công nghệ phẩm …
Các phòng chức năng của công ty gồm có phòng tổng hợp, phòng kế toán, phòng tổ chức cán bộ và 8 phòng nghiệp vụ.
+ Phòng tổ chức cán bộ : là phòng có nhiệm vụ nắm toàn bộ nguồn nhân lực của công ty, tham mưu cho giám đốc về việc bố trí sắp xếp cán bộ trong mỗi phòng ban .
Ngoài ra phòng tổ chức cán bộ còn phụ trách các công việc về tuyển dụng, đào tạo và sử dụng cán bộ cũng như đề ra các chính sách biện pháp khen thưởng cũng như kỉ luật đối với cán bô nhân viên của công ty.
+ Phòng tổng hợp : là phòng nắm thông tin về tình hình sx kd chung của công ty, và có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho giám đốc.
Phòng tổng hợp còn có nhiệm vụ như nghiên cứu và phân tích thị trường để đưa ra các kế hoạch dài hạn cũng như trung hạn hay ngắn hạn, phòng tổng hợp cũng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, giao dịch, đàm phán và lựa chọn khách hàng.
+ Phòng hành chính: có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu văn phòng phẩm của công ty, quản lí tài sản của công ty và quản lí cán bộ công nhân viên của công ty trong giờ làm việc.
+ Phòng kế toán: hạch toán, kết toán và đưa ra các tổng kết đánh giá về toàn bộ kết quả sxkd của công ty trong từng giai đoạn thời kì, đồng thời đảm bảo vốn cho hoạt động sxkd của từng phòng ban của công ty,
+ Phòng nghiệp vụ 1: phụ trách về việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản, khoáng sản.
+ Phòng nghiệp vụ 2: Chuyên nhập khẩu
+ Phòng nghiệp vụ 3: Chuyên gia công xuất khẩu hàng may mặc + Phòng nghiệp vụ 4: Chuyên lắp ráp xe máy
+ Phòng nghiệp vụ 5: Xuất khẩu các mặt hàng nông sản, vải sợi
+ Phòng nghiệp vụ 6: Xuất khẩu cói và các doanh nghiệp sản phẩm cói + Phòngnghiệp vụ 7: Xuất khẩu nông sản, chế biến quặng, sắt thép + Phòng nghiệp vụ 8: Hàng giao nhận kho vận, đầu tư dịch vụ TM + Công ty còn có một hệ thống các văn phòng chi nhánh bao gồm: Chi nhánh tại Hải Phòng
Chi nhánh tại Đà Nẵng và Chi nhánh tại TPHCM. + Các liên doanh của công ty.
Liên doanh kinh doanh khách sạn : số 7 Triệu Việt Vương. Liên doanh giao dịch kinh doanh : số 53 Quang Trung. + Các cơ sở sx của công ty :
Xưởng lắp ráp xe máy tại Hà Nội
Xí nghiệp gia công may mặc tại Hải Phòng.
2.1.4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty
2.1.4.1. Đặc điểm về vốn
Khi ra đời phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh uỷ thác xuất nhập khẩu, do đó nguồn vốn của công ty bị hạn chế do tư tưởng là kinh doanh uỷ thác thì không cần đến vốn. Nguồn vốn của công ty ban đầu do bộ thương mại cấp với chỉ 138.000 VND.
Nhưng do sớm nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn, công ty đã luôn luôn chăm lo và bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh của mình để đáp ứng cho quá trình kinh doanh. Cho đến nay nguồn vốn tự có của công ty đã lên tới gần 200 tỷ đồng và cơ bản đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty
Phương thức xây dựng nguồn vốn của công ty
+ Huy động vốn nhàn rỗi từ đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. + Vay nợ trong nước và nước ngoài.
+ Tích luỹ và bảo tồn vốn từ lợi nhuận của công ty qua các năm.
Một trong những phương thức huy động vốn có hiệu quả của công ty đó là phương pháp xây dựng quỹ hàng hoá thông qua việc vay nợ nước ngoài bằng cách nhập trước xuất trả nợ sau, với phương thức nhập trước xuất trả nợ sau, sòng phẳng đúng cam kết. Chính nhờ quỹ hàng hoá mà công ty đã thực hiện được kế hoạch kinh doanh của mình một cách trọn vẹn. Có thêm được hàng xuất, tập chung được một số lớn điạ phương cơ sở đi vào một mối với mình tuy nhiên phương thức huy động vốn theo hình thức này ngày càng bị hạn chế do đó công ty cần phải xác định cho mình những phương thức huy động vốn hiệu quả hơn.
2. 1.4.2. Cơ sở vật chất của công ty
Có thể nói cho đến nay công ty đã có một hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được khá tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ sở kinh doanh và trụ sở chính được đặt tại số 46 Ngô Quyền Hà Nội, ngay tại trung tâm thành phố thuận tiện cho việc đi lại, giao dịch. Công ty trang bị gần như đầy đủ các phương tiện phục vụ cho sxkd và trang thiết bị văn phòng, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hệ thống thông tin gồm máy điện thoại, fax, máy vi tính được trang bị cho từng phòng ban, chi nhánh và cửa hàng. Các bộ phận này có thể liên lạc với nhau và với đối tác nứơc ngoài, điều đó đã góp phần đưa lại thông tin kịp thời. Hệ thống
kho bảo quản dự trữ hàng hoá được bố trí thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, đảm bảo độ an toàn, sạch sẽ. Các gian hàng được bố trí đầy đủ giá kệ và tủ chứa hàng hoá. Công ty cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá của mình do đó không phải đi thuê mướn, tiết kiệm được một phần chi phí sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung so với các đơn vị khác công ty có một cơ sở vật chất tương đối tốt, không có bộ phận nào quá lạc hậu cần thay thế gấp. Song do sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi cần phải có sự đổi mới vì vậy cơ sở vật chất của công ty cũng cần phải được nâng cấp cải tiến hơn nữa cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
2.1.4.3. Đặc điểm về lao động của công ty
Khi mới thành lập, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty chỉ có 50 người đa số là cán bộ từ các công ty xuất nhập khẩu khác bị giải thể chuyển sang, số cán bộ có trình độ nghiệp vụ rất ít và chủ yếu là làm công tác nhập hàng phục vụ cho công tác xuất khẩu. Có thể nói đội ngũ cán bộ này còn yếu kém, chưa có kinh nghiệm và còn bỡ ngỡ trong lĩnh vực uỷ thác.
Cho tới nay công ty đã có hơn 600 cán bộ, nhân viên và công ty cũng đang từng bước hoàn thiện bộ máy lao động cho phù hợp với tình hình mới, đủ điều kiện đáp ứng cho việc kinh doanh trong và ngoài nước. Trong tổng số cán bộ của công ty thì có tới trên 90% có trình độ đại học, công ty luôn quan tâm tới việc bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cho cán bộ, công nhân viên, bên cạnh đó công ty còn thực hiện chế độ tăng lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên theo đúng quy định của nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ an tâm làm việc, phấn khởi tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ, nhân viên của công ty.
Tổng số lao động 616 100
Phân theo cơ cấu
+Tổng điều hành +Chuyên viên quản trị. +Chuyên viên tác nghiệp.
04 200 412 0.79 32.33 66.88 Phân theo trình độ
+Đại học và trên đại học. +Trung cấp và cao đẳng. +Phổ thông trung học. 554 62 0 90 10 0 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ
2.1.4.4. Các phương thức kinh doanh của công ty
Khi mới thành lập thì hình thức kinh doanh chủ yếu của công ty là uỷ thác. Cho tới những năm gần đây công ty đã đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu qủa. Công ty thực hiện ba phương thức kinh doanh chủ yếu:
Một là, nhận uỷ thác xuất nhập khẩu: hiện nay vẫn là hình thức kinh doanh chính của công ty, trong phương thức này công ty là người đứng ra tiến hành làm các thủ tục xuất nhập khẩu cho bên uỷ thác và hưởng lợi nhuận theo số phần trăm do bên uỷ thác trả. Theo phương thức này hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài vẫn dưới danh nghĩa của nhà sản xuất còn công ty chỉ đóng vai trò là bên trung gian, nối kết giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.
Hai là, gia công hàng xuất khẩu: Theo phương thức này công ty nhận nguyên liệu gia công của khách hàng (chủ yếu là khách hàng nước ngoài) sau đó thuê nhân công sản xuất ra thành phẩm rồi xuất lại cho khách hàng đó. Mặt hàng may mặc là mặt hàng chủ yếu công ty kinh doanh theo phương thức này.
Ba là, tự doanh : đây là hình thức kinh doanh có tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng doanh thu hàng năm của công ty. Theo phương thức này công ty thực hiện việc mua đứt, bán đoạn, có nghĩa là hàng hoá lúc này sẽ dưới danh nghĩa của công ty. Tuy nhiên hiện nay công ty thực hiện hình thức này vẫn còn thụ động có nghĩa là chỉ khi có khách hàng phía nước ngoài đặt hàng công ty mới tiến hành đi tìm nguồn cung ứng
trong nước vì vậy khối lượng hàng hoá giao dịch và doanh thu tuy tăng nhưng không được ổn định.
Ngoài các hình thức kinh doanh như trên công ty còn thực hiện một số hình thức kinh doanh khác như là buôn bán đối lưu hay tạm nhập, tái xuất…tuy nhiên các hình thức này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty.
2.1.4.5. Thị trường của công ty
Thị trường hoạt động của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 cũng rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên thị trường chính của công ty hiện nay vẫn là một số nước châu á như là Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Inđonêxia, Singapor…
Các bạn hàng châu Âu như là Anh, Pháp, Đức, Canađa… và Mỹ cũng đang trở thành những bạn hàng đầy tiềm năng của công ty, khối lượng hàng hoá giao dịch với các thị trường này ngày một tăng nhanh, mở ra nhiều cơ hội mới đối với công ty.
2.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây
Hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I. Lợi nhuận của Công ty chủ yếu thu được từ hoạt động xuất khẩu, hơn 60% lợi nhuận của Công ty thu được là từ hoạt động xuất khẩu. Sau đây ta sẽ xem xét tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường và theo mặt hàng.
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty
Mặt hàng xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I rất phong phú, bao gồm nhiều mặt hàng, một số mặt hàng chủ yếu của Công ty là:
+ Hàng nông sản + Hàng may mặc + Hàng thủ công mỹ nghệ + Lâm sản + Hải sản + Khoáng sản
- Trong các mặt hàng nói trên thì hàng nông sản chiếm vị trí quan trọng nhất, kim ngạch xuất khẩu của hàng nông sản chiếm tới hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Mặt hàng nông sản lại bao gồm nhiều loại như gạo, cà phê, lạc nhân, ca cao... trong đó gạo, lạc nhân là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
- Hàng thủ công mỹ nghệ gồm các hàng mây tre đan, gốm sứ, thêu bằng hoa.... đây cũng là mặt hàng truyền thống có thế mạnh xuất khẩu của Công ty từ nhiều năm nay. Các mặt hàng này do Công ty đặt hàng từ các làng nghề nổi tiếng, có sức cạnh tranh cao.
- Hàng may mặc bao gồm các loại như: áo sơ mi, jacket, váy áo nữ, quần áo thể thao và quần áo trẻ em.... đây là mặt hàng được xuất khẩu vào rất nhiều thị trường khác nhau, dưới các hình thức là gia công xuất khẩu và xuất khẩu uỷ thác.
Xuất khẩu uỷ thác hàng may mặc là hoạt động đã có từ lâu của Công ty và là hình thức chủ yếu để xuất khẩu hàng may mặc còn hình thức gia công xuất khẩu mới được hình thành do đó khối lượng và kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé.
- Một số mặt hàng khác có giá trị xuất khẩu tương đối cao như là sản phẩm gỗ, thiếc, tơ tằm...đây là các mặt hàng Công ty vẫn duy trì được sản lượng và kim ngạch xuất khẩu khá ổn định. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Công ty trong thời gian qua được thể hiện ở bảng 2.2. Qua bảng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Công ty ta thấy:
- Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty có xu hướng tăng theo các năm tuy nhiên tốc độ tăng không đều qua các năm; riêng năm 2002 tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 18% so với năm 2001, nhưng sang đến năm 2003 thì tổng kim ngạch xuất khẩu lại tăng 15% so với năm 2002.
- Một số mặt hàng như: gia công may mặc; nông lâm hải sản luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đối với mặt hàng gia công may mặc năm 1999 và năm 2000 chiếm tỷ trọng rất cao: năm 1999 là 40,9%, năm 2000 là 54,7%. Sang đến các năm tiếp theo thì tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng giảm, nguyên nhân là do sự mất ổn định của thị trường và nhiều thị trường của Công ty đã áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng may mặc, còn ở một số thị trường khác Công ty gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ.
- Nhóm mặt hàng nông, lâm hải sản ngày càng có tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu như năm 1999 tỷ trọng mặt hàng này là 17,16% thì đến 2003 tỷ