Phương hướng kinh doanh nói chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I docx (Trang 62 - 81)

Bước vào thời kì kế hoạch 2001-2005 và 2005-2010, công ty phải đối đầu với nhiều thách thức của quá trình mở cửa hội nhập. Sức ép về tăng trưởng cũng sẽ cao hơn mới đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng do nhà nước đề ra là GDB đến năm 2005 ít nhất tăng 50 % so với năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hơn 10 % một năm

Bản thân công ty cũng có nhiều thay đổi, do quá trình đổi mới và cải cách của nhà nước và do yêu cầu của nền kinh tế, công ty dự kiến sẽ xin phép thay đổi chế độ sở hữu theo hướng công ty TNHH một thành viên

Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty là:

- Công ty vẫn duy trì kinh doanh tổng hợp với ba lĩnh vực XNK– sản xuất– dịch vụ - Về quy mô tăng trưởng nói chung sẽ đạt ở mức khoảng 10 %, trong đó xnk sẽ có tốc độ tăng trưởng lớn hơn các lĩnh vực khác

- Trong lĩnh vực sản xuất công ty vừa tiếp tục đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu vừa tiếp tục mở rộng sản xuất phụ tùng phục vụ cho sản xuất hàng tiêu dùng trong nước

- Về dịch vụ: củng cố và đẩy mạnh một bước các hoạt động khai thác và cho thuê tài sản sẵn có, tăng cường các hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu như giao nhận, tạm nhập tái xuất, đại lí bán hàng cho các hãng sản xuất trong và ngoài nước… tham gia các hoạt động tài chính khi điều kiện cho phép.

3.1.2. Phương hướng kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian tới

Đối với lĩnh vực xuất khẩu, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I cũng đặt ra những mục tiêu riêng phù hợp với mục tiêu chung trong phương hướng kinh doanh của mình, cụ thể như sau:

Căn cứ vào tốc độ đầu tư, phát triển sản xuất của công ty, căn cứ vào khả năng cung cấp nguồn hàng ở trong nước và nhu cầu của thị trường hiện nay công ty đã đề ra cho mình mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu trong những năm tới là phải đạt tốc độ tăng trưởng lớn hơn 10% một năm và đặc biệt là phải nâng cao kim ngạch xuất khẩu của hình thức xuất khẩu tự doanh

Đồng thời với việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu là việc nâng cao doanh thu xuất khẩu, dự kiến về doanh thu xuất khẩu của công ty trong thời gian tới như sau

Năm 2004: đạt 230 tỷ đồng chiếm 65% tổng doanh thu Năm 2005: đạt 235 tỷ đồng chiếm 70% tổng doanh thu

* Phương hướng về mặt hàng xuất khẩu

Về mặt hàng xuất khẩu, phương hướng chung của công ty là đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, tuy nhiên cụ thể công ty xác định cho mình cơ cấu về mặt hàng kinh doanh xuất khẩu trong thời gian tới là

Tiếp tục duy trì và phát triển những mặt hàng chủ lực mà công ty đã có thế mạnh và uy tín trên thị trường như hàng dệt may, hàng nông lâm sản( gạo, lạc nhân, cà phê…)

Đồng thời với việc duy trì các mặt hàng trên công ty cũng tích cực tìm kiếm cho mình những mặt hàng xuất khẩu mới có giá trị và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cao. Một trong những mặt hàng mà công ty mới đi vào kinh doanh và cũng đã bắt đầu có kết quả đó là những sản phẩm chế biến từ gỗ, và một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre đan và các sản phẩm thêu…

Hiện nay công ty cũng đã bắt đầu đi vào kinh doanh một số mặt hàng như thuỷ sản và hoa quả các loại

* Phương hướng về thị trường xuất khẩu của công ty

Trong thời gian vừa qua cùng với xu thế chung, cũng như các doanh nghiệp khác công ty đang gặp phải một số khó khăn về vấn đề thị trường, đó là một số thị trường của công ty trước đây đang dần dần bị thu hẹp do cạnh tranh cao hay do một số thị trường bắt đầu áp dụng hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam

Những thị trường trước đây và hiện nay của công ty chủ yếu là các nước trong khu vực và một số nước châu á khác, trong khi đó các nước này có điều kiện khá tương

đồng với Việt Nam, do đó hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang các nước này nhìn chung là không có lợi thế và khối lượng cũng như kim ngạch không cao.

Trong thời gian tới, đồng thời với việc duy trì các thị trường cũ là các bạn hàng ở các nước trong khu vực, công ty xác định cho mình phương hướng là phải tiếp tục tìm kiếm cho mình những thị trường mới có sức mua lớn hơn và thị trường hiện nay công ty công ty đang dần vươn tới đó là các nước thuộc liên minh châu Âu, và thị trường Mỹ hay Nhật Bản

3.2 . Những thuận lợi và khó khăn đối với Công ty

3.2.1. Thuận lợi

Trong điều kiện hiện nay Công ty có những thuận lợi sau để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Là một Công ty đã có bề dày phát triển và kinh nghiệm, Công ty đã xây dựng được uy tín của mình trên thị trường trong nước và quốc tế do đó Công ty được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến.

- Là Công ty đầu ngành của Bộ Thương mại do đó Công ty có nhiều cơ hội nắm bắt thông tin và tiếp xúc với những cơ hội làm ăn mới.

- Trong xu thế biến động của nền kinh tế hiện nay, Việt Nam gia nhập các khối liên kết kinh tế như khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tổ chức thương mại thế giới WTO... đã mở ra nhiều cơ hội đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I nói riêng; Công ty có nhiều cơ hội trong việc phát triển thị trường; giảm chi phí sản xuất....

3.2.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì hiện tại Công ty cũng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.

- Khó khăn lớn nhất đó là sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, đây cũng là kết quả tất yếu của việc Việt Nam mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức kinh tế.

Công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên cả thị trường nước ngoài cũng như trong nước.

Mặc dù đã rất cố gắng trong việc xây dựng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng hiện nay do đòi hỏi của quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của Công ty còn yếu cần được phát triển hơn nữa.

- Một khó khăn nữa của Công ty đó là vấn đề thông tin trong kinh doanh, Công ty chưa thực sự có được một hệ thống thông tin nhanh nhạy về sự biến động của thị trường và tình hình kinh tế thế giới.

- Bên cạnh những khó khăn trên Công ty cũng gặp phải một số khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất... hay những bất cập do cơ chế chính sách gây nên.…

3.3. một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh của công ty

Xuất phát từ những tồn tại cũng như những thuận lợi, khó khăn hiện nay công ty đang gặp ta có thể đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

3.3.1. Gải pháp từ phía công ty

3.3.1.1. Tăng dần xuất khẩu tự doanh, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu uỷ thác

Như ta đã thấy công ty kinh doanh xuất khẩu dưới các phương thức là xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu tự doanh và một tồn tại của công ty là kim ngạch xuất khẩu uỷ thác cao song lợi nhuận do hình thức này đem lại lại thấp, do đó để nâng cao lợi nhuận công ty phải tăng cường hơn nữa các biện pháp nâng cao hình thức xuất khẩu tự doanh và giảm dần hình thức xuất khẩu uỷ thác.

Trong điều kiện hiện nay, công ty muốn kinh doanh có hiệu quả bằng hình thức tự doanh thì trước hết công ty phải tạo được cho mình một vị thế trên thị trường, sản phẩm của công ty phải dược khách hàng biết đến với một thương hiệu quen thuộc hay nổi tiếng. Đây là một điều khó khăn đối với công ty vì từ trước tới nay công ty kinh doanh chủ yếu dưới hình thức uỷ thác do đó các sản phẩm mà công ty kinh doanh không dưới danh nghĩa của công ty mà dưới danh nghĩa của nhà uỷ thác .

Trong những năm gần đây nhận thức được vấn đề đó công ty đã bắt đầu đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu, cụ thể là đầu tư vào sản xuất một số sản phảm từ gỗ, chế biến lâm sản… song nhìn chung là quy mô đầu tư còn nhỏ. Như vậy công ty cần phải tích cực hưn nữa trong việc đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu dưới danh nghĩa của công ty từ đó dần dần xây dựng cho mình những sản phẩm có thương hiệu riêng và có uy tín trên thị trường.

3.3.1.2. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh có giá trị và hiệu quả xuất khẩu cao hay những mặt hàng mà công ty có lợi thế

Trong quá trình kinh doanh công ty đã tích cực đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu do đó công ty đã có được chủng loại mặt hàng xuất khẩu rất đa dạng từ các mặt hàng nông sản cho tới các mặt hàng lâm, hải sản, khoáng sản, gia công may mặc…. đây là một điều làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty khá cao. Tuy nhiên, nếu đi vào từng mặt hàng thì chỉ có một số mặt hàng là có kim ngạch tương đối cao, còn đa số các mặt hàng khác thì kim ngạch còn nhỏ bé, thậm chí không đáng kể. Hơn nữa, tuy mặt hàng của công ty là đa dạng song lại có một nhược điểm là một số mặt hàng đem lại hiệu qủa kinh doanh khá thấp.

Để khắc phục hiện tượng trên công ty cần xác định lại cho mình một cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lí. Tập chung vào đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng công ty có lợi thế cũng như mặt hàng đem lại hiệu qủa kinh doanh cao như nhóm hàng may mặc, một số mặt hàng chế biến từ gỗ…hay mặt hàng thủ công mĩ nghệ. Đồng thời với việc trên công ty cũng nên cắt bỏ kinh doanh một số mặt hàng kém hiệu quả.

Các mặt hàng của công ty kinh doanh trong thời gian qua chủ yếu chỉ là các sản phẩm thô tỷ lệ chế biến rất ít do đó công ty cũng cần phải chú ý hơn nữa tới việc đầu tư vào chế biến hàng xuất khẩu, thí dụ như công ty có thể đầu tư vào chế biến các sản phẩm nông sản hay lâm sản như chế biến quế, điều hay tiêu xuất khẩu.

Ngay trong từng nhóm hàng công ty cũng cần phải chú ý vào việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh có giá trị cao hơn, ví dụ như trong nhóm hàng may mặc. Hàng may mặc của công ty hiện nay chủ yếu là các sản phảm bình dân như áo sơ mi, quần áo trẻ em.. mà công ty chưa xuất được những sản phẩm may mặc cao cấp.

Song song với việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu thì nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu cũng là việc không thể thiếu đối với công ty. Chỉ có sản phẩm có chất lượng mới có thể đứng vững trên thị trường trong dài hạn. muốn đạt được điều này công ty cần chú trọng vào công tác sản xuất hay tìm nguồn hàng xuất khẩu, xây dựng cho mình một hệ thống các nhà cung cấp có uy tín.

3.3.1.3. Tích cực tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu trực tiếp tiếp

Thị trường là một vấn đề sống còn đối với mọi công ty nói chung, cũng như đối với công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 nói riêng. Hiện nay đứng trước những biến động của nền kinh tế thì vấn đề nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới càng trở nên cấp bách đối với công ty. Các bạn hàng của công ty đang dần bị mất đi do nhiều nguyên nhân, cả cơ chế lẫn do cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường gây nên.

Do đó để có thể tồn tại thì việc đầu tiên công ty cần làm đó là đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác nghiên cứu thị trường công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau

-Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, bộ phận này sẽ đảm nhiệm việc thu thập và sử lí thông tin về thị trường, đưa ra những kết luận về thị trường, dự báo những biến động về cung, cầu, giá cả hàng hoá trên thị trường.

- Đầu tư, mua mới, thay thế các thiết bị sử lí thông tin hiện đại, đây là việc làm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả làm việc của cán bộ nghiên cứu thị trường, tạo điều kiện cho việc sử lí thông tin diễn ra nhanh hơn, nhanh chóng nắm bắt được cơ hội và thời cơ kinh doanh.

- Tiến hành mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường. Tạo điều kiện cho nhân viên được tiếp xúc thực tế với môi trường bên ngoài nhằm nâng cao khả năng tư duy lẫn kinh nghiệm trong công tác thị trường.

Khi tiến hành công tác nghiên cứu thị trường công ty còn phải lựa chọn và phân loại thị trường, loại bỏ những thị trường không phù hợp với điều kiện cuả công ty, không xác định phạm vi nghiên cứu quá rộng gây lãng phí về thời gian và tiền bạc nhưng thu lại hiệu quả không cao.

Đồng thời với các công việc trên công ty cần thực hiện tốt công tác xúc tiến bán hàng, vừa giúp công ty đưa được hàng hoá tới nhiều khách hàng hơn vừa có thể nắm bắt được nhu cầu thông tin phản hồi của khách hàng khi trực tiếp buôn bán với những người này.

Hiện nay công ty còn quá phụ thuộc vào thị trường các nước trong khu vực, mà hầu hết các nước này có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Do đó để có thể tăng kim ngạch xuất khẩu công ty phải tích cực phát triển thị trường sang các nước công nghiệp

phát triển, cố gắng tạo lập mối quan hệ tốt với các thị trường này thông qua các đối tác lâu năm.

3.3.1.4. Biện pháp giảm chi phí lưu thông xuất khẩu

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thì biện pháp giảm chi phí lưu thông xuất khẩu là rất cần thiết, một mặt làm tăng lợi nhuận một mặt làm giảm giá thành sản phẩm từ đó tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.

Đối với công ty XNK tổng hợp I thì chi phí lưu thông còn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm do đó công ty cần có những biện pháp giảm bớt chi phí lưu thông.

Công ty có thể giảm bớt chi phí lưu thông một cách hợp lí thông qua các biện pháp sau.

-Tổ chức tốt quá trình thu mua tạo nguồn hàng, cũng như quá trình giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển hàng hoá xuất khẩu.

- Giảm bớt thời gian hàng hoá phải dự trữ ở kho, tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá.

- Phân tích tính toán chính xác số lượng hàng hoá vận chuyển cũng như quãng đường vận chuyển để có thể sử dụng phương tiện vận chuyển một cách thích hợp bảo đảm an toàn hàng hoá và với chi phí thấp nhất.

3.3.1.5. Tăng cường khả năng huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Vốn là yếu tố quyết định rất lớn tới thành công trong hoạt động kinh doanh của các công ty. Nếu công ty có được nguồn vốn tốt thì công ty sẽ chủ động trong kinh doanh, tận dụng tốt những cơ hội kinh doanh. Mặt khác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho công ty hạn chế được việc bỏ vốn cho những chi phí không cần thiết mà vẫn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I docx (Trang 62 - 81)