Tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I docx (Trang 35 - 81)

Hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I. Lợi nhuận của Công ty chủ yếu thu được từ hoạt động xuất khẩu, hơn 60% lợi nhuận của Công ty thu được là từ hoạt động xuất khẩu. Sau đây ta sẽ xem xét tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường và theo mặt hàng.

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty

Mặt hàng xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I rất phong phú, bao gồm nhiều mặt hàng, một số mặt hàng chủ yếu của Công ty là:

+ Hàng nông sản + Hàng may mặc + Hàng thủ công mỹ nghệ + Lâm sản + Hải sản + Khoáng sản

- Trong các mặt hàng nói trên thì hàng nông sản chiếm vị trí quan trọng nhất, kim ngạch xuất khẩu của hàng nông sản chiếm tới hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Mặt hàng nông sản lại bao gồm nhiều loại như gạo, cà phê, lạc nhân, ca cao... trong đó gạo, lạc nhân là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

- Hàng thủ công mỹ nghệ gồm các hàng mây tre đan, gốm sứ, thêu bằng hoa.... đây cũng là mặt hàng truyền thống có thế mạnh xuất khẩu của Công ty từ nhiều năm nay. Các mặt hàng này do Công ty đặt hàng từ các làng nghề nổi tiếng, có sức cạnh tranh cao.

- Hàng may mặc bao gồm các loại như: áo sơ mi, jacket, váy áo nữ, quần áo thể thao và quần áo trẻ em.... đây là mặt hàng được xuất khẩu vào rất nhiều thị trường khác nhau, dưới các hình thức là gia công xuất khẩu và xuất khẩu uỷ thác.

Xuất khẩu uỷ thác hàng may mặc là hoạt động đã có từ lâu của Công ty và là hình thức chủ yếu để xuất khẩu hàng may mặc còn hình thức gia công xuất khẩu mới được hình thành do đó khối lượng và kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé.

- Một số mặt hàng khác có giá trị xuất khẩu tương đối cao như là sản phẩm gỗ, thiếc, tơ tằm...đây là các mặt hàng Công ty vẫn duy trì được sản lượng và kim ngạch xuất khẩu khá ổn định. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Công ty trong thời gian qua được thể hiện ở bảng 2.2. Qua bảng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Công ty ta thấy:

- Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty có xu hướng tăng theo các năm tuy nhiên tốc độ tăng không đều qua các năm; riêng năm 2002 tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 18% so với năm 2001, nhưng sang đến năm 2003 thì tổng kim ngạch xuất khẩu lại tăng 15% so với năm 2002.

- Một số mặt hàng như: gia công may mặc; nông lâm hải sản luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đối với mặt hàng gia công may mặc năm 1999 và năm 2000 chiếm tỷ trọng rất cao: năm 1999 là 40,9%, năm 2000 là 54,7%. Sang đến các năm tiếp theo thì tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng giảm, nguyên nhân là do sự mất ổn định của thị trường và nhiều thị trường của Công ty đã áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng may mặc, còn ở một số thị trường khác Công ty gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ.

- Nhóm mặt hàng nông, lâm hải sản ngày càng có tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu như năm 1999 tỷ trọng mặt hàng này là 17,16% thì đến 2003 tỷ trọng là 51,2% và cao nhất vào năm 2001 tỷ trọng mặt hàng này đạt tới 67,7%.

Trong đó thì hàng nông sản đóng vai trò quan trọng và hai mặt hàng chủ lực là gạo và lạc nhân; hai mặt hàng này thường xuyên chiếm tới 20-25% tổng kim ngạch xuất

khẩu; ví dụ như năm 2002 xuất khẩu lạc nhân đạt 6.606.854,4 USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 31.432.000 USD, chiếm tỷ trọng là 21%, năm 2001 tỷ trọng xuất khẩu lạc nhân trong tổng kim ngạch xuất khẩu cũng đạt 18%, gạo là 6,5%.

- Mặt hàng thủ công mỹ nghệ được Công ty xác định là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, tuy nhiên giá trị mặt hàng này vẫn còn quá thấp. So với các mặt hàng khác. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu, từ 0,4 đến 1,2%. Ngoài ra một số mặt hàng khác cũng có giá trị tương đối cao và giữ được ở mức ổn định như xuất khẩu sản phẩm gỗ, công nghệ phẩm, các sản phẩm tơ sợi....

2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty

Nhìn chung thị trường của công ty rất đa dạng bao gồm tất cả các nước có quan hệ buôn bán với Việt Nam. Hiện tại Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình tới 150 nước. Hai nhóm thị trường chính của Công ty là EU và ASEAN; ngoài ra còn một số thị trường khác tương đối lớn là Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ( xem bảng 2.3). Mặc dầu công ty kinh doanh với nhiều thị trường nhưng khối lượng và kim ngạch kinh doanh với từng thị trường thì không lớn và không ổn định, có năm công ty kinh doanh với thị trường này nhưng sang năm lại không. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.

2.3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty

2.3.1. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2000-2003

Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2000 đến năm 2003 được thể hiện ở bảng 2.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty cho thấy tình hình chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, họat động kinh doanh bất động sản…. Bên cạnh đó còn cho thấy tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước.

Các số liệu từ bảng tổng kết kết quả kinh doanh của công ty thể hiện tổng doanh thu của Công ty nhìn chung là tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2001 so với năm 2000 doanh thu tăng 188653 tr.đ tương đương với 69%. Năm 2003 doanh thu cũng tăng so với năm 2002 là 143340 tr.đ tương đương với 4%. Riêng năm 2002 doanh thu giảm so với năm 2001 là 108455 tr.đ tương đương với giảm 23.4%.

Cùng với việc doanh thu tăng lên, chi phí của Công ty cũng tăng với tốc độ khá nhanh. Năm 2001 chi phí tăng 191299 tr.đ tương đương với 71,4%. Năm 2003 chi phí tăng 14334 tr.đ tương đương với tăng 4%. Riêng năm 2002 tổng chi phí giảm so với năm 2001 là 108455 tr.đ tương đương với 23,4%.

Về tình hình lợi nhuận của công ty thì nhìn chung qua các năm công ty đều kinh doanh có lãi, tuy mức lãi không cao. Mức lợi nhuận của công ty có sự biến động qua các năm, cụ thể: năm 2003 so với năm 2002 lợi nhuận tăng

1326 tr.đ tương đương với tăng 26,7%. Năm 2002 lợi nhuận tăng 1511 tr.đ tương đương với tăng 44%, riêng năm 2001 mức lợi nhuận giảm 1646 tr.đ tương đương với giảm 32,5%, nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu, doanh thu tăng 69% nhưng chi phí tăng tới 74,5%.

Để thấy rõ hơn mức độ tăng trưởng của các chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận ta xem biểu đồ sau.

Hình 2.2: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty, 2000-2003

0 100000 200000 300000 400000 500000 Doanh thu Chi phÝ Lî i nhuËn Nguồn: bảng 2.4

2.3.2. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả chung của công ty

2.3.2.1. Phân tích hiệu quả tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty

Từ bảng kết quả kinh doanh của công ty có thể tính được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty. Các chỉ tiêu này được tổng hợp trong bảng 2.5

Các chỉ tiêu trong bảng số liệu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp không cao, cụ thể: chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu năm 2003 có giá trị cao nhất là 0.0188 có nghĩa là cứ một đồng doanh thu thì đem lại 0,0188 đồng lợi nhuận. Năm 2001 chỉ tiêu này có giá trị thấp nhất, một đồng doanh thu chỉ đem lại 0,0075 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí năm 2003 cũng có giá trị cao nhất là 0,0192 có nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ đem lại 0,0192 đồng lợi nhuận, năm 2001 chỉ tiêu này cũng có giá trị thấp nhất, một đồng đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 0,0075 đồng lợi nhuận.

Như vậy bình quân 1000 đ doanh thu qua các năm thu được 14 đồng lợi nhuận, 1000 đ chi phí bỏ ra thu được trung bình 15 đ lợi nhuận, còn 1000 đ vốn kinh doanh trong kì thì thu được trung bình là 15,5 đồng lợi nhuận.

So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp giữa các năm thì năm 2001 có chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp tương đối thấp so với các năm 2000, 2002, 2003. Hiệu quả tổng hợp năm 2001 giảm mạnh so với năm 2000, nhưng sang đến năm 2002,2003 thì hiệu quả tổng hợp của công ty lại có xu hưóng tăng.

Mức độ biến động của các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau.

Hình 2.2: Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của công ty

BIỂU ĐỒ TLN/TCP 0.0189 0.0075 0.0192 0.01425 0 0.005 0.01 0.015 0.02 0.025 2000 2001 2002 2003 NĂM Đ BIỂU ĐỒ TLN/TDT 0.0185 0.0188 0.0141 0.0074 0 0.005 0.01 0.015 0.02 2000 2001 2002 2003 NĂM Đ N G Nguồn: Bảng 2.5

2.3.2.2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận theo yếu tố sản xuất kinh doanh

* Hiệu quả sử dụng lao động

Lao động luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty, vì vậy khi phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty ta không thể không phân tích hiệu quả sử dụng lao động. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động của Công ty được tổng hợp trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty.

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003

Tổng Doanh thu Tr.đ 273894 462547 354092 368426

Tổng Lợi nhuận Tr.đ 5067 3421 4972 6289

Số Lao động Người 695 715 740 756

Năng suất lao động (DT/LĐ) Tr.đ/người 394,09 646,9 478,5 487,34

Lợi nhuận bình quân (LN/LĐ) Tr.đ/người 7,29 4,78 6,66 9,16

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty các năm 2000-2003

Do đặc điểm kinh doanh của công ty là một công ty kinh doanh thương mại. Không giống như các doanh nghiệp chuyên sản xuất cho nên số lượng lao động của công ty nêu trên chỉ là tương đối và chỉ là số lượng lao động chính của công ty. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động được tính cũng không thể so sánh được với các chỉ tiêu cuả các đơn vị sản xuất khác mà chỉ có thể đánh giá chỉ tiêu này qua các năm của công ty mà thôi.

Qua bảng số liệu cho thấy các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn có sự biến động không đều qua các năm và hai chỉ tiêu NSLĐ và LNBQ1LĐ có sự biến động trái ngược nhau ở năm 2001.

Về chỉ tiêu năng suất lao động(doanh thu/lao động), năm 2000 bình quân một lao động tạo ra được 394,09 triệu đồng, năm 2001 là năm có mức cao nhất là 646,9 tr.đ, năm 2002 là 478,5 trđ, năm 2003 là 487,34 tr.đ.

Về chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động, không giống như chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu này có sự biến động ngược lại. Năm 2001 chỉ tiêu này có giá trị thấp nhất so với các năm khác. Điều này lại phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của công ty năm 2001 giảm so với năm 2000.

Năng suất lao động tính theo doanh thu tăng nhưng lợi nhuận bình quân một lao động lại giảm, điều này hoàn toàn có thể sảy ra đối với một doanh nghiệp thương mại. Do đối với doanh nghiệp này thì tỉ trọng chi phí lao động trong tổng chi phí là nhỏ. Hơn nữa chỉ tiêu NSLĐ(doanh thu/lao động) đối với doanh nghiệp thương mại không phản ánh thực sự được giá trị do lao động tạo ra như là đối với các doanh nghiệp sản xuất.

Điều này cũng hoàn toàn hợp lí khi phân tích và so sánh hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí của công ty trong hai năm 2000 và 2001. Năm 2001 doanh thu tăng 69% nhưng chi phí lại tăng tới 74,5% dẫn đến lợi nhuận giảm 32,5%.

* Hiệu quả sử dụng vốn của công ty

Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của công ty được tổng hợp ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.7 : Hiệu quả sử dụng vốn của công ty

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 Tổng doanh thu Tr.đ 273894 462547 354092 386426 Tổng lợi nhuận Tr.đ 5067 3214 4972 6928 Tổng vốn bình quân Tr.đ 215864 244468 246543 254324 Vốn cố định bình quân Tr.đ 55345 54049 59170 58490 Vốn lưu động bình quân Tr.đ 160519 190149 187373 195834 Sức sản xuất của vốn Đ/Đ 1,27 1,89 1,44 1,45

Doanh lợi của vốn Đ/Đ 0,0234 0,0140 0,0201 0,0272

Doanh lợi vốn cố định Đ/Đ 0,0916 0,0633 0,0840 0,1184

Doanh lợi vốn lưu động Đ/Đ 0,0316 0,0180 0,0265 0,0354

Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2000-2003

Các chỉ tiêu trong bảng số liệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty là có lãi và nhìn chung là tăng qua các năm. Riêng năm 2001 vẫn do ảnh hưởng của kết quả kinh doanh là lợi nhuận giảm mà các chỉ tiêu doanh lợi của vốn cũng giảm theo. Cụ thể các chỉ tiêu như sau:

Chỉ tiêu sức sản xuất của tổng vốn năm 2001 có giá trị cao nhất là 1,89 cho biết một đồng vốn năm 2001 tạo ra được 1,89 đồng doanh thu, sở dĩ có điều này là do năm 2001 có mức doanh thu cao đạt 462547 tr.đ. Năm 2002 sức sản xuất của vốn giảm so với 2001 là 0,45 đồng tương đương với giảm 23%. Năm 2003 sức sản xuất của vốn tăng 0,05 đồng tương đương với tăng 3,5%.

Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng vốn thì năm 2001 có giá trị nhỏ nhất so với các năm khác, do chi phí năm 2001 tăng cao dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút nhưng đến năm 2002 và năm 2003 thì chỉ tiêu này lại có xu hướng tăng. Năm 2000 cứ một đồng vốn kinh

doanh sẽ đem lại 0,0234 đồng lợi nhuận, năm 2001 là 0,0140 đồng, năm 2002 là 0,0201 đồng và năm 2003 cao nhất là 0,0272 đồng.

Cũng giống như chỉ tiêu doanh lợi của tổng vốn, các chỉ tiêu doanh lợi vốn cố định, doanh lợi vốn lưu động cũng giảm vào năm 2001 và có xu hướng tăng vào các năm 2002 và 2003.

Trên đây chỉ là một số chỉ tiêu cơ bản nhằm phản ánh hiệu quả kinh doanh chung của công ty. Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu của công ty trong thời gian qua.

2.3.3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty thời gian qua

2.3.3.1. Kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty

Trước khi đi vào phân tích hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty ta phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty

* Kim ngạch và doanh thu xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu của công ty như đã được tính ở phần tình hình xuất khẩu của công ty theo mặt hàng và theo thị trường, tuy nhiên đối với công ty thì kim ngạch xuất khẩu lại không phải là doanh thu xuất khẩu của công ty.

Các hình thức kinh doanh xuất khẩu của công ty bao gồm xuất khẩu tự doanh, xuất khẩu uỷ thác và tạm nhập tái xuất…. Mà trong hình thức xuất khẩu uỷ thác thì kim ngạch xuất khẩu lại không phải là doanh thu xuất khẩu của công ty mà công ty chỉ nhận được phí uỷ thác bằng số % nhất định của giá trị hàng xuất khẩu uỷ thác đó. Trong những năm vừa qua hình thức xuất khẩu uỷ thác vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I docx (Trang 35 - 81)