Phân tích tỷ suất ngoại tệ của công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I docx (Trang 52 - 81)

Trong hoạt động xuất khẩu thì kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu còn chi phí kinh doanh phục vụ cho xuất khẩu lại thể hiện bằng nội tệ VND. Vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu để có thể biết được phải chi ra bao nhiêu VND để có thể thu về được một ngoại tệ.

Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ của công ty qua các năm được thể hiện ở bảng sau

Bảng 2.11: Tỷ suất ngoại tệ của công ty 2000-2003

Doanh thu xuất khẩu Tr.USD 8,137 12,77 13,94 14,12

Chi phí xuất khẩu Tr.đ 111765 183214 206842 215187

Tỷ suất ngoại tệ USD/VND 13735 14349 14838 15240

Tỷ giá trung bình USD/VND 14002 14512 15075 15545

Chênh lệch Đ 267 163 237 305

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2000-2003

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ suất ngoại tệ của công ty hàng năm đều nhỏ hơn tỷ giá trung bình năm đó, điều này chứng tỏ hàng năm công ty hàng năm công ty đều kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả. Năm 2000 để thu được 1 USD công ty phải chi phí hết 13735 VND, chênh lệch so với tỷ giá trung bình là 267 VND. Năm 2001 là năm có mức chênh lệch giữa tỷ suất ngoại tệ và tỷ giá trung bình là nhỏ nhất: 163 VND, năm 2003 là năm có mức chênh lệch là lớn nhất: 305 VND. Điều này cũng nói lên là năm 2001 công ty kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả thấp nhất và năm 2003 là năm công ty kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất.

2.3.4. Các biện pháp công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

Trong thời gian qua trước bối cảnh chung và riêng hết sức phức tạp công ty đã phấn đấu hết mình để giữ vững và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã không ngừng áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả kih doanh. Sau đây là các biện pháp mà công ty đã và đang làm để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

2.3.4.1. Chuyển hướng một phần hoạt động sản xuất kinh doanh, tập trung đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận lớn hơn so với hoạt động nhập khẩu, do đó công ty đã xác định tập trung sức đẩy mạnh xuất khẩu, và giảm dần tỷ trọng nhập khẩu.

Những năm trước đây do nhiều nguyên nhân hoạt động xuất khẩu của công ty có phần “lép vế ” so với hoạt động nhập khẩu. Điều này được thể hiện rõ khi so sánh kim ngạch giữa nhập khẩu và xuất khẩu, từ năm 1993 đến năm 1999 kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn nhiều so với xuất khẩu, có năm giá trị nhập khẩu lớn hơn gấp hai lần kim ngạch xuất khẩu

Từ khi cơ chế thay đổi, nghị định 57CP ra đời, hoạt động nhập khẩu bị thu hẹp do nhiều doanh nghiệp tự đáp ứng nhu cầu, làm công ty mất nhiều khách hàng. Nếu công ty không tập chung hết sức đẩy mạnh xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến quy mô của mình. Do đó công ty tìm mọi biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Trước hết công ty cố gắng ổn định tối đa mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gia công may mặc, đồng thời quay lại làm các mặt hàng truyền thống có giá trị lớn mà cơ chế trước đây không cho phép như gạo, cà phê… vừa tận dụng mọi cơ hội để làm các mặt hàng công ty có kinh nghiệm như lạc, quế hồi, đồ gỗ, thủ công mĩ nghệ. Bên cạnh các chính sách về mặt hàng nói trên công ty còn sử dụng các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ cho xuất khẩu như áp dụng chế độ thưởng xuất khẩu …

Nhờ các biện pháp trên mà đến năm 2000 khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu đã thu hẹp đáng kể và đến năm 2001 thì giá trị xuất khẩu đã vượt xa nhập khẩu. Điều này thể hiện ở mức lợi nhuận mà hoạt động xuất khẩu đem lại cho công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của công ty.

Do kim nghạch xuất khẩu tăng lên mà doanh thu của công ty cũng không ngừng tăng lên. Cùng với việc doanh thu tăng lên công ty còn giảm được chi phí do tiết kiệm được thuế. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của công ty đều được nhà nước khuyến khích và không phải nộp thuế còn các mặt hàng nhập khẩu phần lớn phải nộp thuế với mức thuế suất khá cao.

2.3.4.2. Tăng cường đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu

Xuất khẩu hàng đã chế biến luôn đem lại hiệu quả cao hơn xuất khẩu hàng thô do doanh thu và lợi nhuận của hình thức này đem lại cao hơn. Nhằm giảm bớt xuất khẩu hàng thô và tăng dần tỷ trọng hàng chế biến xuất khẩu công ty đã từng bước đầu tư vào chế biến hàng xuất khẩu.

Trong hai năm 1998 và 1999 công ty đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng để xây dựng xí nghiệp chế biến quế và lâm sản xuất khẩu tại Gia Lâm -Hà Nội và mở thêm một phân xưởng may gia công tại Đoan Xá - Hải Phòng. Cả hai công trình này đều đã đi vào hoạt động và từng bước đem lại lợi nhuận cho công ty. Năm 2002 công ty cũng đã đầu tư gần 3 tỷ đồng vào nhà xưởng nhằm phục vụ cho việc xuất khẩu. Dự kiến trong thời gian tới công ty sẽ tích cực hơn nữa trong việc đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu.

2.3.4.3. Cải tiến một bước trong công tác nội bộ; chú trọng công tác tổ chức cán bộ

Nếu như trước đây, việc giao nhiệm vụ và chỉ tiêu như kim ngạch, tài chính, lương thưởng còn mang nặng tính bao cấp thì trong những năm gần đây đặc biệt là từ năm 2001 công ty đã từng bước khắc phục hiện tượng này cụ thể là: đồng thời với việc giao các chỉ tiêu tương đối công bằng công ty còn mở rộng quyền bình xét lương thưởng đến cấp phòng ban căn cứ vào năng suất cá nhân đóng góp cho phòng…

Công ty còn hết sức chú trọng công tác tổ chức cán bộ. Trong bốn năm công ty đã tổ chức đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ, chính trị cho 167 người, đề bạt tại chỗ 15 trường hợp ( 1 Giám đốc công ty, 1 Phó giám đốc công ty, 4 Trưởng phòng, 1 Phó giám đốc xí nghiệp, 2 Phó giám đốc xí nghiệp, 1 Kế toán trưởng, 4 phó phòng). Công ty cũng đang thực hiện chính sách tuyển dụng mới một số cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn khá để dần thay thế lớp cán bộ cao tuổi.

Nhờ cải tiến, xắp sếp lại bộ máy tổ chức mà công ty đã có được bộ máy tương đối gọn nhẹ, chi phí quản lí nhờ đó cũng được giảm bớt. Nhờ các biện pháp tăng cường đoàn kết nội bộ mà cán bộ công nhân viên của công ty làm việc hăng say, hiệu quả hơn, đem lại năng suất cao hơn cho công ty.

ngoài các biện pháp nói trên công ty còn thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm giảm chi phí tăng cường nguồn thu như tập chung khai thác triệt để cơ sở vật chất sẵn có, tăng cường hoạt động dịch vụ nhằm tăng doanh thu như cho thuê kho, bãi, xe, thực hiện dịch vụ giao hàng xuất khẩu.

Tóm lại, trong những năm qua công ty đã chú ý và không ngừng áp dụng những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình và nhờ áp dụng những biện pháp đó mà công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển.

2.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty

Qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả và những biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu có thể thấy được những ưu điểm của công ty cũng như những tồn tại của công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.

Qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nói chung và chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu nói riêng có thể thấy về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu công ty có những ưu điểm sau:

Thứ nhất, cũng như hoạt động kinh doanh nói chung hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng năm đều có lãi. Số lãi của công ty hàng năm đạt từ 3 đến 7 tỷ một năm , đây là một con số không nhỏ khi mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp nhà nước làm ăn gần như không có lãi, thậm chí thua lỗ. Do kinh doanh có hiệu quả mà công ty thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo sự tồn tại, góp phần vào việc tái đầu tư và phát triển của công ty.

Thứ hai, lợi nhuận do lĩnh vực xuất khẩu đóng góp vào tổng lợi nhuận của công ty có tỷ trọng ngày càng lớn. Nếu như trước năm 1999 hoạt động nhập khẩu luôn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của công ty thì từ năm 2000 đến nay hoạt động xuất khẩu ngày càng có vai trò quan trọng, điều này thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.12 : Tỷ trọng của lợi nhuận xuất khẩu

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003

Tổng lợi nhuận 5067 3421 4972 6928 Lợi nhuận xuất khẩu 2167 2052 3317 4289 Tỷ trọng LNXK 42,8 59,9 66,7 62,1

Nguồn : Phòng tổng hợp Công ty Xuất Nhập Khẩu tổng hợp I

Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu tăng khá nhanh qua các năm. Nếu như năm 2000 chỉ chiếm 42,8% thì đến năm 2001 là 59,9%, năm 2002 là 66.7% và đến năm 2003 là 62,1% điều này nói lên vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với công ty.

Thứ ba, các chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu cho thấy nhìn chung hoạt đông xuất khẩu ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn, trừ năm 2001 còn các năm khác các chỉ tiêu doanh lợi đều cao hơn năm trước.

Thứ tư, các chỉ tiêu hiệu quả cũng cho thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty kinh doanh có hiệu quả hơn so với các hoạt động khác của công ty. Điều này

thể hiện ở chỗ các chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu hàng năm của công ty đều cao hơn các chỉ tiêu doanh lợi nói chung.

Thứ năm, trong thời gian qua công ty cung đã có những biện pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu điều này thể hiện ở kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu của công ty tăng khá nhanh trong hai năm gần đây.

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1 Những tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong hiệu quả kinh doanh xuất khẩu công ty vẫn còn một số tồn tại sau:

Thứ nhất, tuy kinh doanh xuất khẩu hàng năm đều có lãi song lợi nhuận của hoạt động này còn chưa tương xứng với tiềm năng của công ty và chi phí do công ty bỏ ra, và nhìn chung lợi nhuận còn thấp. Ví dụ như năm 2001 với doanh thu lên tới 462547 triệu đồng nhưng lợi nhuận của công ty chỉ đạt 3421 triệu đồng.

Thứ hai, mức lợi nhuận xuất khẩu hàng năm của công ty cũng không ổn định, biến động qua các năm. Đặc biệt năm 2001 lợi nhuận của công ty giảm sút đáng kể, năm 2001 lợi nhuận của công ty giảm 1646 triệu đồng tương đương với giảm 32,5% so với năm 2000.

Thứ ba, qua việc phân tích chi phí lưu thông của công ty ta thấy chi phí lưu thông của công ty liên tục tăng qua các năm, đây cũng là một yếu tố giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung.

Thứ tư, tuy đã có những biện pháp đưa ra để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhưng nhìn chung các biện pháp đó còn chưa đầy đủ và đồng bộ. Ví dụ như khi công ty tìm mọi cách để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tăng doanh thu xuất khẩu nhưng lại để cho chi phí tăng nhanh mà không có biện pháp giảm chi phí. Điều này thể hiện rõ nét ở năm 2001, tuy kim ngạch cũng như doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, do chi phí tăng nhanh.

Hay về chính sách mặt hàng, công ty đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh nhưng lại không hướng về các mặt hàng có hiệu quả, nhiều mặt hàng của công ty kinh doanh có giá trị cũng như hiệu quả kinh doanh khá thấp, điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên ta có thể phân chúng thành hai nhóm là nhóm các nguyên nhân chủ quan và nhóm các nguyên nhân khách quan.

* Nguyên nhân chủ quan

- Tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu uỷ thác của công ty còn khá cao, tuy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu uỷ thác cao song lợi nhuận do hình thức này đem lại lại thấp, điều này được thể hiện ở bảng sau

Bảng 2.13: Lãi gộp phân theo các hình thức xuất khẩu Đv: Tr.đ

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003

Tổng lãi gộp xuất khẩu 6015 7319 9036 11316 Lãi gộp xuất khẩu tự doanh 4970 5727 7946 9435 Lãi gộp xuất khẩu uỷ thác 1045 1592 1090 1881 Tỷ trọng Lãi gộp xuất khẩu uỷ thác 17,4% 21,7% 12% 16,6%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2000-2003

- Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty chưa thực sự hợp lí, một số mặt hàng kinh doanh của công ty có giá trị xuất khẩu không cao. Nhiều mặt hàng mà công ty kinh doanh có giá trị chế biến không cao, mà xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô. Hơn nữa việc kinh doanh một số mặt hàng của công ty vẫn còn mang tính chất manh mún. Điều này thể hiện ở giá trị lô hàng xuất khẩu của công ty có giá trị không lớn, công ty chưa thực sự có được những bạn hàng lớn. Có năm một mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn song có năm kim ngạch mặt hàng đó lại rất nhỏ, thậm chí bằng không.

- Công ty còn bị động trong quá trình nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng, chủ yếu các đơn đặt hàng đều do phía đối tác chủ động đặt hàng công ty, khi có đơn đặt hàng công ty mới tìm kiếm nguồn hàng ở trong nước.

Hơn nữa nhiều mặt hàng của công ty hiện nay vẫn phải xuất qua nước trung gian thứ ba mà chưa được xuất khẩu trực tiếp. Ví dụ các mặt hàng như lạc nhân, một số sản phẩm may mặc để xuất sang EU công ty phải thông qua các công ty của Inđonexia hay Malaixia…

- Nguồn vốn của công ty phục vụ cho kinh doanh tuy đã được cải thiện song vẫn còn hạn chế. Vốn chủ sở hữu của công ty chỉ hơn 150 tỷ đồng trong khi đó nhu cầu vốn cho kinh doanh hàng năm lên tới hàng vài trăm tỷ đồng, do đó công ty phải vay vốn từ các nguồn như ngân hàng hay từ các công ty khác. hàng năm chi phí vốn vay của công ty là tương đối lớn, trong khi lãi suất vốn vay hiện nay là tương đối cao, điều này cũng ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của công ty.

* Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan thì các nguyên nhân khách quan cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Cùng với quá trình hội nhập công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Do cạnh tranh mà công ty đã dần bị mất đi thị trường tiêu thụ cũng như thị trường đầu vào, chi phí cho việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường do đó cũng tăng lên.

- Trình độ công nghệ sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu nói chung của Việt Nam hiện nay còn thấp do đó việc xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng chế biến cao của công ty bị hạn chế, muốn có những sản phẩm có hàm lượng chế biến cao phục

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I docx (Trang 52 - 81)