1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT NAM

23 2,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 333 KB

Nội dung

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT NAM Ngày nay tất cả các công ty liên tục phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh thường liên tục thay đổi chính sách nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Do sản phẩm rất đa dạng, người tiêu dùng đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về chủng loại và nhãn hiệu hàng hoá. Đồng thời nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng phong phú đa dạng. Do đó khách hàng có quyền lựa chọn những hàng hoá có sức hấp dẫn nhất, thoả mãn tối đa nhu cầu và lợi ích của mình.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay tất cả các công ty liên tục phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.Các đối thủ cạnh tranh thường liên tục thay đổi chính sách nhằm thu hút khách hàng về phíamình Do sản phẩm rất đa dạng, người tiêu dùng đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khác nhau vềchủng loại và nhãn hiệu hàng hoá Đồng thời nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng phongphú đa dạng Do đó khách hàng có quyền lựa chọn những hàng hoá có sức hấp dẫn nhất, thoảmãn tối đa nhu cầu và lợi ích của mình

Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, các công ty phải làm gì để tồn tại vàchiến thắng? Nếu muốn thành công thì doanh nghiệp không thể làm việc theo cảm hứng thờ ơtrước nhu cầu của khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh, mà phải xem Marketing là một triết

lý kinh doanh cho toàn công ty chứ không chỉ là chức năng riêng biệt Tất cả các nhân viên của

họ đều hướng theo khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng Tuy vậy muốn thu hútđược khách hàng thì cần phải có chiến lược dịch vụ nhằm tạo ra sự khác biệt hơn hẳn so với đốithủ cạnh tranh, đồng thời phải luôn theo dõi từng hoạt động của đối thủ cạnh tranh để có đốisách năng động và hữu hiệu Các công ty này không thể làm ngơ trước một chiến dịch quảngcáo, một chương trình khuyến mại hay một sản phẩm mới của các đối thủ cạnh tranh mà phảitheo dõi một cách sát xao để luôn có chiến lược, chiến thuật cần thiết và hơn hẳn nhằm giànhthế chủ động Vì vậy, các công ty cần định rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm xácđịnh vị thế cạnh tranh, sẵn sàng tìm ra những kẽ hở của đối thủ cạnh tranh để tấn công Đó chính

là các công việc để thiết lập kế hoạch chiến lược cạnh tranh trên thị trường của các công ty

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm

Trang 2

1.1 Khái niệm chiến lược

Một cách đơn giản nhất, chiến lược được hiểu là những kế hoạch được thiết lập hoặc

những hành động được thực hiện trong nỗ lực nhằm đạt tới các mục đích của tổ chức Theo

McKinsey (1978), chiến lược là một tập hợp của các chuỗi họat động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững Có một khái niệm khác của Cynthia A Montgomery như sau: Chiến lược không chỉ là một kế họach, cũng không chỉ là một ý tưởng, chiến lược

là triết lý sống của một công ty.

Còn theo Michael Porter thì:

Thứ nhất, chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt.

Thứ hai, chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh.

Thứ ba, chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty.

1.2 Khái niệm quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như trong tươnglai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyếtđịnh nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai để tănglợi thế cho doanh nghiệp

Đặc điểm quan trọng là tất cả các chiến lược kinh doanh khi hình thành được quan tâm

và nó được dùng để phân biệt các kế hoạnh kinh doanh chính là “ lợi thế cạnh tranh” Thực tếcho thấy rằng không có đối thủ cạnh tranh nào mà không cần đến chiến lược, vì các chiến lược

có mục đích duy nhất và bảo đảm cho các doanh nghiệp tìm và giành được lợi thế bền vững củamình đối với các đối thủ

1.3 Vai trò của quản trị chiến lược

Quá trình quản trị chiến lược giúp tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi của mình Nókhiến cho nhà quản trị phải xem xét và xác định xem tổ chức đi theo hướng đi nào và khi nàothì đạt được vị trí nhất định

Điều kiện môi trường mà tổ chức gặp phải luôn biến đổi Những biến đổi nhanh thườngtạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ Dùng quản trị chiến lược giúp nhà quản trị nhắm vào các

cơ hội và nguy cơ trong tương lai

2 Các loại chiến lược thường áp dụng

Trang 3

2.1 Chiến lược cấp công ty

2.1.1 Tập trung vào ngành hiện tại

Bao gồm các chiến lược:

-

Xâm nhập thị trường: doanh nghiệp mới bắt đầu thâm nhập thị trường, bằng cách tiếpcận đối tượng khách hàng mục tiêu của mình tại thị trường mục tiêu hiện tại như các chiêu thứcbán hàng trực tiếp hay quảng cáo giới thiệu sản phẩm…

2.1.2 Mở rộng ra ngoài ngành hiện tại

Bao gồm các chiến lược:

- Đa dạng hóa hàng dọc (gồm đa dạng hóa ra phía trước và phía sau): Công ty đảmnhiệm luôn cả khâu cung cấp nguyên liệu hoặc khâu phân phối sản phẩm nhằm bảo đảm lợi thếcạnh tranh lâu dài

+ Hội nhập dọc về phía trước: là việc công ty mua hoặc đầu tư vào kinh doanh nhữnghoạt động của khách hàng

+ Hội nhập dọc về phía sau: là công ty đầu tư hay kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ củanhà cung cấp như mua hay đầu tư các vùng quy hoạch, cung cấp nguyên nhiên vật liệu…

- Đa dạng hóa đồng tâm: nghĩa là doanh nghiệp mở rộng kinh doanh sang các ngành cóliên quan với ngành kinh doanh hiện tại

- Đa dạng hóa hàng ngang: tức công ty mở rộng sang ngành kinh doanh mới không liênquan với ngành kinh doanh hiện tại

2.1.3 Chiến lược cắt giảm

Được áp dụng khi công ty kinh doanh không hiệu quả hay do tình hình khủng hoảng kinh

tế chung Các nguyên nhân gây sụt giảm có thể do: quản trị kém, mở rộng hoạt động quá mức

có thể kiểm soát, chi phí cao do đầu tư công nghệ lạc hậu, năng suất thấp…,xuất hiện đối thủcạnh tranh mới, không dự báo được sự thay đổi về nhu cầu khách hàng Chiến lược này gồmmột số giải pháp sau:

- Thu hẹp qui mô: thu hẹp qui mô của tất cả các ngành kinh doanh hay một số ngànhnghề kém hiệu quả nhất

Trang 4

- Cắt bỏ bớt hoạt động

- Thanh lý

2.2 Chiến lược cấp kinh doanh

2.2.1 Chiến lược cạnh tranh tổng quát

Dựa vào lợi thế cạnh tranh, được thể hiện dưới hai hình thức cơ bản là chi phí thấp vàkhác biệt hóa Kết hợp hai hình thức cơ bản này với phạm vi hoạt động của công ty sẽ hìnhthành nên ba chiến lược cạnh tranh tổng quát: chiến lược chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệthóa sản phẩm và chiến lược tập trung

- Chiến lược chi phí thấp nhất: Mục tiêu của công ty theo đuổi chiến lược này là vượt trộiđối thủ cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất

- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: là chiến lược nhằm đạt được lợi thế cạnh tranhthông qua việc tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng, thỏa mãnnhu cầu khách hàng bằng cách thức mà đối thủ cạnh tranh không thể

- Chiến lược tập trung: nhằm đáp ứng nhu cầu cho một phân khúc thị trường nào đó,được xác định thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm

2.2.2 Chiến lược phản ứng nhanh

Mới nhìn giống như chiến lược khác biệt hóa nhưng thực tế, phản ứng nhanh là đề cậpđến tốc độ, với tốc độ này những vấn đề có ảnh hưởng khách hàng như việc tạo ra sản phẩmmới, hoàn thiện các sản phẩm, hoặc những quyết định một cách nhanh nhất

2.3 Chiến lược cấp chức năng

2.3.1 Chiến lược Marketing

Là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu Marketing

Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yếu tố, thườngđược gọi là 4P: Sản phẩm (Product), Giá (Price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông(Promotion) và Kênh phân phối (Place) Tuỳ vào tình hình thực tế của thị trường mà người tavận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường

Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướng triểnkhai từ 4 yếu tố chính nầy thành 7 yếu tố (và được gọi là 7P) để phản ánh sự chú tâm của mìnhđối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mạihay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối (place), Con người (people), Qui trình (process)

và Chứng minh thực tế (physical evidence)

Trang 5

2.3.2 Chiến lược tài chính

Một chiến lược tài chính sẽ chỉ ra cho phương thức thay đổi cách quản lý tài sản và thunhập nhằm đạt lợi nhuận cao hơn Chiến lược này sẽ cho thấy những sự thay đổi cần thiết, loạitài sản nên đầu tư vào và cách quản lý đầu tư, ví dụ như: cách thức để tiết kiệm hơn, bán hoặccho thuê những tài sản không mang lại lợi nhuận

3 Các đặc điểm của một chiến lược kinh doanh tổng thể thành công

Khi được thực hiện đúng đắn thì quá trình lập kế hoạch chiến lược tổng thể có thể đưadoanh nghiệp lên một tầm cao mới, hay chí ít cũng sẽ bảo vệ doanh nghiệp không phải rơixuống hố sâu thất bại Một chiến lược kinh doanh tổng thể thành công cần có những đặc điểmsau:

• Phù hợp với nguồn lực, mang tính chất tổng thể và dài hạn trong môi trường kinhdoanh của doanh nghiệp

• Cam kết của lãnh đạo đối với sự phát triển của doanh nghiệp

• Chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp phải được thông tin tốt

• Được dựa trên những công cụ đo lường chủ yếu của doanh nghiệp

• Phải vạch ra được tình hình tài chính, khách hàng và các hoạt động theo đường lốichiến lược của doanh nghiệp

• Được xây dựng dựa trên các đơn vị kinh doanh chủ chốt và các sản phẩm chiến lượccủa doanh nghiệp

• Thiết lập công cụ để thực thi chiến lược (lập mục tiêu, xác định công cụ đo lường, quytrình )

Khi đã xây dựng xong chiến lược, điều quan trọng là việc thực thi chiến lược một cáchhiệu quả và chỉ có được điều này khi ban lãnh đạo của doanh nghiệp có được sự cam kết mạnh

mẽ và làm cho chiến lược trở thành một quá trình ăn sâu vào cơ cấu của tổ chức, trở thành vănhóa của tổ chức Ví dụ như xác định năng lực kinh doanh cốt lõi nhằm giữ cho công ty luônluôn tập trung vào sự chỉ dẫn của mục tiêu đã đề ra

Trang 6

PHẦN II: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT

Trang 7

lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng (Personel Care) Cùng vớiProctor & Gambel (P&G), Unilever hiện đang thống trị khắp thế giới về các sản phẩm này Làmột công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới đểchiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever

UVN được thành lập vào năm 1995 và đến nay đã đầu tư hơn 140 triệu đô la Mỹ vàoViệt Nam Tốc độ tăng trưởng bình quân 15 năm qua đạt mức bình quân hai chữ số/năm Giátrị xuất khẩu của UVN tăng trưởng 250% trong 5 năm qua Năm 1995, Unilever chính thứchoạt động tại thị trường Việt Nam với hai công ty liên doanh Lever Viso và Lever Haso chuyênsản xuất và phân phối các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình có chất lượng quốc tế với giá

cả phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam Với sự cải tiến và sáng tạo không ngừng, đến naynhững nhãn hàng chính của UVN bao gồm OMO, Comfort, Sunlight, Dove, Lifebuoy, Pond’s,Sunsilk, Hazeline, Lipton…đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam

Để ngày càng đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng, UVN không ngừng cảitiến và cho ra đời những sản phẩm mới như: Sunsilk, nước mắm Phú Quốc Knorr, hạt nêmKnorr, Viso trắng sáng…Hàng năm, công ty đưa ra thị trường khoảng 40-50 sản phẩm mới

Hiện nay mạng lưới phân phối và bán hàng của công ty được coi là một trong nhữngmạng lưới hiệu quả nhất tại Việt Nam với hệ thống phân phối bao gồm gần 180 nhà phân phốivới gần 180.600 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, đảm bảo cho người tiêu dùng có thể mua sảnphẩm của UVN mọi lúc, mọi nơi

UVN hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà.Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phânphối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ Hiện nay công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% và tuyển dụng hơn 2000 nhân viên Ngoài ra công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xínghiệp nội địa trong các hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao

bì thành phẩm Các hoạt động hợp tác kinh doanh này đã giúp UVN tiết kiệm chi phí nhập khẩu

hạ giá thành sản phẩm, để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty tại thịtrường Việt Nam, đồng thời công ty cũng giúp đỡ các đối tác Việt Nam phát triển sản xuất,đảm bảo thu nhập cho các nhân viên và tạo thêm khoảng 5500 việc làm

Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của Unilever nhưOmo, Sunsilk, Clear, Dove, Pond’s, Close-up, Cornetto, Paddle Pop, Lipton, Knorr cùng cácnhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso, và P/S đã được giới thiệu rộng rãi và với ưu thế

Trang 8

về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam chonên các nhãn hàng này đã nhanh chóng trở thành những hàng hoá được tiêu dùng nhiều nhấttại thị trường Việt Nam và cùng với nó công ty Unilever đã nhanh chóng có lãi và thu được lợinhuận không nhỏ trên thị trường Việt Nam Trong đó liên doanh Lever Việt Nam, Hà nội bắtđầu làm ăn có lãi từ năm 1997, tức là chỉ sau 2 năm công ty này được thành lập Công ty Elida P/

S cũng làm ăn có lãi kể từ khi nó được thành lập từ năm 1997 Best Food cũng đã rất thành côngtrong việc đưa ra được nhãn hiệu kem nổi tiếng và được người tiêu dùng hoan nghênh năm 1997

là Paddle Pop (Sau này nhãn hiệu này được chuyển nhượng cho Kinh Đô của Việt Nam) và công

ty đã mở rộng sang kinh doanh mặt hàng trà Lipton, bột nêm Knorr, và nước mắm Knorr - PhúQuốc…Và công ty này hiện tại cũng đang hoạt động rất có lãi

Tính trung bình mỗi năm doanh số và lợi nhuận của UVN tăng khoảng 30-35%/ năm kể

từ khi các dự án của công ty đi vào hoạt động ổn định và có lãi Nếu năm 95 doanh số của công

ty là 20 triệu USD, năm 96 doanh số của công ty là 40 triệu USD thì đến năm 1998 doanh sốcủa công ty đã là 85 triệu USD và tính đến hết năm 2002 thì doanh số của công ty là khoảng 240triệu USD Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt như vậy UVN đã và đang chứng tỏ rằng mình làcông ty nước ngoài thành đạt nhất ở Việt Nam hiện nay

Unilever đã và đang ngày càng đa dạng các sản phẩm của mình nhằm phục vụ các nhucầu của khách hàng, từ ngày thành lập đến nay hệ thống các sản phẩm của công ty trên thịtrường Việt Nam đã bao gồm các nhãn hiệu sau:

Home Care Personal Care Food Stuffs

Trang 9

2 Dầu xả+ Sunsilk

3 Kem dưỡng da+ Pond

+ Hazeline+ Vaseline

4 Bàn chải và kemđánh răng

+ Close up+ P/S+ Bàn chải C-up+ Bàn chải PS

5 Xà phòng tắm và sữa tắm

+ Lux+ Dove+ Lifebouy

1 Trà+ Suntea+ Lipton+ Cây đa

2 Thực phẩm+ Cháo thịt heo ăn liềnKnorr

+ Viên súp thịt bò Knorr+ Nước mắm Knorr - PhúQuốc

"Nguồn: Phòng marketing công ty Lever Việt Nam"

Bên cạnh đó, từ năm 1995 đến nay, công ty đã đóng góp hơn 206 tỷ đồng cho các hoạtđộng xã hội nhằm cải thiện về sức khỏe, vệ sinh, giáo dục, môi trường tại Việt Nam thông quacác dự án: Vì ánh mắt trẻ thơ, Làng Hy vọng, Trường dành cho trẻ em khiếm thị Nguyễn ĐìnhChiểu, Học bổng OMO dành cho trẻ em nghèo vượt khó, Chương trình vệ sinh rửa tay sạch sẽvới Lifebouy, trao tặng 300 nhà tình thương cho người nghèo…Đáng chú ý, năm 2004, UVN đãthành lập Quỹ UVN, từ đó đến nay, UVN thông qua Quỹ UVN cam kết đóng góp hơn 70 tỷđồng mỗi năm cho các hoạt động xã hội cộng đồng

Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của UVN trong suốt 15 năm qua là Công

ty đã rất thành công như là một doanh nghiệp gắn kết rất sâu với nền kinh tế và cộng đồng trongnước, xây dựng và phát triển thành công các mối quan hệ hợp tác, đối tác chặt chẽ với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, dù họ là các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp, các bênthứ ba hay các nhà phân phối Điều đặc biệt trong mối quan hệ chặt chẽ và cùng có lợi giữaUVN và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước chính là sự tiến triển về chất của mối quan hệ

Trang 10

này, bắt đầu từ hình thức hợp tác đầu tư trực tiếp vào công nghệ và cơ sở vật chất, chuyển giaocông nghệ và kỹ năng, giúp đỡ kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong nước, tiến tới hình thức hợptác sản xuất gia công chế biến và trợ giúp kỹ thuật nhằm giúp các doanh nghiệp trong nướcnâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và xuất khẩu; và gần đâynhất là hình thức hợp tác trong tương lai để sản xuất các nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhậpkhẩu, như được thể hiện trong Thoả thuận Hợp tác Chiến lược dài hạn ký kết giữa UVN vàTổng công ty Hoá chất Việt Nam (Vinachem) năm 2009.

Chặng đường 15 năm phát triển của UVN cũng cho thấy Công ty là một minh chứng cụthể về việc thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp có thể đóng góp thực

sự cho cả việc phát triển doanh nghiệp lẫn mang lại lợi ích cho xã hội, với những chương trình

hỗ trợ cộng đồng có tác động mạnh mẽ mang lại lợi ích cho hàng triệu người Việt Nam, nhất làphụ nữ và trẻ em trong cả nước, và đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và nhiều khó khăn

Với những thành tích đã đạt được trong 15 năm đầu tiên hoạt động tại Việt Nam, UVNcam kết sẽ bước tiếp chặng đường dài tiếp theo của mình một cách vững chãi, lớn mạnh cùngtương lai của đất nước

2 Chiến lược kinh doanh của UVN

2.1 Sứ mệnh của công ty

Sứ mệnh của Unilever là “Thêm sức sống vào cuộc sống” - To add vitality to life – và với

sứ mệnh này công ty cam kết cung cấp nhu cầu hàng ngày về dinh dưỡng, vệ sinh và chăm sóc

cá nhân với các thương hiệu có thể giúp mọi người cảm thấy tốt, nhìn tốt và thu được nhiền hơntrong cuộc sống

2.2 Chiến lược Marketing của Unilever

Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh giữa hàng hoá Việt Nam và hàng hoá nướcngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ các công ty đa quốc giahiện đang có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt Nam Unilever - Việt Nam cũng là mộttrong số những đại gia lớn trên thị trường hàng tiêu dùng, hằng năm đã cung cấp một lượng lớncác mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hằng ngày của người tiêu dùng Việt Nam như: kem đánhrăng P/S, dầu gội đầu Sunsilk, bột giặt Omo, v.v…Đây không chỉ là mối đe dọa cho các nhà sảnxuất trong nước mà còn là tấm gương để các doanh nghiệp học hỏi về kinh nghiệm marketingcủa một công ty đa quốc gia lớn có tầm cỡ thế giới

Trang 11

Có thể nói, công ty Unilever đã có một chiến lược tiếp thị chu đáo và đầy tính sáng tạonhằm đánh bóng tên tuổi và thu hút sức tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.Công ty đã tận dụng đối đa những điểm mạnh vốn có của mình cũng như phát huy được những

cơ hội của thị trường để mang lại nguồn doanh thu

khổng lồ hàng năm cho công ty

Sau đây là một vài phân tích cơ bản về chiến lược marketing của công ty:

1 Điểm mạnh của công ty

- Được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever toàn cầu nên có nền tài chính vững mạnh

- Chính sách thu hút tài năng hiệu quả: Quan điểm của công ty là “Phát triển thông quacon người, thông qua các ngày hội việc làm cho các sinh viên sắp tốt nghiệp của các trường đạihọc danh tiếng để từ đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự sáng giá cho nguồn nhân lực củacông ty Ngoài ra, công ty cũng có chế độ lương bổng, phúc lợi thoả đáng và các khoá học tậptrung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ của họ…

- Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của UVN luôn được chú trọng và đầu tưthoả đáng Đặc biệt, công tác R&D rất hiệu quả trong việc khai thác tính truyền thống trong sảnphẩm như dầu gội đầu bồ kết, kem đánh răng muối Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilevertoàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt

- Giá cả tương đối chấp nhận được, trong khi chất lượng rất cao, không thua hàng ngoạinhập

- Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thầntrách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty, đặc biệt các quan hệ với công chúng rất được chútrọng tại công ty

2 Điểm yếu của công ty

- Các vị trí chủ chốt trong công ty vẫn do người nước ngoài nắm giữ, nên không thể hiểuhết về văn hóa và phong tục của người Việt Nam

- Vẫn còn những công nghệ không áp dụng được tại Việt Nam do chi phí cao, vì vậy phảinhập khẩu từ nước ngoài nên tốn kém chi phí và không tận dụng được hết nguồn lao động dồidào và có năng lực ở Việt Nam

- Giá cả một số mặt hàng của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam,nhất là ở những vùng nông thôn

Ngày đăng: 07/08/2014, 12:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Bách Khoa, Chiến lược kinh doanh Quốc tế – NXB giáo dục Khác
4. Michael E. Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, năm 1996 Khác
5. Philip Kotler, Quản trị Marketing – NXB thống kê 1996 Khác
6. Philip Kotler, Marketing Management – Prentice Hall International Editions 1993 Khác
7. Một số báo cáo tổng kết của Công ty Unilever các năm 1994, 1996, 2000, 2001 Khác
8. Một số báo cáo tổng kết của Công ty P&G năm 2000, 2001 Khác
9. Một số bài viết trên các báo: Doanh nghiệp, Thời báo kinh tế, Đầu tư, Sài gòn tiếp thị… Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w