1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế vĩ mô: GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN

22 2,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 309,5 KB

Nội dung

Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô: GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢNCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN1.1 Giảm phát và nguyên nhân gây ra giảm phátGiảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Giảm phát, do đó, trái ngược với lạm phát. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giảm phát. Nguyên nhân thứ nhất thuộc tổng cầu, giảm phát xảy ra khi kinh tế suy thoái. Khi tổng cầu xã hội giảm, thể hiện cụ thể là tổng vốn đầu tư nước ngoải giảm, đầu tư truong nước cũng giảm. Thu nhập thực tế của người dân giảm làm cho sức mua chậm lại. có thể sức mua giảm là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hay trong nước. Giảm phát do tổng cầu giảm có một tác động không tốt đến nền kinh tế. cụ thể qua mô hình tổng cung và tổng cầu ta sẽ thấy rõ được điều này. Trong ngắn hạn, khi tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển xuống dưới, trong khi đó đường tổng cung không đổi. điểm giao nhau giữa đường tổng cung và tổng cầu mới có mức giá thấp hơn mức giá cân bằng ban đầu, đồng thời sản lượng cân bằng cũng giảm. như vậy nền kinh tế vốn dĩ đã suy thoái nay càng suy thoái trầm trọng hơn.Nguyên nhân thứ 2 thuộc tổng cung, trong trường hợp này giảm phát xảy ra khi có sự tăng trưởng của nền kinh tế một cách nhah chóng. Lượng tiền cung ứng không đủ cho lưu thông. Nguyên nhân là do sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động, hàng hóa được sản xuất nhiều hơn, đồng thời chi phí sản xuất được giảm lại. Gỉam phát có nguyên nhân từ tổng cung là điều đáng khích lệ tuy nhiên rất ít khi xảy ra do sự phát triển của khoa học kĩ thuật luôn chậm hơn so với nhu cầu của xã hôi. Có thể nhận biết được giảm phát do tổng cung qua mô hình tổng cung tổng cầu. khi có sự gia tăng của tổng cung, đường AS dịch chuyển qua phải trong khi đường tổng cầu không đổi. Giao điểm mới của đưởng tổng cung và tổng cầu thể hiện giá cả thấp hơn nhưng mức sản lượng lại lớn hơn so với điểm cân bằng lúc đầu.1.2 Bẫy thanh khoản và nguyên nhân của bẫy thanh khoảnTheo quan điểm Keynesian truyền thống, “bẫy thanh khoản” là một hiện tượng mà lãi suất danh nghĩa ngắn hạn đạt ngưỡng rất thấp, thậm chí 0%. Theo mô hình ISLM, chính sách tiền tệ mở rộng sẽ vận hành thông qua việc giảm lãi suất và kích thích chi tiêu đầu tư. Nhưng khi lãi suất đã giảm đến mức 0% thì CSTT có thể sẽ không còn tác dụng nữa. Vì khi lãi suất giảm tới 0% thì CSTT mở rộng sẽ làm tăng cung tiền để tăng thanh khoản cho nền kinh tế nhưng do lãi suất không thể giảm hơn nữa nên thanh khoản tăng thêm sẽ không có tác dụng kích cầu. Do đó tổng cầu, sản xuất và việc làm sẽ không tăng (Mankiw, 2003, tr. 303). Quan điểm hiện đại về “bẫy thanh khoản” mở rộng hơn, theo đó tại mức lãi suất bằng 0%, CSTT nới lỏng vẫn có thể có hiệu quả miễn là CSTT vẫn có thể làm giảm kỳ vọng lãi suất thực trong tương lai thông qua tăng kỳ vọng lạm phát (Adam và Billi, 2006).Nói một cách đơn giản, bẫy thanh khoản là hiện tượng trong đó chính sách tiền tệ được nới lỏng bằng biện pháp giảm lãi suất để rồi lãi suất xuống thấp quá một mức nhất định khiến cho mọi người quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt và chính sách tiền tệ trở nên bất lực. Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng này là lãi suất Ngắn Hạn về gần bằng 0, và thanh khoản trong ngắn hạn không thể làm lãi suất giảm. Trong giai đoạn này, gần như hoạt động đầu tư bị gián đoạn, các doanh nghiệp sụp đổ hàng loạt, thất nghiệp tăng cao, và ngân hàng thừa tiền ngắn hạn với lãi suất cực thấp, nhưng không thể đẩy vào nền kinh tế.Nguyên nhân của hiện tượng bẫy thanh khoản làMong đợi giảm phát. Nếu xảy ra giảm phát hoặc mọi người mong đợi giả phát (giá giảm) thì lãi suất thực sự có thể là khá cao ngay cả khi lãi suất danh nghĩa bằng không. Nếu giá giảm 2%năm, còn bạn thì giữ tiền mặt ở dưới gối nằm thì có nghĩa là tiền của bạn sẽ tăng về giá trị. Khó khăn là ở trong việc có một lãi suất danh nghĩa âm (ngân hàng sẽ trả tiền cho bạn vì bạn đã vay tiền). Đã có những nỗ lực để tạo ra lãi suất âm, (ví dụ như giảm lượng tiền trong lưu thông), nhưng trong thực tế nó hiếm khi thực hiện.Ưu tiên cho tiết kiệm. Bẫy thanh khoản xảy ra trong thời kỳ suy thoái và triển vọng về kinh tế ảm đạm. Người tiêu dùng, các doanh nghiệp và các ngân hàng đang rất bi quan về tương lai, vì vậy họ xem xét việc tăng những khoản tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro và rất khó khăn để buộc họ chi tiêu. Sự gia tăng trong tiết kiệm này đồng nghĩa với tiêu dùng sẽ giảm sút. Ngoài ra, trong thời gian suy thoái, các ngân hàng càng tỏ ra không sẵn lòng cho vay. Thêm nữa, cắt giảm lãi suất cơ bản xuống 0% không thể biến thành lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại thấp hơn, vì vậy các ngân hàng không muốn cho vay.Khủng hoảng tín dụng (Credit crunch). Các ngân hàng bị mất một khoản tiền đáng kể do mua nợ dưới chuẩn (subprime debt) và vỡ nợ. Vì vậy, họ tìm nguồn để cải thiện bảng cân đối kế toán của họ. Họ không sẵn lòng cho vay nên ngay cả nếu như các công ty và người tiêu dùng muốn tận dụng lãi suất thấp để vay, các ngân hàng sẽ không cho họ vay tiền.Sự không sẵn lòng nắm giữ trái phiếu. Nếu lãi suất bằng không, các nhà đầu tư sẽ mong đợi lãi suất tăng lên vào một thời điểm nào đó. Nếu lãi suất tăng, giá trái phiếu sẽ giảm. Vì vậy, các nhà đầu tư muốn giữ tiền tiết kiệm hơn là nắm trái phiếu.Bẫy thanh khoản xảy ra khi chính sách tiền tệ trở nên không hiệu quả bởi vì mặc dù mức lãi suất rất thấp, thậm chí bằng 0, mọi người vẫn muốn giữ tiền mặt hơn là chi tiêu hoặc mua các tài sản kém thanh khoản.Những người theo trường phái Keynes (Keynesians) lập luận rằng một khi vướng vào bẫy thanh khoản, chính sách tài khoá (fiscal policy) trở nên cực kỳ quan trọng để vực dậy nền kinh tế khỏi suy thoái. Bởi vì lãi suất bằng không nhưng tổng cầu vẫn đang giảm nên các chính phủ cần phải can thiệp để quản lý các nguồn lực nhàn rỗi.Lập luận này cho rằng sự gia tăng tiết kiệm của khu vực tư nhân cần phải được bù đắp bởi sự gia tăng vay từ khu vực công. Vì vậy, sự can thiệp của chính phủ có thể lợi dụng sự gia tăng tiết kiệm tư nhân để bơm thêm chi tiêu vào nền kinh tế. Hành động chi tiêu này của chính phủ sẽ làm tăng tổng cầu và dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn.Những người ủng hộ chính sách tiền tệ (monetarists) thì chỉ trích chính sách tài khoá. Họ cho rằng hành động vay của chính phủ chỉ đơn thuần là chuyển tài nguyên từ khu vực tư nhân sang khu vực công và không làm tăng tổng thể hoạt động kinh tế. Họ cũng cho rằng sự gia tăng trong việc vay mượn của chính phủ sẽ đẩy lãi suất tăng và đẩy các khoản đầu tư của khu vực tư ra ngoài. Họ chỉ ra kinh nghiệm của Nhật Bản trong những năm 1990; khi đó bẫy thanh khoản xảy ra và việc vay mượn của chính phủ không phát huy tác dụng, còn nợ khu vực công thì phình to ra.

Trang 1

Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô: GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN

1.1 Giảm phát và nguyên nhân gây ra giảm phát

Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục Giảm phát, do

đó, trái ngược với lạm phát Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm.Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm phát, người ta vẫnđặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suythoái hay đình đốn

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giảm phát

Nguyên nhân thứ nhất thuộc tổng cầu, giảm phát xảy ra khi kinh tế suy thoái Khi tổng cầu

xã hội giảm, thể hiện cụ thể là tổng vốn đầu tư nước ngoải giảm, đầu tư truong nước cũng giảm.Thu nhập thực tế của người dân giảm làm cho sức mua chậm lại có thể sức mua giảm là do tácđộng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hay trong nước Giảm phát do tổng cầu giảm cómột tác động không tốt đến nền kinh tế cụ thể qua mô hình tổng cung và tổng cầu ta sẽ thấy rõđược điều này Trong ngắn hạn, khi tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển xuống dưới, trongkhi đó đường tổng cung không đổi điểm giao nhau giữa đường tổng cung và tổng cầu mới cómức giá thấp hơn mức giá cân bằng ban đầu, đồng thời sản lượng cân bằng cũng giảm như vậynền kinh tế vốn dĩ đã suy thoái nay càng suy thoái trầm trọng hơn

Nguyên nhân thứ 2 thuộc tổng cung, trong trường hợp này giảm phát xảy ra khi có sự tăngtrưởng của nền kinh tế một cách nhah chóng Lượng tiền cung ứng không đủ cho lưu thông.Nguyên nhân là do sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động, hàng hóađược sản xuất nhiều hơn, đồng thời chi phí sản xuất được giảm lại Gỉam phát có nguyên nhân

từ tổng cung là điều đáng khích lệ tuy nhiên rất ít khi xảy ra do sự phát triển của khoa học kĩthuật luôn chậm hơn so với nhu cầu của xã hôi Có thể nhận biết được giảm phát do tổng cungqua mô hình tổng cung tổng cầu khi có sự gia tăng của tổng cung, đường AS dịch chuyển quaphải trong khi đường tổng cầu không đổi Giao điểm mới của đưởng tổng cung và tổng cầu thểhiện giá cả thấp hơn nhưng mức sản lượng lại lớn hơn so với điểm cân bằng lúc đầu

1.2 Bẫy thanh khoản và nguyên nhân của bẫy thanh khoản

Trang 2

Theo quan điểm Keynesian truyền thống, “bẫy thanh khoản” là một hiện tượng mà lãi suấtdanh nghĩa ngắn hạn đạt ngưỡng rất thấp, thậm chí 0% Theo mô hình IS-LM, chính sách tiền tệ

mở rộng sẽ vận hành thông qua việc giảm lãi suất và kích thích chi tiêu đầu tư Nhưng khi lãisuất đã giảm đến mức 0% thì CSTT có thể sẽ không còn tác dụng nữa Vì khi lãi suất giảm tới0% thì CSTT mở rộng sẽ làm tăng cung tiền để tăng thanh khoản cho nền kinh tế nhưng do lãisuất không thể giảm hơn nữa nên thanh khoản tăng thêm sẽ không có tác dụng kích cầu Do đótổng cầu, sản xuất và việc làm sẽ không tăng (Mankiw, 2003, tr 303) Quan điểm hiện đại về

“bẫy thanh khoản” mở rộng hơn, theo đó tại mức lãi suất bằng 0%, CSTT nới lỏng vẫn có thể cóhiệu quả miễn là CSTT vẫn có thể làm giảm kỳ vọng lãi suất thực trong tương lai thông quatăng kỳ vọng lạm phát (Adam và Billi, 2006)

Nói một cách đơn giản, bẫy thanh khoản là hiện tượng trong đó chính sách tiền tệ được nớilỏng bằng biện pháp giảm lãi suất để rồi lãi suất xuống thấp quá một mức nhất định khiến chomọi người quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt và chính sách tiền tệ trở nên bấtlực Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng này là lãi suất Ngắn Hạn về gần bằng 0, và thanh khoảntrong ngắn hạn không thể làm lãi suất giảm Trong giai đoạn này, gần như hoạt động đầu tư bịgián đoạn, các doanh nghiệp sụp đổ hàng loạt, thất nghiệp tăng cao, và ngân hàng thừa tiền ngắnhạn với lãi suất cực thấp, nhưng không thể đẩy vào nền kinh tế

Nguyên nhân của hiện tượng bẫy thanh khoản là

Mong đợi giảm phát Nếu xảy ra giảm phát hoặc mọi người mong đợi giả phát (giá

giảm) thì lãi suất thực sự có thể là khá cao ngay cả khi lãi suất danh nghĩa bằng không Nếu giágiảm 2%/năm, còn bạn thì giữ tiền mặt ở dưới gối nằm thì có nghĩa là tiền của bạn sẽ tăng vềgiá trị Khó khăn là ở trong việc có một lãi suất danh nghĩa âm (ngân hàng sẽ trả tiền cho bạn vìbạn đã vay tiền) Đã có những nỗ lực để tạo ra lãi suất âm, (ví dụ như giảm lượng tiền trong lưuthông), nhưng trong thực tế nó hiếm khi thực hiện

Ưu tiên cho tiết kiệm Bẫy thanh khoản xảy ra trong thời kỳ suy thoái và triển vọng về

kinh tế ảm đạm Người tiêu dùng, các doanh nghiệp và các ngân hàng đang rất bi quan về tươnglai, vì vậy họ xem xét việc tăng những khoản tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro và rất khó khăn đểbuộc họ chi tiêu Sự gia tăng trong tiết kiệm này đồng nghĩa với tiêu dùng sẽ giảm sút Ngoài ra,trong thời gian suy thoái, các ngân hàng càng tỏ ra không sẵn lòng cho vay Thêm nữa, cắt giảm

Trang 3

lãi suất cơ bản xuống 0% không thể biến thành lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại thấphơn, vì vậy các ngân hàng không muốn cho vay.

Khủng hoảng tín dụng (Credit crunch) Các ngân hàng bị mất một khoản tiền đáng kể

do mua nợ dưới chuẩn (sub-prime debt) và vỡ nợ Vì vậy, họ tìm nguồn để cải thiện bảng cânđối kế toán của họ Họ không sẵn lòng cho vay nên ngay cả nếu như các công ty và người tiêudùng muốn tận dụng lãi suất thấp để vay, các ngân hàng sẽ không cho họ vay tiền

Sự không sẵn lòng nắm giữ trái phiếu Nếu lãi suất bằng không, các nhà đầu tư sẽ

mong đợi lãi suất tăng lên vào một thời điểm nào đó Nếu lãi suất tăng, giá trái phiếu sẽ giảm

Vì vậy, các nhà đầu tư muốn giữ tiền tiết kiệm hơn là nắm trái phiếu

Bẫy thanh khoản xảy ra khi chính sách tiền tệ trở nên không hiệu quả bởi vì mặc dù mức lãi suấtrất thấp, thậm chí bằng 0, mọi người vẫn muốn giữ tiền mặt hơn là chi tiêu hoặc mua các tài sảnkém thanh khoản

Những người theo trường phái Keynes (Keynesians) lập luận rằng một khi vướng vào bẫy thanhkhoản, chính sách tài khoá (fiscal policy) trở nên cực kỳ quan trọng để vực dậy nền kinh tế khỏisuy thoái Bởi vì lãi suất bằng không nhưng tổng cầu vẫn đang giảm nên các chính phủ cần phảican thiệp để quản lý các nguồn lực nhàn rỗi

Lập luận này cho rằng sự gia tăng tiết kiệm của khu vực tư nhân cần phải được bù đắp bởi sựgia tăng vay từ khu vực công Vì vậy, sự can thiệp của chính phủ có thể lợi dụng sự gia tăng tiếtkiệm tư nhân để bơm thêm chi tiêu vào nền kinh tế Hành động chi tiêu này của chính phủ sẽlàm tăng tổng cầu và dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao hơn

Những người ủng hộ chính sách tiền tệ (monetarists) thì chỉ trích chính sách tài khoá Họ chorằng hành động vay của chính phủ chỉ đơn thuần là chuyển tài nguyên từ khu vực tư nhân sangkhu vực công và không làm tăng tổng thể hoạt động kinh tế Họ cũng cho rằng sự gia tăng trongviệc vay mượn của chính phủ sẽ đẩy lãi suất tăng và đẩy các khoản đầu tư của khu vực tư rangoài Họ chỉ ra kinh nghiệm của Nhật Bản trong những năm 1990; khi đó bẫy thanh khoản xảy

ra và việc vay mượn của chính phủ không phát huy tác dụng, còn nợ khu vực công thì phình tora

Những người theo trường phái Keynes đáp lại rằng việc chính phủ vay cũng có thể gây ra hiệntượng lấn át (crowding out) trong những hoàn cảnh bình thường Tuy nhiên, trong một cái bẫythanh khoản, khoản dôi ra trong gia tăng tiết kiệm nghĩa là việc chính phủ vay mượn sẽ không

Trang 4

lấn át khu vực tư nhân bởi vì các nguồn tài nguyên khu vực tư nhân không được đầu tư, màđược giữ lại Bằng cách kích thích hoạt động kinh tế chính phủ có thể khuyến khích khu vực tưnhân bắt đầu đầu tư và chi tiêu một lần nữa.

Ngoài ra, những người theo trường phái Keynes nói rằng cũng như các chính sách tài khoá

mở rộng, điều cần thiết là chính phủ, các cơ quan tiền tệ thực hiện một cam kết về lạm phát.Nếu chính sách tài khoá mở rộng được áp dụng trong thời kỳ giảm phát có thể sẽ không làmtăng tổng cầu về mặt tổng thể Tổng cầu chỉ tăng khi mọi người mong đợi một thời kỳ lạm phátvừa phải, lãi suất thực giảm và chính sách tài khóa sẽ có hiệu quả trong việc thúc đẩy chi tiêu

1.3 Mối quan hệ kéo theo giữa giảm phát và bẫy thanh khoản

Bẫy thanh khoản và giảm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cụ thể

Từ bẫy thanh khoản sẽ dẫn đến giảm phát

Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện nới lỏng tiền tệ bằngcách giảm lãi suất, kích thích tiê dùng và đầu tư tư nhân, mục đích là gia tăng tổng cầu, đưa nềnkinh tế ra khỏi suy thoái Tuy nhiên, nếu việc giảm lãi suất không theo một chính sách phù hợp

mà lại giảm quá nhanh và liên tục thì sẽ gây tâm lý bất an cho người gửi tiền khi chi phí cơ hộicủa việc giữ tiền và gửi tiền là ngang nhau, người dân có tâm lý giữ tiền nhiều hơn thay vì gửingân hàng Hậu quả là lãi suất giảm nhưng không thu hút được lượng tiền gửi và đầu tư tư nhâncũng khó có thể được thúc đẩy như vậy chính sách tiền tệ đã mất vai trò kích thích nền kinh tếcủa minh mà ngược lại rơi vào bẫy thanh khoản trong khi đó, chính sách tiền tệ mở rộng đã làmcho người dân kì vọng vào một tương lai tươi sáng hơn khi giá cả giảm và vì vậy họ tiếp tục chờđợi giá sẽ giảm hơn nữa và kết quả cuối cùng là nền kinh tế vửa phải rơi vào bẫy thanh khoảnđồng thời lại càng giảm phát nghiêm trọng hơn

Mặt khác, giảm phát cũng kéo theo bẫy thanh khoản

Giảm phát trong hầu hết các trường hợp đều xuất phát từ sự sụt giảm của tổng cầu giảmphát làm tổng chi tiêu giảm dẫn đến nền kinh tế bị suy thoái Để giải quyết vần đề trên, ngânhàng trung ương sẽ thực hiện nới rộng kinh tế để kích thích đầu tư tư nhân, kích thích sản xuấtcung ứng hàng hóa cho nền kinh tế một trong những biện pháp đầu tiên và ưu tiên là giảm lãisuất để kích cầu tuy nhiên, khi thực hiện chính sách kích cầu bằng việc giảm lãi suất quá nhanh

và liên tục đến mức quá thấp làm cho chi phí cơ hội giữa việc giữ tiền và gửi tiết kiệm là nhưnhau Trong trường hợp này, người dân có xu hướng giữ tiền nhiều hơn Như vậy chính sách

Trang 5

tiền tệ một lần nữa không thực hiện được vai trò của mình, trong khi trông đợi của người dân làcàng ngày lãi suất và giá cả càng giảm thì nhà đầu tư tư nhân lại khó có thể tiếp cận nguồi vốn

dù lãi suất đã giảm kết quả là nền kinh tế lại rơi vào bẫy thanh khoản khi chính sách tiền tệ lạitrở nên bất lực

Cuối cùng cái vòng luẩn quẩn chống giảm phát lại phát sinh bẫy thanh khoản, chống bẫythanh khoản lại phát sinh giảm phát cứ bám lấy nền kinh tế nếu ngân hàng trung ương cũng nhưnhững nhà hoạch định chính sách không có một biện pháp thích hợp và hữu hiệu trên thế giớitrong nhiều năm qua cũng đã có không ít quốc gia chệt vật với bài toán giảm phát và bậy thanhkhoản nghiên cứu vấn đề của những quốc gia ấy sẽ là bài học kinh nghiệm cho chính Việt Namtrong những năm tiếp theo dù hiện tại nguy cơ của chúng ta là chưa có

Trang 6

CHƯƠNG 2: GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN Ở NHẬT BẢN VÀ MỸ

2.1 Tác động của giảm phát và bẩy thanh khoản đối với nên kinh tế.

2.1.1 Tác động của giảm phát:

Khi giảm phát diễn ra, giá cả giảm và đồng tiền có giá hơn, nhà đầu tư sẽ muốn giữ nhiềutiền mặt và tiêu xài ít hơn Điều này làm cho nền kinh tế bị thiếu vốn luân chuyển và các ngànhkinh doanh phải đấu tranh vì chuyện này Điều này cũng không khuyến khích việc vay mượnvới viễn cảnh phải tốn nhiều tiền để trả lại số tiền đã vay mượn, do đồng tiền mạnh lên

Giảm phát còn thúc đẩy giảm lương người lao động khi mà công ty kinh doanh cần phảiđiều tiết trở lại cho những thua lỗ do việc giảm giá gây ra Tất cả những vấn đề trên kết hợp gây

ra hiệu ứng xoáy xuống, khiến cho giảm phát mạnh lên Khi mà giá cả giảm, tình trạng việc làmthiếu và người tiêu dùng tích trữ tiền với dự đoán là giá cả còn tiếp tục giảm nên điều này sẽlàm hại nền kinh tế, như kiểu truyền lực cho thói quen tiết kiệm và cứ thế xoáy xuống Đại kháinhư là “ việc giảm giá, nếu tồn tại, sẽ tạo ra một vòng xoáy xấu như việc giảm lợi nhuận, đóngcửa các nhà máy, làm hại tình trạng việc làm và thu nhập và làm tăng việc vỡ nợ từ các khoảnvay của công ty và cá nhân” (theo investopedia)

2.1.2 Tác động của bẫy thanh khoản:

Về bản chất bẩy thanh khoản xảy ra khi đường LM trong mô hình IS-LM trở nên thoải vàsong song với trục hoành Trong trường hợp này bất kỳ biến động nào của lượng tiền cung ứngcũng không gây ảnh hưởng tới lãi suất hoặc gây ảnh hưởng rất nhỏ Kết quả là việc nới rộngchính sách tiền tệ không có tác dụng làm dịch chuyển đường LM; lãi suất không giảm và nhucầu vay không tăng Tình trạng này xảy ra khi mặt bằng lãi suất danh nghĩa ở mức rất thấp, gầntới 0 khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái Chính sách mở rộng chi tiêu chính phủ trongđiều kiện này lại có tác động rất mạnh tới thu nhập mà ít bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng thoái luiđầu tư

Một biểu hiện khác của tình trạng “ bẫy thanh khoản” là khả năng hấp thụ vốn của nềnkinh tế và mức độ sẵn sàn cho vay của hệ thống NHTM Trong nhiều trường hợp, việc mở rộngchính sách tiền tệ chỉ dừng lại ở việc tăng dự trữ của các NHTM mà không dẫn tới tăng tổng dư

nợ tín dụng bởi các Ngân hàng khó tìm được khách hàng đủ điều kiện vay vốn và khách hàngcũng không có nhu cầu vay do chưa tìm được dự án đầu tư và đầu ra cho sản phẩm

Trang 7

2.2 Thời kỳ giảm phát ở Nhật Bản

Thời kì trì trệ kinh tế kéo dài của Nhật Bản suốt thập kỷ 1990 hay thường được gọi với tên

“Thập kỉ mất mát” Sau khi bong bóng tài sản vỡ vào những năm 1990 -1991, tốc độ tăngtrưởng kinh tế của Nhật Bản thấp hẳn đi Bình quân hàng năm trong suốt thập niên 1990, tổngsản phẩm quốc nội thực tế của Nhật Bản lẫn tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người chỉtăng 0,5%, thấp hơn so với hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến khác Tỷ lệ thất nghiệp giatăng nhanh qua từng năm

Biểu đồ thiểu phát và giảm phát trong thập kỷ mất mát của Nhật Bản

Trang 8

2.2.1 Ảnh hưởng của giảm phát đến nền kinh tế Nhật Bản:

Nền kinh tế suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP giảm mạnh:

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của Nhật Bản trong thập kỳ mất mát so với các thời kỳ trước (Đơn vị tính: %)

Biểu đồ tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người ở Nhật Bản trong thập kỷ mất mát so với các thời kỳ trước (ĐVT: %)

Trang 9

Năng suất lao động giảm: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP trên đầu

người của Nhật Bản giảm xuống mức thấp trong những năm 1990 là do mức tăng của năng suấtcác yếu tố tổng hợp (TFP) giảm Mức tăng của TFP ở Nhật Bản thời kỳ 1991-2000 lại giảmmạnh là do chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả Việc này khiến chocác nhà sản xuất yếu kém lại được hỗ trợ để sản xuất nhiều hơn Chính sách này còn hạn chếđầu tư tăng năng suất Từ khi Nhật Bản thực hiện các biện pháp tạm thời ổn định các ngành đặcbiệt khó khăn vào năm 1988, ngay năm đó mức tăng TFP chỉ ở mức vô cùng thấp 0,64% Banăm trước đó, mức tăng TFP là 2,5%/năm thế mà sáu năm sau đó, mức tăng chỉ còn là2,18%/năm Năng suất lao động giảm một phần là do phân bổ nguồn lực giữa các ngành thiếuhợp lý - nghĩa là các ngành có tiềm năng tăng trưởng mạnh lại không được đầu tư đúng mức

Nợ đọng: (bao gồm nợ khó đòi và nợ xấu) đã làm phương hại nền kinh tế Nhật Bản theo

hướng làm cho việc phân phối nguồn lực bị bóp méo Thêm vào đó, nợ đọng tự nó cũng mangnhững nhân tố khiến cho tình trạng nợ kéo dài Nợ đọng làm cho chức năng phân bổ nguồn lực

bị bóp méo qua nhiều con đường Cho vay thêm khiến cho nguồn tài chính bị điều chỉnh về khuvực không có hiệu quả, góp phần giữ lao động tại khu vực này, trong khi đó những khu vực cóhiệu quả cao và những ngành nghề mới không được phân bổ đầy đủ nguồn lực tài chính và laođộng nên gặp khó khăn trong phát triển hoạt động của mình Tóm lại, nợ đọng vừa dẫn đến đầu

tư quá mức ở các xí nghiệp hoạt động kém hiệu quả, vừa dẫn đến đầu tư không đủ ở các xínghiệp có khả năng mở rộng sản xuất Hai hiện tượng này che lấp lẫn nhau khiến cho tác hạicủa nợ đọng khó nhận ra được Và đây là một nguyên nhân nữa khiến nợ đọng lại sinh ra nợđọng

Đầu tư tư nhân giảm: Nhu cầu đầu tư tư nhân giảm làm tổng cầu giảm có thể là nguyên

nhân kinh tế suy giảm Còn nguyên nhân khiến nhu cầu đầu tư tư nhân giảm là tình trạng đói tíndụng Nợ xấu khiến cho các ngân hàng ngại cho vay; và điều này ảnh hưởng đến đầu tư Các xínghiệp nhỏ - nhất là trong ngành chế tạo - phải đối mặt với tình trạng này nhiều hơn

2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến giảm phát nền kinh tế Nhật Bản:

Bẫy Thanh khoản:

Nhà kinh tế học Hoa Kỳ đoạt giải Nobel năm 2008 là Paul Krugman cho rằng chính bẫythanh khoản đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản trì trệ kéo dài Bẫy thanh khoản xảy ra khi nănglực sản xuất tương lai thấp hơn năng lực sản xuất hiện tại Già hóa dân số và sinh ít khiến cho

Trang 10

nhóm dân số trong độ tuổi lao động ở Nhật Bản giảm trung bình hàng năm 0,7% Khi lực lượnglao động giảm nhanh hơn dân số, thì năng lực sản xuất bình quân đầu người của tương lai được

dự tính là sẽ giảm đi so với hiện nay

Mặt khác, vấn đề kinh tế dai dẳng của Nhật Bản là do người tiêu dùng muốn tiết kiệm nhiều hơndoanh nghiệp muốn đầu tư Dự tính về lực lượng lao động trong tương lai giảm sẽ làm giảm lợitức kỳ vọng của đầu tư Ngoài ra, vấn đề nợ xấu của khu vực ngân hàng khiến cho họ khắt khehơn trong phê duyệt các khoản cho vay, nên sẽ có tác động tiêu cực đến đầu tư của xí nghiệp

Chính sách kích cầu kém:

Trong thập kỷ 1990, trước thực tế nền kinh tế trì trệ triền miên, một số biện pháp kích cầu

đã được thực hiện nhằm vực dậy nền kinh tế Nhật Bản Nhưng, nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ.Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chính sách kích cầu của Nhật Bản có phát huy tác dụng, nhưngmức độ hiệu quả lại thấp Nguyên nhân khiến hiệu suất của chính sách kích cầu thấp có thể là: Chi tiêu công của Chính phủ đã tập trung vào các công trình công cộng vô bổ

Chính sách tài chính của Nhật Bản không được thiết kế với mục tiêu tối đa hóa tác động

vĩ mô của nó Đáng lẽ, các gói kích cầu phải chủ yếu dành cho chi tiêu vào mạng lưới an sinh xãhội và giảm thuế tiêu dùng, chứ không nên chi cho các công trình công cộng và giảm thuếchung chung như chính phủ Nhật Bản đã thực hiện

Phần chi tiêu công do các chính quyền địa phương triển khai không đủ mức đề ra do cácchính quyền này đã dùng một phần gói kích cầu để bù đắp thâm hụt ngân sách địa phương Cáccông trình công cộng địa phương đã không có tác dụng nâng cao năng suất của vốn đầu tư tưnhân

Giá trị các gói kích cầu nhỏ, không đủ vực dậy nền kinh tế

Chính sách tiền tệ thiếu hợp lý:

Ngân hàng Nhật Bản chậm trễ trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ (giảm lãi suất và khiquyết định giảm lãi suất thì lại giảm không đủ mức; thậm chí còn vội vàng nâng lãi suất ngaykhi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi vào cuối năm 1993

Đến giữa năm 1995, lãi suất ngắn hạn từ mức trên 2% xuống còn 0,4~0,5% Khi kinh tếNhật Bản lại rơi vào suy thoái từ đầu năm 1997, Ngân hàng Nhật Bản đã không còn khả nănggiảm lãi suất Từ năm 1998, nền kinh tế chính thức rơi vào trạng thái giảm phát Khu vực tưnhân bắt đầu hình thành dự tính rằng xu hướng giảm phát sẽ tiếp tục (tức là dự tính lạm phát

Trang 11

mang dấu âm) Hai điều này dẫn đến lãi suất thực tăng lên, vì lãi suất thực bằng lãi suất danhnghĩa trừ đi dự tính lạm phát Đầu tư và tiêu dùng tư nhân bắt đầu giảm càng làm cho khoảngcách giữa tổng cầu và tổng cung càng tăng, từ đó làm cho giảm phát càng nghiêm trọng hơn, vàđây chính là "bẫy giảm phát" mà Nhật Bản mắc phải Giảm phát làm cho gánh nặng nợ của xínghiệplớn thêm vì nợ quá hạn gia tăng, làm cho lợi nhuận của xí nghiệp giảm vì lãi suất thực tế

và tiền công thực tế trở nên cao hơn Do đó, xí nghiệp trở nên dè dặt trong đầu tư thiết bị khiếncho nhu cầu đầu tư tư nhân giảm làm tổng cầu giảm theo

2.2.3 Các biện pháp của Nhật Bản nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế:

Ban đầu, Ngân hàng Trung ương Nhật đưa ra chính sách tiền tệ đó là cắt giảm lãi suất táichiết khấu Ngoại trừ một lần ngắt quãng vào năm 1994, Ngân hàng Trung ương Nhật đều đặn

hạ lãi suất trong khoảng giữa năm 1991 đến giữa năm 1995 Lãi suất đã được hạ đến 8 lần trongkhoảng thời gian trên Ngân hàng Trung ương Nhật sau đó chuyển mục tiêu sang lãi suất cơbản, mức lãi suất mục tiêu là 0,5%

Năm 1997, việc một số tổ chức tài chính lớn sụp đổ cho thấy rõ hơn về quy mô khủnghoảng và cho thấy cần đưa ra thêm nhiều biện pháp để làm giảm căng thẳng điều kiện tín dụng.Môi trường kinh tế vĩ mô đi xuống nhanh chóng, điều kiện tín dụng thắt chặt Tuy nhiên Ngânhàng Trung ương không còn có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ Để tiếp tục hỗ trợ thanhkhoản và đóng vai trò thay thế cho thị trường liên ngân hàng đang gặp khó khăn, Ngân hàngTrung ương Nhật mở rộng biên độ và sự linh hoạt của các công cụ tiền tệ: tăng bảo đảm tráiphiếu doanh nghiệp, thương phiếu đảm bảo bằng tài sản và một số loại hình chứng khoán đảmbảo bằng tài sản khác, cung cấp thanh khoản trong dài hạn

2.3 Thời kỳ giảm phát ở Mỹ

Đại khủng hoảng là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm

1930 và lấn sang đầu thập kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wallvào 29 tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối) Bắt đầu ở Hoa Kỳ và nhanhchóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển.Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt, từ thu nhập cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suythoái

2.3.1 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế Mỹ

Ảnh hưởng của việc đầu cơ ồ ạt:

Ngày đăng: 07/08/2014, 08:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng chỉ số kinh tế 1929 – 1932 (Đơn vị tính %) - Tiểu luận kinh tế vĩ mô: GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN
Bảng ch ỉ số kinh tế 1929 – 1932 (Đơn vị tính %) (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w