ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC o0o TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH CỦA VIỆT NAM NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC GVHD: Trần Thị Bích Dung NHÓM 2 : Đặng Hồng Đức Vương Chí Công Nguyễn Quang Hùng Trần Thị Liên Hương Bùi Minh Long Hồ Văn Phú Thành Nguyễn Thị Thanh Thảo Hoàng Đào Phương Thảo Lớp: Đêm 3 Khóa: K22 TP. HỒ CHÍ MINH , THÁNG 032013 PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………. 1 CHƯƠNG 1: Lý thuyết ngân sách và thâm hụt ngân sách ……………………. 3 I. Ngân sách nhà nước (NSNN) …………………………………………………... 3 1. Khái niệm …………………………………………………………….. 3 2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước …………………………………………… 4 3. Thu và chi NSNN …………………………………………………………… 4 4. Vai trò của NSNN …………………………………………………………… 4 II. Thâm hụt ngân sách ……………………………………………………………….. 6 1. Khái niệm ……………………………………………………………. 6 2. Các dạng thâm hụt ngân sách ………………………………………………… 7 3. Tác động của thâm hụt NSNN đối với nền kinh tế ………………………….. 7 CHƯƠNG 2: Nguyên nhân và thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm ……………………………………………………………………………… 9 I. Thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm ………………………. 9 1. Thực trạng Thu – Chi Ngân sách Nhà nước ………………………………… 9 2. Thực trạng thâm hụt ngân sách ……………………………………………… 14 II. Nguyên nhân……………………………………………………………………… 17 CHƯƠNG 3: Các biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách ……..………………… 20 I. Tăng thu , giảm chi ………………………………………………………………… 20 1. Tăng thu …… ……………………………………………………………….. 20 2. Giảm chi ……………………………………………………………………… 24 II. Vay nợ trong nước…………………………………………………………………. 26 III. Vay nợ nước ngoài ……………………………………………………………….. 29 IV. Sử dụng dự trữ ngoại tệ…………………………………………………………… 31 V. Phát hành tiền ……………………………………………………………………… 33 Lời mở đầu Một nhà nước dù tồn tại trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử đều luôn cố gắng hoàn thành tốt sứ mạng lịch sử của nó. Để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, Nhà nước cần có những công cụ riêng của mình. Một trong những công cụ đắc lực giúp nhà nước đó chính là ngân sách Nhà nước. Trong những năm qua thì ngân sách nhà nước đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc giúp nhà nước hình thành các quan hệ thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát, tỉ lệ lãi suất thích hợp để từ đó làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì việc sử dụng ngân sách nhà nước hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đúng cách, đúng lúc, cấp vốn đầu tư chưa hiệu quả, sự yếu kém trong việc quản lí thu chi ngân sách; tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước kéo dài đã đặt ra một vấn đề rất đáng quan tâm khi xem xét về ngân sách nhà nước. Vậy thế nào là thâm hụt ngân sách nhà nước? Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt? Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến tình hình kinh tế xã hội là như thế nào? Thực trạng và các biện pháp xử lí bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay như thế nào?... Tất cả những vấn đề trên sẽ được phân tích và giải quyết trong đề tài: “Thâm hụt ngân sách Việt nam: Thực trạng, Nguyên nhân và Giải pháp”. Với mục tiêu nghiên cứu về ngân sách nhà nước và những biện pháp của Chính phủ để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách, cùng những kiến thức đã thu lượm được từ môn học Kinh tế vĩ mô, bản báo cáo của nhóm 2 sẽ đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ngân sách nhà nước, thâm hụt ngân sách và biện pháp tài trợ của nhà nước, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách. Bản báo cáo của nhóm 2 gồm có 3 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Lý thuyết ngân sách và thâm hụt ngân sách: Chương này sẽ nghiên cứu những vấn đề chung nhất về ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm. Chương 3: Biện pháp mà chính phủ Việt Nam sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách: Chương này sẽ nghiên cứu cụ thể về cách thức tiến hành, những ưu điểm và nhược điểm của các biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn bài báo cáo của nhóm vẫn còn nhiều thiếu sót, nhóm 2 rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn.
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-o0o -TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH CỦA VIỆT NAM
NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
- Nguyễn Thị Thanh Thảo
- Hoàng Đào Phương Thảo
TP HỒ CHÍ MINH , THÁNG 03/2013
Trang 2PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……… 1
CHƯƠNG 1: Lý thuyết ngân sách và thâm hụt ngân sách ……… 3
I Ngân sách nhà nước (NSNN) ……… 3
1 Khái niệm ……… 3
2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước ……… 4
3 Thu và chi NSNN ……… 4
4 Vai trò của NSNN ……… 4
II Thâm hụt ngân sách ……… 6
1 Khái niệm ……… 6
2 Các dạng thâm hụt ngân sách ……… 7
3 Tác động của thâm hụt NSNN đối với nền kinh tế ……… 7
CHƯƠNG 2: Nguyên nhân và thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm ……… 9
I Thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm ……… 9
1 Thực trạng Thu – Chi Ngân sách Nhà nước ……… 9
2 Thực trạng thâm hụt ngân sách ……… 14
II Nguyên nhân……… 17
CHƯƠNG 3: Các biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách …… ……… 20
I Tăng thu , giảm chi ……… 20
1 Tăng thu …… ……… 20
2 Giảm chi ……… 24
II Vay nợ trong nước……… 26
III Vay nợ nước ngoài ……… 29
Trang 3IV Sử dụng dự trữ ngoại tệ……… 31
V Phát hành tiền ……… 33
Trang 4Lời mở đầu
Một nhà nước dù tồn tại trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử đều luôn cố gắng hoàn thành tốt sứ mạng lịch sử của nó Để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, Nhà nước cần có những công cụ riêng của mình Một trong những công cụ đắc lực giúp nhà nước đó chính là ngân sách Nhà nước
Trong những năm qua thì ngân sách nhà nước đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việcgiúp nhà nước hình thành các quan hệ thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát, tỉ lệ lãi suất thích hợp để từ đó làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì việc sử dụng ngân sách nhà nước hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đúng cách, đúng lúc, cấp vốn đầu tư chưa hiệu quả, sự yếu kém trong việc quản lí thu chi ngân sách; tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước kéo dài đã đặt ra một vấn đề rất đáng quan tâm khi xem xét về ngân sách nhà nước
Vậy thế nào là thâm hụt ngân sách nhà nước? Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt? Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến tình hình kinh tế - xã hội là như thế nào? Thực trạng và các biện pháp xử lí bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Tất cả những vấn đề trên sẽ được phân tích và giải quyết trong đề tài: “Thâm hụt ngân sách Việt nam: Thực trạng, Nguyên nhân và Giải pháp” Với mục tiêu nghiên cứu về ngân sách nhà nước và những biện pháp của Chính phủ để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách, cùng những kiến thức
đã thu lượm được từ môn học Kinh tế vĩ mô, bản báo cáo của nhóm 2 sẽ đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ngân sách nhà nước, thâm hụt ngân sách và biện pháp tài trợ của nhà nước, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách
Bản báo cáo của nhóm 2 gồm có 3 chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Lý thuyết ngân sách và thâm hụt ngân sách: Chương này sẽ nghiên cứu những vấn đề chung nhất về ngân sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm.
Chương 3: Biện pháp mà chính phủ Việt Nam sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách: Chương này
sẽ nghiên cứu cụ thể về cách thức tiến hành, những ưu điểm và nhược điểm của các biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách
Trang 5Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn bài báo cáo của nhóm vẫn còn nhiều thiếu sót, nhóm
2 rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để bài thảo luận của nhóm được hoànthiện hơn
Trang 6Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằngtiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia
Ngân sách nhà nước là bản dự trù thu chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của nhà nước
Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước huy động
và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau
Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
Thực chất, Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định
Tóm lại: NSNN là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của chính phủ bao gồmcác khoản thu (chủ yếu từ thuế), các khoản chi ngân sách
Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh
tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng
Trang 7đồng Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền
đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước
2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu
Chi ngân sách: Là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định
Cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại
Các khoản chi ngân sách bao gồm: chi trả lương cho cán bộ công nhân viên chức; chi cho an ninh, quốc phòng; chi cho giáo dục, y tế, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng; các khoản trợ cấp; hỗ trợ thiên tai, bão lụt; chi trả nợ trong nước và nước ngoài
4 Vai trò của ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn
Trang 8gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội
Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước
Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lí nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,vì vậycần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước một cách phải hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế
Quản lí điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo
mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường
và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanhcủa các Doanh nghiệp) Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh
Về mặt kinh tế
Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua cáccông cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.ngoài ra nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạođiều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động thanh
Trang 9Về mặt xã hội
Vai trò điều tiết thu nhập giữa các tần lớp dân cư trong xã hội.Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếpdưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân
số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt
Về mặt thị trường
Nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữquốc gia Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ Kiềm chế lạm phát: Cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của Chính phủ
Kích thích tăng trưởng kinh tế: NSNN cung cấp nguồn kinh phí để nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng như cầu đường, sân bay, hệ thống thông tin liên lạc…
- Đầu tư cho các ngành kinh tế: Hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết đảm bảo cho sự ổn định về cơ cấu kinh tế
- Điều tiết thị trường, giá cả và chống lạm phát: trong quá trình điều chỉnh thị trường NSNN có tác động đến sự hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn và trên cơ sở đó thực hiện giảm lạm phát, kiềm soát lạm phát
- Điều tiết thu nhập dân cư để góp phần thực hiện công bằng xã hội:
Trong xã hội nào cũng có sự phân chia giàu nghèo Nhà nước cần phải có chính sách phân phối lại thu nhập, hợp lí nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư NSNN là một công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập dân cư trên phạm vi toàn
xã hội ở cả hai mặt thu và chi bằng việc áp dụng thuế trực thu, thuế gián thu, chi cho phúc lợi công cộng…
II Thâm hụt ngân sách
1 Khái niệm
Ngân sách nhà nước: là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện
các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước (Luật Ngân sách Nhà nước CHXHCN Việt Nam).
Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng các khoản thu ngân sách nhỏ hơn các khoản chi Thâm hụt ngân sách được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm so với GDP (khi
Trang 10tính người ta thường tách riêng các khoản thu mang tính hoán trả trực tiếp như viện trợ, vay nợ ra khỏi số thu thường xuyên và coi đó là nguồn tài trợ cho thâm hụt ngân sách).
B = T – G
B < 0 :Thâm hụt ngân sách (B là hiệu số giữa thu và chi)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý ngân sách nhà nước là đảm bảo
sự cân đối giũa thu và chi Tuy nhiên do khả năng nguồn thu bị hạn chế và tăng chậm, thời kỳ vừa qua (1976 đến nay) các nhu cầu chi lại tăng nhanh nên ngân sách nhà nước mới bội chi kinh
niên.Thâm hụt ngân sách cũng là hiện tượng phổ biến ở các quốc gia trên toàn thế giới
2 Các dạng thâm hụt ngân sách:
Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ
Thâm hụt ngân sách cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính
sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,
Thâm hụt ngân sách chu kỳ: là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ
kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân Ví
dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên
3 Tác động của thâm hụt NSNN đối với nền kinh tế
Ngân sách là một công cụ quản lí vĩ mô của nhà nước Thông qua ngân sách, nhà nước sẽ tham gia vào việc điều chỉnh những vấn đề lớn của nền kinh tế như: tích lũy và tiêu dùng, xuất và nhập khẩu Vì vậy ngân sách và vấn đề thâm hụt ngân sách là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia
Thâm hụt NSNN có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế của một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt:
Tác động tích cực: Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng thì chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách chấp nhận thâm hụt để thúc đẩy hoạt động kinh tế.Vì vậy nó được sử dụng như một công cụ của chính sách tài khóa để tăng trưởng kinh tế
Tác động tiêu cực: Tình trạng thâm hụt NSNN với tỉ lệ cao và thời gian kéo dài nếu không có biện pháp xử lí đúng đắn sẽ gây ra nhiều tác động xấu đối với sự phát triển kinh tế Thâm hụt ngân sách làm:
+ Giảm tiết kiệm nội địa
Trang 11+ Giảm đầu tư tư nhân+ Giảm tăng trưởng trong dài hạn+ Giảm niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mô của chính phủ+ Tăng nợ quốc gia: Sản lượng tiềm năng tăng chậm lại
Thực tế cho thấy thâm hụt ngân sách không có nguồn bù đắp hợp lí sẽ dẫn tới lạm phát Nếu thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng cách phát hành thêm tiền vào lưu thông sẽ dẫn đến bùng
nổ lạm phát
Như vậy, thâm hụt ngân sách đe dọa sự ổn định vĩ mô
Trang 12Chương 2:
Nguyên nhân và thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm
I Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong những năm qua
1 Thực trạng Thu – Chi Ngân sách Nhà nước
Thu Ngân sách Nhà nước
Theo các Báo cáo Quyết toán NSNN giai đoạn 2003-2010, có thể thấy nguồn thu NSNNcủa Việt Nam khá ổn định, dao động trong khoảng từ 25-30% GDP Tổng nguồn thu được phânchia thành ba khoản bao gồm thu từ thuế và phí, thu về vốn, và thu viện trợ không hoàn lại.Trong số này thì phần lớn vẫn đến từ nguồn thu thuế và phí, thu về vốn chiếm khoảng 2% và thuviện trợ không hoàn lại chỉ chiếm khoảng 0,5% (Hình 10) Năm 2009 nguồn thu từ thuế có dấuhiệu suy giảm nhẹ do Chính phủ thực hiện hàng loạt các biện pháp cắt giảm nhằm kích thíchtổng cầu Tuy nhiên sang năm 2010 thì tỉ lệ thu thuế lại gia tăng trở lại, lên đến gần 30% Theonhư Dự toán NSNN trong hai năm gần nhất là 2011 và 2012 thì tỉ lệ thu thuế đang có xu hướnggiảm xuống chỉ còn khoảng 25% Mặc dù vậy những con số của năm 2011 và 2012 chưa thểphản ánh đúng xu hướng này, do nếu căn cứ vào thực trạng tổng thu NSNN từ năm 2003 đến
2010 thì những số liệu quyết toán luôn luôn vượt so với những số liệu dự toán
Hình 10: Các nguồn thu trong NSNN của Việt Nam 2003-2012 (% GDP)
Trang 13Nguồn: Quyết toán NSNN (2003-2010) và Dự toán NSNN (2011-2012), Bộ Tài chính
Trang 14So sánh với các quốc gia khác ở châu Á khác có thể thấy Việt Nam luôn là quốc gia có tỉ
lệ thu thuế cao nhất (Hình 11) Trung Quốc, mặc dù có sự gia tăng liên tục nhưng cũng chỉ ởmức khoảng 17-18% GDP; Thái Lan hay Malaysia vào khoảng 15%; Indonesia và Philippinesvào khoảng 12%; trong khi Ấn Độ chỉ thu thuế vào khoảng 7% Tổng mức thu thuế cao đã hạnchế khả năng tích lũy của doanh nghiệp, làm giảm đầu tư phát triển cũng như việc nâng cao nănglực cạnh tranh của khu vực tư nhân Bên cạnh đó, mặc dù có mức thu thuế cao nhất trong số cácquốc gia châu Á nhưng có vẻ như các khoản thu thuế này lại không tương xứng với tốc độ pháttriển cơ sở hạ tầng cũng như các phúc lợi xã hội cho người dân Điều này có thể tạo nên nhữngrào cản lớn trong việc phát triển kinh tế trong dài hạn
Hình 11: Doanh thu thuế tại Việt Nam và một số quốc gia châu Á 2001-2012 (% GDP)
Nguồn: ADB (Key Economic Indicators 2012)
Về cơ cấu các nguồn thu trong NSNN, có thể thấy nguồn thu từ các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh đang có xu hướng tăng lên Nếu căn cứ vào số liệu Dự toán của Bộ Tài chính thìnguồn thu từ khu vực này đã tăng gấp hơn hai lần nếu như so với một thập kỷ trước, từ khoảng7% vào năm 2003 lên đến 15% vào năm 2012 (Hình 12)
Trang 15Tuy nhiên bất chấp việc đã có đóng góp nhiều hơn cho tổng nguồn thu của NSNN, thìmức độ đóng góp của khu vực này vẫn nhỏ hơn nhiều so với mức đóng góp của khu này vàoGDP cả nước, gần 50% (Hình 13) Tương tự như thế, nghịch lý được đầu tư nhiều nhưng đónggóp vào nguồn thu kém càng được thể hiện trong khu vực nhà nước, khi đóng góp của khu vựcnày vào GDP cả nước vào khoảng 40%, nhưng nguồn thu từ khu vực này lại chỉ ở mức trên dưới20% Nghịch lý này có thể được giải thích bằng các hoạt động tham nhũng và trốn thuế của cácdoanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, nguồn thu từ khu vực các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lại đang suy giảm, từchỗ khoảng 35% vào năm 2005 đã giảm xuống chỉ còn vào khoảng 25% tổng nguồn thu Trongkhu vực này đáng chú ý là nguồn thu từ dầu thô đã suy giảm đáng kể và chỉ còn ở mức khoảng12% tổng nguồn thu (Hình 14) Điều này là dấu hiệu tích cực khi nguồn thu NSNN đã không còn
lệ thuộc nhiều vào dầu thô như trước đây, mặc dù vẫn giữ được sự ổn định
Hình 12: Cơ cấu nguồn thu NSNN 2003-2012 phân theo từng khu vực (% tổng thu)
Trang 17 Chi ngân sách nhà nước:
Theo các Báo cáo Dự toán và Quyết toán của Bộ Tài chính thì tổng chi cân đối NSNN sẽbao gồm chi tiêu cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên Bắt đầu tư năm 2009, tổngchi tiêu NSNN đã có xu hướng giảm do chính phủ thực hiện những chính sách thắt lưngbuộc bụng nhằm bình ổn nền kinh tế Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng chi tiêu trong Hình
15, có thể thấy rằng bất chấp sư thu hẹp của tổng chi tiêu, các khoản chi thường xuyênlại đang có xu hướng tăng lên, trong khi các khoản chi cho đầu tư phát triển lại đang có
xu hướng giảm xuống Rõ ràng điều này phản ánh sự không hiệu quả trong chi tiêu củachính phủ Việc chi thường xuyên tăng lên chứng tỏ rằng chính phủ vẫn đang phải gồnggánh một bộ máy nhà nước cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả
Hình 15: Cơ cấu chi cân đối NSNN 2003-2012 (% GDP)
Tổng chi cân đối NSNN Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên
Nguồn: Quyết toán NSNN (2003-2010) và Dự toán NSNN (2011-2012), Bộ Tài chính
Nhìn vào hình 16 có thể thấy nếu như so sánh với các quốc gia khác trong khu vực cũngnhư các quốc gia khác ở châu Á, chi tiêu công của Việt Nam cũng vượt trội, vào khoảng trêndưới 30% GDP Trong khi đó, ngoại trừ Malaysia và Trung Quốc vào khoảng 25% thì tỉ lệ nàytại các quốc gia còn lại như Thái Lan, Indonesia, Philippines hay Ấn Độ chỉ vào khoảng 15-20%
Trang 18Hình 16: Chi tiêu công tại Việt Nam và một số quốc gia châu Á 2001-2011 (% GDP)
Nguồn: ADB (Key Economic Indicators 2012)
2 Thực trạng thâm hụt ngân sách
Giai đoạn trước năm 1986, thâm hụt ngân sách nhà nước luôn ở tình trạng cao quá mức, thungân sách không đủ bù đắp cho chi thường xuyên, chi tiêu của Chính phủ Việt Nam phải dựa chủ yếu vào sự viện trợ của nước ngoài, đặc biệt là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
Sang giai đoạn 1986-1990, trước tình hình khó khăn đó, Đảng ta tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN Với những bước đi chập chững ban đầu, chính sách tài chính đã có đổi mới một bước Tuy nhiên, thu NSNN càng không đủ chi và bù đắp thâm hụt NSNN không chỉ phải vay trong và ngoài nước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát hành
Giai đoạn 2001-2010: trong những năm gần đây, NSNN cũng đã có chuyển biến đáng kể Tốc độ tăng thu hàng năm bình quân là 18,8% Tốc độ tăng chi bình quân hàng năm đạt 18,5% Bộichi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản đuợc cân đối ở mức 5% GDP
Trang 19nợ gốc) Nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế thì mức thâm hụt hay bội chi của Việt Nam thấp hơn nhiều, và cũng khá gần với thống kê của IMF và ADB (Bảng 7) Tuy nhiên, nếu theo như tiêu chuẩn Việt Nam thì thâm hụt Việt Nam vào khoảng 5% GDP, duy chỉ có năm 2009 Việt Namthâm hụt cao hơn hẳn là 6,9% GDP do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.