Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
139 KB
Nội dung
NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ NỢ ĐỌNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM NHÓM 2 - LỚP : AN SINH XÃ HỘI THỰC HIỆN: BÙI THUỲ DƯƠNG NGUYỄN NGỌC ANH NGUYỄN THỊ KIM HOÀN NGUYỄN THANH THUỶ PHẠM TIẾN TRUNG CHU HÀ LINH LÊ THỊ OANH Nghiên cứu chuyên đề: Tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, nguyên nhân và biện pháp khắc phục I. Tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Thực trạng trốn nợ đọng của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay: Vấn đề trốn, nợ BHXH của các DN trong tỉnh đã được nhắc đến khoảng 5 năm trở lại đây và đã trở thành một "vấn nạn"khó giải quyết. Tính cho đến thời điểm gần nhất tháng 2 năm 2011, BHXH tỉnh vẫn đang là "chủ nợ" với số tiền nợ lên đến hàng chục tỉ đồng Tình trạng này đang càng ngày càng diễn ra một cách gay gắt, cụ thể là: Báo cáo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho thấy, tình trạng nợ đọng BHXH đang diễn ra ở hầu hết các địa phương và số nợ BHXH hiện nay lên tới hàng nghìn tỷ đồng, chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp : - Năm 2008, quỹ bảo hiểm xã hội đã thu được gần 30.217 tỷ đồng từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, tăng 27% so với năm 2007. Tuy nhiên, số nợ đóng và chậm đóng đến cuối năm 2008 là 1.895 tỷ đồng và 80% số này thuộc về các doanh nghiệp. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phần lớn các khoản nợ là dưới 6 tháng (chiếm 65,5%), số nợ từ hai năm trở lên chiếm 5,4%. - Năm 2009, TP Hà Nội là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về nợ đọng BHXH. Ðến cuối năm 2009, Hà Nội có tới 1.800 đơn vị nợ BHXH từ 6 tháng trở lên, với số tiền nợ đọng lên tới hơn 200 tỷ đồng. Tại TP.HCM, các doanh nghiệp nợ gần 60 tỷ đồng, trong đó riêng 69 doanh nghiệp đã bị cơ quan BHXH khởi kiện nợ số tiền 49 tỷ đồng; Bình Dương có 58 đơn vị nợ trên 35,4 tỷ đồng; Hà Tĩnh các đơn vị nợ trên 80 tỷ; Đồng Nai có 72 doanh nghiệp nợ khoảng 30 tỷ đồng… - Năm 2009 ,Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết tình trạng nợ đóng tiền bảo hiểm xã hội đã lên tới mức báo động với số tiền nợ gần 2.000 tỷ đồng (chiếm 6,65% tổng số thu theo chỉ tiêu). Số nợ này tập trung chủ yếu ở các đối tượng là doanh nghiệp. - Năm 2010, chỉ trong 9 tháng đầu năm, theo phòng kiểm tra, cơ quan BHXH TPHCM, số nợ BHXH của các doanh nghiệp đã lên đến 873,6 tỉ đồng. Và từ đầu năm đến cuối tháng 10, BHXH đã phải đưa đơn khởi kiện 23 doanh nghiệp nợ kéo dài 5,74 tỉ đồng và thu hồi được 3,66 tỉ đồng. Tính riêng ở Đà Nẵng, con số nợ đã lên đến trên 37 tỷ đồng. - Năm 2011, trong 3 tháng đầu liên tiếp những vụ kiện các doanh nghiệp trốn nợ bảo hiểm xã hội được đưa lên mặt báo, nhận được sự quan tâm sâu sắc của dư luận, đồng thời phơi bày thực tế về tình trạng trốn nợ bảo hiểm ở Việt Nam. Các doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ đều tìm cách trốn tránh nộp BHXH, lách luật bằng cách không ký kết hợp đồng .Doanh nghiệp chỉ đảm bảo cho người lao động các biến cố tai nạn xảy ra. Nếu chẳng may người lao động chỉ được chủ doanh nghiệp bù theo thoả thuận. Hầu hết các doanh nghiệp trốn nợ đọng tập trung doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, có thể thấy tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội đang diễn ra một cách gay gắt tại Việt Nam, với số tiền lên tới hang nghìn tỷ đồng, và tình trạng này vẫn đang diễn ra một cách công khai mà chưa tìm được cách giải quyết triệt để. II. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hộ i 1. Nguyên nhân trực tiếp nhất: - Về phía người sử dụng lao động: tìm cách đối phó, trốn tránh hoặc chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, tiêu biểu là các doanh nghiệp dù lảng tránh trách nhiệm nộp tiền bảo hiểm xã hội nhưng vẫn bớt 6% tổng tiền lương của người lao động vốn dĩ được sử dụng để đóng bảo hiểm. Bên cạnh đó còn có sự phân biệt cán bộ trong biên chế và ngoài biên chế. Chỉ có cán bộ biên chế mới được hưởng chế độ BHXH, trong khi luật Lao Động và luật BHXH không có quy định này. - Về phía người lao động: sự thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc chưa quan tâm đúng mức đến bảo hiểm xã hội đã vô tình tiếp tay cho hành động sai trái của các doanh nghiệp, đồng thời đem lại thiệt hại cho hính bản thân và gia đình mình. Nhận thức về pháp luật lao động của người lao động vẫn còn hạn chế nên việc không tự bảo vệ quyền lợi của mình trong việc đóng BHXH.Một số người không muốn tham gia tổ chức công đoàn vì sợ thu nhập giảm, hoặc người lao động không dám đấu tranh vì tâm lý lo sợ bị trù dập đuổi việc. 2. Nguyên nhân gián tiếp: - Khung pháp lí về luật bảo hiểm xã hội chưa có sự chặt chẽ và thống nhất giữa các điều luật. Bên cạnh đó, chế tài và mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ, thậm chí được hiểu và xử lý chưa đầy đủ nên chưa đủ sức răn đe. Cụ thể : + Nghị định 135/2007/NĐ-CP, quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội là 20 triệu đồng. Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 22/4/2008, mức xử phạt cao nhất cho hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội đã tăng lên là 30 triệu đồng. Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức còn bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn, hoặc không thời hạn. Tuy nhiên, thời gian qua chưa có trường hợp nào bị phạt theo hình thức này. + Hơn nữa, Điều 138 Luật bảo hiểm xã hội quy định, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng trong Bộ luật Hình sự lại không quy định tội danh liên quan đến bảo hiểm xã hội. - Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên. Đội ngũ cán bộ thanh tra còn rất mỏng. Với số lượng cán bộ thanh tra lao động toàn hệ thống khoảng 150 người, trong hai năm 2007 và 2008, chỉ thực hiện kiểm tra trên 6.900 doanh nghiệp. Đối với đội ngũ cán bộ thanh tra thì đây là con số đáng kể, nhưng so với tổng số các doanh nghiệp thì còn quá khiêm tốn. - Tổ chức công đoàn ở cơ sở chưa mạnh, chưa mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi người lao động, đặc biệt đối với những trường hợp mà người sử dụng lao động đã trích tiền đóng của người lao động, nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội mà sử dụng vào mục đích khác. III. Biện pháp giải quyết tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội 1. Biện pháp cấp thiết hiện nay : - Thành lập tổ công tác liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thu tiền nợ bhxh. - Rà soát, thống kê các doanh nghiệp được thành lập và tổng hợp các dơn vị sử dụng lao động có số nợ lớn, thời gian nợ kéo dài. - Xây dựng kế hoạch và biện pháp vận động tuyên truyền, đôn đốc thu hồi nợ. - Tổ chức thanh tra kiểm tra, thu hồi nợ, khởi kiện ra tòa các đơn vị cố tình nợ. - Xây dựng dự toán chi phí hỗ trợ nhiệm vụ phát triển đối tượng thanh tra kiểm tra, truy thu, thu nợ. - Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp theo chức năng của mình cần sớm nghiên cứu và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung quy định trong Luật BHXH. Đồng thời, nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung các văn bản hướng dẫn kịp thời những nội dung về BHXH phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách BHXH 2. Biện pháp lâu dài : - Làm tốt công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội cho cả người lao động và doanh nghiệp, tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp, địa phương và người lao động để giải toả những vướng mắc trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. - Tăng cường công tác kiểm tra. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ kiểm tra của hệ thống bảo hiểm xã hội phải chủ động tiếp cận với doanh nghiệp, phát hiện sớm những trường hợp chậm đóng, để nhắc nhở kịp thời. Tránh được trường hợp càng để lâu, khoản nợ càng lớn, càng khó xử lý. - Thực hiện nghiêm minh các chế tài xử lý vi phạm. Đồng thời nghiên cứu đề xuất sửa đổi mức phạt. Có ý kiến đề xuất mức độ xử phạt phải được tính theo tỷ lệ của số tiền nợ đóng, chậm đóng. Đối với những trường hợp cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội, cần thực hiện kiên quyết, có thể khởi kiện ra toà. - Các doanh nghiệp cũng cần thành lập các tổ chức công đoàn và nâng cao chất lượng các tổ chức công đoàn trong cá doanh nghiệp. - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, đặc biệt sự phối hợp giữa ngành lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động, các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và Bảo hiểm xã hội, trong việc đôn đốc việc thu và thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội. Đồng thời, tăng cường phối hợp với cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, cơ quan quản lý thuế, để chủ động nắm bắt thông tin về lao động, việc làm, tiền lương của doanh nghiệp làm cơ sở để thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Cần phải thay đổi, hủy bỏ các cơ chế, thủ tục rươm rà bất cập trong việc thu nộp BHXH. - Nên coi việc đóng nộp BHXH đầy đủ là một tiêu chí thi đua của doanh nghiệp. Như vậy, bảo hiểm xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thế nhưng, tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội chưa bao giờ thôi là vấn đề nhức nhối. Để giải quyết tình trạng trốn nợ bảo hiểm xã hội gay gắt đang diễn ra ở Việt Nam, cần có sự hiểu biết, quyết tâm và phối hợp thực hiện giữa các cơ qun chức năng với nhau và với người lao động. Loại bỏ được vấn đề này là góp phần xây dựng một đát nước giàu mạnh, một xã hội công bằng và văn minh. 3. Phân tích cụ thể biện pháp: a) Biện pháp 1: Nội dung: Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp theo chức năng của mình cần sớm nghiên cứu và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung quy định trong Luật BHXH. Đồng thời, nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung các văn bản hướng dẫn kịp thời những nội dung về BHXH phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. Phân tích: - Nguyên nhân quan trọng nhất là do tuy luật đã có, nhưng lại không quy định cơ quan hay đơn vị nào có chức năng kiểm tra, nhắc nhở các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Do đó dẫn đến tình trạng doanh nghiệp nào tôn trọng các quy định của pháp luật thì thực hiện, đơn vị nào cố tình không thực hiện hoặc sử dụng các tiểu xảo khác nhau để né tránh nghĩa vụ nộp BHXH cho người lao động thì cũng chẳng sao. Điều này dẫn đến sự bất công giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Vì doanh nghiệp nào thực thi Luật BHXH một cách nghiêm túc thì phải chịu thiệt về hiệu quả kinh doanh so với doanh nghiệp vi phạm luật. - Phương thức áp dụng biện pháp Từ phân tích trên cho thấy, đã đến lúc các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp theo chức năng của mình cần sớm nghiên cứu và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung quy định trong Luật BHXH. Đồng thời, nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung các văn bản hướng dẫn kịp thời những nội dung về BHXH phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. Đặc biệt là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sớm có kiến nghị với Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội để ủy ban này kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung vào Bộ luật Hình sự những tội danh mới về BHXH, BHYT, như: Tội trốn đóng, chiếm dụng, lạm dụng quỹ, giả mạo hồ sơ giấy tờ để chiếm đoạt tiền BHXH, BHYT Có như vậy thì tòa án nhân dân các cấp mới có cơ sở pháp lý cụ thể để xét xử hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, chủ các doanh nghiệp chắc chắn chẳng ai muốn vào ngồi tù, nên tình trạng trốn, nợ đọng hoặc “xù” tiền BHXH, BHYT đối với người lao động sẽ không còn. - Cơ sở tạo lập biện pháp : Từ khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) được triển khai, đến nay đối tượng tham gia BHXH tiếp tục tăng lên, hoạt động thu BHXH đã có những chuyển biến tích cực, Quỹ BHXH có sự tăng trưởng góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, một số nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng Do đó, gây khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai. - Khó khăn gặp phải : Chồng chéo Văn bản hướng dẫn Luật Ngay sau khi Luật BHXH được ban hành, Chính phủ và các Bộ, ngành đã tập trung xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện các quy định của Luật BHXH bao gồm các nội dung về hướng dẫn việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH bắt buộc đối với cán bộ, công chức, người lao động Tuy nhiên, hiện các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa kịp thời và đồng bộ. Một số nội dung hướng dẫn trong các văn bản còn chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung cũng chưa kịp thời gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2010 đã tiếp nhận và giải quyết trợ cấp hàng tháng cho gần 50.000 người. Hàng năm thực hiện điều chỉnh kịp thời và chính xác lương hưu, trợ cấp BHXH cho gần 2,4 người khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu. Tuy nhiên theo đánh giá của BHXH, do một số nội dung quy định hướng dẫn chưa có hoặc chưa rõ nên quá trình giải quyết chậm. Tại Hội thảo tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức mới đây, các ý kiến đều cho rằng cần có những chế tài mạnh mẽ hơn, chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo việc thực thi chính sách. Cụ thể như với quy định “Mức lương làm căn cứ đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động” đối với người lao động thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhưng nhiều chủ sử dụng lao động đã tìm cách lách Luật bằng cách ghi mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH thấp hơn nhiều so với mức lương thực tế, khoản thu nhập chênh lệch được đưa vào các loại phụ cấp khác. Do không hiểu rõ và đầy đủ về chính sách, mặt khác do sức ép việc làm, hầu hết người lao động đồng thuận với chủ sử dụng lao động trong việc trốn tránh tham gia BHXH đúng mức thu nhập thực tế. Chỉ đến khi phát sinh giải quyết chế độ, nhận tiền trợ cấp BHXH tương ứng với mức đóng, thấp hơn nhiều mức thu nhập thực tế, người lao động mới thấy hết thiệt thòi thì đã muộn. - Cách khắc phục : Tăng tuổi nghỉ hưu 2 năm 1 lần Theo BHXH Việt Nam quy định về tuổi nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu như quy định của Luật BHXH hiện tại chưa hợp lý, tuổi nghỉ hưu còn thấp, nhất là đối với nữ, trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, làm kéo dài thời gian hưởng lương hưu; quy định về điều kiện giảm tuổi nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi quá rộng nên số người nghỉ hưu trước tuổi ngày càng tăng Những hạn chế này ảnh hưởng trực tiếp đến việc cân đối thu chi quỹ hưu trí, tử tuất trong tương lai. Để việc cân đối thu chi quỹ hưu trí, tử tuất đảm bảo lâu dài, BHXH kiến nghị tăng dần tuổi nghỉ hưu theo hướng cứ 2 năm tăng thêm 1 tuổi, đến khi tuổi của nam đủ 65 tuổi và tuổi nghỉ hưu của nữ đủ 60 tuổi. Đối với BHXH một lần, việc quy định về điều kiện hưởng trợ cấp BHXH một lần tại Điểm b và c, Khoản 1, Điều 55 Điều 55. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu 1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội; b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội; c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội; d) Ra nước ngoài để định cư. Những điểu luật chưa đảm bảo mục đích an sinh xã hội. Nguyên nhân theo BHXH Việt Nam khi về già không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, tiếp tục là gánh nặng cho xã hội. Do đó, cần sửa đổi theo hướng quy định người lao động chỉ được hưởng trợ cấp 1 lần trong trường hợp đã hết tuổi lao động nhưng không đủ 20 năm đóng BHXH. b) Biện pháp 2: Nội dung: Tăng cường công tác kiểm tra Thực hiện nghiêm minh các chế tài xử lý vi phạm. Đồng thời nghiên cứu đề xuất sửa đổi mức phạt. Có ý kiến đề xuất mức độ xử phạt phải được tính theo tỷ lệ của số tiền nợ đóng, chậm đóng. Đối với những trường hợp cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội, cần thực hiện kiên quyết, có thể khởi kiện ra toà. Phân tích: Vấn đề là hiện nay, BHXH Việt Nam đang vướng mắc cơ chế. Đó là, cơ quan BHXH chưa được quyền xử phạt đối với các đối tượng chây ỳ, trốn đóng hoặc nợ BHXH kéo dài. Hiện tại, các cơ quan BHXH ở tỉnh, thành phố mới chỉ được quyền kiểm tra và nhắc nhở. Còn nếu muốn xử phạt thì phải kiến nghị tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Điều này mất thời gian, thậm chí đoàn liên ngành đến thu nợ thì đối tượng đã bỏ trốn. Vi phạm phát hiện được thì nhiều nhưng việc xử lý lại chưa hiệu quả. Các cơ quan BHXH hiện chỉ có chức năng kiểm tra, phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm chứ chưa có chức năng thanh tra, xử phạt Theo Quyết định số 3591/QĐ-BHXH, ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội của mình, của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp. Nghị định số 86/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 – 8 – 2010 qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Điều 41. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng; c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ giả có giá trị đến 2.000.000 đồng. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ; d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ; d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này. Điều 42. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội 1. Thanh tra viên Lao động – Thương binh và Xã hội khi đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này. 2. Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ; d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này. 3. Chánh Thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; c) Tịch thu hồ sơ giả và phương tiện, công cụ sử dụng để làm giả hồ sơ; d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này. -Thành lập tổ công tác liên ngành để thực hiện nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia và thu nợ tiền BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng, giam đốc hoặc Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội , và lãnh đạo các ngành Sở Lao động -Thương binh và Xă hội, Sở Tài chính, BHXH tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Cục Thuế, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Y tế. các tổ công tác phối hợp chặt chẽ với nhau Theo đó, Tổ công tác liên ngành có nhiệm vụ rà soát, thống kê các doanh nghiệp được thành lập, hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp các đơn vị có sử dụng lao động nhưng chưa tham gia hoặc tham gia chưa đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN, các đơn vị có số nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp lớn, thời gian nợ kéo dài. Xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra việc chấp hành Luật BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động. Kiến nghị biện pháp xử lý cụ thể, báo cáo UBND tỉnh. Tổ công tác liên ngành có quyền đôn đốc các ngành, các địa phương, các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghiêm các quy định của Luật BHXH, Luật BHYT; Gửi văn bản cụ thể đôn đốc, nhắc nhở hoặc tiến hành kiểm tra trực tiếp tại các đơn vị tổ chức doanh nghiệp có sử dụng lao động cố tình không chấp hành Luật BHXH, Luật BHYT làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Đẩy mạnh việc khởi kiện ra tòa các doanh nghiệp nợ đọng BHXH, bởi thực tế cho thấy các doanh nghiệp rất sợ mất uy tín khi vụ việc được đưa đến Tòa án. Nhưng, mức xử phạt hiện nay còn quá nhẹ, nên đôi khi vì lợi ích, chủ doanh nghiệp có thể chấp nhận nộp phạt một khoản tiền nhỏ so với số tiền phải đóng BHXH, qua đó có thể chiếm dụng vốn và sử dụng vào mục đích khác. Trong Luật BHXH, Luật BHYT hiện cũng không có quy định về xử lý hình sự đối với trường hợp chây ỳ, nợ đọng BHXH kéo dài. Nghị định 135/2007/NĐ-CP, quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội là 20 triệu đồng. Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 22/4/2008, mức xử phạt cao nhất cho hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội đã tăng lên là 30 triệu đồng. Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ vi [...]... thực trạng và phân tích biện pháp 1 CQ521386 Nguyễn Thị Kim Hoàn : word tổng quát phân tích biện pháp 2 CQ522008 Chu Hà Linh : thu thập tài liệu về nguyên nhân , biện pháp xử lí và Phân tích về nguyên nhân CQ522732 Lê Thị Oanh : thu thập tài liệu và làm word nội dung biện pháp CQ523547 Nguyễn Thanh Thuỷ CQ523974 Phạm Tiến Trung CQ520124 Nguyễn Ngọc Anh : thu thập tài liệu biện pháp, phân tích nguyên nhân. .. CQ523547 Nguyễn Thanh Thuỷ CQ523974 Phạm Tiến Trung CQ520124 Nguyễn Ngọc Anh : thu thập tài liệu biện pháp, phân tích nguyên nhân : : thu thập tài liệu và phân tích về biện pháp 2 dàn bài tổng quát, thu thập về thực trạng, biện pháp, phân tích thực trạng và biện pháp 2 ... còn quá “nhẹ”; cộng thêm việc lãi suất nợ BHXH thấp hơn lãi suất ngân hàng nên thay vì phải đóng khoản tiền tham gia BHXH lên đến hàng trăm triệu đồng/năm, nhiều doanh nghiệp chấp nhận vi phạm, chịu xử phạt hành chính ở mức cao nhất (theo quy định cũ là 20 triệu đồng) và trả lãi suất nợ BHXH Vì vậy cần sửa đổi mức phạt cao hơn mức phạt trong luật hiện giờ để đảm bảo Hiện chủ sử dụng lao động giữ sổ BHXH...phạm mà cá nhân, tổ chức còn bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn, hoặc không thời hạn Tuy nhiên, thời gian qua chưa có trường hợp nào bị phạt theo hình thức này Hơn nữa, Điều 138 Luật bảo hiểm xã hội quy định, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc... đến bảo hiểm xã hội Theo phân tích của các chuyên gia thì mặc dù từ ngày 1-10-2010, mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH đã được tăng lên theo quy định mới tại Nghị định số 86/2010/NĐ-CP Cụ thể, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi không đóng BHXH bắt buộc, tăng từ 20 triệu lên 30 triệu đồng Đối với hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc thì mức phạt tiền bằng 0,05% mức đóng theo quy định của pháp. .. đóng BHXH cho mình hay chưa Để đảm bảo quyền lợi NLĐ, BHXH cần kiến nghị nên để NLĐ giữ sổ BHXH Như vậy, NLĐ sẽ biết mình đã được DN đóng hay chưa và với mức đóng là bao nhiêu Trên thực tế, có rất nhiều NLĐ về hưu mới phát hiện mình chưa đóng đủ BHXH Đây là lỗi của chủ sử dụng lao động chứ không phải của NLĐ BHXH đã giải quyết cho phép DN đóng riêng cho NLĐ về hưu để hưởng chế độ kịp thời Bùi Thuỳ Dưong . đề: Tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, nguyên nhân và biện pháp khắc phục I. Tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Thực trạng trốn nợ đọng của bảo hiểm xã hội ở Việt. vậy, bảo hiểm xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thế nhưng, tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội chưa bao giờ thôi là vấn đề nhức nhối. Để giải quyết tình trạng trốn nợ bảo hiểm xã hội. lao động, nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội mà sử dụng vào mục đích khác. III. Biện pháp giải quyết tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội 1. Biện pháp cấp thiết hiện nay : - Thành lập