Điều tra tỉ lệ mắc bệnh béo phì của trẻ mầm non lứa tuổi 4 -5 tuổi ở huyện Đông Anh - Hà Nội. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục (KL04250)
Trang 1CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1 1 Lý do chọn đề tài
Trẻ em là nguồn nhân lực mới cho tương lai Việc chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục trẻ em ngày càng được toàn cộng đồng đặc biệt quan tâm Khi trẻ bị
bệnh tức là sự lớn lên và phát triển của cơ thể trẻ rối loạn, quá trình sinh học của trẻ không được bình thường Vì vậy, trẻ bị bệnh không những ảnh hưởng tới tính mạng, sự phát triển về thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tỉnh thần và trí tuệ của trẻ
Việt Nam năm trong khối các nước đang phát triển, nền kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn Trẻ em Việt Nam thường mặc một số bệnh như: bệnh suy
dinh dưỡng, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, bệnh tiêu chảy Các bệnh do
dinh dưỡng đã giảm rõ rệt nhưng số trẻ suy dinh dưỡng nặng và vừa vẫn còn cao Tuy nhiên, những năm gần đây lại gia tăng với một tốc độ báo động tình
trạng thừa cân béo phì, bệnh tiêu đường, bệnh tim mạch, ung thư chủ yếu
do kinh tế phát triển nhanh đặc biệt ở các đô thị và thành phó
Béo phì là một loại bệnh mới gia tăng và có thé xem như một vấn đề
dinh dưỡng khẩn cấp với hơn 1,6 tỉ người lớn mắc phải trên toàn cầu Đây cũng là yếu tổ nguy cơ tiềm ấn cho các bệnh mãn tính khác như bệnh tim
mạch, ung thư, bệnh tiêu đường ở trẻ thửa cần béo phì khi trẻ lớn lên Việc
phòng và trị bệnh béo phì ở trẻ rất khó khăn, phần lớn do sự bất hợp lý của chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và các hành vi lỗi sống Nhận thấy đây là
Trang 2tại huyện Đông Anh — một huyện thuộc ngoại thành của thành phố Hà Nội,
hiện nay đang rất phát triển về mọi mặt Điều này thúc đấy tôi nghiên cứu đề tài “Điều tra tỉ lệ mắc bệnh béo phì của trẻ mầm non lứa tuỗi 4 - 5 tuỗi ở huyện Đông Anh - Hà Nội, nguyên nhân và biện pháp khắc phục” là mong muốn cải thiện tình trạng thừa cân béo phì hiện nay
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố
nguy cơ ở trẻ từ 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Đông
Anh - Hà Nội, từ đó có các biện pháp khắc phục
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về bệnh thừa cân béo phì ở trẻ
- Nghiên cứu về chiều cao, cân nặng cơ thể trẻ
- Nghiên cứu về cha mẹ trẻ và chế độ đinh dưỡng cho trẻ
- Xác định tỉ lệ thừa cân béo phì của trẻ 4— 5 tuổi ở huyện Đông Anh Hà Nội
- Tìm hiểu các nguyên nhân và giải pháp khắc phục
1.4 Ý nghĩa đề tài
Nghiên cứu giúp xác định được ty lệ thừa cân béo phi của trẻ tại các trường mầm non ở huyện Đông Anh — Hà Nội Bên cạnh đó xác định được
Trang 3CHƯƠNG 2 TÔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Lịch sử nghiên cứu
2.1.1 Trên thế giới
Từ những năm trước công nguyên đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về con người như Aristot, Galen, Polyket
Sau công nguyên, việc nghiên cứu về con người lại càng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
Năm 1967, hai nhà khoa học là Spavelski và Z.Zawatski đã xuất bản
cuốn sách “Những hằng số sinh lý trong lâm sàng nội khoa” và khẳng định
chiều cao trọng lượng cơ thé phụ thuộc vào hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh Yếu tố nội sinh gồm: giới tính, chủng tộc, di truyền, tuôi tác
Yếu tố ngoại sinh gồm: điều kiện môi trường, chế độ ăn uống nghỉ ngơi Công thức: Cân nặng x 100 / chiều cao
Trong đó:
Can nang: kg (kilogam) Chiéu cao: cm (centimet)
Nếu chỉ số này là 30 — 40 tức cơ thể phát triển bình thường Nếu nhỏ
hơn là thiếu cân Nếu lớn hơn là thừa cân
Tổ chức Y Tế Thế giới khuyên dùng chỉ số khối cơ thể BMI (Body
Mass Index) để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị thừa
cân, béo phì hay gầy
Trang 425 < BMI < 30: Béo phì độ I 30 < BMI < 35 : Béo phì độ II BMI >35 : Béo phì độ II
Năm 1994, Vương Trí Để (Trung Quốc) có ý kiến cho rằng thể lực và sức khỏe có liên quan mật thiết với nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là yếu tố di truyền và môi trường dinh dưỡng
2.1.2 Ở Việt Nam
Cuốn sách “Hằng số sinh học của người Việt Nam” xuất bản năm 1975 là công trình nghiên cứu của nhiều tác giả như Nguyễn Tấn Gi Trọng, Vũ
Triệu An, Bùi Thụ, Đỗ Xuân Hợp Ngoài ra, GS Chu Văn Tường, G8 Trần
Quy, BS Nguyễn Quang Anh, GS Đào Ngọc Diễn đã đề cập tới mối liên
quan giữa các chỉ tiêu hình thái (chiều cao, trọng lượng cơ thể ) với sức khỏe trẻ em qua cuốn “Bài giảng nhi khoa” xuất bản năm 1991
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Khánh Hòa, Hàn Nguyệt
Kim Chi, Lê Thị Ngọc Ái, Vũ Yến Khanh, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Tổ
Mai đã nghiên cứu trên địa bàn khá rộng như Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội, Huế,
Đắc Lăk, TP Hồ Chí Minh trên đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi về các chỉ tiêu
chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay với số lượng là 12286 em [14]
Lân đầu tiên, UBND TP.Hồ Chí Minh cho phép Trung tâm dinh dưỡng
triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học có tên: “Khảo sát khuynh
hướng béo phì và các yếu tố nguy cơ ở trẻ 4 — 5 tuổi tại các trường mầm non
nội thành TP.HCM năm 2005” do bác sỹ Phạm Thị Ngân Hà làm chủ nhiệm
đề tài Thời gian thực hiện 1 năm (kết thúc vào tháng 02/2006) với kinh phí
3.800 USD do trường Đại học Jutendo — Nhật Bản tài trợ [14]
Nghiên cứu “Tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tô liên quan của học
Trang 5của tác giả Phùng Đức Nhật đã cho thấy tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì rất cao là 21,2% (trong đó 13,2% là thừa cân và 8% là béo phì) và rất nhiều nghiên cứu khác [14]
2.2 Cơ sở khoa học
2.2.1 Đặc điểm sự tăng trưởng thể chất và phát triển tâm vận động của trẻ
2.2.1.1 Sự tăng trưởng về thể chất ở trẻ
Dưới I tuổi, cân nặng tăng nhanh nhất là trong 3 tháng đầu, sau đó chậm dân Trong 6 tháng đầu tăng trung bình 700g/thang, 6 tháng sau tăng 250g/tháng Chiểu cao 3 tháng đầu mỗi tháng tăng từ 3,0 — 3,5cm, 3 tháng sau tăng 2cm/tháng, nhưng 6 tháng cuối chỉ tăng được 1 — 1,5cm mỗi tháng [3]
Từ 2 — 10 tuổi với trẻ gái và 2 — 12 tuổi với trẻ trai cân nặng tăng chậm,
trung bình mỗi năm tăng được 1,5 kg Cân nặng trẻ gái thường nhẹ hơn trẻ
trai khoảng lkg Chiều cao tăng chậm hơn năm đầu, trung bình tăng được 5,5
— 9cm với nam và 5 — 8cm với nữ [3]
Để ước tính chiều cao cho trẻ trên 1 tuổi, ta có thể áp dụng công thức sau: X (cm) = 75 +5(N-])
(X = chiều cao, N = số tuổi tính theo năm)
Trọng lượng cơ thể trẻ từ 2 — 10 tuôi, tính theo công thức: X(kg)=9+1,5(N-]1) (X = cân nặng, N = số tuổi tính theo năm) 2.2.1.2 Sự phát triển tâm vận động ở trẻ em Quả trình phát triển tâm vận động có 4 khía cạnh: - Các động tác vận động - Sự khéo léo kết hợp các động tác
- Sự phát triển về lời nói
- Quan hệ của trẻ đối với người và môi trường xung quanh
Trang 6- Đôi tay trẻ khéo léo hơn nhiều những nắm trước, trẻ biết cầm dao, cầm kéo, buộc dây
- Đi lên xuống câu thang dễ dàng, đi xe bánh, đi cầu bập bênh
2.2.2 Đặc điểm bệnh lí trẻ em
2.2.2.1 Đặc điểm sinh học
- Tốc độ tăng trưởng chậm hơn
- Răng sữa bắt đầu mọc từ 6 tháng tuổi Đến 3 tuổi trẻ đã có đủ 20 răng Khoảng 6 tuổi trẻ đã bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn
- Chức năng cơ bản của các bộ phận dần dân hoàn thiện
- Chức năng vận động phát triển nhanh, hệ cơ phát triển, trẻ có khả
năng phối hơp động tác khéo léo hơn
- Trí tuệ phát triển nhanh, đặc biệt về ngôn ngữ
2.2.2.2 Đặc điểm bệnh lí
- Xu hướng bệnh ít lan tỏa
- Xuất hiện các bệnh có tính chất di ứng: hen phế quản, nỗi mè đay, viêm cầu thận cấp
- Do tiếp xúc rộng rãi nên trẻ dễ mắc một số bệnh lây nhưng nhờ tiêm phòng tốt nên hiện nay đã giảm rõ rệt
Trong giai đoạn này, việc giáo dục thể chất và tạo môi trường thuận lợi
cho sự phát triển tâm sinh lí có vai trò hết sức quan trọng
2.2.3 Các yếu tô ảnh hưởng
2.2.3.1 Các yễu tô ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ
Quá trình tăng trưởng của trẻ chịu ảnh hưởng tương tác của hai yếu tổ
cơ bản là di truyền và môi trường [3]
+ Di truyền:
- Giới tính, chủng tộc
Trang 7- Các bất thường bẩm sinh + Môi trường: - Trước sinh - Bà mẹ - Điều kiện kinh tế xã hội - Khí hậu, mùa - Hoạt động thê chất - Dinh dưỡng - Đô thị hóa - Các stress tâm lý
+ Nội tiết: hormone các tuyến giáp, tuy, thượng thận, sinh dục, tuyến vên
+ Bệnh tật: Các bệnh về chuyên hóa, thận, thần kinh, nội tiết, hô hấp, tim
mạch, tiêu hóa
+ Khuynh hướng thế tục (secular trenđ): Là xu hướng tăng trưởng theo thời gian
2.2.3.2 Cac yéu t6 nh hưởng đến sự phát triển tâm vận động của trẻ
Yếu tổ bên trong: Sự phát triển tâm vận động diễn biến song song với trưởng thành của hệ thần kinh trung ương và cơ thể nói chung Trẻ sơ sinh, não chưa trưởng thành vì các tế bào thần kinh chưa được myelin hóa Quá trình myelin hóa hình thành sự phát triển tinh thần vận động [3]
Yếu tô bên ngồi: Mơi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn, sự tương tác
giữa thể chất và môi trường xã hội góp phần phát triển tế bào thần kinh Gia
Trang 82.3 Tình hình bệnh tật và tử vong ở trẻ em
2.3.1 Tình hình mắc bệnh ở trẻ em trên thế giới
Trẻ em chiếm gần 40% dân số trên thế giới (1991), tình hình mắc bệnh
chung là phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, y học xã hội [3 |
Ở các nước phát triển, trẻ em thường mắc các bệnh do di tat bam sinh,
ung thư, còn các bệnh nhiễm trùng và do thiếu đinh dưỡng không đáng kẻ Ở các nước đang phát triển, trẻ em thường mắc các bệnh do nhiễm
trùng và thiếu dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm, các bệnh do kí sinh trùng
2.3.2 Tình hình mắc bệnh ở trẻ em Việt Nam
Trẻ em Việt Nam thường mặc một số bệnh như bệnh suy dinh dưỡng,
bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, bệnh tiêu chảy, các bệnh truyền nhiễm,
bệnh giun sán Các bệnh do dinh dưỡng rất nặng đã giảm rõ rệt nhưng số trẻ suy dinh dưỡng nặng và vừa còn cao Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A đã
giảm rõ rệt Bên cạnh đó lại gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì, bệnh tiêu đường, tim mạch, ung thư, tai nạn
2.3.3 Tình hình tử vong của trẻ em ở các nước đang phát triển
Tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi còn rất cao Hằng năm, có khoảng hơn 12 triệu trẻ em đưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị chết, trong đó số trẻ tử vong ở giai đoạn sơ sinh khoảng 4 triệu, từ I — I1 tháng là 4110000 và
từ 1 — 5 tuổi là 4110000 Như vậy, 2/3 số trẻ tử vong dưới 5 tuổi xảy ra trong
năm đầu
Nguyên nhân tử vong chủ yếu là suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm khuẩn trong đó đứng hàng đầu hô hấp cấp (25%), tiêu chảy (23%), uỗn ván sơ
Trang 92.3.4 Các bệnh thường gặp ở trẻ em
2.3.4.1 Các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa
Bệnh do thiếu dinh dưỡng gỗm: Bệnh suy dinh dưỡng, bệnh còi xương
do thiếu vitamin D, bệnh khô mắt do thiếu vitamin A, bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh biếu cổ do thiếu lôt, bệnh thiếu vitamin BI, bệnh thiếu vitamin C
Bệnh thừa cân, béo phì tồn tại song song với thiếu dinh đưỡng 2.3.4.2 Bệnh thuộc hệ tiêu hóa
Bệnh tiêu chảy cấp tính, bệnh giun (giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim) 2.3.4.3 Bệnh thuộc hệ hô hấp Bệnh nhiễm khuẩn: viêm mũi họng cấp, viêm amidan., viêm tai giữa, viêm phối Bệnh hen
2.3.4.4 Bệnh thuộc hệ tiết niệu
Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh viêm cầu thận cấp
2.3.4.5 Bệnh thấp tim
Bệnh thấp tim ban đâu (cấp I), bệnh thấp tim tái phát (cấp II)
2.3.4.6 Bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền sang
người xung quanh trực tiếp hoặc gián tiếp qua các môi giới trung gian (như
nước, thức ăn, vật dung, côn trùng )
Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp: Bệnh sởi, bệnh viêm gan do
virut, bệnh thủy đậu, bệnh cúm, bệnh sốt xuất huyết, bệnh viêm não Nhật Bản,
bệnh chân tay miệng, bệnh lao, bệnh quai bị bệnh bạch cầu, bệnh ho gà, bệnh
Trang 102.3.4.7 Các bệnh chuyên khoa Bệnh về mắt: bệnh viêm kết mạc cấp tính (bệnh đau mắt đỏ), bệnh đau mắt hột Bệnh sâu răng Bệnh ngoài da: mụn nhọt, chốc, gẻ bộ nhiễm, nắm Candida, viêm da cơ địa, chàm 2.4 Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em 2.4.1 Định nghĩa về sức khỏe
Theo tổ chức y tế thế giới “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải thuần túy chỉ là tình trạng không có bệnh tật” [3 |
Một đứa trẻ khỏe mạnh là một đứa trẻ không những không có bệnh mà
phải có một trạng thái thoải mái về tâm thần, sống trong gia đình hạnh phúc, trong một xã hội lành mạnh, có thể chất tốt Nghĩa là các yếu tô về sinh lý, về
xã hội phải luôn gan chặt với nhau, hỗ trợ bô sung cho nhau Muốn có một
đứa trẻ khỏe mạnh phải chú trọng đến các yếu tố phát triển thể chất, tâm lí và môi trường sống lành mạnh
2.4.2 Chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã đề xướng một chương trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em gồm 7 nội dung, viết tắt băng Tiếng Anh 1a GOBIFFF:
- Theo dõi biểu đỗ tăng trưởng (Grawth chart) - Bù nước bằng đường uống (Oral rehydratation) - Bú sữa mẹ (Breast feeding)
- Tiêm chủng (Imumn1zation)
- Kế hoạch hóa gia đình (Family planning)
Trang 11- Giáo dục sức khỏe cho bà mẹ (Female Education)
Theo Bộ Y tế Việt Nam có thêm nội dung: Phòng thiếu vitamin A và phòng các tai biến sản khoa [3]
2.5 Một số vấn đề về bệnh thừa cân, béo phì 2.5.1 Khái niệm
Béo phì là bệnh do mỡ tích lũy quá nhiều trong co thé, lam thay déi co
năng sinh lý, sinh hóa của cơ thể, dẫn đến các tổ chức mỡ tích tụ quá khối
lugng [5]
Theo Té chire Y Té Thé Gidi “Thita cAn 1a tinh trang vuot qua can nang nên có so với chiều cao, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không
bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe” [14]
Theo Đông y: Béo phì thường là bệnh “Trong hư ngoài thực” Trong hư
chủ yếu là khí hư Bệnh ở Tỳy, Thận, Can, Phế và Tâm Trên lâm sảng thường
gặp là Tỳ Thận khí hư, Can đờm mắt chức năng sơ tiết [14]
Ở trẻ em: Béo phì là sự tăng quá mức của lượng mỡ dự trữ dẫn đến cân nặng bất thường quá mức so với chiều cao của trẻ em
2.5.2 Phân loại
Có nhiều cách phân loại
2.5.2.1 Tính theo cân nặng tiêu chuẩn (CNTC) Công thức: CNTC = chiéu cao (cm) — 100 x 0,9
Một người có cân nặng so với CNTC vượt từ 10 — 9,9% gọi là mập, từ
20% trở lên là béo phi
Trọng lượng cơ thể của trẻ nhỏ (kg) = tuổi x 2 + 8 2.5.2.2 Tính theo tỉ lệ phân trăm mỡ (ký hiệu F)
F = (4,570/mật độ cơ thể - 4,142) x 100
Trang 12Nữ giới F = 22%, vượt quá 30% gọi là béo phì
Béo phì được chia làm 3 độ:
Béo phì độ I: Cân nặng tử 20 — 30 %› CNTC Béo phì độ II: Cân nặng tử 30 — 40 %4 CNTC
Béo phì độ III (nặng): Cần nặng từ 40 — 50 %2 CNTC 2.5.2.3 Tinh theo BMI
Công thức: BMI = cân nặng (kg)/chiều cao2 (m)
BMI < 18,5 : gầy/nhẹ cân
18,5 <BMI < 23 : Bình thường 23 < BMI < 25 : Thừa cân 25 < BMI < 30 : Béo phì độ I 30 < BMI < 55 : Béo phì độ II
BMI >35 : Béo phi độ II
2.5.2.4 Theo Đông Y, dựa vào triệu chứng lâm sàng có thể chia béo phì thành 5 loại sau
Loại Tỳ hư thấp trở: Béo phì, phù, mệt mỏi, uê oải, thân thể nặng, chân
tay nặng, tiểu it, bung day, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm, nhu
Loại vị nhiệt thấp trở: Béo phì, đầu nặng, choáng váng, thân thé moi
mệt, khát, thích uống nước, rêu lưỡi hơi vàng nhờn, mạch nhu
Loại can khí uất trệ: Béo phì, ngực day, hông sườn trướng tức, kinh nguyệt không đều hoặc bề kinh, mắt ngủ, hay mơ, lưỡi sim, mach nhu
Loại thận dương suy: Béo phì, đầu váng, lưng đau, chân mỏi, ngũ tâm
phiền nhiệt, rêu lưỡi mỏng, đầu lưỡi đỏ mạch nhu
2.5.3 Tình hình thừa cần, béo phì
Tình trạng thừa cân béo phi đang có xu hướng gia tăng nhanh ở các
thành phố Tỉ lệ thừa cân béo phì thể hiện rõ nhất ở học sinh tiểu học từ 6 — 10
Trang 13Kết quả điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng năm 2009 cho thấy
chỉ trong 9 năm từ năm 2000, tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì đã tăng 6,2 lần Tỉ lệ
thừa cân béo phì ở trẻ đưới 5 tuổi năm 2000 ở thành phố là 0,86%, ở nông
thôn là 0,5% Năm 2009, tỉ lệ tương ứng là 5,7% và 4,2% Kết quả điều tra
còn cho thấy trước năm 1995 thì tỉ lệ thừa cân ở trẻ em là không đáng kể, từ
năm 1996 trở đi bắt đầu gia tăng [4]
Ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996 có 2% trẻ dưới 5 tuổi thừa cân
béo phì, năm 2001 là 3,3% Xu hướng thừa cân béo phì xuất hiện ở lứa tuổi 49 — 59 tháng và tăng dần theo lứa tuổi, tỉ lệ trẻ nam cao hơn trẻ nữ
Nam 1997 — 1998, Viện Pasteur điều tra 3305 trẻ từ 3 — 10 tuổi tại
thành phố Nha Trang và kết quá có 3,5% trẻ thừa cân béo phì Năm 1999,
Nguyễn Thìn nghiên cứu lứa tuổi mẫu giáo tại Nha Trang cho tỉ lệ TC — BP 1a
4,2% [14]
Năm 2000, kết quả điều tra của Lê Thị Bạch Mai trên phạm vi cả nước là 2,2% trẻ 6 — 14 tuôi thừa cân, trong đó 6,6% ở thành phó, nông thôn là
1,2% [14]
Điều tra Y tế quốc gia 2001 — 2002, tỉ lệ thừa cân béo phì trẻ 5 — 10 tuổi thuộc miền Đông Nam Bộ là 2,2%, Tây Bắc là 1,6%
Ở người trưởng thành, theo FAO (1990) tý lệ béo phì chung ở thành thị
của Việt Nam là 1,57%% tăng 4 lần so với năm 1985 là 0,4%
Theo điều tra của Viện Dinh Dưỡng (1994) tỷ lệ béo phì chung của
Việt Nam là 1,5%, trong đó khu vực thành thị là 5%
Tuy số liệu chưa thực day du va toan dién trén pham vi toan quéc
nhưng qua đó ta cũng có thể thấy rằng tỷ lệ thừa cân và béo phì tại Việt Nam đang gia tăng với một tốc độ rất nhanh và càng ngày số lượng người bị thừa
Trang 142.5.4 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì
Theo đánh giá chung của các chuyên gia Viện Dinh Dưỡng: Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng tình trạng TCBP ở cộng đồng chủ yếu là đo
sự bất hợp lý của chế độ ăn uống, hoạt động thê lực và các hành vi lối sống
Ngoài ra còn do yếu tô đi truyền, yếu tô kinh tế xã hội, tình trạng dinh đưỡng của người mẹ khi mang thaI
Thu nhập của người đân tăng lên làm thay đổi thói quen sinh hoạt và tập quán ăn uống đã khiến cho thể trạng của thế hệ người Việt Nam tăng trưởng hơn thế hệ trước Đồng thời cùng với sự hòa nhập vào nền kinh tế thế
giới đã du nhập vào Việt Nam phong cách ầm thực của các nước, đặc biệt là
các nước phương Tây, sự phát triển mạnh mẽ của các thực phẩm chế biến sẵn đi kèm với công nghệ quảng cáo đã thu hút người dân và làm thay đổi phong cách âm thực của họ Công nghệ chế biến và nấu nướng cũng thay đổi nhờ
thêm chất béo và đường là các thành phần có giá trị nhưng lại không có lợi khi dư thừa nhất là với lối sống ít hoạt động và nhàn rỗi của nhiều tầng lớp xã hội hiện nay.Trong khi việc ăn nhiều chất bột, đường và đồ ngọt đều có thê gây béo phì Các thói quen như ăn quá nhiều cơm (>3 bát/bữa), ăn nhiều vào
bữa tối, thích ăn có chỉ số đường huyết cao, các món xào, rán, thức ăn chứa
nhiều chất béo, ăn thêm bữa phụ giàu béo, ăn với tốc độ nhanh là con
đường dẫn đến thừa cân béo phì
TCBP là do ít hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực là yếu tô rất quan
trọng với tình trạng TCBP, tham gia vào trình thiết lập cân băng giữa năng
lượng tiêu hao và năng lượng ăn vào Mặt khác, hoạt động thể lực còn Ø1Úp CƠ thê chuyển hóa tích cực làm cho khối cơ săn chắc và ít tạo mỡ thừa Cuộc
Trang 15hơn, thời gian dành cho xem tivi, đọc báo nhiều hơn, ít các hoạt động thể dục
thể thao cũng là những yếu tổ thuận lợi gây TCBP
Những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng
lượng nhưng khi thay đổi lối sống và ít hoạt động hơn, nếu họ vẫn giữ thói
quen ăn uống như trước thường dễ bị béo
Yếu tổ di truyền: BP có tính chất gia đình được xem là một yếu tô di
truyền, bố mẹ béo thì thường sinh ra con béo Tuy nhiên, mẹ béo sẽ ảnh
hưởng đến con nhiều hơn và đến tuổi dậy thì các em này sẽ có nguy cơ bị béo cao gấp 5,7 lần so với các em bé bình thường khác Gia đình có nhiều cá nhân bị BP, nguy cơ BP cho các thành cho các thành viên khác càng lớn Điều này chứng tỏ yếu tô gia đình có liên quan tới BP, tuy nhiên trên cộng đồng, vai trò của yếu tô đi truyền này không lớn BP có tính chất gia đình còn đo tập quán và thói quen ăn uống không đúng, thông thường người phụ nữ trong gia đình quyết định tập quán và các thói quen này Nhiều nghiên cứu đã cô gắng xác định xem nguyên nhân của tình trạng BP có tính gia đình là do đi truyền hay môi trường Hiện nay người ta đã có những bằng chứng kết luận rằng BP thường do yếu tổ môi trường tác động lên những cá thể có khuynh hướng di truyền Dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và bệnh tật của con người [14]
TCBP có liên quan với yếu tố kinh tế xã hội: Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người BP ở tầng lớp nghèo thường thấp Nguyên nhân là do nguồn cung cấp thực phẩm còn hạn chế, năng lượng tiêu hao nhiều không chỉ do lao động chân tay nặng nhọc mà tiêu hao năng lượng còn tăng lên do phương tiện
đi lại khó khăn và người béo như là biểu hiện của sự giàu CÓ, hấp dẫn giới
Trang 16giữ thói quen ăn uỗng có nguy cơ đối với TC còn tầng lớp khá giả lại có xu hướng kiểm soát tốt hơn tình trạng BP so với tầng lớp nghèo vì BP bị xem là
kém thông minh, chậm chạp và thiếu sự kiềm chế
Tình trạng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai: Ngày nay những bà mẹ mang thai được chăm sóc tốt hơn, nhu cầu dinh dưỡng được đáp ứng đầy đủ hơn vì thế trẻ sinh ra thường nặng cân hơn Không những thế trong quá trình lớn lên trẻ em ngày càng được chăm sóc nhiều hơn, ngoài sữa mẹ trẻ
được uống thêm nhiều loại sữa và ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng dinh
dưỡng cao, ăn nhiều bữa, ăn vặt Đây là một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng BP gia tăng nhanh ở trẻ em 2.5.5 Các hậu quả của TCBP gây ra
Trẻ TC — BP cé nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe cả khi còn nhỏ cũng như trong giai đoạn trưởng thành sau này như rối loạn chuyên hóa, tăng
huyết áp, bệnh tim mạch, đái thảo đường, một số bệnh ung thư, bệnh gan, ngừng thở khi ngủ làm tăng các rỗi loạn về tim mạch, bệnh về xương khớp và
các rối loạn về tâm lý
Nghiên cứu trên học sinh TCBP tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp
tăng từ 16,6% năm 2000 lên 22,8% năm 2003, tỉ lệ đau khớp gối tăng từ 4,5% năm 2000 lên 11,6% năm 2003 Một nghiên cứu khác tại Hà Nội vào năm
2007 cũng cho thấy trong số trẻ TCBP được điều tra có tới 26% trẻ bị tăng
huyết áp, 43,5% trẻ có øglucose máu cao, 34,89% trẻ có cholesterol máu cao và
84,6% trẻ 10 tuổi mắc hội chứng chuyên hóa Tất cá các vấn đề sức khỏe trên
sẽ làm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển của trẻ cả về thể chất và trí tuệ, làm giảm chất lượng cuộc song, tăng gánh nặng bệnh tật, thậm chí tăng tỉ lệ tử
Trang 17CHUONG 3 DOI TUONG - THỜI GIAN - DIA DIEM PHUONG PHAP NGHIEN CUU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu 268 trẻ từ 4 - 5 tuổi ở các trường mầm non và cha mẹ của trẻ ở huyện Đông Anh — Hà Nội
3.2 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 11 — 2011 đến tháng 2 — 2012 3.3 Địa điểm nghiên cứu
Huyện Đông Anh là một huyện thuộc ngoại thành của thành phố Hà
Nội có bề dày ngàn năm lịch sử dựng nước và chỗng giặc ngoại xâm Tuy
không có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng những năm gần dây, dưới sự lãnh
đạo của UBND thành phố Hà Nội, UBND Huyện Đông Anh và sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước, huyện Đông Anh đã phát triển không ngừng cả về
kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là giảo dục Nghành Giáo dục và Đào tạo
huyện Đông Anh luôn chú trọng tới sự nghiệp trồng người, hướng tới mục tiêu xây dựng “Nhà trường văn hóa — Nhà giáo mẫu mực — Hoc sinh thanh lịch”, được tặng nhiều bằng khen của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào
tạo và đặc biệt quan tâm đến giáo dục mâm non Vì vậy nhiều trường mam non đã đạt chuẩn quốc gia, CƠ SỞ Vật chất kỹ thuật hiện đại, đội ngũ giáo viên
có trình độ cao phục vụ tốt cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ như trường mam non Sao Mai, trường mầm non Kim Chung Với điều kiện tốt như vậy
trẻ mầm non chắc chăn sẽ được chăm sóc chu đáo hơn, sự phát triển cả về thể
chat va tinh thần sẽ có tiến bộ đáng kể Chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu
Trang 183.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp điều tra
- Điều tra các chỉ số nhân trắc (chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực, vòng bụng, vòng mông, vòng cảnh tay)
- Do bé day lớp mỡ dưới da:
+ Dụng cụ đo: sử dụng thước đo lớp mỡ dưới da Harpenden Skifold Caliper HOLTATN) của Thụy Sĩ
+ Vị trí đo: Cơ tam đầu và góc dưới xương bả vai bên trái
- Do tỉ lệ phần trăm mỡ cơ thể dựa trên nguyên lý đo điện trở sinh học cơ thể bằng máy chuyên dụng với độ chính xác 0,1% Máy đo sẽ tính toán %
mỡ của cơ thể đựa vào cân nặng, chiều cao, tuôi và giới tính Kết quả được
phân loại béo phì theo ngưỡng > 25% đối với nam và >30% đối với nữ
3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin
Trẻ được cân bằng cân đồng hồ loại 30kg và đo chiều cao bằng thước đo chính xác từng milimet
Khi cân không cho trẻ ăn no, không đi giầy dép, không mặc nhiều quân áo Tốt nhất là nên cân vào buổi sáng Trên chiếc cân đồng hồ chia thành những vạch nhỏ đều nhau đảm bảo chính xác từng gram
Để đo chiều cao co thé được chính xác ta nên tiễn hành đo như sau: Do
vào buổi sáng Khi đo thước dây căng thắng áp sát vào tường nhà, vuông góc với mặt đất năm ngang Trẻ đi chân không đứng quay lưng vào thước đo Gót chân, mông, vai và đầu theo một đường thắng nằm ngang, hai tay bỏ thong bên mình Dùng thước vuông áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo Sau đó nhìn thước đo xem được bao nhiêu centimet Ngoài ra có thể đo chiều cao nằm cũng rất chính xác
Trang 193.4.3 Phương pháp thống kê số liệu
Sau khi tổng hợp các số liệu đã thu thập được, các số liệu được xử lí
bằng phần mềm Microsoft Office Excel
3.4.4 Phương pháp đánh giá thừa cân béo phì
Có nhiều cách đánh giá tỉnh trạng thừa cân béo phì, tuy nhiên nhận định tình trạng này chủ yếu dựa vào số đo nhân trắc: Cân nặng/tuôi, chiều cao/tuôi, cân nặng/chiều cao
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO (1985), với trẻ dưới 9 tuổi chỉ tiêu
đánh giá thừa cân trẻ em là cân nặng/chiều cao (CN/CC) so sánh với quân thê tham khảo NCHS (National Center for Health Statistics) Trong nghién ctru này chọn chỉ tiêu đánh giá theo CN/CC như sau:
Bang 1 Cac chi tiéu danh gia TCBP
Don vi: Can nang (kg) Chiéu cao (cm) <-2SD Suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng - 2SD dén + 2SD Bình thường Bình thường > +2SD đến +3SD Thừa cân độ 1 Thừa cân > + 3SD đến + 4SD Thừa cân độ 2 Béo phì >+4SD Thừa cân độ 3 Tiêu chuẩn chân đoán mức độ béo phì (Theo tiêu chuẩn của WHO): BP = TC +Thừa mỡ BP nhẹ = TC nhẹ + Thừa mỡ
BP trung bình và nặng = TC trung bình và nặng + Thừa mỡ
Trang 20người trưởng thành BMI là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia
sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị
béo phì, thừa cân hay không Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tô tiém ân các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai
Công thức:
Cân nặng (kg)
BMI =
Chiều cao? (m)
Cách 1: Cộng đồng các nước Châu Á Thái Bình Dương dé nghị tiêu chuẩn phân loại thừa cân, béo phì như sau:
BMI < 18,5 : gầy/nhẹ cân 18,5 < BMI < 23: Bình thường 23 < BMI < 25 : Thừa cân 25 < BMI <30 : Béo phì độ I 30 < BMI < 535 : Béo phì độ II
BMI = 35 : Béo phi độ II
Tuy nhiên chỉ căn cứ vào cân nặng để đánh giá tình trạng béo hay gầy thì chưa đủ mà cần kiểm tra đo lượng mỡ trong cơ thể bằng các dụng cụ chuyên dùng
Cách 2: Cách tính BMI theo tuôi:
BMI < 5%: Gầy
5% < BMI < 85%: Bình thường
Trang 21Bảng 2 Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 4 — 5 tuổi Theo nguồn “Who Child Growth Standards” (Mỹ) năm 2006 cân nặng và chiều cao trung
bình của trẻ 4— 5 tuổi như sau:
Don vi: Can nang (kg) Chiéu cao (cm) , Can nang Chiéucao Tháng tuôi Trai Gai Trai Gai 48 16,7 16,1 103,3 102,7 54 17,3 17,2 106,7 106,2 60 18,3 18,2 110 109,4
Đề đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong quân thể, Tổ chức Y Tế Thế giới khuyến nghị dùng các ngưỡng sau:
Tỉ lệ thấp: 5 — 9% quan thé
Tỉ lệ vừa: 10 — 19% quan thé
Trang 22CHUONG 4 KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
4.1 Kết quả nghiên cứu về đặc điểm đối tượng điều tra
Để điều tra tình trạng béo phì ở trẻ lứa tuổi 4 — 5 tuổi, tôi tiến hành nghiên cứu 268 trẻ ở các trường mâm non huyện Đông Anh và 268 phụ huynh của trẻ được phỏng vấn qua phiếu điều tra
Bảng 3 Kết quả nghiên cứu về đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu Don vi: % Dac tinh Tân sô (n=268) Tỉ lệ Nam 157 58,6% Giới tính Nữ 111 41,4% 4 tuôi 125 46,6% Nhóm tuôi : 5 tudi 143 53,4%
Xét theo giới tính: Trong 268 trẻ tham gia nghiên cứu có 157 trẻ trai (58,6%) và 111 trẻ gái (41,4%), như vậy trẻ trai chiếm tỉ lệ cao hơn trẻ gái là 17,2% (46 trẻ) Điều này phù hợp với xu hướng gia tăng dân số hiện nay ở
Việt Nam
Xét theo nhóm tuổi: Tỉ lệ nhóm tuổi tham gia nghiên cứu xấp xỉ nhau
Cụ thê:
Nhóm 4 tuổi là 125 trẻ chiếm 46,6%, nhóm 5 tuổi là 143 chiếm 53,4% Như vậy, nghiên cứu này không có sự chênh lệch đáng kế giữa nhóm tuổi,
nhóm trẻ nam và nhóm trẻ nữ Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho đề tài
Trang 23Bảng 4 Kết quả nghiên cứu về đặc điểm phụ huynh của trẻ tham gia nghiên cứu Don vi: % Bo Me Dac tinh — —— Tân sô Tỉ lệ Tân sô Tỉ lệ Tình | Gây/nhẹ cân 0 0% 12 5,3% trạng BT 124 54,4% 204 89,4% dinh TC 84 36,8% 12 5,3% dưỡng| BP đội 20 8,8% 0 0% 20 — 30 52 22,8% 96 42,1% Tuổi 30 — 40 140 61,4% 120 52,6% Trên 40 36 15,8% 12 5,3% Câp 2 8 3,5% 0 0% Trình Cấp 3 48 21% 52 22,8% độ | Trung cấp 28 12,3% 52 22,8% học | Cao đăng 20 8,8% 16 7,0% van | Đại học 120 52,6% 96 42,1% Trên ĐH 4 1,8% 12 5,3%
Trong số 268 phụ huynh được nghiên cứu có 40 phụ huynh không trả lời phỏng vẫn Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện trên 228 phụ huynh của trẻ
Về tình trạng dinh dưỡng: Các ông bố tham gia nghiên cứu không có ông bố nào bị nhẹ cân, trong khi có tới 84 ông bố bị thừa cân (36,8%) và 20 ông bố đang bị béo phì độ I (8,8%), không có ông bố nào bị BP độ II và độ II Đa số các bà mẹ đều đang trong tình trạng dinh dưỡng bình thường (89,4%),
có 12 bà mẹ đang trong tình trạng nhẹ cân (5,3%) và có tới 12 bà mẹ bị thửa
Trang 24Tình trạng dinh dưỡng của những người trong gia đình trẻ có mối liên quan đến tình trạng béo phì của trẻ bởi vì bố mẹ béo thường sinh ra con béo Mẹ béo sẽ ảnh hưởng đến con nhiều hơn, khi đến tuổi dậy thì các em này có
nguy cơ bị béo phì gấp 5,7 lần so với các em bé bình thường khác Vì vậy, béo phì có tính chất gia đình được xem là một yếu tố di truyền Gia đình có
nhiều cá nhân bị béo phì thì nguy cơ béo phì cho những thành viên khác càng
lớn Điều này cho thấy yếu tố gia đình có liên quan với béo phì, tuy nhiên trên
cộng đồng vai trò của yếu tố đi truyền không lớn Béo phì có tính chất gia đình còn đo tập quán và thói quen ăn uỗng không đúng mà thông thường người phụ nữ trong gia đình quyết định tập quán và các thói quen ăn uống này
Nhiều nghiên cứu đã có bằng chứng kết luận rằng béo phì thường do yếu tố
môi trường tác động lên những cá thể có khuynh hướng di truyền Trong đó đinh đưỡng giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong các yếu tô môi trường ảnh
hưởng đến tình trạng sức khỏe và bệnh tật của con người
Xét theo độ tuôi của phụ huynh: Đa số cha mẹ của trẻ đều còn trẻ Ở độ
tuổi 20 — 30 tuổi có 52 ông bố (22,8%) và 96 bà mẹ (42,1%) Phụ huynh tham
gia nghiên cứu ở độ tuổi 30 — 40 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao, có tới 140 ông bố (61,4%) và 120 bà mẹ (52,6%) Các ông bố ở độ tuổi trên 40 tuổi là 36 ông bố
chiếm 15,8%, chỉ có 12 bà mẹ trên 40 tuổi chiếm tỉ lệ rất nhỏ là 5,39%
Trình độ văn hóa của các ông bỗ bà mẹ tương đỗi cao Có 120 ông bỗ (52,6%) và 96 bà mẹ (42,1%) có trình độ Đại học, có 16 người trên Đại học Các ông bố bà mẹ còn lại đa số có trình độ cao đăng và trung cấp Không có
bà mẹ nào đưới trình độ cấp 3, có 8 ông bố trình độ cấp 2 (3,5%)
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trình độ học vẫn của cha mẹ có ảnh hưởng đến đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ Trình độ học vẫn của cha mẹ thể hiện qua cách nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ Theo Viện chiến
Trang 25với tình trạng dinh dưỡng của trẻ, trong khi an ninh thực phẩm chỉ đóng góp 26,1% [15]
Trình độ học vẫn của mẹ phản ánh sự quan tâm của xã hội đỗi với việc nâng cao trình độ, địa vị xã hội cho người phụ nữ Đồng thời có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức mới ni dạy con cái
Ngồi ra, mẹ là người thường xuyên gần gũi và chăm sóc con Chính vì thế, việc cung cấp cho con đầy đủ các chất dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào
kiến thức về dinh đưỡng của các bậc cha mẹ Như vậy, trình độ học vẫn của
cha mẹ và điều kiện kinh tế gia đình có liên quan đến tình trạng đinh dưỡng của trẻ Bảng 5 Kết quả nghiên cứu về tình trạng kinh tế gia đình trẻ Don vi: % Thu nhập bình quân/tháng Sô lượng Tỉ lệ (%) < 5 triệu 26 11,4% 5 triệu — 10 triệu 134 58,8% >10 triệu 68 29,8%
Điều kiện kinh tế gia đình cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
đinh dưỡng của trẻ Nếu như trình độ hoc van ảnh hưởng đến việc tiếp thu
kiến thức dinh đưỡng thì điều kiện kinh tế phản ánh khả năng đáp ứng nhu
cầu đinh dưỡng mà cha mẹ tiếp thu được Đông Anh là một huyện thuộc
ngoại thành Hà Nội đang rất phát triển, đời sống kinh tế của người dân đã được cải thiện đáng kể do mức thu nhập của người dân tương đỗi cao so với
một số vùng miền ở Việt Nam Số gia đình có thu nhập từ 5 triệu đến 10 triệu
chiếm tỉ lệ cao nhất là 58,8% tương ứng với 134 cặp cha mẹ Có 68 gia đình đạt thu nhập trên 10 triệu/tháng chiếm gần 1/3 số gia đình được nghiên cứu
Trang 2611,4% Tôi nhận thấy rằng trẻ được sống trong gia đình có điều kiện kinh tế
tốt thường sẽ được chăm sóc tốt hơn nhờ đó mà trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất va tinh than
4.2 Kết quả nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng và vận động của trẻ tham gia nghiên cứu
Bảng 6 Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng thừa cân
của trẻ với các đặc tính của trẻ Don vi: % Không thừa cân Thừa cân Đặc tính cà Ty Tân sô Tỉ lệ Tân sô Tỉ lệ Nam 139 51,3% 18 6,7% Giới tính Nữ 104 38,8% 7 2,6% , 4 tuôi 111 41,4% 14 5,2% Nhóm tuôi , 5 tuoi 132 49,3% 11 4,1%
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ tham gia nghiên cứu theo chỉ số cân nặng/chiều cao là: 25 trẻ bị thừa cân béo phì chiếm 9,3% tổng số trẻ tham gia nghiên cứu và 25 trẻ này trẻ đều trong tình trạng thừa cân độ I (thừa cân), trong đó có 4 trẻ đang có nguy cơ bị thừa cần độ 2 (béo phì), có 211 trẻ trong
tình trạng đinh dưỡng bình thường chiếm 78,7% và số trẻ suy đinh dưỡng là
32 trẻ chiếm tỉ lệ 11,9% Như vậy, trong 268 trẻ tham gia nghiên cứu tỉ lệ trẻ
bị mắc thừa cân béo phì và suy dinh duéng gan tương đương nhau Đây là một con số tương đối cao trong cộng đồng
Xét theo giới tính và độ tuôi:
Trong số 25 trẻ bị thừa cân béo phì thì tỉ lệ TCBP giữa trẻ trai và trẻ gái
Trang 27trẻ gái Cụ thể có 18 trẻ trai bị thừa cân béo phì chiếm tỉ lệ 6,7%, trẻ gái là 7
trẻ chiếm tỉ lệ 2,6% so với tổng số trẻ tham gia nghiên cứu
Tỉ lệ TCBP giữa các nhóm tuổi không có sự chênh lệch đáng kể, có 14
trẻ 4 tuổi bị mắc thừa cân béo phì (5,2%), nhóm 5 tuổi có 11 trẻ (4,1%)
Nghiên cứu này là do sự lựa chọn ngẫu nhiên đối tượng tham gia nghiên cứu
vì vậy điều này rất đảm bảo tính khách quan của đề tài
So với một số nghiên cứu khác trên Việt Nam như:
Theo điều tra y tế quốc gia của Viện Dinh Dưỡng năm 1996, tỉ lệ trẻ em
đưới 5 tuổi có cân nặng/tuôi > 2SD là 0,5% Như vậy, tỉ lệ thừa cân béo phì
của trẻ mầm non lứa tuổi 4 — 5 tuổi ở huyện Đông Anh cao hon gấp 18,6 lần so với điều tra của Viện Dinh Dưỡng năm 1996 [14]
Năm 1999, kết quả điều tra tỉ lệ thừa cân béo phì ở lứa tuổi mẫu giáo của Nguyễn Thìn tại Nha Trang là 4,2% Như vậy, kết quả nghiên cứu trong đề tài của tôi vẫn cao hơn gấp 2,2 lần [14]
Điều tra của Trần Thị Phúc Nguyệt năm 2002 ở lứa tuổi 4 - 6 tại nội
thành Hà Nội thu được tỉ lệ thừa cân là 4,9%, tỉ lệ béo phì là 3,1% Trong đó, tỉ lệ trẻ trai là 6,13% và trẻ gái chiếm 3,8% Tổng là 8,0% trẻ bị thừa cân béo
phì Như vậy, tỉ lệ thừa cân béo phì của riêng trẻ 4 — 5 tuổi ở huyện Đông Anh
— một huyện ngoại thành Hà Nội vẫn cao hơn nhưng không đáng kể so với nội
thành là xấp xỉ 1,2 lần [14]
Các nghiên cứu trên tuy số liệu chưa thực đầy đủ và nghiên cứu chưa toàn điện trên phạm vi cả nước nhưng qua đó ta cũng có thể thấy răng tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ mầm non rất đáng báo động và ngày càng gia tăng với
một tốc độ rất nhanh, đặc biệt ở các đô thị và thành phố Có rất nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em Ngoài yếu tô đi truyền,
trình độ học vẫn của cha mẹ và điều kiện kinh tế gia đình như đã nghiên cứu ở
Trang 28quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ Bởi vì, các bậc phụ
huynh luôn muốn con mình khỏe mạnh, bu bam, có đầy đủ chất dinh dưỡng
nên thường ép trẻ ăn nhiều và đa dạng các loại thực phẩm đặc biệt là các thực
phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và ép trẻ ngủ nhiều nên vô tình làm dư thừa năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và làm giảm thời gian vận động cần thiết để đảm bảo sức khỏe của trẻ Thêm vào đó, ngày càng có nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hay thực phẩm chức năng bố sung kích thích trẻ hay ăn hay ngủ từ đó làm dư thừa chất dinh dưỡng trong co thé va tích tụ mỡ Đây là một trong những yếu tô chính làm gia tăng tinh trang thửa cân béo phi hiện nay ở trẻ em
Bảng 7 Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng thừa cân với mức độ vận động của trẻ Don vi: % Hoat | Không thừa cân Thừa cân Đặc tính | Tân sô Tỉ lệ _—, _—, động Tân sô Tỉ lệ Tân sô Tỉ lệ Nhiéu 64 28,1% 54 23,7% 10 4,4% Ngủ BT 148 64,9% 133 58,3% 15 6,6% It 16 7,0% 16 7,0% 0 0% Nhiéu 136 59,6% 115 50,4% 21 9.2% Vận BT 92 40,4% 88 38,5% 4 1,7 dong It 0 0% 0 0% 0 0%
Đa số trẻ vận động rất nhiều (59%) bởi vì ở lứa tuổi mầm non trẻ
thường rất hiểu động hay tìm tòi khám phá môi trường xung quanh với nhiều
thứ mới lạ và đồ chơi mang tính thâm mĩ cao gây hứng thú cao với trẻ Tuy
nhiên, thời gian trẻ vui chơi ngoài trời là rất ít đặc biệt là trẻ ở các thành phố
Trang 29xem truyện kế trên Internet, học bài trên Internet, vẽ tranh, tô màu, làm bài
tập, chơi với đồ chơi ở trong lớp làm giảm không gian hoạt động đối với trẻ Lối sống tĩnh tại này của trẻ mầm non hiện nay ngày càng phố biến và là nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì chủ yếu ở các thành phố và
đô thị lớn Bên cạnh những trẻ vận động nhiều có 40,43% trẻ có mức vận động
binh thường và không có trẻ nao it van động
Trong số những trẻ có mức vận động nhiều thì có 21/25 trẻ bị thừa cân
béo phì vận động nhiều chiễm 9,2% tong số trẻ, có 4/25 trẻ thừa cân béo phì vận động bình thường chiếm 1,7% Như vậy, có thể nhận thay rang trẻ bị thửa
cân béo phì vận động nhiều nhưng chủ yếu là vận động tĩnh Thêm vào đó với
chế độ dinh đưỡng dư thừa ở nhiều gia đình, trẻ mầm non có nguy cơ thừa cân béo phì là rất cao
Với nhiều hoạt động vui chơi, đồ chơi đa dạng với màu sắc đẹp tràn lan
trên thị trường rất bắt mắt trẻ và nhiều phim hoạt hình gây hứng thú cho trẻ xem nên thời gian dành cho các hoạt động này chiếm khá nhiều trong một ngày, từ đó làm giảm thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày đối với trẻ Vì vậy, thời gian trẻ ngủ không nhiều, trẻ có giấc ngủ bình thường chiếm tỉ lệ cao 64,9% Điều này cũng có thể do hoạt động của trung khu thần kinh đã có nhiều biến đổi hơn so với trẻ khi mới sinh ra, càng lớn giấc ngủ của trẻ càng
giảm dần thay thế vào đó là các hoạt động vui chơi và khám phá thiên nhiên
xung quanh Bên cạnh đó vẫn có trẻ ngủ ít so với tuổi, chiếm 7,0%, trẻ ngủ nhiều chiếm 28,1%
Trong số những trẻ bị thừa cân béo phì thì có 2/5 số trẻ ngủ nhiều chiếm 4,4% tổng số trẻ Còn lại 3/5 số trẻ thừa cân có giấc ngủ bình thường
chiếm tỉ lệ 6,6% tông số trẻ tham gia nghiên cứu Như vậy, trẻ bị thừa cân có
Trang 30ngược lại với suy nghĩ của nhiều người và một số nghiên cho rằng trẻ béo phì thường lười hoạt động và hay ăn hay ngủ hơn
Hoạt động vui chơi và giấc ngủ là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng đinh dưỡng và sức khỏe của trẻ Vì vậy, để phòng tránh thừa cân
béo phì cho trẻ và giúp trẻ phát triển tốt nhất cần có sự tổ chức hợp lí giữa
thời gian vận động tĩnh và động kết hợp tô chức giấc ngủ đáp ứng nhu cầu ngủ theo lứa tuổi của trẻ Bên cạnh đó, một yếu tố rất quan trọng là cung cấp
chế độ dinh dưỡng day đủ hợp lý Không nên ép trẻ ăn quá nhiều, ăn nhanh
theo ý muốn của mình và cũng không nên đáp ứng mọi thói quen sở thích ăn udng của trẻ
Bảng 8 Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng thừa cân béo phì của trẻ và thói quen, sở thích ăn uông của trẻ Đơn vị: %
Đặc tính Tần số Tỉ lệ Không thừa cần | Bàu cân (%) Tân sô | Tỉ lệ % | Tân sô | Tỉ lệ % Tôc Nhanh 28 12,3 12 5,3 16 7,0 độ BT 128 56,1 119 52,2 9 3,9 an Cham 72 31,6 72 31,6 0 0 Thức Thích 32 14,0 19 8,3 13 5,7 an BT 136 59,7 124 54,4 12 5,3 béo | Không thích 60 26,3 60 26,3 0 0 Thức Thích 104 45,6 79 34,6 25 I1 ăn BT 124 54,4 124 54,4 0 0 ngọt | Không thích 0 0 0 0 0 0
Nghiên cứu này đã chỉ ra răng trẻ thừa cân có khuynh hướng ăn nhanh
Trang 31thừa cân ăn nhanh chiếm 7,0% Điều này rất phù hợp với tình hình kinh tế
hiện nay khi mà thời đại công nghiệp hóa với nguồn thực phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng phong phú, trong khi đó hàm lượng dinh dưỡng lại cao thường rất kích thích trẻ hay ăn, ăn nhanh và ăn nhiều Đây cũng là một yếu tố gây nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ
Khi khảo sát thói quen sở thích ăn uống của trẻ và qua quan sát thực tế tôi nhận thấy đa số trẻ thích ăn ngọt kế cả những trẻ không thừa cân và những
trẻ bị thừa cân Tỉ lệ trẻ thích ăn ngọt là 45,6% tức chiếm gan một nửa Trong
đó 100% trẻ thừa cân béo phì thích ăn ngọt chiếm tỉ lệ 11,0% tổng số trẻ
Những trẻ bình thường cũng rất thích ăn đồ ngọt như bánh kẹo, kem, bánh
ngọt, đường và chiếm tỉ lệ khá cao là 34,6% khoảng 1/3 số trẻ tham gia
nghiên cứu
Trong khi đó, người lớn lại thường xuyên cho trẻ ăn vặt, ăn phụ bằng thức ăn ngọt Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy không chỉ riêng chất béo mà
các chất đạm, chất bột đường nếu thu vào với số lượng dư thửa đều có thể chuyển thành mỡ dự trữ Vì vậy, không thể chỉ coi việc ăn nhiều bơ, sữa hay
dầu mới tăng cân mà ăn quá nhiều chất bột, đỗ ngọt, đường đều có thể gây béo phì Ăn quá nhiều đồ ngọt là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị béo phi
Nghiên cứu này còn cho thấy số trẻ không thích thức ăn nhiều chất béo
chiếm tỉ lệ 26,3% cao hơn trẻ thích ăn chất béo chiếm 14,0% gấp 1,9 lần Có
Trang 32Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tỉ lệ trẻ bị thừa cân béo phì thích ăn
béo chiếm 5,7%, ít hơn trẻ bình thường là chiếm 8,3% Như vậy, nghiên cứu
này cho thấy sự khác biệt với suy nghĩ của nhiều người cho rằng ăn chất béo thì sẽ thừa cân Điều này khơng hồn tồn chính xác với tất cả mọi trẻ bị thừa cân mà trẻ bị thừa cân còn do nhiều nguyên nhân khác nữa Cũng có thê là do
mọi người ý thức rằng ăn nhiều chất béo thì đễ bị béo phì nên đã hạn chế thức
ăn béo cho trẻ Vì vậy, nghiên cứu của tôi đồng ý với nghiên cứu của Lê Thị Hải cho thấy có liên quan giữa ăn chất béo và thừa cân béo phì [1]
Bên cạnh đó, trẻ mập mạp thì mới khỏe mạnh, đáng yêu là tâm lý chung của nhiều người cha mẹ Vì thế, họ luôn đáp ứng mọi thói quen, sở thích ăn
uống của trẻ mà không thể ngờ được rằng điều này càng làm tăng tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ Việc cung cấp kiến thức về dinh đưỡng cho cha mẹ dễ dàng
hơn việc thay đôi thái độ của cha mẹ về mong muốn có đứa con mập mạp
đáng yêu Vì vậy, công tác tuyên truyền về nguyên nhân và tác hại của béo phì đối với trẻ cần phối hợp song song với việc cung cấp kiến thức về đinh dưỡng cho các phụ huynh và đặc biệt là với người mẹ
Như vậy, bên cạnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của các bậc cha mẹ thì thói quen, sở thích ăn uống và hoạt động của trẻ cũng là
một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng đặc biệt là bệnh thửa cân béo phi đang gia tăng hiện nay ở Việt Nam
4.3 Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc trẻ của các bậc cha mẹ với tình trạng thừa cần béo phì ở trẻ
Trang 33Don vi: % Bồ Mẹ Trình độ , Không TC Thừa cân Không TC Thừa cân học vân Người | % |Người| % |Người| % |Người| % Câp 2 8 3,5 0 0 0 0 0 0 Câp 3 46 |202| 2 0,9 49 | 21,5 3 1,3 Trung cấp | 25 |110| 3 1,3 42 | 184 | 10 4,4 Cao dang 13 | 5,7 7 3,1 12 53 4 1,7 Dai hoc 108 | 47,3 | 12 5,3 90 | 39,5 6 2,6 Trên ĐH 3 1,3 1 0,4 10 4,4 2 0,9
Kết quả nghiên cứu cho thấy cha mẹ có trình độ học vấn càng cao thì tỉ lệ con bị thừa cân béo phì càng cao Có 12 ông bố của 25 trẻ bị thừa cân có trình độ Đại học chiếm 5,3% Tuy nhiên các bà mẹ có trình độ văn hóa cao dường như có kiến thức hơn trong việc chăm sóc con nên chỉ có 6 bà mẹ trình
độ Đại học có con bị thừa cân chiếm 2,6% Thay vào đó có tới I0 bà mẹ có trình độ trung cấp có con bị thừa cân chiếm 4,4% Trình độ hoc vẫn của cha
mẹ thường quyết định kinh tế gia đình và chế độ chăm sóc trẻ Vì vậy, trình
độ học vẫn của cha mẹ có ảnh hưởng tới tình trạng thừa cần của trẻ
Trang 34Mức thu nhập của người dân Đông Anh tương đối cao vì vậy điều kiện chăm sóc trẻ cũng sẽ tốt hơn Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thừa cân béo
phì tỉ lệ thuận với điều kiện kinh tế gia đình Mức thu nhập của cha mẹ càng
cao thì tỉ lệ thừa cân của trẻ càng cao Với cha mẹ có mức thu nhập trên 10 triệu có tới 17 trẻ bị thừa cân, chiếm 7,4% Có 8/25 trẻ bị thừa cân sống trong
gia đình có mức thu nhập từ 5 — 10 triệu 1 tháng Đa số trẻ không thừa cân có cha mẹ có thu nhập bình quân từ 5 — 10 triệu chiếm 55,3% Không có trẻ thừa cân nào sống trong gia đình có mức thu nhập dưới 5 triệu Điều này cũng đồng nghĩa rằng trẻ thừa cân béo phì thường sống trong gia đình có điều kiện kinh tế cao Bang 11 Kết quả nghiên cứu về kiến thức của cha mẹ trẻ về đinh đưỡng Don vi: % Noi dung Đông Không Không ý đông ý | ý kiên
1 Ăn nhiều trái cây tôt cho sức khỏe 100% | 0% 0%
2 Uông sữa tôt cho sức khỏe 89,5% | 10,5% | 0%
3 Thức ăn đóng hộp tôt hơn thức ăn tươi sông 1,8% | 96,4% | 1,8% 4 Thức ăn ở quán nhiêu dinh dưỡng hơnởnhà | 0% 98,2% | 1,8% 5 Ăn nhiêu dâu mỡ tốt cho sức khỏe 3,5% |87,7% | 8,8%
6 Trẻ mập thì khỏe mạnh, xinh xắn đáng yêu hơn | 42,1% | 47,4% | 10,5%
7 Trẻ vận động nhiêu tôt cho sức khỏe 89,5% |7,0% |3,5% 8 Trẻ ngủ nhiêu tốt cho sức khỏe 45,6% | 49,1% | 5,3%
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, có hơn 60 chất
Trang 35khoáng chất và vitamin Ngoài ra nước và các chất điện giải có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể
Nguồn gốc của các chất dinh đưỡng này chính là ở các lương thực, thực
phẩm mà chúng ta nau ăn hàng ngày như gạo, đỗ, đậu, thịt, cá, trứng, sữa, tôm, Cua, rau,củ, quả
Vậy cho trẻ ăn như thế nào là hợp lý và đầy đủ? Điều này phụ thuộc
vào kiến thức dinh dưỡng của các bậc phụ huynh như cách lựa chọn thực
phẩm và chế biến thức ăn cho trẻ
Kết quả nghiên cứu này cho thấy đa số cha mẹ trẻ có kiến thức tương
đối hợp lý về dinh đưỡng 100% các bậc phụ huynh đồng ý răng ăn trái cây tốt cho sức khỏe Điều này là hoàn toàn chính xác với các nghiên cứu khoa
học Vì trong trái cây có chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể như vitamin A, vitamin C, vitamin BI và một số chất dinh dưỡng khác như gluxit, lipit, lipit Ngoài ra hoa quả còn chứa rất nhiều nước có thể ép lẫy nước dùng làm nước uống hàng ngày rất tốt cho cơ thể
Sữa là một loại thức ăn cung cấp tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất đặc biệt là sữa mẹ Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa với các
chức năng khác nhau dành cho mọi lứa tudi, moi thé trạng sức khỏe như sữa
non cho trẻ sơ sinh, sữa cho trẻ từ 3 — 6 tuổi, sữa cho bà mẹ đang mang thai, sữa cho người già, sữa cho người bị mắc bệnh tiểu đường
Tuy nhiên, vẫn có một số ít người cho rằng sữa trên thị trường hiện nay
không tốt cho sức khỏe Điều này có thể là do nền kinh tế đang phát triển như
vũ bão, các cơ quan không thể kiểm soát được các sản phẩm kém chất lượng
như sữa, thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn đang tràn lan trên thị trường khiến người tiêu dùng bị thiệt hại
Ngoài ra, có thể thấy một vẫn đề đang tổn tại trong nhiều gia đình trẻ là
Trang 36tươi sống do mình tự nấu Điều này rất ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ
Tuy nhiên, phần lớn cha mẹ trẻ đồng ý rằng uống sữa rất tốt cho sức khỏe chiếm 89,5%, chỉ có 10,5% cha mẹ không tin tưởng sữa tốt cho sức khỏe của con mình
Với thức ăn đóng hộp, có 96,4% cha mẹ không đồng ý thức ăn đóng hộp tốt hơn thức ăn tươi sống và chỉ có 1,8% cha mẹ đồng ý rằng thức ăn đóng hộp tốt hơn thức ăn tươi sống
Thức ăn chế biến sẵn ở quán thường rất thơm ngon và hợp khẩu vị của nhiều người Có lẽ hầu hết mọi người đều có chung suy nghĩ rằng thức ăn ở quán không đảm bảo dinh dưỡng và không đảm bảo vệ sinh nên có cảm giác không an tâm khi sử dụng chúng làm thức ăn chủ yếu cho con mình Vì vậy
không ai đồng ý thức ăn ở quán nhiều dinh dưỡng hơn thức ăn do tự tay mình
lựa chọn thực phẩm, chế biến thực phẩm và ăn ở nhà Có tới 98,2% cha me
không đồng ý thức ăn ở quán nhiều dinh dưỡng hơn ở nhà, một số phụ huynh không có ý kiến gì
Lipit là một chất dinh đưỡng không thê thiếu trong cơ thê, nó có vai trò rất quan trọng là cung cấp và dự trữ năng lượng, tạo độ thơm ngon cho món ăn Lipit có nhiều trong dầu và mỡ động vật Tuy nhiên, nếu ăn dầu mỡ với
lượng vừa đủ thì rất tốt cho cơ thể Ăn quá nhiều thì có thể dẫn tới một số
bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là bệnh thừa cân béo phi
Trong nghiên cứu này, đa số phụ huynh đều nhận thấy ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe chiếm 87,7% Số cha mẹ đồng ý ăn nhiều dầu mỡ tốt
cho sức khỏe chiếm tỉ lệ 3,5% Có 8,8% cha mẹ chưa khăng định được ăn
nhiều dầu mỡ tốt hay không tốt
Trẻ mập mạp thì mới khỏe mạnh xinh xắn đáng yêu là tâm lý chung của
Trang 37bậc cha mẹ không cho rằng như vậy và một số phụ huynh không có ý kiến gì Điều này cho thấy việc cung cấp kiến thức dinh dưỡng cho các ông bố bà mẹ dễ dàng hơn việc thay đổi thái độ của các ông bố bà mẹ về mong muốn có
một đứa con bụ bằm, mập map, dang yéu
Hoạt động thê lực là yếu tố hết sức quan trọng với tat ca moi người đặc
biệt là những người bị thừa cân béo phì Hầu hết mợi người đều nhận thấy
tam quan trọng của việc rèn luyện thể thao là rất tốt cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ Vì vậy, nghiên cứu này cho thấy rằng 89,5% cha mẹ nhận thấy vận động nhiều tốt cho sức khỏe, 7,0% cha mẹ không đồng ý như vậy và 3,5% cha mẹ không có ý kiến gì Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị béo phì càng phải tăng cường hoạt động thể lực hơn những người bình thường
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe đặc biệt là đối với hệ thần kinh của trẻ nhỏ Nhưng ngủ nhiều liệu có tốt hay không là câu hỏi mà tất
nhiều người quan tâm đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ Có lẽ vì thế mà
tỉ lệ cha mẹ trẻ cho rằng ngủ nhiều tốt cho sức khỏe chiếm gần một nửa (49,1%) tương đương với tỉ lệ cha mẹ trẻ không đồng ý như vậy (45,6%)
Cũng có tới 5,3% phụ huynh không có ý kiến gì về vẫn đề này
4.4 Kết quả nghiên cứu về một số yếu tố khác gây thừa cân béo phì ở trẻ
Bảng 12 Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với tình trạng thừa cân béo phì của trẻ Don vi: %
Tình trạng sức Không thừa cần Thửa cân
khỏe Người Tỉ lệ % Người Tỉ lệ %
Mac bệnh 47 20,6 8 3,5
Trang 38Trẻ em do sức đề kháng còn yếu nên khả năng mắc bệnh thường rất cao Đa số trẻ thường hay mặc bệnh như sâu răng, nhiệt miệng, sốt, viêm mũi, viêm họng, tiêu chảy đều ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như hoạt động ăn uống vui chơi của trẻ, nếu không chữa kịp thời sẽ gây ra những biến chứng
nguy hiểm Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ đặc biệt là những
trẻ suy dinh dưỡng
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ mắc bệnh là rất cao chiếm 24,1% Trong đó trẻ thừa cân chiếm 3,5% và trẻ không thừa cân chiếm 20,6% Trẻ
không thửa cần không mắc bệnh chiếm 68,4%, trẻ thừa cân không mắc bệnh
chiếm 7,4% Điều này cho thấy tình trạng sức khỏe của trẻ có mỗi liên quan tới tình trạng thừa cân ở trẻ Trẻ thừa cân thường phát triển rất tốt và ít khi
mắc bệnh
Bảng 13: Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng voi tinh trang thừa cân béo phì ở trẻ Don vi: % Chế dộ dinh dưỡng Không thừa cân Thừa cân Người % Nguoi % Protein 27 11,8 8 3,5 Lipit 0 0 0 0 Gluxit 13 5,7 2 0,9 Khoang 12 5,3 5 2,2 Vitamin 9 3,9 0 0 Tat cả các loại trên 142 62,3 10 4,4
Kết quả cho thấy rất nhiều bà mẹ đã chọn cho con mình rất nhiều thịt
Trang 39năng lượng và có thể khiến trẻ dư thừa năng lượng và dẫn tới thừa cân Mặc dù vậy, đa số các bà mẹ có kiến thức về đinh dưỡng tương đối cao nên chọn cho con tất cả các loại thực phẩm có đây đủ chất dinh dưỡng Vì vậy mà trẻ
phát triển rất tốt Tuy nhiên, vẫn có 10/25 trẻ bị béo phì Điều này có thể do
các bà mẹ cho trẻ ăn quá nhiều nên gây dư thừa năng lượng và béo phì
Nghiên cứu này không đề cập đến các yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai, khi mang thai người mẹ có mắc bệnh gì hay không, có hút thuốc lá hay sử đụng chất kích thích không, cân nặng của trẻ
khi mới sinh, thời điểm cai sữa, ngoài sữa mẹ thì uống các loại sữa gì, trẻ
sống trong môi trường nhà ở như thế nào, điều kiện cơ sở vật chất trường học nhưng có rất nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra một số các yếu tỗ nguy cơ gây thừa cân béo phì mối liên quan giữa thừa cân béo phì với một số loại
bệnh như dai thao đường, tim mạch
Khi nghiên cứu tỉnh trạng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai thì người ta thấy rằng người mẹ bị thiếu dinh đưỡng trong thời kỳ mang thai thì
con sinh ra dễ bị bệnh tim mạch và béo phì khi trưởng thành Người mẹ bị đái
tháo đường, hút thuốc lá khi mang thai đều làm tăng khả năng tích mỡ của trẻ, tăng nguy cơ mắc thừa cân béo phì và đái tháo đường khi trưởng thành
Ngoài ra, suy dinh dưỡng thể thấp chiều cao theo tuôi ở thời kỳ thơ ấu
có mối liên quan thuận chiều với thừa cân béo phì Những trẻ khi sinh ra có cân nặng dưới 2,5 kg và cân nặng lúc 1 tuổi đưới 8 kg thì về sau mỡ có khuynh hướng tập chung ở bụng Vì vậy, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em chính là phòng chống béo phì, tìm mạch và đái tháo đường khi trưởng thành
Trang 40CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
5.1 Kết luận
Việt Nam đang trong thời kì hội nhập và phát triển đạt được nhiều
thành tựu về kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn
Nhưng kéo theo đó là nhiều vẫn đề xã hội mới nảy sinh mà điển hình là sức
khỏe của con người với sự gia tăng của các loại bệnh tật, nỗi bật đó là bệnh thừa cân béo phì đặc biệt là ở trẻ mam non
Nghiên cứu này đã xác định được tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 4 — 5 tuổi tại huyện Đông Anh — Hà Nội là 9,3% Trong đó có nhiễu trẻ đang có nguy cơ béo phì Đây là một con số tương đối cao rất đáng báo động So sánh với kết quả điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2009, tỉ lệ thừa
cân béo phì chung toàn quốc là 4,8%, năm 2000 là 1,7% Như vậy, tỉ lệ thừa
cân béo phì ở trẻ 4 — 5 tuổi ở huyện Đông Anh cao gấp đôi
Nghiên cứu còn chỉ ra có rất nhiều yếu tô liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, đó là:
1 Kiến thức về dinh dưỡng của các bậc cha mẹ và tâm lý con mập mạp thì mới xinh xắn đáng yêu Đa số cha mẹ luôn chiều theo sở thích ăn uống của trẻ hoặc ép trẻ ăn thêm vì sợ con suy dinh dưỡng Điều này làm cho khẩu phân ăn của trẻ không hợp lý dẫn tới dư thừa năng lượng khiến trẻ bị thừa cân
béo phì Hầu hết các bà mẹ không đồng ý thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn là tốt cho sức khỏe và nhiều chất đinh dưỡng hơn thức ăn mình nẫu Tuy
nhiên, trên thực tế có một tỉ lệ khá cao các bà mẹ chọn loại thức ăn này cho
con yêu của mình vì nó vừa tiện lợi và nhanh chóng