MỤC LỤC MỤC LỤC 1 A LỜI MỞ ĐẦU 2 B PHẦN NỘI DUNG 3 I. Lý luận chung về khủng hoảng kinh tế 3 1. Khái niệm 3 2. Phân loại 3 3. Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế 5 4. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế 6 5. Tác động của khủng hoảng kinh tế 7 IIKhủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến Việt Nam 8 1. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng 8 2. Kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng 11 3. Thị trường bất động sản chống trọi với khủng hoảng kinh tế 2008 14 4. Thị trường chứng khoán Việt Nam 2008 19 5. Hệ thống ngân hàng thương mại trước tác động của khủng hoảng 2008 21 C KẾT LUẬN 28 D TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 A LỜI MỞ ĐẦU Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng có tính chu kì của nền kinh tế. Nó tồn tại và xuất hiện như một phần không thể thiếu. Bởi khủng hoảng không chỉ gây những ảnh hưởng tiêu cực mà đồng thời ở một góc nhìn khác nó cũng tác động tích cực đến nền kinh tế. Đây là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài này. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, kinh tế thế giới đã xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Trước năm 2008, cuộc khủng hoàng 19291933 được coi là cuộc khủng hoảng lớn nhất và để lại nhiều thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tháng 9 năm 2008 đã chứng kiến một cơn bão khủng hoảng trầm trọng hơn xuất phát từ Mĩ. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho kinh tế thế giới nhanh chóng rơi vào suy thoái, kim ngạch thương mại sụt giảm mạnh, thất nghiệp tăng, lòng tin của các nhà đầu tư giảm sút nghiêm trọng. Cho đến nay, tức năm 2010, nền kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự giải quyết những hậu quả để lại của cuộc khủng hoảng. Vì vậy, khủng hoảng 2008 có thể coi là một vấn đề mang tính thời sự. Cuộc khủng hoảng này không chỉ gây điêu đứng nền kinh tế Mỹ, mà hậu quả của nó còn lan rộng ra khắp các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một nền kinh tế mở, và đang phát triển. Từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam có nhiều tương tác và liên hệ trực tiếp hơn với nền kinh tế toàn cầu nên Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trên khắp các phương diện: thị trường chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, hệ thống tài chính,… Bài tiểu luận của nhóm được viết nhằm trình bày có hệ thống những vấn đề tổng quan về khủng hoảng kinh tế. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từ khái niệm của khủng hoảng kinh tế, cho đến nguyên nhân, tác động của nó đến nền kinh tế quốc dân. Từ nền kiến thức cơ bản đó, ta có thể phân tích và hiểu cặn kẽ về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2008 tới nền kinh tế Việt Nam. Hi vọng rằng qua bài tiểu luận của nhóm, người đọc sẽ thu nhận được cho bản thân những kiến thức cơ bản về khủng hoảng kinh tế một khái niệm cơ bản của kinh tế học cũng như những nhận thức, tri thức về nền kinh tế Việt Nam đã chịu những tàn phá như thế nào trong cơn bão khủng hoảng đó. B PHẦN NỘI DUNG I. Lý luận chung về khủng hoảng kinh tế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Khoa Kinh tế Quốc tế
TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
Tên đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
2008 TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Nhóm thực hiện: Nhóm 2_Lớp Pháp 3_Khối 2 KT_K48
GV hướng dẫn: ThS Hoàng Xuân Bình
Hà Nội, Tháng 5 năm 2010
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
A/ LỜI MỞ ĐẦU 2
B/ PHẦN NỘI DUNG 3
I Lý luận chung về khủng hoảng kinh tế 3
1 Khái niệm 3
2 Phân loại 3
3 Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế 5
4 Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế 6
5 Tác động của khủng hoảng kinh tế 7
II/Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến Việt Nam 8
1 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng 8
2 Kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng 11
3 Thị trường bất động sản chống trọi với khủng hoảng kinh tế 2008 14
4 Thị trường chứng khoán Việt Nam 2008 19
5 Hệ thống ngân hàng thương mại trước tác động của khủng hoảng 2008 21 C/ KẾT LUẬN 28
D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 4A/ LỜI MỞ ĐẦU
Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng có tính chu kì của nền kinh tế Nó tồn tại
và xuất hiện như một phần không thể thiếu Bởi khủng hoảng không chỉ gây những ảnhhưởng tiêu cực mà đồng thời ở một góc nhìn khác nó cũng tác động tích cực đến nền kinh
tế Đây là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài này
Từ đầu thế kỉ XX đến nay, kinh tế thế giới đã xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng tàichính – kinh tế khu vực và trên phạm vi toàn cầu Trước năm 2008, cuộc khủng hoàng1929-1933 được coi là cuộc khủng hoảng lớn nhất và để lại nhiều thiệt hại nặng nề chonền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, tháng 9 năm 2008 đã chứng kiến một cơn bão khủnghoảng trầm trọng hơn xuất phát từ Mĩ Cuộc khủng hoảng này đã làm cho kinh tế thế giớinhanh chóng rơi vào suy thoái, kim ngạch thương mại sụt giảm mạnh, thất nghiệp tăng,lòng tin của các nhà đầu tư giảm sút nghiêm trọng
Cho đến nay, tức năm 2010, nền kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự giải quyết nhữnghậu quả để lại của cuộc khủng hoảng Vì vậy, khủng hoảng 2008 có thể coi là một vấn đềmang tính thời sự Cuộc khủng hoảng này không chỉ gây điêu đứng nền kinh tế Mỹ, màhậu quả của nó còn lan rộng ra khắp các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam Việt Nam
là một nền kinh tế mở, và đang phát triển Từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam cónhiều tương tác và liên hệ trực tiếp hơn với nền kinh tế toàn cầu nên Việt Nam cũng chịunhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trên khắp các phương diện: thị trường chứngkhoán, bất động sản, ngân hàng, hệ thống tài chính,…
Bài tiểu luận của nhóm được viết nhằm trình bày có hệ thống những vấn đề tổngquan về khủng hoảng kinh tế Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từ khái niệm của khủng hoảngkinh tế, cho đến nguyên nhân, tác động của nó đến nền kinh tế quốc dân Từ nền kiếnthức cơ bản đó, ta có thể phân tích và hiểu cặn kẽ về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
2008 tới nền kinh tế Việt Nam Hi vọng rằng qua bài tiểu luận của nhóm, người đọc sẽ thunhận được cho bản thân những kiến thức cơ bản về khủng hoảng kinh tế - một khái niệm
cơ bản của kinh tế học cũng như những nhận thức, tri thức về nền kinh tế Việt Nam đãchịu những tàn phá như thế nào trong cơn bão khủng hoảng đó
Trang 5Trước hết, để hiểu hơn về khủng hoảng kinh tế, ta đi tìm hiểu thuật ngữ “suy thoáikinh tế” Suy thoái kinh tế theo định nghĩa của kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm tổng sảnphẩm quốc nội thực ( GNP ) trong thời gian hai hoặc lớn hơn hai quý liên tiếp trong năm.Hay nói theo cách khác thì suy thoái kinh tế là tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tiếptrong hai quý Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm của tất cả các hoạt động kinh tế bao gồm cảviệc làm, đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp, kéo theo cả giảm phát ( hạ giá cả ) và lạmphát ( tăng nhanh giá cả).
Theo học thuyết kinh tế của Các-mác, khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạtđộng kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kì kinh tế Khủng hoảngkinh tế ám chỉ thời gian chuyển biến rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế Như vậy
ta có thể kết luận rằng sự suy thoái kinh tế trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảngkinh tế
2 Phân loại
2.1 Khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa
Trong suốt quá trình phát triển, nền kinh tế của toàn Thế giới đã phải trải qua nhiềucuộc khủng hoảng khác nhau nhưng hình thức khủng hoảng đầu tiên và phổ biến nhất là
“Khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa” Khủng hoảng này nổ ra đầu tiên vào năm 1825 vànhiều năm tiếp theo
Ví dụ: cuộc khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa gâu ra hậu quả nặng nề nhất là vào năm
1929 kéo dài tới năm 1933
Trang 6Với kiểu khủng hoảng kinh tế này thì tình trạng thừa hàng hoá không phải là thừa sovới nhu cầu xã hội mà là thừa so với sức mua có hạn của quần chúng lao động, kéo theosản xuất giảm sút, vốn đầu tư bị rút bớt, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao và tỉ lệ tái sản xuất bịrối loạn Khi nổ ra khủng hoảng thì hàng hoá không được tiêu thụ, sản xuất bị thu hẹp,nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn,hàng hoá thì bị phá huỷ Hàng triệu người lao động lâm vào tình trạng đói khổ vì họkhông có khả năng thanh toán.
bị chiến tranh, tăng cường lực lượng quân sự, hoặc do chi tiêu vào phúc lợi xã hội quá sứcchịu đựng của nền kinh tế, hoặc đầu tư nhiều mà không có hiệu quả, tất cả đều có thể dẫnđến KHTC Khủng hoảng thị trường tài chính xảy ra khi những món nợ đến hạn khôngthu hồi được, do việc cấp phát vốn, cấp tín dụng không kiểm tra, kiểm soát, không xemxét khả năng hoàn vốn của những đơn vị vay hoặc, do giá chứng khoán cổ phần đột nhiêngiảm sút
Ví dụ: Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nặng nề nhất đã xảy ra tại các nước Châu Ánăm 1997
2.3 Khủng hoảng tiền tệ và tín dụng (KHTT-TD)
Là sự chấn động, rối loạn của hệ thống lưu thông tiền tệ và tín dụng, nảy sinh dokhủng hoảng chu kì của sản xuất (khủng hoảng kinh tế) hoặc do các sự kiện đặc biệt thấtthường về kinh tế và chính trị Trên thị trường tiền tệ, KHTT-TD biểu hiện dưới dạngthiếu tiền cho vay và tăng cao lãi suất Trong thời kì khủng hoảng tiền tệ, trong lĩnh vựctín dụng và thương mại xảy ra việc thủ tiêu có tính chất cưỡng bức một phần số dư nợ lẫnnhau của các nhà kinh doanh về kì phiếu và giảm khối lượng tín dụng thương mại Tronglĩnh vực tín dụng quốc tế, KHTT - TD biểu hiện: sự đứt quãng tức thời các mối quan hệtín dụng quốc tế và sự phá sản của những người vay tiền nước ngoài, sự ách tắc của người
Trang 7xuất khẩu do các ngân hàng không cho họ vay thêm những khoản tín dụng mới; sự thiếuhụt lớn của các bảng cân đối thanh toán, và giảm sút lớn xuất khẩu tư bản Ảnh hưởng củaKHTT - TD cũng biểu hiện cả trên thị trường chứng khoán và trong lĩnh vực lưu thôngtiền tệ Đặc trưng của nó là "nạn đói tiền" hay là sự "rối loạn" toàn bộ lưu thông tiền tệ, và
sự mất giá đồng tiền Khủng hoảng tiền tệ, với ý nghĩa là khủng hoảng thị trường tín dụngngắn hạn, thường gây ra khủng hoảng thị trường vốn (tư bản) là nơi cấp phát các khoảntín dụng dài hạn, dẫn đến khủng hoảng tài chính - tiền tệ
Ví dụ: Một trong những cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nghiêm trọng đã xảy ra vàonửa cuối năm 1997 ở các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Malaixia)
và một số nước Đông Á khác, và ở cả một số nước phát triển Châu Âu
3 Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế
Nền kinh tế trong chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế vớiquy mô lớn nhỏ khác nhau Dựa trên đó, các nhà nghiên cứu đã tính được chu kỳ củakhủng hoảng kinh tế Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế chính là khoảng thời gian nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảngsau
Nhìn chung, cứ từ 8 đến 12 năm lại xuất hiện một cuộc khủng hoảng kinh tế Chu
kỳ kinh tế gồm 4 giai đoạn: Khủng hoảng, Tiêu điều, Phục hồi, Hưng thịnh
Khủng hoảng là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới Ở giai đoạnnày, hàng hóa ế thừa, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóngcửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống Nhà tư bản mấtkhả năng thanh toán các khoản nợ dẫn đến phá sản nên lực lượng sản xuất
bị phá hoại nghiêm trọng
Tiêu điều là giai đoan sản xuất ở trạng thái trì trệ, không còn tiếp tục đixuống nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp đình đốn, tư bản không
có nơi đầu tư Trong giai đoạn này, để thoát khỏi tình trạng bế tắc, các nhà
tư bản còn trụ lại được tìm cách giảm chi phí bằng việc hạ thấp tiền công,tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân làm cho sản xuất vẫn cólời trong tình hình hạ giá
Trang 8 Phục hồi là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất.Công nhân lại được thu hút vào làm việc, mức sản xuất đạt đến quy mô cũ,vật giá tăng lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên.
Hưng thịnh là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu
kì trước đã đạt được Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng, xí nghiệpđược mở rộng và xây dựng thêm Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tungtiền cho vay, năng lực sản xuất lại vượt quá sức mua cảu xã hội Do đó lạitạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới
4 Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế
Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản chính là nguyên nhân chính dẫn đến khủnghoảng kinh tế Đó chính là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuấtvới chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội
Để hiểu rõ được mâu thuẫn này, ta phải xem xét đến phương thức sản xuất tư bảnchủ nghĩa Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất Trong khi lực lượng sản xuất có công cụ sản xuất luôn được cải tiến nhờ sự sángtạo vượt bậc của con người, nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật được áp dụng vàosản xuất và do đó nó mang tính xã hội hoá cao Còn về quan hệ sản xuất lại mang tính tưhữu hoá bởi nó thuộc sở hữu của các nhà tư bản nên quy mô của nó hay cung cách tổchức phụ thuộc vào đó Do vậy sinh ra mâu thuẫn Mâu thuẫn này được thể hiện qua:+ Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoahọc với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội
+ Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích luỹ, mở rộng không có giới hạn của tư bản với
sự sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá
+ Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp lao động làm thuê
Sự mâu thuẫn này có thể là nguyên nhân chính gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tếkéo theo nó là các vụ bãi công, biểu tình đòi lại quyền lợi của chính họ qua sự bóc lộtnặng nề của các chủ tư biển thông qua giá trị thặng dư
Trang 9Đây là ba mâu thuẫn cơ bản dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế Bên cạnh đó cũng cónhiều nguyên nhân khác như sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị gây rakhủng hoảng kinh tế sản xuất thừa.
5 Tác động của khủng hoảng kinh tế
Có thể nói, không một quốc gia, không một doanh nghiệp, không một người dânnào trên thế giới không chịu ít nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế Khủng hoảngkinh tế đã khiến hàng loạt các vấn đề yếu kém và tồn tại của kinh tế thế giới được bộc lộ
ra ở phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới
Nhìn chung, khi một cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra, tất cả các lĩnh vực của đờisống bao gồm kinh tế, văn hóa, chính trị-xã hội, … ít nhiều đều chịu ảnh hưởng Tùy theotrình độ phát triển của từng quốc gia, từng khu vực mà mức độ ảnh hưởng của các cuộckhủng hoảng kinh tế cũng khác nhau Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, khủnghoảng kinh tế nói chung có cả những tác động tiêu cực và tích cực
5.1 Tác động tiêu cực
Một trong những tác động tiêu cực thường thấy nhất của một cuộc khủng hoảngkinh tế là tỉ lệ GDP giảm và tỉ lệ thất nghiệp tăng
Khủng hoảng dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực tùy vào từng quốc gia, từng khu vực
Mô hình chung, khủng hoảng kinh tế dẫn đến hàng loạt các chỉ số kinh tế giảm Đây là
dấu hiệu của khủng hoàng khi hàng loạt các chỉ số kinh tế giảm, bắt đầu là chỉ số GDP
giảm mạnh (tổng sản phẩm quốc dân_Gross Domestic Products ), tiếp đến là chỉ số CPI (
chỉ số giá tiêu dùng ) Khi các chỉ số này thụt giảm đồng nghĩa với việc thị trường đi vàotình trạng bất ổn định Khi đó, mọi mặt kinh tế của một quốc gia sẽ bị đình trệ, các khoản
nợ quốc gia tăng, khả năng rủi ro lớn và kéo theo các chỉ số về chứng khoán thụt giảm.Việc các chỉ số về chứng khoán thụt giảm đồng nghĩa với việc chỉ số INDEX giảm khiếnmọi thị trường liên quan giảm theo bao gồm thị trường bất động sản, thị trường tài chính-ngân hàng, thị trường tiền tệ-tín dụng, Như vậy, khủng hoảng kinh tế khiến cho chỉ sốGDP giảm mạnh gián tiếp gây ra sự bất ổn trên thị trường làm sức mua của người dân suy
Trang 10giảm, cầu về hàng hóa giảm Mà cầu giảm dẫn đến cung giảm, nhiều doanh nghiệp phảiđóng cửa sản xuất hoặc phá sản
Trong trường hợp này, các doanh nghiệp còn trụ lại trên thị trường sẽ giảm cung.Nếu không giảm cung sẽ dẫn đến đại khủng hoảng hay còn gọi là khủng hoảng thừa Đây
là khủng hoảng để lại hậu quả nặng nề nhất Việc cung thị trường giảm sẽ dẫn đến khảnăng sản xuất giảm và lúc đấy dẫn đến thất nghiệp Thất nghiệp gây ra những tác độngtiêu cực lẫn tích cực đến nền kinh tế Đối với cá nhân, thất nghiệp gây ra sự mất mát thunhập và tổn thương về mặt tâm lí Đối với xã hội, thất nghiệp chu kì làm cho sản lượnggiảm xuống dưới mực tự nhiên Lợi ích cơ bản của thất nghiệp là tạo điều kiện để xếpđúng người vào đúng việc và làm tăng năng suất lao động
Ngoài ra, một trong các hậu quả khác mà khủng hoảng để lại là lạm phát Thực chất,lạm phát không bị gây ra do khủng hoảng mà là do chính sách của nhà nước để giải quyếtcuộc khủng hoảng đó Các chính sách của nhà nước đưa ra để cứu nền kinh tế đàu tiên làkích cầu, tức là tăng sức mua với việc trợ giá, đặt giá trần và giá sàn hay giảm thuế nênkhiến tỉ lệ lạm phát tăng
5.2 Tác động tích cực
Nền kinh tế toàn cầu không thể thoát khỏi quy luật tăng trưởng rồi suy tàn Khikhủng hoảng xảy ra, người ta coi đó như hậu quả tất yếu sau một kỳ tăng trưởng nóng và
là dấu hiệu tốt cho thấy một sức sống mới sắp bắt đầu
Từ đó, khủng hoảng được coi là biện pháp đào thải hiệu quả để loại bỏ một số phần
tử yếu kém, lạc hậu và chỉ có những gì thực sự khỏe mạnh mới có thể tồn tại
II/Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến Việt Nam
1 Bối cảnh và nguyên nhân khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, nguyên nhân của nó, không bắt nguồn từđâu hết ngoài Mỹ Mỹ là điểm xuất phát đồng thời cũng là trung tâm của cuộc khủnghoảng, thông qua mối quan hệ mật thiết về tài chính nói riêng và kinh tế nói chung của
Mỹ với nhiều quốc gia trên thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính đã lan rộng, dẫn tới sự
đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế… ở nhiều quốc gia
Trang 11Có nhiều quan điểm về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng , nhưng chúng đều
xoay quanh 1 vài vấn đề cơ bản sau : lãi suất cơ bản, khủng hoảng tài chính dưới chuẩn,
cơ chế giám sát, đòn bẩy tài chính…
Chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách nhà cho người có thu nhập thấp Ở
Mỹ có chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân được ban hành từ năm 1995 nhằm khuyếnkhích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm da màu được vay tiền dễ dàng hơn đểmua nhà Đến năm 2001, FED lại cắt giảm lãi suất cho vay xuống còn 1.75% và chỉ còn1% trong những năm 2003 – 2004 Chính sách nhà cho người có thu nhập thấp cùng vớichính sách tiền tệ nới lỏng đã thúc đẩy mở rộng cho vay bất động sản, kể cả đối vớinhững người có thu nhập và không có khả năng chi trả Cầu về nhà đất tăng cao cũngđồng thời kéo theo giá bất động sản được đẩy lên liên tục, việc này dẫn đến tình trạng đầu
cơ nhà đất tăng cao Tuy nhiên, khi giá nhà đất giảm mạnh, khách hàng không trả được nợdẫn đến tình trạng nợ xấu tăng nhanh và các ngân hàng bị mất khả năng thanh toán
Khủng hoảng cho vay nhà đất và khủng hoảng tín dụng bắt nguồn từ việc bùng
nổ cho vay cầm cố dưới chuẩn Cho vay dưới chuẩn là hình thức cho vay phổ biến tại Mỹ,
là các khoản cho vay chất lượng thấp với mức rủi ro cao, trong đó người đi vay là nhữngngười dưới tiêu chuẩn (những người có quá khứ tín dụng yếu kém) Nhìn chung cáckhoản vay dưới chuẩn có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường nên nó làm tăng thêm khókhăn tài chính cho người vay, đặc biệt là khi lãi suất thị trường tăng Lãi suất tăng lên, giá
cả bất động sản giảm nhanh đã gây khó khăn cho hoạt động vay cầm cố dưới chuẩn.Khủng hoảng trên thị trường cho vay cầm cố dưới chuẩn đã xảy ra khi 1 loạt các vụ tịchthu tài sản trên thị trường này gia tăng ở Mỹ vào năm 2006 và lây lan thanh cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu vào 7/2007
Đầu năm 2007, chủ nợ cho vay dưới chuẩn lớn là New Century Financial sụp đổvới khoản thua lỗ 900 triệu USD Tháng 2/2007 HSBC báo cáo khoản thua lỗ khổng lồphát sinh ở trị trường mỹ Rất nhiều các ngân hàng Pháp, Đức, Canada … cũng chịuchung số phận Đỉnh điểm là sự sụp đổ của Lehman Brothers 158 năm tuổi ngân hàngcho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ, cùng hàng loạt những tên tuổi khác….đã kéo theo rấtnhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới nền tài chính toàn cầu
Trang 12Những sai lầm của hệ thống ngân hàng mỹ trong việc cấp tín dụng quá dễ dãi, nhất
là cấp tín dụng cho kinh doanh bất động sản đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng.Trong thời đại toàn cầu hóa, khi các định chế tài chính toàn cầu có mối quan hệ tín dụngđan xen nhau, cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế lớn nhất là Mỹ đã nhanh chónglây lan sang các nước khác như hiệu ứng Domino
Bong bong bất động sản Lợi nhuận từ việc cho vay cầm cố dưới chuẩn đã khiến
các ngân hàng xem nhẹ khả năng chi trả của khách hàng Năm 2001, dư nợ cho vay cầm
cố bất động sản là 160 tỷ USD, năm 2004 là 540 tỷ USD và đến năm 2007 thì lên đến
1300 tỷ USD Ước tính đến cuối quý III/2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ
là tiền đi vay với 1/3 các khoản này là nợ khó đòi Việc cầu về nhà ở tăng cao (như đã đềcập ở trên) đã kéo theo giá nhà tăng, tính chung giai đoạn từ 1997 đến 2008, giá nhà tại
mỹ tăng 124%.Bong bong nhà đất kéo dài suốt giai đoạn 2001-2005.Việc FED tăng lãisuất từ 1% lên 5,25% đã khiến thị trường bất động sản có phần đóng băng và sụt giảm.Bong bóng bắt đầu xì hơi từ đấy 8/2006, chỉ số xây dựng nhà ở giảm 40% so với cùng kìnăm trước đó Năm 2007, doanh số bán nhà giảm mạnh Giá nhà đất giảm mạnh đến nỗiviệc bán nhà thu hồi vốn trở nên rất khó khăn, khả năng bù lỗ là không thể Ngàng côngnghiệp cho vay cầm cố dưới chuẩn chính thức sụp đổ Giữa năm 2007, những tổ chức đầutiên tại Mỹ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản
Buông lỏng quản lý và giám sát đối với hoạt động tài chính Chính những chính
sách nới lỏng quá mức mà không có sự kiểm soát chặt chẽ từ phía nhà nước, ngoài ra, sựthiếu minh bạch trong việc vay cầm cố dưới chuẩn và kê khai tài chính đã gây ra cuộckhủng hoảng tài chính nghiêm trọng ở Mỹ, từ đó gây ra 1 loạt các phản ứng dây chuyềnsang các nước khác
Đòn bẩy tài chính tăng cao Đòn bẩy tài chính là việc doanh nghiệp sử dụng
nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn chủ sở hữu, được các doanh nghiệp sử dụngkhi nhu cầu vốn đầu tư khá cao, trong khi vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ Đòn bẩy tàichính được tính bằng tỷ lệ Tổng tài sản trên Vốn chủ sở hữu Như đã đề cập ở trên, bongbóng bất động sản bị nổ đã làm gia tăng tình trạng mất khả năng trả nợ, trốn nợ…Việclạm dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp, tập đoàn để đầu tư vào chứng khoán,bất động sản… tự biến họ thành những con nợ khổng lồ, không thể nào giải quyết nổi
Trang 13Đòn bẩy tài chính quá cao cũng chình là nguyên nhân chính cho sự ra di của Bear Stearns,Freddie Mac và Fannie Mae, Lehman Brothers và Merrill Lynch Từ những tập đoàn hàngđầu này, khủng hoảng đã lan ra toàn bộ nước Mỹ và toàn cầu như hiệu ứng domino.
Có rất nhiều quan điểm về nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng 2007, những nguyênnhân nêu trên chỉ là một phần nhỏ đặc trưng trong cái mớ bòng bong dẫn đến khủnghoảng Mỗi nguyên nhân trên chỉ là một mắt xích có quan hệ mật thiết với nhau và thúcđẩy nhau gây ra hiệu ứng dậy chuyền của khủng hoảng Nhưng suy cho cùng, tất cả cũngchỉ đều xuất phát từ long tham về lợi nhuận của các nhà đầu tư, của các định chế tàichính….đã đẩy bong bóng bất động sản phình to, nổ tung và khi quả bóng nổ tung, tất cảđều phải gánh chịu những hậu quả nặng nề
2 Kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng
Với đà tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng và lạc quan trong năm 2007, tác động củacơn bão khủng hoảng tài chính đến Việt Nam có chậm hơn so với nhiều nước trên thếgiới Tuy nhiên kinh tế Việt Nam năm 2008 cũng không nằm ngoài dòng chảy của kinh tếthế giới Sau đây là một số phân tích về kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảngtài chính 2008
2.1 FDI
Xu hướng vốn đăng kí vào Việt Nam đang giảm dần về cuối năm 2008 Trong 9tháng đầu năm 2008, Việt Nam thu hút được 57,12 tỉ USD vốn đầu tư đăng kí, bình quângần 6,35 tỉ USD/ tháng, tuy vậy, tháng 10/2008 chỉ có thêm được 2,19 tỉ USD, tháng11/2008 thêm 3,19 tỉ USD, tháng 12/2008 thêm 1,51 tỉ USD
Năm 2008 cũng chứng kiến sự sụt giảm số lượng dự án FDI Trong năm này cảnước đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 1171 dự án, trong khi đó, con số của năm 2007
là 1406 dự án Số dự án tăng vốn là 311( năm 2008), giảm so với 361 lượt dự án tăng vốncủa năm 2007
Trang 142.2 Lạm phát
Trong nửa đầu năm 2008, lạm phát đã trở thành vấn đề hàng đầu của chính sáchkinh tế Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục leo thang, diễn biến lạm phát cũng rất phứctạp
Trong giai đoạn này, USD yếu làm giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt từ các nướcxuất khẩu hàng sang Việt Nam tăng lên tương đối Giá dầu thô tăng vọt từ 89,4 USD/thùng (12/2007) lên 147 USD/ thùng(7/2008), giá phôi thép tăng khiến các doanh nghiệptranh thủ nhập khẩu Đà tăng trưởng từ năm 2007 khiến lượng tiền đồng trong nền kinh tếtăng lên, cao hơn so với sức hấp thụ của nền kinh tế, cộng thêm việc nhập siêu nửa đầunăm 2008 cao hơn mức nhập siêu cả năm 2007, làm gia tăng áp lực lạm phát
Trước tình hình trên, chính phủ đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm kiềm chếlạm phát: thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư chi phí không cần thiết, đẩy mạnh sản xuất,đảm bảo cân đối các mặt hàng chủ yếu, đẩy mạnh xuất khẩu, chống nhập siêu, triệt để tiếtkiệm trong sản xuất và tiêu dùng, quản lí thị trường, chống đầu cơ, triển khai mở rộng cácchính sách an ninh xã hội, ổn định tình hình kinh tế xã hội Cùng lúc đó, giá cả hàng hóatoàn cầu giảm xuống, tạo thuận lợi cho giảm giá đầu vào của sản xuất trong nước Nhờvậy, lạm phát dần có những diễn biến tích cực Từ tháng 10/2008, xuất hiện dấu hiệugiảm phát khi CPI giảm xuống 148,20 so với mức 148,48 của tháng 9/2008
2.3 Chính sách tiền tệ và tài khóa
Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện cuối năm 2007, ngay đầu năm
2008, Ngân hàng nhà nước đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt Thị trường chứngkhoán sụt giảm, nguồn tín dụng ở trong tình trạng khan hiếm, mặt bằng lãi suất lên cao.Trước tình hình đó, NHNN giảm lãi suất cơ bản, hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc,…
Trong quý IV/2008, chính sách tiền tệ được nới lỏng Bên cạnh đó, chính phủ sửdụng kết hợp chính sách tài khóa, với việc ban hành các chính sách thuế nhằm ngăn chặnsuy giảm kinh tế: tăng thuế nhập khẩu và hạ thuế xuất khẩu một số mặt hàng nhằm ổnđịnh đầu vào sản xuất, khuyến khích xuất khẩu
Tỷ giá VNĐ/USD trong suốt năm 2008 cũng diễn biến rất phức tạp Trong 3 thángđầu năm, tỷ giá VNĐ/USD trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm Từ giữa tháng
Trang 153 đến cuối tháng 7/2008, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6/2008.USD cùng với giá vàng tăng mạnh lên gần 19 triệu đồng/lượng Từ nửa cuối tháng7/2008, tỷ giá giảm dần và đi vào ổn định So với cuối năm 2007, tỷ giá VNĐ/USD tăngkhoảng 9%, đẩy chi phí nhập khẩu, chi phí sản xuất kinh doanh của những ngành hàng cóđầu tư lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng cao.
2.4 Xuất nhập khẩu
Năm 2008 đã chứng kiến những biến động chưa từng có về giá hàng hóa xuất nhậpkhẩu Nửa đầu năm, giá hàng hóa trên thị trường thế giới leo thang đã gây áp lực tăng chiphí nhập khẩu và đẩy nhập siêu lên cao, thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu
Từ cuối tháng 7/2008, tác động của khủng hoảng tới hoạt động xuất nhập khẩuViệt Nam thể hiện rõ rệt Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đồng loạt giảm giá mạnh, đặcbiệt ở mặt hàng dầu thô, nông sản, thủy sản… Trong 2 tháng cuối năm, lượng đơn hàng từđối tác nước ngoài của nhiều ngành hàng bị hủy bỏ hoặc sụt giảm mạnh
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước chuyển động mới, mở rộngthị trường xuất khẩu Khi những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản gặp khókhăn, nhiều doanh nghiệp đã chủ động khai thác và mở rộng sang thị trường mới hoặc đãthâm nhập trước đó
Trong 5 tháng đầu năm 2008, nhập siêu tăng mạnh, lên tới 14,4 tỉ USD Tuy nhiên,liên tiếp trong 7 tháng cuối năm, nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp, một phần do giáhàng hóa nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt là xăng dầu
2.5 Thất nghiệp
Khủng hoảng kinh tế 2008 khiến tình trạng thất nghiệp tăng cao trên khắp thế giới
Xu hướng mất việc diễn biến phức tạp do nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn đặthàng từ phía nước ngoài, không tiêu thụ được hàng hóa Số lao động mất việc làm năm
2008 tại 41 tỉnh, thành phố là 66707 người Dù chính phủ nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp
ưu đãi doanh nghiệp, nhiều dự đoán vẫn cho rằng tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong năm
2009 sẽ cao gấp 5 lần so với năm 2008