1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

54 5,8K 49

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 747,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới hầu như tất cả các quốc gia đều theo đuổi bốn mục tiêu chung – tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, các cân thanh toán thặng dư. Trong các mục tiêu đó, tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu, là một nhân tố quyết định sự phát triển của mọi quốc gia. Đối với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh và nâng cao chất lượng tăng trưởng là mục tiêu ưu tiên hòan thành. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 – 2020, Đảng cộng sản Việt Nam xác định: ” Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 8%năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD”. Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tếxã hội 20012010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 20012010 đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%năm. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Có thể thấy tăng trưởng kinh tế ngày càng được quan tâm nhiều hơn và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế là một mục tiêu quan trọng của chính sách tăng trưởng và chính sách phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Vì lý do đó nhóm đã lựa chọn đề tài “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam” nhằm phân tích tình hình kinh tế Việt Nam và một số yếu tố, khía cạnh ảnh hưởng tới vấn đề tăng trưởng kinh tế từ đó đưa ra một số đánh giá và các giái pháp cơ bản để nâng cao chất lượng tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới. MỤC LỤC MỤC LỤC 6 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 8 1.1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế. 8 1.1.1. Khái niệm: 8 1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế: 8 1.1.2.1. Các chỉ tiêu đo lường và ý nghĩa: 8 1.1.2.1.1.Tổng sản phẩm quốc nội: 8 1.1.2.1.2 Tổng sản lượng quốc gia: 10 1.1.2.2 Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế: 11 1.1.2.2.1 Mức tăng trưởng tuyệt đối: 11 1.1.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng: 11 1.2. Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế: 12 1.2.1. Khái quát chung: 12 1.2.2. Một số mô hình phân tích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế: 14 1.2.2.1. Mô hình cổ điển: 14 1.2.2.2. Mô hình K. Mark 16 1.2.2.3. Mô hình tân cổ điển: 17 1.2.2.4. Mô hình Keynes: 19 1.2.2.5. Mô hình tăng trưởng Harrod Domar: 21 1.2.2.6. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại: 21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG VÒNG 10 NĂM (20022012) 24 2.1 Tăng trưởng GDP: 24 2.1.1 Giai đoạn 2002 2006 24 2.1.2 Giai đoạn 20072012 26 2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến GDP Việt Nam 29 2.2.1. Vốn đầu tư: 30 2.2.2. Xuất – nhập khẩu: 33 2.3. Thành tựu và những mặt hạn chế 38 2.3.1 Thành tựu 38 2.3.2 Hạn chế 39 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐI ĐÔI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 43 3.1 Giải pháp tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn 2013 43 3.2 Giải pháp tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững trong dài hạn 47 3.2.1 Bền vững về kinh tế 49 3.2.2 Bền vững về xã hội 51 3.2.3 Bền vững về môi trường 52 KẾT LUẬN 54 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế. 1.1.1. Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc, đồng thời là sự gia tăng các nhân tố sản xuất được sử dụng trong điều kiện trạng thái kinh tế vĩ mô tương đối ổn định. 1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế: 1.1.2.1. Các chỉ tiêu đo lường và ý nghĩa: 1.1.2.1.1.Tổng sản phẩm quốc nội: Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. Gần đây, trong các tài liệu thống kê mang tính nghiêm ngặt, thuật ngữ tiếng Anh national gross domestic product NGDP hay được dùng để chỉ tổng sản phẩm quốc nội, regional (hoặc provincial) gross domestic product hay dùng để chỉ tổng sản phẩm nội địa của địa phương. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. Phương pháp tính GDP: Phương pháp tính theo tổng chi tiêu: Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm. GDP = Y = C+G+I+XM • C là tiêu dùng của hộ gia đình • G là tiêu dùng của chính phủ • I là tổng dầu tư • X (export): xuất khẩu • M (import): nhập khẩu Phương pháp tính theo tổng thu nhập: Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội.

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- DN: Doanh nghiệp

- DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước

- NHTM: Ngân hàng Thương mại

- NHNN: Ngân hàng Nhà nước

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP và GDP bình quân đầu người 2002 – 2006

Bảng 2: Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế 2002 – 2006

Bảng 3: Tỷ trọng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế 2002 – 2006

Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP và GDP bình quân đầu người 2007 – 2012

Bảng 5: Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế 2007 – 2012

Bảng 6: Tỷ trọng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế 2007 – 2012

Bảng 7: Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế từ 2002 – 2006

Bảng 8: Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế từ 2007 – 2012

Bảng 9: Xuất nhập khẩu giai đoạn 2002 – 2006

Bảng 10: Tỷ trọng xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế và ngành nghề 2002 – 2006

Bảng 11: Xuất nhập khẩu giai đoạn 2007 – 2012

Bảng 12: Tỷ trọng xuất khẩu theo khu vực và ngành nghề từ 2007 – 2012

Bảng 13: Tỷ trọng nhập khẩu theo khu vực và ngành nghề từ 2007 – 2012

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trên thế giới hầu như tất cả các quốc gia đều theo đuổi bốn mục tiêu chung – tăngtrưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, các cân thanh toán thặng dư Trong các mục tiêu đó,tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu, là một nhân tố quyết định sựphát triển của mọi quốc gia Đối với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam tăngtrưởng kinh tế nhanh và nâng cao chất lượng tăng trưởng là mục tiêu ưu tiên hòan thành.Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 – 2020, Đảng cộng sản Việt Namxác định: ” Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 -8%/năm GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bìnhquân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD”

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, chúng ta đãtranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêucực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thànhtựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhómnước đang phát triển có thu nhập trung bình Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001-

2010 đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm Diện mạo của đất nước có nhiềuthay đổi Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiệnđại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Có thể thấy tăng trưởng kinh tế ngàycàng được quan tâm nhiều hơn và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế là một mục tiêuquan trọng của chính sách tăng trưởng và chính sách phát triển ở Việt Nam trong giai đoạntới

Vì lý do đó nhóm đã lựa chọn đề tài “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam” nhằm phân tíchtình hình kinh tế Việt Nam và một số yếu tố, khía cạnh ảnh hưởng tới vấn đề tăng trưởng kinh

tế từ đó đưa ra một số đánh giá và các giái pháp cơ bản để nâng cao chất lượng tăng trưởngcủa Việt Nam trong thời gian tới

Trang 6

MỤC LỤC

MỤC LỤC 6

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 8

1.1 Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế 8

1.1.1 Khái niệm: 8

1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế: 8

1.1.2.1 Các chỉ tiêu đo lường và ý nghĩa: 8

1.1.2.1.1.Tổng sản phẩm quốc nội: 8

1.1.2.1.2 Tổng sản lượng quốc gia: 10

1.1.2.2 Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế: 11

1.1.2.2.1 Mức tăng trưởng tuyệt đối: 11

1.1.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng: 11

1.2 Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế: 12

1.2.1 Khái quát chung: 12

1.2.2 Một số mô hình phân tích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế: 14

1.2.2.1 Mô hình cổ điển: 14

1.2.2.2 Mô hình K Mark 16

1.2.2.3 Mô hình tân cổ điển: 17

1.2.2.4 Mô hình Keynes: 19

1.2.2.5 Mô hình tăng trưởng Harrod Domar: 21

1.2.2.6 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại: 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG VÒNG 10 NĂM (2002-2012) 24

2.1 Tăng trưởng GDP: 24

2.1.1 Giai đoạn 2002 - 2006 24

2.1.2 Giai đoạn 2007-2012 26

2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến GDP Việt Nam 29

2.2.1 Vốn đầu tư: 30

2.2.2 Xuất – nhập khẩu: 33

2.3 Thành tựu và những mặt hạn chế 38

2.3.1 Thành tựu 38

2.3.2 Hạn chế 39

Trang 7

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐI ĐÔI VỚI PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 43

3.1 Giải pháp tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn - 2013 43

3.2 Giải pháp tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững trong dài hạn 47

3.2.1 Bền vững về kinh tế 49

3.2.2 Bền vững về xã hội 51

3.2.3 Bền vững về môi trường 52

KẾT LUẬN 54

Trang 8

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1 Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế.

1.1.1 Khái niệm:

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sảnlượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Sự tăng trưởng được so sánh theo các thờiđiểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanhhay chậm so với thời điểm gốc, đồng thời là sự gia tăng các nhân tố sản xuất được sử dụngtrong điều kiện trạng thái kinh tế vĩ mô tương đối ổn định

1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế:

1.1.2.1 Các chỉ tiêu đo lường và ý nghĩa:

1.1.2.1.1.Tổng sản phẩm quốc nội:

Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thịtrường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổquốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Khi áp dụng cho phạm vi toànquốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội Gần đây, trong các tài liệu thống kêmang tính nghiêm ngặt, thuật ngữ tiếng Anh national gross domestic product- NGDP hayđược dùng để chỉ tổng sản phẩm quốc nội, regional (hoặc provincial) gross domestic producthay dùng để chỉ tổng sản phẩm nội địa của địa phương GDP là một trong những chỉ số cơbản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó

Phương pháp tính GDP:

Phương pháp tính theo tổng chi tiêu: Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm

quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua cáchàng hóa cuối cùng Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sảnphẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm

Phương pháp tính theo tổng thu nhập: Theo phương pháp thu nhập hay phương

pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiềnlãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội

Trang 9

 Ti: thuế gián thu

 De: khấu hao

Phương pháp tính theo tổng giá trị gia tăng:

Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng đầu ra của một doanhnghiệp với khoản mua vào về nguyên nhiên vật liệu mua của các doanh nghiệp khác màđược sử dụng hết trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một ngành(GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP

VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào đượcchuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất

Giá trị gia tăng của một ngành (GO):

GO =∑ VAi (i=1,2,3, ,n) Trong đó:

VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành

n là số lượng doanh nghiệp trong ngành

Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP:

Trang 10

 Q: số lượng sản phẩm ; Qi: số lượng sản phẩm loại i

 P: giá của từng mặt hàng; Pi: giá của mặt hàng thứ i

GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuốicùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá sosánh

GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại những sai lệch như sự mất giá của đồngtiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực sự củahàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP GDP thứ nhất đôi khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khiGDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theogiá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo luật định)

1.1.2.1.2 Tổng sản lượng quốc gia:

Tổng sản phẩm quốc dân, GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh)tức Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sựphát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩmcuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó,thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước)

Sản phẩm cuối cùng là hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng bởi những người tiêu dùngchứ không phải là những sản phẩm được sử dụng như là sản phẩm trung gian trong sản xuấtnhững sản phẩm khác

Thu nhập được tính như là một phần của GNP, phụ thuộc vào ai là chủ sở hữu các yếu

tố sản xuất chứ không phải là việc sản xuất diễn ra ở đâu

Công thức tính tổng sản phẩm quốc gia dưới đây dựa trên cơ sở tiếp cận từ khái niệmchi tiêu

GNP = C + I + G + (X - M) + NR

 C = Chi phí tiêu dùng cá nhân (hộ gia đình)

 I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội (tất cả các doanh nghiệp đầu tư trên lãnhthổ 1 nước)

 G = Chi phí tiêu dùng của chính phủ

 X = Kim ngạch xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ

 M = Kim ngạch nhập khẩu của hàng hóa và dịch vụ

 NR= Thu nhập ròng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài (thunhập ròng)

Trang 11

Sự khác nhau giữa GDP và GNP:

GNP và GDP khác nhau phần giá trị hàng hoá và dịch vụ mà người dân quốc gia đósản xuất ra ở nước ngoài và phần giá trị hàng hoá và dịch vụ mà người nước ngoài sản xuất ratrong phạm vi lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó Phần này được gọi là thu nhập ròng từ tài sản

ở nước ngoài bằng chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và dịch vụ mà người dân quốc gia đó sảnxuất ra ở nước ngoài trừ đi phần giá trị hàng hoá và dịch vụ mà người nước ngoài sản xuất ratrong lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó

GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài

GDP = GNP - Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài

GDP hay GNP chỉ tiêu nào lớn hơn, thì tuỳ thuộc vào mỗi một quốc gia và tuỳ vàotừng thời kỳ

1.1.2.2 Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế liên quan đến sự gia tăng thu nhập quốc dân thực trên đầu người,nghĩa là sự gia tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trên mỗi đầu người trong mộtnền kinh tế sau khi đã điều chỉnh lạm phát Đây là một số đo mục tiêu tương đối về năng lựckinh tế Số đo này đã được thừa nhận rộng rãi và có thể được tính với những mức độ chínhxác khác nhau cho hầu hết các nền kinh tế Trọng tâm của việc nghiên cứu về tăng trưởngkinh tế là những thay đổi về thu nhập quốc dân Hai số đo cơ bản của thu nhập quốc dân làGDP và GNP Để hiểu được tiến trình tăng trưởng kinh tế yêu cầu chúng ta phải có cácphương pháp đo lường kết quả kinh tế của các nước và theo thời gian GDP đầu người là một

số đo tổng giá trị sản lượng quốc dân và bất chấp một số hạn chế, đây là tiêu chuẩn phổ biếnnhất để đo lường tăng trưởng kinh tế

Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăngtrưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn

1.1.2.2.1 Mức tăng trưởng tuyệt đối:

Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh

K = Yt – Yo

Y : GNP, GDP

Yt : GDP, GNP tại thời điểm t của kỳ thời gian phân tích

Y : GDP, GNP tại thời điểm gốc của kỳ thời gian phân tích

1.1.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳhiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước Tốc độ tăng trưởngkinh tế được thể hiện bằng đơn vị %

Trang 12

y = dY/Y × 100(%)

Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng

Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăngtrưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP)thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế Thông thường, tăng trưởng kinh

tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa

1.2 Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế:

1.2.1 Khái quát chung:

Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đangphát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phảiđược đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực,nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cáchphối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng

- Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luậtcủa đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế Hầu hết cácyếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượnđược nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự Các yếu tố như máymóc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đahiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt.Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II chothấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chấtlượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục Một ví dụ lànước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới

lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945 Nếu không có

số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến." (Theo Begg, Trang 559)

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tàinguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồnnước Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có nhữngnước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhậpcao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu

mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiênphong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao Nhật Bản là một nước gần

Trang 13

như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm cóhàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trênthế giới về quy mô.

- Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người laođộng được sử dụng những máy móc, thiết bị nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi laođộng) và tạo ra sản lượng cao hay thấp Để có được tư bản, phải thực hiện đầu

tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai Điều này đặc biệt quan trọng trong sự pháttriển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sựtăng trưởng cao và bền vững Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tưnhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề chosản xuất và thương mại phát triển Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy

mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy

mô nên phải do chính phủ thực hiện Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông,mạng lưới điện quốc gia ), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi

- Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sựsao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó

là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất cho phépcùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trìnhsản xuất có hiệu quả hơn Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngàynay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới có những bướctiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất Tuy nhiên, thay đổi côngnghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển và ứngdụng một cách nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơchế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứngđáng

Xuất phát từ việc nghiên cứu các yếu tố trên, các nhà kinh tế học đã đưa ra các môhình kinh tế nhằm diễn đạt các quan điểm về tăng trưởng, phát triển kinh tế thông qua cácbiến số hay các nhân tố kinh tế và mối quan hệ giữa chúng Mục đích nghiên cứu mô hình là

mô tả phương thức vận động của nền kinh tế thông qua mối quan hệ nhân quả giữa các biến

số (nhân tố) quan trọng sau khi đã đơn giản hóa bằng cách lược bỏ những yếu tố phức tạpkhông cần thiết Cách diễn đạt của các mô hình có thể bằng lời văn, sơ đồ, hoặc công thứctoán học

Trang 14

1.2.2 Một số mô hình phân tích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế:

1.2.2.1 Mô hình cổ điển:

Người đại diện đầu tiên và được xem là ông tổ của kinh tế cổ điển là WilliamPetty (1623-1687), người Anh Những công trình khoa học của ông chuyên về lĩnhvực thuế, hải quan và thống kê Là người được K Marx đánh giá cao qua các phát minh khoahọc kinh tế Những tên tuổi lớn của trường phái này gồm Adam Smith (1723-1790), DavidRicardo (1772-1823), Thomas Malthus (1766-1834), John Stuart Mill (1806-1873) Quanđiểm về khoa học kinh tế của họ, giống như các nhà nghiên cứu trước đó, là khoa học về sựgiàu có và cách thức nhân rộng của cải lên

Xuất phát điểm của mô hình:

Adam Smith được coi là người khai sinh của khoa học kinh tế, với tác phẩm “Của cảicủa các nước” Trong tác phẩm này ông giới thiệu những nội dung cơ bản :

Học thuyết về “giá trị lao động”: Lao động chứ không phải đất đai, tiền bạc là nguồngốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước

Học thuyết “Bàn tay vô hình”: Tự người lao động chứ không phải ai khác biết rõ nhấtcái gì lợi cho họ Nếu không bị chính phủ kiểm soát, họ được lợi nhuận thúc đẩy, sẽ sản xuấtcác hàng hóa và dịch vụ cần thiết Thông qua thị trường, lợi ích cá nhân sẽ gắn với lợi ích xãhội Ông cho rằng mọi cá nhân không có ý định thúc đẩy lợi ích công cộng…Họ được bàn tay

vô hình dẫn dắt để phục vụ một mục đích không nằm trong ý định của mình

Về vai trò của Chính phủ ông viết:”Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tếbằng những quản lý đầy ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình Khôngphải như vậy đâu Hãy để mặc tất cả, hãy để mọi sự việc xảy ra Dầu nhờn của lợi ích cá nhân

sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kỳ diệu Không ai cần kế hoạch,không cần quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả…”

Ông cũng đưa ra lý thuyết về phân phối thu nhập, theo nguyên tắc ”ai có gì được nấy”

Tư bản có vốn thì có lợi nhuận, địa chủ có đất thì nhận địa tô, công nhân có sức lao động thìnhận được tiền lương Theo tác giả đây là nguyên tắc phân phối công bằng, hợp lý

Các yếu tố tăng trưởng kinh tế:

Nếu Adam Smith là người khai sinh, thì David Ricardo là đại diện xuất sắc của tràolưu kinh tế học cổ điển Ông cho rằng:

Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất, theo đó các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh

tế là đất đai, sức lao động và vốn

Trong từng ngành, với một trình độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợp vớinhau theo một tỷ lệ cố định

Trang 15

Trong ba yếu tố của tăng trưởng, đất đai là quan trọng nhất, do đó đất đai là giới hạncủa tăng trưởng Để duy trì tăng trưởng, liên tục hóa sự vận động của nền kinh tế, chỉ có thểxuất khẩu hàng công nghiệp để nhập khẩu nông phẩm, đặc biệt là lương thực, hoặc phát triểncông nghiệp để tác động vào nông nghiệp.

Sự phân chia giai cấp trong xã hội:

Tương ứng với các yếu tố tăng trưởng, D Ricardo chia xã hội thành các nhóm người:địa chủ, nhà tư bản, công nhân Phân phối thu nhập của ba nhóm người này phụ thuộc quyền

sở hữu của họ với các yếu tố sản xuất: địa chủ có đất sẽ nhận được địa tô; công nhân có sứclao động thì nhận được tiền công; tư bản có vốn sẽ nhận được lợi nhuận

Do vậy, thu nhập của xã hội là tổng thu nhập của các tầng lớp dân cư, nghĩa là bằng:tiền công + lợi nhuận + địa tô

Trong các nhóm người của xã hội, các nhà tư bản giữ vai trò quan trọng trong sản xuất

và phân phối, đặc biệt họ là tầng lớp giữ vai trò chính thực hiện tích lũy cho phát triển sảnxuất

Quan hệ cung cầu và vai trò của chính sách kinh tế với tăng trưởng:

Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng, thị trường với bàn tay vô hình dẫn dắt đã gắn lợiích cá nhân với lợi ích xã hội, làm linh hoạt giá cả và tiền công, hình thành và điều chỉnh cáccân đối kinh tế, bảo đảm công việc làm đầy đủ Đây là quan điểm cung tạo nên cầu

Trong mô hình này, đường cung AS luôn là đường thẳng đứng ở mức sản lượng tiềmnăng Đường cầu AD thực chất là đường biểu thị hàm cung tiền, được xác định bởi mức giá,không quan trọng với việc hình thành sản lượng Điều này cũng có nghĩa là các chính sáchkinh tế không có tác động đáng kể vào hoạt động kinh tế

Tác giả còn cho rằng, chính sách kinh tế nhiều khi lại hạn chế khả năng phát triển kinh

tế Ví dụ chính sách thuế, xét cho cùng thuế lấy từ lợi nhuận, tăng thuế sẽ làm giảm tích lũyhoặc làm tăng giá cả hàng hóa dịch vụ

Trang 16

Về chi tiêu của Chính phủ, các nhà kinh tế học cổ điển cho đó là những chi tiêu

“không sinh lời” Ricardo chia những người làm việc thành hai nhóm Những người làm việctrực tiếp và gián tiếp tạo ra sản phẩm là những lao động sinh lời, còn những người khác là laođộng không sinh lời Do những hoạt động không sinh lời này mà khả năng phát triển kinh tế

bị giảm bớt

1.2.2.2 Mô hình K Mark

K.Marx (1818-1883) là nhà kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử và triết học xuất sắc Tác phẩm nổi tiếng của ông là bộ “Tư bản” Những quan điểm của ông về phát triển kinh tế có thểtóm lược như sau:

Các yếu tố tăng trưởng kinh tế:

Theo Marx, các yếu tố tác động đến quá trính tái sản xuất là đất đai, sức lao động, vốn

Marx cho rằng, tiến bộ kỹ thuật làm tăng mức trang bị kỹ thật cho công nhân, vì vậycấu tạo hữu cơ (c/v) cũng ngày càng tăng lên

Để trang bị kỹ thuật, nhà tư bản phải đầu tư bằng cách phân chia giá trị thặng dư thànhphần tiêu dùng cho mình và phần cho tích lũy Đây là nguyên lý của tích lũy tư bản chủ nghĩa

Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng:

Marx đứng trên lĩnh vực sản xuất để nghiên cứu và đưa ra các chỉ tiêu tổng hợp Ôngchia các hoạt động xã hội thành 2 hai lĩnh vực: sản xuất vật chất và phi sản xuất vật chất vàcho rằng: chỉ có lĩnh vực sản xuất mới sáng tạo ra sản phẩm xã hội

Dựa vào tính hai mặt của lao động tác giả phân chia sản phẩm xã hội thành 2 hình tháihiện vật và giá trị

Dựa vào công dụng của sản phẩm Marx chia sản phẩm xã hội thành hai bộ phận tưliệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng

Trang 17

Trên cơ sở phân chia trên tác giả đưa ra 2 khái niệm tổng sản phẩm xã hội ( về mặt giátrị bao gồm C+V+m) và thu nhập quốc dân (về mặt giá trị bao gồm V+m).

Sự phân chia giai cấp trong xã hội:

Cũng như Ricardo, Marx cho rằng, khu vực sản xuất của cải vật chất cho xã hộigồm

ba nhóm người: địa chủ, nhà tư bản và công nhân Tương ứng thu nhập của ba nhóm ngườinày là địa tô, lợi nhuận, tiền công

Khác với Ricardo, Marx cho rằng phân phối này là bất hợp lý, mang tính chất bóc lột.Một phần tiền công, đáng ra người công nhân được hưởng lại bị nhà tư bản và địa chủ chiếmlấy Địa chủ và nhà tư bản thuộc giai cấp bóc lột Công nhân là giai cấp bị bóc lột

Chu kỳ sản xuất và vai trò của chính sách kinh tế với tăng trưởng:

Marx bác bỏ quan điểm cung tạo ra cầu và sự bế tắc của tăng trưởng do giới hạn về đấtđai của các tác giả cổ điển và cho rằng, nguyên tắc cơ bản của sự vận động của tiền và hàngtrên thị trường là phải bảo đảm thống nhất giữa hiện vật và giá trị Nếu khối lượng hàng hóacần bán cách biệt quá xa với sức mua sẽ tạo ra khủng hoảng Khủng hoảng của chủ nghĩa tưbản thường là khủng hoảng thừa do cung tăng lên nhanh để tối đa hóa lợi nhuận trong khi sứccầu tăng chậm bởi tích lũy tư bản Khủng hoảng là một “giải pháp” để lập lại thế cân bằngmới của quan hệ tiền – hàng Khủng hoảng diễn ra với những phân kỳ và đặc điểm của nó

Theo Marx, chính sách kinh tế của Chính phủ có vai trò quan trọng, đặc biệt là chínhsách khuyến khích, nâng cao sức cầu hiện có

1.2.2.3 Mô hình tân cổ điển:

Xuất phát điểm của mô hình:

Cuối thế kỷ 19 cách mạng khoa học công nghệ có sự chuyển biến mạnh, tác độngnhiều mặt đến kinh tế, xã hội Sự chuyển biến này đã làm thay đổi cấu trúc kinh tế nói chung

và cấu trúc chi phí sản xuất nói riêng Những thay đổi này đã thúc đẩy sự ra đời của trào lưukinh tế “tân cổ điển” đứng đầu là Marshall Trường phái này có những điểm thống nhất vớitrường phái cổ điển, đồng thời có những điểm mới

Trong mô hình tân cổ điển, các nhà kinh tế bác bỏ quan điểm của trường phái cổ điểncho rằng trong một tình trạng nhất định, tỷ lệ kết hợp của các yếu tố sản xuất là không thayđổi Họ cho rằng vốn có thể thay thế được nhân công và có nhiều cách kết hợp các yếu tố sảnxuất

Từ đây, họ đưa ra quan điểm “phát triển kinh tế theo chiều sâu” trên cơ sở trang bị kỹthuật tăng nhanh hơn sức lao động và tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản thúc đẩy phát triểnkinh tế

Trang 18

Các nhà kinh tế tân cổ điển còn cho rằng: nền kinh tế có hai đường tổng cung: AS-LRphản ánh sản lượng tiềm năng, còn đường AS-SR phản ánh khả năng thực tế Mặc dù vậy, họcũng nhất trí với các nhà kinh tế cổ điển là nền kinh tế luôn cân bằng ở mức sản lượng tiềmnăng Bởi vì trong điều kiện thị trường cạnh tranh, khi có biến động thì sự linh hoạt của giá cả

và tiền công là nhân tố cơ bản điều tiết, đưa nền kinh tế về lại sản lượng tiềm năng thông qua

sử dụng hết nguồn lao động

Chính sách kinh tế của Chính phủ không thể tác động vào sản lượng, nó chỉ ảnh hưởngđến mức giá cả, do vậy vai trò Chính phủ là mờ nhạt trong phát triển kinh tế

Đại diện: Mô hình Cobb –Douglas:

Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc và toàn học hóa sự tăngtrưởng thông qua hàm sản xuất

Cobb - Douglas là đồng tác giả đã đề xuất mô hình được nhiều người thừa nhận vàứng dụng trong phân tích tăng trưởng

Mô hình này phản ánh mối quan hệ giữa kết quả của đầu ra với các yếu tố đầu vàovốn, lao động, tài nguyên, khoa học công nghệ

Xuất phát từ hàm sản xuất có tính nguyên tắc:Y=F(K, L, R, T)

Trong đó: Y: Đầu ra, chẳng hạn GDP, …

K: Vốn sản xuất

L : Số lượng nhân lực được sử dụngR: Tài nguyên thiên nhiên huy động vào hoạt động kinh tếT: Khoa học công nghệ

Tác giả đã đưa ra mô hình thực nghiệm:

PL

Y0

LR

AS-AS-SR

GDPAD

Trang 19

Y=KαLβ.R.T, Trong đó α, β,  là các số lũy thừa, phản ánh tỷ lệ cận biên các chi phícủa yếu tố đầu vào, ( α + β +  = 1) Sau khi biến đổi, tác giả thiết lập được mối quan hệ giữakết quả tăng trưởng phụ thuộc và các yếu tố như sau:

Trong đó: g: Tốc độ tăng trưởng của sản lượng,

k, l, r : tốc độ tăng các yếu tố đầu vào

t: phần dư tăng trưởng do tác động của khoa học công nghệ

Như vậy, hàm Cobb- Douglas cho biết 4 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế vàcách thức, mức độ đóng góp của mỗi yếu tố này là khác nhau Trong đó khoa học công nghệ

có vai trò quan trọng nhất với tăng trưởng và phát triển kinh tế

1.2.2.4 Mô hình Keynes:

Xuất phát điểm của mô hình:

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp trở thành cănbệnh thường xuyên của nền kinh tế các nước phát triển Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933cho thấy học thuyết “tự do điều tiết “ của thị trường và ”bàn tay vô hình” của trường phái cổđiển và tân cổ điển đã không còn sức thuyết phục Các công cụ này không bảo đảm cho nềnkinh tế tự điều chỉnh để phát triển lành mạnh Thực tiễn đòi hỏi phải có học thuyết mới lý giảiđược sự vận động và đưa ra các giải pháp hiệu chỉnh nền kinh tế

Năm 1936, tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của J.Keynesđánh dấu sự ra đời một học thuyết mới

Các yếu tố tăng trưởng kinh tế: sự cân bằng của nền kinh tế:

Khác với các tư tưởng cổ điển và tân cổ điển, J.Keynes cho rằng nền kinh tế có xuhướng tự điều chỉnh đi đến cân bằng ở một mức sản lượng nào đó dưới mức công ăn việc làmđầy đủ cho tất cả mọi người, tại nơi mà những khoản chi tiêu mới cho đầu tư được hình thành

từ tiết kiệm bắt đầu được bơm vào hệ thống kinh tế

Tác giả cho rằng, có hai đường tổng cung: AS-LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng

và AS-SR phản ánh khả năng thực tế Cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sảnlượng tiềm năng, thông thường sản lượng thực tế đạt ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sảnlượng tiềm năng (YO<Y*)

g = αk+ βl + k+ βl + l + r + t +t

Trang 20

Cân bằng kinh tế theo Keynes

Vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng:

J.Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc kéo theo sản lượng thực tế Ôngcho rằng, thu nhập của các cá nhân được sử dụng cho tiêu dùng và tích lũy Khi thu nhập tănglên thì xu hướng tiết kiệm trung bình cũng tăng lên và xu hướng tiêu dùng trung bình sẽ giảmxuống Việc giảm xu hướng tiêu dùng sẽ làm giảm cầu tiêu dùng Đây là nguyên nhân tạo ratrì trệ trong kinh tế hay là nghịch lý của tiết kiệm

Mặt khác, khi nghiên cứu đầu tư của các doanh nghiệp cho thấy: đầu tư quyết địnhquy mô việc làm Nhưng quy mô đầu tư lại phụ thuộc lãi suất cho vay và hiệu suất cận biêncủa vốn Ông viết:”Sự thúc đẩy tăng sản lượng phụ thuộc vào sự tăng lên của hiệu suất cậnbiên của một khối lượng vốn nhất định so với lãi suất”

Tác giả sử dụng lý thuyết về việc làm và sản lượng do cầu quyết định để giải thích tìnhtrạng sản lượng tăng chậm trong khi thất nghiệp tăng nhanh những năm 1930 ở hầu hết cácnước công nghiệp phương Tây J Keynes đề xuất nhiều giải pháp để kích thích tăng tổng cầu

và việc làm Do đó lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết trọng cầu

Vai trò của chính sách kinh tế với tăng trưởng:

Từ phân tích tổng quan, Keynes đi đến kết luận: Muốn thoát khỏi khủng hoảng, thấtngiệp, Nhà nước phải thực hiện điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách, đặc biệt là nhữngchính sách nhằm kích thích và tăng cầu tiêu dùng Ông đề nghị:

- Chính phủ sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư (thông qua các đơn đặt hàng củaChính phủ, trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp)

- Áp dụng nhiều biện pháp để tăng lợi nhuận, giảm lãi suất

- Tăng khối lượng tiền trong lưu thông, lạm phát có mức độ

- Coi trọng hệ thống thuế, áp dụng thuế thu nhập lũy tiến để làm cho phân phối côngbằng hơn

- Coi trọng đầu tư của Chính phủ vào khu vực công cộng, trợ cấp tất nghiệp,…như làmột loại bơm trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm sút

Trang 21

1.2.2.5 Mô hình tăng trưởng Harrod Domar:

Xuất phát điểm của mô hình:

Dựa vào tư tưởng của J.Keynes, vào những năm 40 của thế kỷ XX, Harrod và Domarđộc lập nghiên cứu, cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa thất nghiệp và sản lượng

ở các nước đang phát triển Mô hình này cũng được sử dụng để xem xét quan hệ giữa tăngtrưởng và nhu cầu về vốn

Các yếu tố tăng trưởng kinh tế:

Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào đều phụ thuộc vào vốn đầu tưdành cho nó

Nếu gọi đầu ra là Y, tốc độ tăng trưởng của nó là g, K là vốn sản xuất, I là vốn sảnxuất tăng thêm do đầu tư mà có, S là khối lượng tiết kiệm,

Trong đó: g= Y/Yt ; s=St/Yt ; St=It; s=It/Yt ; It=Kt+n; k=Kt+n/Y= It/Y

Với những giả thiết và điều kiện trên, qua biến đổi sẽ có:

Đối với nhà kế hoạch, với phương trình này, có thể xác định các phương án đầu tư(trong trung hạn, dài hạn) là xuất phát từ nhu cầu tăng trưởng hay là xuất phát từ khả năngtích lũy và các nguồn khác

Tuy vậy, các nhà kinh tế trường phái tân cổ điển cũng phê phán mô hình này ở các nộidung sau: Tăng trưởng trong thực tế không chỉ duy nhất là do đầu tư Nếu đầu tư có tăng lên,nhưng đầu tư sai về mục tiêu và địa điểm,…thì chưa chắc có tăng trưởng

1.2.2.6 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại:

Xuất phát điểm của mô hình:

Dựa vào lý thuyết của Keynes, Chính phủ nhiều nước đã linh hoạt trong sử dụng cácchính sách để hạn chế lạm phát, thất nghiệp, làm tăng sản lượng thực tế Sau một thời kỳ, doquá nhấn mạnh vai trò của chính sách, vai trò tự điều tiết của thị trường bị xem nhẹ Nhiều trởngại mới cho tăng trưởng đã xuất hiện

Trong bối cảnh đó, một trường phái kinh tế mới đã ra đời mà người đại diện làP.A.Samuelson với tác phẩm ”Kinh tế học”-1948 Ngày nay, hầu hết các nền kinh tế đều vậnđộng theo cơ chế hỗn hợp với nội hàm là nền kinh tế vừa chịu tác động của chính sách vàcông cụ quản lý vừa chịu tác động của các lực của thị trường Liều lượng “pha trộn” hai lực

Trang 22

này do hoàn cảnh kinh tế, xã hội của từng nước, từng thời kỳ và nhận thức, vận dụng củaChính phủ Vì vậy học thuyết của Samuelson được coi là cơ sở của lý thuyết tăng trưởng hiệnđại.

Nội dung cơ bản của lý thuyết này là: Sự cân bằng kinh tế: Kinh tế học hiện đại cũngthừa nhận sự cân bằng kinh tế theo quan điểm của Keynes, nghĩa là điểm cân bằng không nhấtthiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thường ở dưới mức sản lượng đó Trong khi nền kinh tếhoạt động bình thường vẫn có thể có thất nghiệp và lạm phát Nhà nước cần xác định tỷ lệ thấtnghiệp và lạm phát ở mức chấp nhận được

Các yếu tố tăng trưởng kinh tế:

Lý thuyết tăng trưởng hiện đại cũng thống nhất với trường phái tân cổ điển về các yếu

tố tác động đến sản xuất là: vốn, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ(K,L,R,T) và đồng ý cách phân tích tăng trường của Cobb-Douglas Họ coi các yếu tố này lànguồn gốc của sự tăng trưởng

Dựa vào số liệu từ 1930-1981 của Hoa Kỳ, Samuelson cho rằng:” Khoảng 1/3 mứctăng sản lượng ở Mỹ là do tác động của nguồn nhân lực và vốn, 2/3 còn lại là một số dư cóthể quy cho giáo dục, đổi mới, hiệu quả kinh tế theo quy mô, tiến bộ khoa học và những yếu

tố khác” Trong bảng thống kê, đất đưa vào sản xuất sản xuất không tăng trong thời gian đónên không đóng góp cho tăng sản lượng ở Hoa Kỳ

Lý thuyết này cũng đồng ý với lý thuyết tân cổ điển về quan hệ giữa các yếu tố là cácnhà sản xuất, kinh doanh có thể lựa chọn kỹ thuật và tỷ lệ kết hợp giữa các yếu tố; vai trò củađầu tư với tăng trưởng Samuelson nhấn mạnh: kỹ thuật công nghiệp tiên tiến, hiện đại dựavào sử dụng vốn lớn vốn là cơ sở để sử dụng các yếu tố khác

Các lực lượng hướng dẫn tổng cầu bao gồm các nhân tố mức giá, thu nhập, dự kiến vềtương lai cùng với các biến số về chính sách như thuế khóa, chi tiêu của chính phủ, lượngcung tiền,…

Vai trò của chính sách kinh tế với tăng trưởng:

Lý thuyết tăng trưởng hiện đại cho rằng thị trường là nhân tố, là lực lượng cơ bản điềutiết các hoạt động của nền kinh tế Sự tác động qua lại giữa tổng mức cung và tổng mức cầutạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm - tỷ lệ tất nghiệp, mức giá – tỷ lệ lạm phát, đây

là những “cơ sở” để giải quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế

Một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế hiện đại là Chính phủ trở thành tácnhân có vị trí trung tâm để định hướng, phối hợp các hoạt động của toàn xã hội; ổn định vàcân bằng tổng chể; kích thích, tạo nhân tố mới cho sự phát triển Vai trò Chính phủ tăng lênkhông chỉ vì những thất bại của thị trường mà còn do xã hội đặt ra những yêu cầu mới cao

Trang 23

hơn, đặc biệt là góp phần định hướng và điều chỉnh cấu trúc kinh tế mà thị trường dù có hoạtđộng tốt cũng không thể giải quyết có hiệu quả.

Theo Samuelson, trong nền kinh tế vận động theo cơ chế hỗn hợp, Chính phủ có bốnchức năng cơ bản:

- Thiết lập khuôn khổ pháp luật;

- Xác lập chính sách ổn định kinh tế vĩ mô;

- Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế;

- Thiết lập các chương trình tác động tới phân phối thu nhập

Vì vậy Chính phủ cần:

- Tạo môi trường ổn định để các tác nhân kinh tế kinh doanh thuận lợi

- Đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế với những hướng ưu tiên cầnthiết cho từng phân kỳ Sử dụng các công cụ quản lý, các chương trình để hướng dẫncác ngành, các doanh nghiệp hoạt động

- Tìm cách duy trì công việc làm ở mức cao thông qua chính sách thuế, tiền tệ và chitiêu hợp lý

- Khuyến khích đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống ô nhiễm và bảo vệ môitrường

- Điều tiết, phân phối lại thu nhập Thực hiện các chương trình phúc lợi công cộng vàphúc lợi xã hội

Trang 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

VIỆT NAM TRONG VÒNG 10 NĂM (2002-2012) 2.1 Tăng trưởng GDP:

2.1.1 Giai đoạn 2002 - 2006

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực xảy ra cuối năm 1997 đã tác độngtiêu cực đến nền kinh tế nước ta Tổng sản phẩm trong nước trong những năm 1992-1997thường đạt mức tăng trưởng hàng năm 8-9% đã đột ngột giảm xuống chỉ còn tăng 5,8% vàonăm 1998 và tăng 4,8% vào năm 1999 Nhưng từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế nước ta đãlấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao hơn năm trước Giai đoạn

2002 – 2006 là giai đoạn Việt Nam bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và kếhoạch 10 năm 2001 – 2010, trong giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam còn nhiều yếu kém kếthợp với giá cả của nhiều loại vật tư nguyên vật liệu đầu vào quan trọng như xăng dầu, sắtthép, phân bón, chất dẻo liên tục tăng; thiên tai (hạn hán, bão lũ) và dịch bệnh (dịch SARS,dịch cúm gia cầm) lại xảy ra trên diện rộng Thêm vào đó, môi trường kinh tế thế giới và khuvực diễn biến hết sức phức tạp do tác động tiêu cực của thảm hoạ môi trường; mâu thuẫn tôngiáo, sắc tộc và khủng bố quốc tế tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng với tốc độtương đối cao, vượt qua thời kỳ suy giảm về tốc độ tăng trưởng; cơ cấu kinh tế chuyển dịchtheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo chủ trương của Đảng và nhà nước

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP và GDP bình quân đầu người 2002 - 2006

Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 7.08% 7.34% 7.79% 8.44% 8.23%GDP (tỷ đồng) 536,098 613,443 715,307 839,211 973,790 GDP (triệu USD) 35,058 39,552 45,428 52,917 60,913 GDP bình quân đầu người

(triệu đồng) 57.11 50.64 44.11 37.89 32.93 GNI bình quân đầu người

(USD) 430 480 550 630 700

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam và Ngân hàng Thế giới

Giai đoạn năm 2002 – 2006 là giai đoạn nền kinh tế phục hồi tăng trưởng sau cuộckhủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997 – 1999 Từ năm 2002-2006 nền kinh tế nước tatăng trưởng bình quân mỗi năm 7.78%, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân tương đối cao vàđạt được mục tiêu đưa ra là 7.5%/năm Năm 2006 GDP tăng 1.86 lần so với năm 2002, bìnhquân GDP tăng 101 nghìn tỷ đồng / năm Năm 2005 và 2006 tăng trưởng GDP của Việt Namđạt trên 8% và chỉ thua mức tăng trưởng của Trung Quốc Mặc dù GDP giai đoạn này tăngtrưởng tốt nhưng do xuất phát điểm thấp nên quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, giá trị tăng

Trang 25

các nước đang phát triển có thu nhập thấp Theo phân loại của Ngân hàng Thế giới thu nhậpthấp từ 995 USD trở xuống, thu nhập trung bình thấp từ 996 đến 3,945 USD, thu nhập trungbình cao từ 3,946 -12,195, thu nhập cao từ 12,196 trở lên, trong khi đó thu nhập bình quânđầu người của nước ta năm 2006 chỉ đạt 700 USD, tuy tăng 62.79% so với năm 2002 nhưngmới bằng 70.35% cận trên của nhóm thu nhập thấp.

Sở dĩ tổng sản phẩm trong nước đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết cácngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều có mức tăng trưởng khá cao, cụ thể xét về cơcấu khu vực kinh tế thì tốc độ tăng trưởng đóng góp vào GDP từ năm 2002 – 2006

Bảng 2: Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế 2002 - 2006

ĐVT: tỷ đồng, %

GDP 536,098 613,443 715,307 839,211 973,790 Nông lâm nghiệp và thủy sản 123,463 138,285 155,993 176,401 198,266 Tăng trưởng 4.17% 3.62% 4.36% 4.04% 3.69%Công nghiệp và xây dựng 206,344 242,126 287,615 343,807 404,753 Tăng trưởng 9.48% 10.48% 10.22% 10.65% 10.38%Dịch vụ 206,291 233,032 271,698 319,003 370,771 Tăng trưởng 6.54% 6.45% 7.26% 8.48% 8.29%

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Bảng 3: Tỷ trọng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế 2002 - 2006

ĐVT: Tỷ đồng, %

GDP 536,098 613,443 715,307 839,211 973,790 Nông lâm nghiệp và thủy sản 23.03% 22.54% 21.81% 21.02% 20.36%Công nghiệp và xây dựng 38.49% 39.47% 40.21% 40.97% 41.56%Dịch vụ 38.48% 37.99% 37.98% 38.01% 38.08%

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

So với năm 2002 thì đến năm 2006 giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tăng60.59% và bình quân mỗi năm tăng 3.98%, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng1.96 lần với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 10.38%, dịch vụ tăng 79.73% và bình quânmỗi năm tăng 7.4% Từ năm 2002 – 2006 kinh tế nước ta không những tăng trưởng tương đốicao mà cơ cấu kinh tế còn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo nhưnghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp năm 2001 đề ra Tỷ trọnggiá trị công nghiệp và xây dựng tăng từ 38.49% năm 2002 lên 41.56% năm 2006, khu vực nônglâm nghiệp và thủy sản mặc dù giá trị có tăng lên nhưng tỷ trọng trong GDP lại có khuynhhướng giảm xuống, năm 2002 ngành này chiếm 23.03% nhưng đến 2006 giảm xuống còn20.36%, lĩnh vực dịch vụ giá trị tăng lên hàng năm và vẫn chiếm tỷ trọng tương đối ổn định

Trang 26

khoảng 38% GDP Trong giai đoạn này thể hiện rõ xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nôngnghiệp sang công nghiệp xây dựng, riêng tỷ trọng của ngành dịch vụ tương đôi ổn định qua cácnăm

2.1.2 Giai đoạn 2007-2012

Ngày 07/11/2006 Việt Nam gia nhập WTO và được công nhận là thành viên chínhthức của tổ chức này vào ngày 11/01/2007 Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viêncủa Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nước ta,đánh dấu sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới Điều đó đã tạo điều kiện thuậnlợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội, hầu hết các lĩnh vực kinh tế then chốt đều đạt đượcnhững kết quả vượt trội so với năm 2006 và tạo đà cho những năm tiếp theo phát triển mạnhhơn, tuy nhiên cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam

Năm 2008 – 2009 Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệtoàn cầu mà xuất phát điểm từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà ở Mỹ, kinh tế toàn thếgiới suy thoái, giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thếgiới tăng mạnh, lạm phát xảy ra ở nhiều nước đã tác động tiêu cực đến thị trường xuất khẩu,thị trường vốn, thị trường lao động và nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta

Nền kinh tế toàn cầu hồi phục mạnh trong nửa đầu năm 2010, nhưng sự ổn định tàichính sụt giảm mạnh do cuộc khủng hoảng nợ công vào quý II năm 2010 Và năm 2011 tìnhtrạng vỡ nợ công ở Hy Lạp và một số nước khu vực đồng Euro, bất ổn ở Bắc Phi, Trung Đông

đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam ở các mức độ khác nhau Quy môhồi phục kinh tế có sự khác biệt giữa các quốc gia, khu vực với sự dẫn đầu thuộc khu vựcchâu Á, Mỹ và Nhật Bản suy giảm đáng kể vào quý II, trong khi tăng trưởng được đẩy mạnh

ở châu Âu và duy trì vững chắc ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển Tình hình kinhtế-xã hội Việt Nam năm 2010 phát triển theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế phục hồi khánhanh trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; an sinh xã hội đượcbảo đảm, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện Một vấn đề kinh tế năm 2010 khôngthể không nhắc đến là sự kiện Tập đoàn Vinashin bên bờ vực phá sản với việc nợ hàng chụcnghìn tỷ đồng

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thếgiới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết Suythoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp giatăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn Hoạt động sản xuất và thương mạitoàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp Tăng trưởng của các nền kinh

tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác Một số nước và khối nước

Trang 27

lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhậtbản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm Những bất lợi từ sự sụt giảmcủa kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cưtrong nước Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trongdân giảm Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanhnghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Kể từ năm 2006 Việt Nam đã ký kết hàng loạt các hiệp định song phương và đaphương với các nước và tổ chức kinh tế thế giới, đặc biệt là việc Việt Nam trở thành thànhviên chính thức của WTO vào năm 2007 đã tạo ra những cơ hội to lớn trong việc thu hút FDI

và hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP và GDP bình quân đầu người 2007 - 2012

Tốc độ tăng trưởng

GDP (%) 8.46% 6.31% 5.32% 6.78% 5.89% 5.03%GDP (tỷ đồng) 1,144,014 1,477,717 1,658,389 1,980,914 2,536,631 2,950,684 GDP (triệu USD) 71,015 91,094 97,180 106,427 123,600 138,071 GDP bình quân đầu

người (triệu đồng) 37.94 33.02 28.29 22.44 21.98 19.80 GNI bình quân đầu

người (USD) 790 920 1,030 1,160 1,270 1,540

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam và Ngân hàng Thế giới

Tăng trưởng GDP từ năm 2007 đến 2012 sau khi Việt Nam gia nhập WTO đạt 6.3%thấp hơn nhiều so với kỳ từ 2002 – 2006 là 7.78% và không đạt được kế hoạch đặt ra (từ 7.5%đến 8%), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cũng được đánh giá là cao hơnnhiều nước trên thế giới khi nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng khủng hoảng và suythoái từ năm 2008 đến nay

Năm 2007 – năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO – GDP tăng 8,46% so với năm

2006, đạt kế hoạch đề ra (8.2-8.5%) Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vàohàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (Theo đánh giá của Ngânhàng Phát triển Châu Á - ADB thì năm 2007 kinh tế Trung Quốc tăng 11.2%; Việt Nam tăng8.3%; Singapore tăng 7.5%; Philippines tăng 6.6%; Indonesia tăng 6.2%; Malaysia tăng5.6%; Thái Lan tăng 4%) Đây là năm tăng trưởng kinh tế cao nhất so với tốc độ tăng của 12năm trước đó, đạt được mức cao của mục tiêu do Quốc hội đề ra

Kể từ năm 2008 khủng hoảng từ thị trường bất động sản lan sang thị trường tín dụngdẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và lan rộng toàn cầu khiến hàng loạt công ty lớn bị phásản, nhiều nền kinh tế lớn như Nhật, EU, Mỹ tuyên bố rơi vào suy thoái Nền kinh tế Việt

Ngày đăng: 07/08/2014, 08:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Huân, 2012. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam phù hợp với hội nhập quốc tế. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 5, trang 3-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí phát triển và hội nhập
3. Lê Xuân Bá-Nguyễn Thị Tuệ Anh (2005), “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm (1991-2005) từ góc độ phấn tích đóng góp của các nhân tố sản xuất”, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm (1991-2005) từ góc độ phấn tích đóng góp của các nhân tố sản xuất
Tác giả: Lê Xuân Bá-Nguyễn Thị Tuệ Anh
Nhà XB: NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
Năm: 2005
5. Trương Quang Hùng, 2005. Kinh tế vĩ mô. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vĩ mô
6. Võ Văn Đức (2006), “Tăng trưởng kinh tế Việt nam qua mô hình Tăng trưởng kinh tế của R.Solow”, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng kinh tế Việt nam qua mô hình Tăng trưởng kinh tế của R.Solow
Tác giả: Võ Văn Đức
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
8. Bích Diệp, 2013. Ba kịch bản tăng trưởng Việt Nam năm 2013.9. http://www.chinhphu.vn Link
2. Federic s.Mishkin. The economics of money, banking and financial market Khác
4. Nguyễn Văn Ngọc, 2011. Bài giảng kinh tế vĩ mô. Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội Khác
7. Anh Thư, 2012. Tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2012 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP và GDP bình quân đầu người 2002 - 2006 - Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP và GDP bình quân đầu người 2002 - 2006 (Trang 23)
Bảng 2: Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế 2002 - 2006 - Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Bảng 2 Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế 2002 - 2006 (Trang 24)
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP và GDP bình quân đầu người 2007 - 2012 - Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Bảng 4 Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP và GDP bình quân đầu người 2007 - 2012 (Trang 26)
Bảng 5: Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế 2007 - 2012 - Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Bảng 5 Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế 2007 - 2012 (Trang 27)
Bảng 8: Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế từ 2007 - 2012 - Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Bảng 8 Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế từ 2007 - 2012 (Trang 29)
Bảng 10: Tỷ trọng xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế và ngành nghề 2002 – 2006 - Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Bảng 10 Tỷ trọng xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế và ngành nghề 2002 – 2006 (Trang 32)
Bảng 9: Xuất nhập khẩu giai đoạn 2002 – 2006 - Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Bảng 9 Xuất nhập khẩu giai đoạn 2002 – 2006 (Trang 32)
Bảng 11: Xuất nhập khẩu giai đoạn 2007 – 2012 - Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Bảng 11 Xuất nhập khẩu giai đoạn 2007 – 2012 (Trang 33)
Bảng 12: Tỷ trọng xuất khẩu theo khu vực và ngành nghề từ 2007 – 2012 - Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Bảng 12 Tỷ trọng xuất khẩu theo khu vực và ngành nghề từ 2007 – 2012 (Trang 34)
Bảng 13: Tỷ trọng nhập khẩu theo khu vực và ngành nghề từ 2007 – 2012 - Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Bảng 13 Tỷ trọng nhập khẩu theo khu vực và ngành nghề từ 2007 – 2012 (Trang 35)
Hình 1. Mục tiêu cuối cùng và mục tiêu trung gian của tăng trưởng kinh tế - Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Hình 1. Mục tiêu cuối cùng và mục tiêu trung gian của tăng trưởng kinh tế (Trang 46)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w