Bền vững về môi trường

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 50 - 52)

Hiện nay việc lồng ghép bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế- xã hội, hài hòa quá trình phát triển trên cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường còn chưa được thực hiện sâu rộng. Cụ thể, quá trình phát triển vừa qua còn thiên về tăng cường cơ hội tham gia hoạt động kinh tế cho người dân chưa coi trọng đúng mức yêu cầu phát triển bền vững về mặt môi trường. Tổng lượng phát thải khí nhà kính từ các nguồn thải chính ở Việt Nam đã tăng từ mức 101,75 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 1993 lên 121 triệu tấn vào năm 1998 và 140 triệu tấn vào năm 2010. Một trong những nguyên nhân làm tăng lượng phát thải khí nhà kính là do quy mô hoạt động công nghiệp ngày càng lớn, cùng với nhiều khu công nghiệp hơn. Trong việc xét duyệt các dự án đầu tư, việc đánh giá tác động môi trường còn chưa được thực hiện nghiêm túc, gây ra nhiều chi phí điều chỉnh cho nhà đầu tư và chi phí môi trường sau khi dự án đi vào hoạt động.

Trong thời gian tới, các hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam cần sôi động hơn, đi vào chiều sâu hơn, có hiệu quả hơn thể hiện từ việc cần xây dựng ban hành các chính sách và văn bản pháp luật, tăng cường xây dựng và phát triển tổ chức quản lý môi trường, các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường ngày càng có hiệu quả hơn,v.v… đến việc huy động toàn dân tham gia công tác bảo vệ môi trường. Trong xây dựng, công nghiệp, và đổi mới kỹ thuật, khởi điểm kỹ thuật phải cao, phải lực chọn công nghệ kỹ thuật tiêu hao nguyên liệu thấp, ít gây ô nhiễm, thực hiện sản xuất sạch, loại bỏ những công nghệ tiêu hao nhiều nguyên vật liệu, tăng cường sử dụng năng lượng sạch, xử lý nước thải, tích cực thay đổi tình trạng thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường như hiện nay. Đồng thời, nhà nước cần điều chỉnh ngân sách cho bảo vệ môi trường từ 0,5% GDP hiện nay lên 1%, từng bước lên đến 1,5%. Cần hướng tới việc khoán đất rừng, cho thuê đất trống đồi núi trọc, đất hoang để kết hợp xây dựng sinh thái với việc xoá đói giảm nghèo của nông dân.

KẾT LUẬN

Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

Tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Vì vậy, trong giai đoạn tới Chính phủ cần có những chính sách mới, những giải pháp tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Huân, 2012. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam phù hợp với hội nhập quốc tế. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 5, trang 3-9.

2. Federic s.Mishkin. The economics of money, banking and financial market.

3. Lê Xuân Bá-Nguyễn Thị Tuệ Anh (2005), “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm (1991-2005) từ góc độ phấn tích đóng góp của các nhân tố sản xuất”, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.

4. Nguyễn Văn Ngọc, 2011. Bài giảng kinh tế vĩ mô. Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. 5. Trương Quang Hùng, 2005. Kinh tế vĩ mô. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. 6. Võ Văn Đức (2006), “Tăng trưởng kinh tế Việt nam qua mô hình Tăng trưởng kinh tế

của R.Solow”, NXB Chính trị Quốc gia.

7. Anh Thư, 2012. Tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2012.

8. Bích Diệp, 2013. Ba kịch bản tăng trưởng Việt Nam năm 2013. 9. http://www.chinhphu.vn

10. http://data.worldbank.org/country/vietnam 11. http://www.gso.gov.vn

12.http://www.dantri.com.vn/kinhdoanh/

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 50 - 52)