Thành tựu và những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 37 - 52)

2.3.1 Thành tựu

Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO giúp cho việc tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh, môi trường kinh doanh được cải thiện và minh bạch hơn, thể chế kinh tế theo định hướng thị trường được củng cố và hoàn thiện nhanh hơn, thế và lực của Việt Nam trên trường thế giới ngày càng được nâng cao.

Đáng nói nhất là Việt Nam thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài nhờ có môi trường ổn định, minh bạch. Năm 2006, vốn đăng ký đạt trên 10 tỷ USD, tới năm 2007 đạt 21,3 tỷ USD và tới 2008 đã tăng lên 64 tỷ USD. Tuy nhiên, do bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, năm 2010 vốn đăng ký nước ngoài giảm còn 18 tỷ và tới năm 2011 chỉ còn đạt 15 tỷ đồng. Mặc dù vậy, vốn ODA vẫn đạt tăng trưởng cao và giải ngân tăng nhanh.

Theo Bộ Công thương, xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục sau 5 năm, trung bình 19,52%/năm. Đáng lưu ý, dù kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm 2010 xuất khẩu vẫn đạt 72,2 tỷ USD (tăng 26,4%) và năm 2011 tăng lên 96,3 tỷ USD (tăng 33%). Tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu đã thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ phân phối, bán lẻ phát triển mạnh. Các doanh nghiệp đã tích cực mở rộng hệ thống bán lẻ, tăng chất lượng dịch vụ với nhiều loại hình phong phú. Số lượng siêu thị thành lập mới sau 5 năm gia nhập WTO tăng trên 20% (303/251) so với giai đoạn 5 năm trước đó. Riêng số lượng trung tâm thương mại được thành lập mới tăng trên 72%. Bên cạnh sự ra đời của siêu thị, trung tâm thương mại và hàng trăm cửa hàng tiện lợi theo mô hình hiện đại,...đã làm thay đổi diện mạo của thương mại bán lẻ, thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam theo hướng văn minh, hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, sau khi gia nhập WTO đã có bước phát triển bền vững hơn. Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới; xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều đứng hàng thứ nhất thế giới... Nông nghiệp của Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong diễn đàn DAVOS vừa qua.

2.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn còn những hạn chế, yếu kém:

đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, một mặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy hoạt động kinh tế, song mặt khác, nền kinh tế sẽ phải thường xuyên chịu áp lực từ chu chuyển hàng hóa, tín dụng, vốn đầu tư quốc tế gắn với tình trạng bất ổn về giá cả hàng hóa, dịch vụ, khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới.Việt Nam thực hiện các cam kết HNKTQT cũng làm nảy sinh một số vấn đề. Các ngành công nghiệp trong nước cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều chỉnh do sức ép cạnh tranh. Mở cửa và hội nhập sâu rộng hơn cũng làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương và có thể dẫn đến các rủi ro và bất ổn kinh tế vĩ mô. Môi trường thiên nhiên có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do các hoạt động kinh tế với cường độ cao.

Qua 5 năm là thành viên WTO, việc cải cách thể chế của Việt Nam theo hướng tự do hóa thương mại và đầu tư vẫn chưa khắc phục được nhược điểm thiếu tính hệ thống, thiếu minh bạch và thiếu ổn định. Năng lực cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và của quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế là trở ngại lớn trong việc tiếp nhận các dự án FDI công nghệ cao, hiện tượng thiếu chuyên gia giỏi, nhà quản lý có năng lực đã trở thành phổ biến... Là nước công nghiệp hóa sau, Việt Nam vừa phải khắc phục nhược điểm của tập quán kinh doanh, quản lý theo cơ chế cũ, vừa phải tiến cùng thời đại, nên nhiệm vụ trở nên nặng nề, phức tạp hơn, đòi hỏi phải đổi mới toàn diện thể chế kinh tế thị trường, cấu trúc bộ máy và cơ chế quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, thiết lập mối liên hệ có hiệu quả giữa Nhà nước với thị trường, khai thác và sử dụng tốt hơn mọi nguồn lực.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007 - 2012 không cao, thể hiện ở tính hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở năng suất lao động và nâng cao hiệu quả. Hiệu quả của vốn đầu tư cũng đang giảm thấp đến mức báo động vơi chỉ số ICOR tăng mạnh trong giai đoạn 1991 - 2009. Nếu như trong giai đoạn 1991 - 1995, hệ số ICOR là 3,5 thì đến giai đoạn năm 2007 - 2008, hệ số này là 6,15; năm 2009, hệ số ICOR tăng vọt lên 8; năm 2010, hệ số này giảm xuống còn 6,2; nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với khuyến cáo của WB: đối với một nước đang phát triển, hệ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu suất đầu tư chỉ bằng một nửa.

Thâm hụt ngân sách liên tục cao, nợ công tăng nhanh. Do thường xuyên trong tình trạng thâm hụt ngân sách nên nợ công tăng rất nhanh trong những năm vừa qua. Mặc dù tỉ lệ nợ công Việt Nam được coi là vẫn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng đã trở nên cao hơn hẳn so với tỉ lệ phổ biến 30% - 40% ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khác. Nếu xét mức

nợ công bình quân đầu người bình quân đầu người trong vòng 8 năm (từ 2001 đến 2009), mức nợ công bình quân đầu người đã tăng gần bốn lần, từ 144 USD lên tới 548 USD, tức trung bình hơn 18%/năm, trong khi tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của cùng thời kì chỉ là 6%/năm. Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách cao và kéo dài đã đe dọa tính bền vững của quản lí nợ công và gây áp lực lên lạm phát, đây cũng là nguyên nhân chính khiến xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đều bị các cơ quan xếp hạng tín dụng hạ thấp

Lạm phát cao gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Nguyên nhân chỉ số CPI tăng mạnh trong giai đoạn 2007-2012 là tổng hòa của các nhân tố như thiên tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá, thâm hụt ngân sách kéo dài, nhập siêu cao..., nhưng nguyên nhân sâu xa có thể tìm thấy trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên các mục tiêu phát triển kinh tế. Đối với nhiều nước đang phát triển như Việt Nam thì tăng trưởng vẫn là ưu tiên số một. Do vậy, suốt một thời gian dài, Việt Nam đã chấp nhận lạm phát cao để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế với chính sách tiền tệ và tài khóa về cơ bản là nới lỏng. Thành tựu tăng trưởng kinh tế những năm qua là điều đáng ghi nhận, song lạm phát cao, kéo dài so với nhiều nước trong khu vực là một bất ổn, ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Thâm hụt thương mại, thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn ở mức cao trong khi dự trữ ngoại hối vẫn ở mức thấp, gây sức ép lên tỉ giá. Nhập siêu cao và kéo dài trong nhiều năm, nhất là từ năm 2007 cho đến nay đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong những năm tới đây.

Mức xếp hạng tín nhiệm đầu tư của Việt Nam bị giảm sút: Trong những năm vừa qua khi lạm phát gia tăng, kinh tế vĩ mô có nhiều biểu hiện không ổn định, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chững lại, đầu tư nước ngoài gián tiếp cũng nhỏ giọt. Sau khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, mặc dù đã có dấu hiệu hồi phục song các nền kinh tế lớn tăng trưởng còn chậm, không rõ nét và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các luồng vốn đầu tư đang đổ dồn vào các nước Đông Nam Á. Nhiều nước trong khu vực đang phải vất vả tìm mọi giải pháp để hấp thụ các luồng vốn này một cách hiệu quả nhất, đồng bản tệ của họ liên tục lên giá. Trong khi đó tại Việt Nam, các luồng vốn này hầu như im ắng và VND liên tục mất giá. Ở những thời điểm nhất định trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam cũng đặt vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát nhưng không nhất quán và nhiều khi còn bị đánh đổi lấy các mục tiêu kinh tế khác. Điều này đã làm giảm lòng tin của cộng đồng các nhà đầu tư, các nhà tài trợ vào môi

Cơ sở hạ tầng là một trong những trở ngại lớn nhất của phát triển kinh tế tại Việt Nam. Tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam luôn ở mức cao nhưng cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn thiếu kém và với số lượng hiện sở hữu thì đã quá tải. Việc nâng cấp hạ tầng vật chất của Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và trậm trễ, Việt Nam chưa có cảng biển mang tầm cỡ quốc tế nên chi phí vận tải ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, tình trạng ách tắc giao thông, giá đất cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông đắt đỏ tại các đô thị lớn … là những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Vấn đề bất cập trong cơ sở hạ tầng hiện nay là thiếu một quy hoạch phát triển đồng bộ, chi phí đầu tư cao, chất lượng đầu tư thấp và thất thoát lớn trong quá trình đầu tư

Tỉ giá, lãi suất có nhiều biến động. Chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá trên thị trường tự do vẫn ở mức cao. Thực tế này đã tác động không nhỏ đến tâm lí, đời sống người dân, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cùng với những biến động mạnh về tỉ giá, lãi suất cũng diễn biến khá phức tạp và tăng cao.

Thị trường chứng khoán biến động thất thường. Thị trường chứng khoán trầm lắng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn.

Kinh tế phát triển thiếu bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp; kinh tế vĩ mô chưa vững chắc; lạm phát và lãi suất tín dụng còn cao; nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng, thanh khoản của một số ngân hàng thương mại khó khăn; dự trữ ngoại hối thấp, áp lực đối với tỉ giá còn lớn; thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản giảm sút. Sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm. Tình hình trên có nguyên nhân khách quan là do tác động nặng nề, phức tạp của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém nội tại của nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư kém hiệu quả tích tụ từ nhiều năm, chậm được khắc phục và do những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, nhất là trong quản lý kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, trong quản lý đầu tư công, quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý tài nguyên...

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐI ĐÔI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 3.1 Giải pháp tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn - 2013

Thứ nhất, Chính phủ cần duy trì ưu tiên ổn định vĩ mô, duy trì lạm phát ở mức như 2012, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, linh hoạt. Chú trọng triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, đặc biệt khu vực kinh tế nhà nước. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công.

Cần xác định rõ những lĩnh vực nào, dự án cụ thể nào thực sự được coi là đầu tư công (phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với cả nguồn lực ngân sách còn hạn chế của nước ta hiện nay). Đồng thời, cần ban hành Luật Đầu tư công với những nội dung cụ thể xác định lĩnh vực mà Nhà nước cần thiết phải đầu tư, cách thức thực hiện đầu tư công, giám sát quá trình đầu tư công; xác định hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước liên quan đến đầu tư công và nhiệm vụ cụ thể đối với những cơ quan, tổ chức này; xác định cơ chế vận hành liên quan đến đầu tư công.

Thứ hai, có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các doanh nghiệp như thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí, …, hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa, chú ý tập trung vào đối tượng thu nhập trung bình và thấp trong xã hội. Thực hiện các chính sách thu hút các nguồn vốn trong nước đưa vào sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng.

Một vấn đề lớn hiện nay là hàng tồn kho của doanh nghiệp, nếu không được giải quyết rốt ráo, thì doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu có khả năng thanh toán của nền kinh tế, doanh nghiệp, dân cư không được cải thiện. Vì vậy, để giảm hàng tồn kho, cần tập trung các giải pháp giúp tăng tổng cầu. Theo đó, chấp nhận giảm giá, khuyến mại, áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với một số hàng hóa; thực hiện bê tông hóa đường sá, thủy lợi ở nông thôn; liên kết kinh doanh. Chính phủ cần có những giải pháp quyết đoán tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh, tạo dựng niềm tin cho xã hội.

Thực hiện giảm giá thành sản xuất cho doanh nghiệp, tiêu thụ được sản phẩm, tiếp cận được vốn. Cụ thể, trước hết triển khai các chính sách thuế, phí. Bao gồm gia hạn 6 tháng thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động gia công, đầu tư – kinh doanh nhà ở. Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, các biện pháp này sẽ góp phần giải quyết việc làm – vấn đề mà Việt Nam phải hết sức thận trọng trong giai đoạn hiện nay, dù tỷ lệ thất nghiệp chưa cao.

trước bạ đối với ôtô chở người 10 chỗ lần một từ 20% xuống 10% và lần 2 là 2%. Giảm 50% tiền thuê đất năm 2013 – 2014 với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cho phép chủ đầu tư các dự án đã được cấp phép nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán nhà, kéo dài tối đa 24 tháng. Các giải pháp này trị giá khoảng 31.000 tỷ đồng và giảm thuế, giảm tiền thuê đất khoảng 3.000 tỷ đồng nữa.

Chính phủ cũng sẽ có giải pháp giảm VAT đầu ra đối với bán, cho thuê, cho thuê – mua nhà ở xã hội, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động này để tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà ở và doanh nghiệp giải quyết tồn kho vật liệu xây dựng… Các biện pháp trên cũng góp phần tăng quay vòng vốn, giải quyết nợ xấu, tăng thu ngân sách.

Tuy nhiên, cần lựa chọn Doanh nghiệp dựa vào tiêu chí có giá trị gia tăng cao, sử dụng

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 37 - 52)