Giai đoạn 2007-2012

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

Ngày 07/11/2006 Việt Nam gia nhập WTO và được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11/01/2007. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nước ta, đánh dấu sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội, hầu hết các lĩnh vực kinh tế then chốt đều đạt được những kết quả vượt trội so với năm 2006 và tạo đà cho những năm tiếp theo phát triển mạnh hơn, tuy nhiên cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.

Năm 2008 – 2009 Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu mà xuất phát điểm từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà ở Mỹ, kinh tế toàn thế giới suy thoái, giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh, lạm phát xảy ra ở nhiều nước đã tác động tiêu cực đến thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta

Nền kinh tế toàn cầu hồi phục mạnh trong nửa đầu năm 2010, nhưng sự ổn định tài chính sụt giảm mạnh do cuộc khủng hoảng nợ công vào quý II năm 2010. Và năm 2011 tình trạng vỡ nợ công ở Hy Lạp và một số nước khu vực đồng Euro, bất ổn ở Bắc Phi, Trung Đông đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam ở các mức độ khác nhau. Quy mô hồi phục kinh tế có sự khác biệt giữa các quốc gia, khu vực với sự dẫn đầu thuộc khu vực châu Á, Mỹ và Nhật Bản suy giảm đáng kể vào quý II, trong khi tăng trưởng được đẩy mạnh ở châu Âu và duy trì vững chắc ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2010 phát triển theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế phục hồi khá nhanh trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Một vấn đề kinh tế năm 2010 không thể không nhắc đến là sự kiện Tập đoàn Vinashin bên bờ vực phá sản với việc nợ hàng chục nghìn tỷ đồng.

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh

lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Kể từ năm 2006 Việt Nam đã ký kết hàng loạt các hiệp định song phương và đa phương với các nước và tổ chức kinh tế thế giới, đặc biệt là việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm 2007 đã tạo ra những cơ hội to lớn trong việc thu hút FDI và hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP và GDP bình quân đầu người 2007 - 2012

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 8.46% 6.31% 5.32% 6.78% 5.89% 5.03% GDP (tỷ đồng) 1,144,014 1,477,717 1,658,389 1,980,914 2,536,631 2,950,684 GDP (triệu USD) 71,015 91,094 97,180 106,427 123,600 138,071 GDP bình quân đầu người (triệu đồng) 37.94 33.02 28.29 22.44 21.98 19.80 GNI bình quân đầu

người (USD) 790 920 1,030 1,160 1,270 1,540

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam và Ngân hàng Thế giới

Tăng trưởng GDP từ năm 2007 đến 2012 sau khi Việt Nam gia nhập WTO đạt 6.3% thấp hơn nhiều so với kỳ từ 2002 – 2006 là 7.78% và không đạt được kế hoạch đặt ra (từ 7.5% đến 8%), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cũng được đánh giá là cao hơn nhiều nước trên thế giới khi nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái từ năm 2008 đến nay.

Năm 2007 – năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO – GDP tăng 8,46% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8.2-8.5%). Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB thì năm 2007 kinh tế Trung Quốc tăng 11.2%; Việt Nam tăng 8.3%; Singapore tăng 7.5%; Philippines tăng 6.6%; Indonesia tăng 6.2%; Malaysia tăng 5.6%; Thái Lan tăng 4%). Đây là năm tăng trưởng kinh tế cao nhất so với tốc độ tăng của 12 năm trước đó, đạt được mức cao của mục tiêu do Quốc hội đề ra.

Kể từ năm 2008 khủng hoảng từ thị trường bất động sản lan sang thị trường tín dụng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và lan rộng toàn cầu khiến hàng loạt công ty lớn bị phá

Nam cũng bị ảnh hưởng khi GDP năm 2008 chỉ tăng 6.31% so với mục tiêu kế hoạch là 7.0%, và tốc độ tăng GDP từ năm 2008 đến 2012 chỉ dao động từ 5.03% đến 6.78%. Tuy nhiên trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm thì việc tăng trưởng của Việt Nam vẫn được đánh giá tương đối khá.

Với tốc độ tăng trưởng như trên thì tổng sản phẩm trong nước năm 2012 đã gấp 2.58 lần năm 2007, GDP năm 2007 1,144 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2012 đã đạt 2,950 nghìn tỷ đồng, bình quân hàng năm GDP đã tăng trưởng khoảng 329 nghìn tỷ đồng. Thu nhập quốc gia bình quân đầu người tăng khoảng 27 triệu đồng mỗi năm, nếu tính theo USD thì đến năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt 1,540USD/ người, như vậy trong giai đoạn 2007 – 2012 thì Việt Nam đã thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp từ năm 2008 và bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Việt Nam cũng không có tên trong danh sách những nước kém phát triển do liên hiệp quốc công bố những năm gần đây. Như vậy trong giai đoạn này Việt Nam đạt được mục tiêu kép là GDP tăng trưởng gấp đôi và đưa Việt Nam ra khỏi những nước kém phát triển

* Xét về cơ cấu khu vực kinh tế đóng góp vào GDP từ năm 2007 – 2012

Bảng 5: Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế 2007 - 2012

ĐVT: tỷ đồng, %

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 2011 2012

GDP 1,144,014 1,477,717 1,658,389 1,980,914 2,536,631 2,950,684 Nông lâm nghiệp

và thủy sản 232,188 326,505 346,786 407,647 558,284 638,773 Tăng trưởng 3.40% 4.07% 1.82% 2.78% 4.01% 2.72% Công nghiệp và xây dựng 475,680 587,157 667,323 814,065 1,020,408 1,199,359 Tăng trưởng 10.60% 6.11% 5.52% 7.70% 5.53% 4.52% Dịch vụ 436,146 564,055 644,280 759,202 957,939 1,112,552 Tăng trưởng 8.68% 7.18% 6.63% 7.52% 6.99% 6.42%

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Bảng 6: Tỷ trọng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế 2007 - 2012

ĐVT: tỷ đồng, %

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 2011 2012

GDP 1,144,014 1,477,717 1,658,389 1,980,914 2,536,631 2,950,684 Nông lâm nghiệp

và thủy sản 20.30% 22.10% 20.91% 20.58% 22.01% 21.65%

Công nghiệp và

Theo nhóm ngành kinh tế thì nông, lâm nghiệp-thủy sản chiếm khoảng 20% đến 22% GDP, trong các năm qua tốc độ tăng trưởng của ngành này tương đối thấp, cao nhất khoảng 3.13%/năm; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong GDP, dao động từ 40% đến 41% với tốc độ tăng khoảng 6.66%/năm, trong đó năm 2007 tăng cao nhất là 10.6%; nhóm ngành dịch vụ chiếm khoảng 37% - 38% GDP với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 7.24%/năm. Với mức tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp vào GDP của ba khu vực ngành nghề như trên đã thể hiện rõ định hướng của nhà nước là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên cơ cấu GDP chuyển dịch không rõ nét và không theo xu hướng chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp xây dựng và dịch vụ theo như kế hoạch đã đặt ra vào năm 2010 nông nghiệp chiếm 15%-16% GDP, công nghiệp 43%-44% GDP, dịch vụ 40%-41% GDP. Đến năm 2012 Việt Nam vẫn chưa đạt được các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cụ thể: thì tỷ trọng GDP trong lĩnh vực nông nghiệp lại tăng lên so với năm 2007 là 1.35 điểm phần trăm và tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ lại giảm tương ứng 0.93 và 0.42 điểm phần trăm

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 25 - 28)