Sản xuất với sự trợ giúp của máy tính CAM

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU BÙ OFF-LINE SAI SỐ TỔNG HỢP TRÊN TRUNG TÂM GIA CÔNG 3 TRỤC VMC-85S pdf (Trang 49 - 52)

QUY TRÌNH BÙ SAI SỐ CHO MÁY VMC-85S

2.1.3.2. Sản xuất với sự trợ giúp của máy tính CAM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trong sản xuất, CAM điều hành hoạt động của các rôbôt công nghiệp, điều hành tổng hợp toàn bộ quá trình, điều khiển dòng lưu thông vật chất trong hệ thống tự động linh hoạt, kể cả các hệ thống nối ghép và vận chuyển cũng như tự động lắp ráp, đo lường, kiểm tra và tổng hợp toàn bộ số liệu của cả quá trình sản xuất.

CAD/CAM là một khái niệm hệ thống, biểu tượng cho khuynh hướng ứng dụng triệt để kỹ thuật vi tính, vi xử lý để tổ chức dòng lưu thông thông tin tự động trong suốt giai đoạn phác thảo đến thiết kế kết cấu, qua giai đoạn lập kế hoạch, chuẩn bị sản xuất đến giai đoạn chế tạo, lắp ráp và bao gói sản phẩm.

Xu thế hiện nay các nhà kỹ thuật phát triển chủ yếu là hệ thống CAD/CAM tích hợp. Những phần mềm CAD/CAM tích hợp được sử dụng phổ biến hiện nay như: MasterCam, Edgecam, Vercut, Topmold, Cimatron, CATIA/AutoNC, Hypercam, Topsolid, Solidcam, Delcam, Surfcam, Pro/Engineer…Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm riêng, tùy theo mức độ và mục đích ứng dụng, điều kiện máy gia công thực tế mà ta ứng dụng phần mềm thích hợp. Trong giới hạn của đề tài tác giả sử dụng phần mềm Mastercam để nghiên cứu, tính toán và thực hiện bù sai số.

2.2. Phần mềm Mastercam

Những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ CAD/CAM trong thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghiệp ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, hệ thống CAD/CAM tích hợp được phát triển nhanh chóng. Nó đã tạo nên sự liên thông từ quá trình thiết kế cho đến chế tạo trong lĩnh vực cơ khí.

Việc lập trình gia công tự động dùng hệ thống CAD/CAM NC được thực hiện qua 3 bước chính :

1- CAD : Vẽ lại chi tiết cần gia công trên một phần mềm CAD. Nhiệm vụ chính là tạo dạng hình học của chi tiết tinh (đã gia công hoàn chỉnh), có t hể cả hình dạng phôi.

2- CAM : Bước này yêu cầu hai dữ liệu đầu vào, cơ sở hình học chi tiết và dữ liệu công nghệ để sinh đường dụng cụ. Đầu ra là một file NCI chứa tất cả các giá trị tọa độ đường cắt, thông tin gia công, lượng chạy dao, tốc độ trục chính, lệnh điều khiển, làm nguội v.v…

3- Postprocessor : Postprocessor chuyển những file NCI sang dạng mã NC mà bộ điều khiển có thể đọc. Các bộ điều khiển này có thể khác nhau do khác mẫu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chuẩn,do đó ta cần tạo ra một “dedicate Postprocessor” phù hợp với mỗi sự kết hợp bộ điều khiển và máy. Trước khi chuyển các file NCI sang dạng NC, cần phải biết hệ điều khiển nào được dùng trên máy gia công.

Đối với những chi tiết phức tạp như có các mặt 3D, các đường cong phi tuyến thì việc lập trình bằng tay là hết sức phức tạp, tốn nhiều công sức mà không hiệu quả. Để tận dụng hết khả năng của máy điều khiển số, yêu cầu người thiết kế phải sử dụng được những phần mềm lập trình tự động. Việc hiểu rõ và sử dụng thành thạo các phần mềm này là hết sức cần thiết đối với kỹ sư chế tạo máy.

Mastercam là phần mềm CAD/CAM tích hợp được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và trên thế giới, đồng thời nó cũng được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam. Mastercam có khả năng thiết kế công nghệ cho các máy CNC năm trục, máy tiện CNC bốn trục, máy cắt dây bốn trục, máy khoan CNC ba trục…

Cơ bản về phần mềm Mastercam :

Trong môi trường Mastercam có 4 module chính : Mastercam Design : thiết kế chung

Mastercam Lathe : gia công tiện Mastercam Wire : gia công cắt dây Mastercam Mill : gia công phay

Theo yêu cầu của đề tài là cần tiến hành thực nghiệm trên trung tâm phay VMC- 85S nên trong phần này tác giả sẽ trình bày module phay.

2.2.1. Giao diện

Giao diện có 3 phần chính :

* Thanh công cụ cung cấp các biểu tượng truy cập nhanh tới các lệnh.

* Menu chính :

Analyze : Phân tích đối tượng, hiển thị tọa độ và thông tin về đối tượng được chọn: điểm, đường thẳng, đường tròn, mặt , solid…

Create : Tạo các đối tượng hình học cho bản vẽ. File : Quản lý file.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Xform : Tạo các đối tượng mới trên cơ sở các đối tượng đã có : Mirror, Rotate, Scale …

Delete : Xóa các đối tượng hoặc nhóm đối tượng từ màn hình và dữ liệu hệ thống.

Screen : Các tiện ích hỗ trợ hiển thị trên màn hình. Solid : Vẽ khối đặc.

Backup : Trở về menu trước. Main menu: Trở về menu chính.

* Menu thứ cấp :

Z : Hiển thị và thay đổi chiều sâu mặt phẳng làm việc hiện tại. Color : Màu hiển thị đối tượng vẽ.

Level : Quản lý các lớp làm việc.

Attributes : Đặt thuộc tính cho đường, điểm, chiều dày, màu sắc.

Group : Quản lý đối tượng theo nhóm. Mask : Đánh dấu đối tượng, nhóm hoặc lớp. Tplane : Mặt phẳng dụng cụ.

Cplane : Mặt phẳng để vẽ đối tượng. Gview : Mặt phẳng quan sát đối tượng.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU BÙ OFF-LINE SAI SỐ TỔNG HỢP TRÊN TRUNG TÂM GIA CÔNG 3 TRỤC VMC-85S pdf (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)