1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế vĩ mô tổng cung và tổng cầu

34 3K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 763,9 KB

Nội dung

1.2 Phương trình số lượng và đường tổng cầu AD Một cách đơn giản nhất, việc xây dựng AD có thể xuất phát từ lý thuyết số lượng: MV=PY Trong đó: M: là cung ứng tiền tệV: là tốc độ

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN ĐỀ TỔNG CUNG – TỔNG CẦU

GVHD

Thiều Dao THỰC HIỆN : Nhóm 3

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC NHÓM 3

ST

Thời gian hoàn thành

2 Phân tích tổng cầu Diệu Thùy, Hoài Chân, Trọng

Quí, Trà My Từ ngày 7/6 – 8/6/15

3 Phân tích tổng cung Bích Nga, Ngọc Thảo, ThiênHương, Phương Lâm Từ ngày 7/6 – 8/6/15

4 Phân tích trạng thái cân

5 Phân tích chính sách kinh tế Ngọc Thảo, Hoài Chân Từ ngày 9/6 – 10/6/15

6 Tổng hợp word Thiên Hương, Trọng Quí Từ ngày 9/6-10/6/15

8 Chỉnh sửa bài theo hướng dẫn của cô Nhóm Ngày 11/6/2015

10 Chỉnh sửa word tổng hợp Thiên Hương, Hoài Chân, Diệu

12 Phản biện nhóm 2 Bích Nga, Thiên Hương, PhươngHoài Chân, Trọng Quí, Trà My,

Lâm

Trang 4

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Đường tổng cầu AD

Hình 1.2: Sự dịch chuyển vào phía trong của đường tổng cầu

Hình 1.3 Sự dịch chuyển của đường AD ra phía ngoài

Hình 1.4 Sự hình thành đường IS

Hình 1.5 Mối quan hệ giữa lãi suất và số dư tiền tệ thực tế

Hình 1.6 Sự dịch chuyển của đường cung số dư tiền tệ thực tế

Hình 1.7 Sự hình thành đường LM

Hình 1.8 Mô hình IS-LM và sự hình thành đường tổng cầu Hình 1.9 Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng đến tổng cầu

Hình 1.10 Ảnh hưởng của chính sách tài chính mở rộng đến đường tổng cầu

Hình 2.1 Mô hình đường tổng cung dài hạn

Hình 2.2: Đường tổng cung ngắn hạn Hình2.3: Mô hình tiền lương cứng nhắc

Hình 2.4: Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân với sự gia tăng của giá

Hình 2.5 Sự di chuyển trên đường SRAS

Hình 2.6 Sự dịch chuyển đường tổng cung

Hình 3.1 Trạng thái cân bằng trong ngắn hạn

Hình 3.2 Trạng thái cân bằng trong dài hạn

Hình 3.3 Cú sốc cầu trong dài hạn

Hình 3.4 Cú sốc tổng cầu và sự hình thành trạng thái cân bằng mới Hình 3.5 Cú sốc tổng cung và sự hình thành trạng thái cân bằng mới

Hình 3.6 Cú sốc tổng cung và can thiệp duy trì mức sản lượng ban đầu

Hình 3.7 Cú sốc tổng cung và cơ chế tự điều chỉnh

Hình 3.8 Cú sốc tổng cung khi chính phủ không can thiệp

Hình 4.1 Cú sốc tổng cầu suy giảm

Hình 4.2 Cú sốc tổng cầu suy giảm và can thiệp của nhà nước

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU

Sự biến động của nền kinh tế là vấn đề mà các nhà kinh tế cần giải quyết Suy thoáikinh tế, là hiện tượng thu nhập giảm và thất nghiệp tăng Suy thoái kinh tế thường đikèm với việc cắt giảm thời gian làm việc làm cho nhiều lao động chỉ có việc làm bánthời gian và ít lao động có việc làm đủ thời gian Các nhà kinh tế gọi sự biến động lênxuống của sản lượng và nhân dụng theo thời gian là chu kỳ kinh tế Mặc dù thuật ngữchu kỳ kinh tế hàm ý rằng sự biến động của nền kinh tế là thường xuyên và có thể dựđoán được nhưng cả hai không phải luôn xảy ra

Lý thuyết kinh tế học cổ điển chia các biến số kinh tế thành các biến số thực (đo lường

số lượng hay giá tương đối) và biến số danh nghĩa (đo lường bằng tiền) Theo lýthuyết này, sự thay đổi của số cung tiền chỉ ảnh hưởng đến các biến số danh nghĩa màkhông ảnh hưởng đến các biến số thực Hầu hết, các nhà kinh tế đều tin rằng lý thuyếtkinh tế học cổ điển chỉ phù hợp với thực tế trong dài hạn mà không phù hợp với ngắnhạn Họ tin rằng trong ngắn hạn các biến số thực và danh nghĩa có quan hệ với nhau.Đặc biệt, sự thay đổi trong số cung tiền có thể làm chệch sản lượng của nền kinh tế rakhỏi sản lượng dài hạn

Bài viết này sẽ nghiên cứu mô hình nhằm giải thích sự biến động của nền kinh tế trongngắn hạn Mô hình này minh họa ảnh hưởng của chính sách tài chính và chính sáchtiền tệ đến nền kinh tế trong ngắn hạn Ta sẽ thấy các chính sách này có tác dụng làmbình ổn hay làm xấu đi các biến động kinh tế như thế nào Ta sẽ phân tích biến độngkinh tế một cách tổng quát với mô hình tổng cung và tổng cầu

Trang 6

1.2 Phương trình số lượng và đường tổng cầu AD

Một cách đơn giản nhất, việc xây dựng AD có thể xuất phát từ lý thuyết số lượng:

MV=PY

Trong đó:

M: là cung ứng tiền tệV: là tốc độ lưu thông tiền tệ (giả định là cố định)P: là mức giá

Hình 1.1: Đường tổng cầu AD

Hình 1.1 vẽ một đường cho biết những kết hợp giữa P và Y thỏa mãn phương trình

số lượng khi giữ cho M và V không đổi Đường dốc xuống này gọi là đường tổng cầu.

1.3 Tại sao đường tổng cầu dốc xuống

Đường tổng cầu AD biểu thị mối quan hệ giữa mức giá P và lượng cầu về hàng

Trang 7

Một cách để hiểu mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa P và Y là xem xét mối quan hệgiữa khối lượng tiền tệ và quy mô giao dịch Khi giá cả tăng, mỗi giao dịch cần sử dụngmột lượng tiền lớn hơn, do đó quy mô giao dịch và cùng với nó là lượng hàng hóa dịchvụ mua được, phải giảm.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể xem xét cung và cầu về số dư tiền tệ thực tế Nếu sảnlượng cao hơn, mọi người thực hiện nhiều giao dịch hơn và cần một lượng số dư thực tếM/P lớn hơn Với mức cung tiền danh nghĩa cố định, số dư tiền tệ thực tế lớn hơn hàm ýmức gia phải thấp hơn, số dư tiền tệ thực tế lớn hơn cho phép thực hiện được nhiều giaodịch hơn và như vậy sản lượng cũng phải cao hơn

1.4 Sự dịch chuyển đường tổng cầu

Đường AD được vẽ tương ứng với một số cung tiền M nào đó Nói cách khác, đường

AD cho biết mối quan hệ giữa P và Y với một số cung tiền nhất định M Nếu cung ứngtiền tệ thay đổi, các kết hợp giữa P và Y phải thay đổi, nghĩa là đường tổng cầu phải dịchchuyển Hãy nghiên cứu một số tình huống trong đó đường tổng cầu AD dịch chuyển

Giả sử Ngân hàng trung ương giảm số cung tiền Phương trình định lượng sẽ thayđổi cho thấy sự giảm đi của số cung tiền dẫn đến sự giảm đi tương ứng của giá trị sảnlượng danh nghĩa PY

Với một mức giá nào đó, sản lượng sẽ thấp hơn, và ứng với một mức sản lượngnào đó, giá sẽ thấp hơn Khi đó, đường tổng cầu AD sẽ tịnh tiến sang trái như đồ thị sau:

P

AD1

AD2Sản lượng, thu nhập Y

Hình 1.2 Sự dịch chuyển vào phía trong của đường tổng cầu

Bất kỳ sự thay đổi nào trong cung ứng tiền tệ cũng làm cho đường tổng cầu dịchchuyển Tại mọi mức giá cho trước, chính sách cắt giảm cung ứng tiền tệ M hàm ý số dưthực tế M/P thấp hơn, do đó sản lượng thấp hơn Cho nên, chính sách cắt giảm cung ứngtiền tệ làm cho đường AD dịch chuyển vào phía trong

Ngược lại, khi Ngân hàng trung ương tăng số cung tiền ta sẽ có đường AD tịnh tiếnsang phải

Trang 8

Hình 1.3 Sự dịch chuyển của đường AD ra phía ngoài

Phương trình số lượng cho chúng ta biết có sự gia tăng của PY Tại mức giá chotrước, sản lượng sẽ cao hơn và tại mỗi mức sản lượng cho trước, mức giá sẽ cao hơn

Sự biến động của cung ứng tiền tệ không phải là nguồn gốc duy nhất gây ra nhữngbiến động của tổng cầu Ngay cả khi cung ứng tiền tệ được giữ ở mức cố định, đườngtổng cầu vẫn dịch chuyển do những thay đổi trong tốc độ lưu thông tiền tệ Để thấy đượcnhiều nguyên nhân có thể làm cho đường tổng cầu dịch chuyển, chúng ta sẽ nghiên cứuđầy đủ hơn khi xem xét mối liên hệ giữa IS – LM và AD trong phần sau

1.5 Đường IS

Đường IS chỉ ra mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập trên thị trường hàng hóadịch vụ Lãi suất càng cao thì đầu tư dự kiến càng thấp và chi tiêu dự kiến thấp hơn sẽlàm giảm thu nhập quốc dân Đường IS tóm tắt mối quan hệ tỷ lệ nghịch này giữa lãi suất

và thu nhập Đường IS dốc xuống biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và thu

nhập trên thị trường hàng hóa dịch vụ Do IS được vẽ cho một chính sách tài chính nhấtđịnh, khi chính sách tài chính thay đổi, nghĩa là thay đổi G và T sẽ làm cho đường IS dịchchuyển

Trang 9

Y1

rr2

Hình 1.4 Sự hình thành đường IS

1.6 Lý thuyết ưa thích thanh khoản và đường LM

1.6.1 Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản

Gọi M là cung ứng tiền tệ

P là mức giá

Lý thuyết ưa thích thanh khoản giả định cung về số dư tiền tệ thực tế cố định: M

do ngân hàng trung ương quyết định, P trong nền kinh tế ngắn hạn không đổi Do đó,cung số dư tiền tệ thực tế trong mối quan hệ với lãi suất là đường thẳng đứng

(M/P) S = /

Lý thuyết ưa thích thanh khoản cho rằng cầu về số dư tiền tệ thực tế phụ thuộc vàolãi suất Lãi suất là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền, khi lãi suất cao thì việc nắm giữtiền mặt sẽ không hấp dẫn bằng việc gửi tiền vào ngân hàng hay mua trái phiếu để hưởng

Hình (a) vẽ hàm đầu tư: lãi

suất tăng từ r1 lên r2 làm giảm đầu

tư dự kiến từ I(r1) xuống còn I(r2)

Hình (b) vẽ giao điểm Keynes: đầu

tư dự kiến giảm từ I(r1) xuống còn

I(r2) làm cho thu nhập giảm từ Y1

xuống Y2 Hình (c) vẽ đường IS

biểu hiện mối quan hệ giữa lãi suất

và thu nhập: lãi suất càng cao, thu

nhập càng thấp

(a) HÀM ĐẦU TƯ

Trang 10

Lãi suất

Số dư tiền tệ thực tế

M1/PM2/P

lãi cao hơn, do đó nhu cầu về số dư tiền tệ thực tế sẽ giảm và ngược lại Nói cách khác,cầu về số dư tiền tệ có mối quan hệ nghịch chiều với lãi suất

(M/P) D =

Hình 1.5 Mối quan hệ giữa lãi suất và số dư tiền tệ thực tế

Lý thuyết ưa thích thanh khoản ngụ ý rằng, sự giảm sút của cung về tiền tệ làmtăng lãi suất và sự gia tăng cung về tiền tệ làm giảm lãi suất Khi M giảm sẽ làm cho M/Pgiảm (do P cố định), đường cung về số dư tiền tệ thực tế dịch chuyển sang trái, lãi suấtcân bằng tăng từ r1 lên r2

Hình 1.6 Sự dịch chuyển của đường cung số dư tiền tệ thực tế

r2

r1

Trang 11

L(r,Y1)M/PLãi suất

Số dư tiền tệ thực tế

LM

YThu nhập, sản lượng

Tiếp tục phát triển lý thuyết ưa thích thanh khoản ở trên, cầu về số dư tiền tệ thực

tế không những chịu ảnh hưởng bởi lãi suất mà còn chịu ảnh hưởng bởi thu nhập Khi thunhập cao thì mức chi tiêu cũng cao, do đó mọi giao dịch cần nhiều tiền hơn, cầu về số dưtiền tệ thực tế tăng lên

(M/P) D =

Khi thu nhập tăng từ Y1 lên Y2, đường cầu về số dư tiền tệ thực tế dịch chuyển rangoài, với mức cung về số dư tiền tệ thực tế không đổi, lãi suất tăng từ r1 lên r2 Điều đócho thấy mối quan hệ giữa thu nhập và lãi suất: thu nhập tăng lên thì lãi suất sẽ tăng lên.Đường biểu diễn trên hệ trục tọa độ x: sản lượng/thu nhập; y: lãi suất thể hiện mối quan

hệ giữa thu nhập và lãi suất trên thị trường tiền tệ chính là đường LM và có hướng dốclên Đường LM được vẽ với một chính sách tiền tệ nhất định, khi chính sách tiền tệ (cungtiền) thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường LM

Hình 1.7 Sự hình thành đường LM

Mô hình IS-LM chỉ ra mức lãi suất và thu nhập thỏa mãn sự cân bằng của cả thịtrường hàng hóa và tiền tệ

IS: Y = C(Y-T)+ I(r) + G : r tăng => I(r) giảm => E=Y giảm

LM: M/P = L(r,Y) : Y tăng => (M/P)D tăng => r tăng

Trang 12

Thu nhập, sản lượng

LM(P=P1)

YThu nhập, sản lượngLãi suất

1.5 Mô hình IS-LM và đường tổng cầu

Thu nhập quốc dân giảm khi mức giá tăng, đường tổng cầu dốc xuống:

Mô hình IS-LM được xây dựng khi mức giá P không thay đổi Ta sẽ xét mô hìnhnày trong trường hợp mức giá thay đổi

Tại mọi mức cung tiền tệ M cho trước, mức giá P cao hơn làm cho cung về số dưtiền tề thực tế M/P thấp hơn Mức cung ứng về số dư tiền tệ thực tế thấp hơn làm dịchchuyển đường LM lên trên, làm tăng lãi suất và giảm thu nhập cân bằng Như vậy, khimức giá tăng từ P1 lên P2 thì thu nhập quốc dân giảm từ Y1 xuống Y2 Đường tổng cầubiểu thị mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thu nhập quốc dân và mức giá hình thành từ môhình IS-LM

Hình 1.8 Mô hình IS-LM và sự hình thành đường tổng cầu 1.8 Những yếu tố làm đường tổng cầu dịch chuyển:

Vì đường tổng cầu là kết quả của mô hình IS-LM nên các cú sốc làm dịch chuyểnđường IS hoặc đường LM đều làm cho đường tổng cầu dịch chuyển Chính sách tài chínhhoặc chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng thu nhập trong mô hình IS-LM, do vậy cũnglàm dịch chuyển đường tổng cầu lên trên Tương tự như vậy, chính sách tài chính hoặctiền tệ thu hẹp làm giảm thu nhập trong mô hình IS-LM, do vậy cũng làm dịch chuyểnđường tổng cầu vào phía trong

Đường tổng cầu

Mô hình IS-LM

P2IS

Trang 13

YLãi suất

Thu nhập, sản lượng

IS

AD1YP

Thu nhập, sản lượng

AD2

Mức giáLM

IS2

YLãi suất

Thu nhập, sản lượng

AD1YP

Thu nhập, sản lượng

AD2

Hình 1.9 Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng đến tổng cầu

Chính sách tiền tệ mở rộng: tại mọi mức giá cho trước, cung ứng tiền tệ tăng làmtăng số dư tiền tệ thực tế, làm dịch chuyển đường LM xuống dưới và thu nhập tăng Dovậy, chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu ra phía ngoài, nghĩa

là với mọi mức giá, tổng cầu đều tăng lên

Hình 1.10 Ảnh hưởng của chính sách tài chính mở rộng đến đường tổng cầu

Chính sách tài chính mở rộng: khi chính phủ thực hiện chính sách tài chính mởrộng, nghĩa là giảm thuế, tăng chi tiêu sẽ làm cho đường IS dịch chuyển ra phía ngoài vàlàm tăng thu nhập tại mọi mức giá cho trước

Mứcgiá

IS1

Trang 14

P2 P

Y

LRAS

sản lượng

CHƯƠNG 2 TỔNG CUNG

2. Mô hình tổng cung (AS)

Đường tổng cầu không cho chúng ta biết mức giá hay lượng sản phẩm Nó chỉ phảnánh mối quan hệ giữa hai biến số này Do đó, chúng ta cần có mối quan hệ khác giữa P

và Y để tạo ra giao điểm với đường tổng cầu- đó chính là đường tổng cung

2.1 Khái niệm

Tổng cung (Aggregate Supply-AS) là tổng khối lượng hàng hóa dịch vụ mà doanhnghiệp sẵn sàng sản xuất và cung cấp cho nền kinh tế ở mỗi mức giá chung trong khoảngthời gian nhất định

Đường tổng cung theo giá: là đường phản ánh mối quan hệ giữa mức giá chung vàtổng lượng hàng hóa dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất Ta có hàm tổng cung tổngquát:

AS=f(P)

Sau đây ta xem xét đường tổng cung trong dài hạn và ngắn hạn:

2.2 Đường tổng cung trong dài hạn –LRAS (Long Run Aggregate Supply)

Trong dài hạn, năng lực sản xuất của một nước quyết định bởi nhiều yếu tố trong

đó có: vốn, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên và trình độ khoa học công nghệ củanước đó Do đó trong dài hạn, mức giá chung không ảnh hưởng đến sản lượng (tổngcung)

Trong dài hạn, đường tổng cung có dạng thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng

YP

Trang 15

hạn.Các yếu tố có khả năng làm thay đổi sản lượng tiềm năng sẽ tác động làm dịchchuyển của đường tổng cung trong dài hạn Khi đó:

+ Yp tăng Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải

+ Yp giảm Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái

Các yếu tố tác động đến LRAS đó là: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, trình

độ khoa học công nghệ

+ Lao động : di dân, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, quy định về lương Ví dụ: Khi mộtnền kinh tế có số lượng lớn dân nhập cư di chuyển sang thì làm gia tăng số lượng laođộng, lượng cung hàng hóa dịch vụ tăng lên Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển vềbên phải Ngược lại, nếu công nhân rời đi sang nền kinh tế khác thì đường tổng cung dịchchuyển về bên trái Tương tự như vậy đối với chính sách tiền lương, khi thu nhập, chínhsách đãi ngộ tăng, thu hút lượng lớn lao động , làm tăng cung hàng hóa, đường tổng cungtrong dài hạn dịch chuyển sang phải Còn đối với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng, sảnlượng giảm làm tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái và ngược lại

+ Vốn: nguồn vốn vật chất và nguồn vốn con người thể hiện thông qua năng suấtsản xuất Khi nguồn vốn được gia tăng sẽ làm tăng năng suất, do đó sẽ làm tăng lượngcung hàng hóa dịch vụ Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển về bên phải và ngược lạikhi giảm vốn sẽ làm giảm năng suất, khối lượng hàng hóa dịch vụ cung ứng giảm, đườngtổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái

+ Tài nguyên thiên nhiên: đất đai, khoáng sản, thời tiết…Khi một nền kinh tế khámphá ra một mỏ khoáng sản mới sẽ làm đường tổng cung dịch chuyển sang phải Sự thayđổi thời tiết có thể làm hoạt động nông nghiệp gặp khó khăn hơn, làm đường tổng cungdài hạn dịch chuyển sang trái

+ Trình độ khoa học công nghệ: Ngày nay, có thể nói nhờ trình độ khoa học ngàycàng phát triển, tiên tiến hơn mà hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn, kết quả làlàm đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải

2.3 Đường tổng cung ngắn hạn (SRAS: Short Run Aggregate Supply)

2.3.1 Khái niệm

Đường tổng cung ngắn hạn là tập hợp tất cả những điểm biểu diễn tổng cung của một

nền kinh tế tại những mức giá nhất định trong ngắn hạn

Trang 16

LAS SAS P

Y là sản lượng, Ῡ là sản lượng tự nhiên, P là mức giá, Pe là mức giá kì vọng

ᾳ là tham số cho biết sản lượng phản ứng như thế nào đối với những thay đổi bấtngờ của mức giá

1/ ᾳ : Độ dốc của đường AS

3 đặc tính của Phương trình SRAS:

- Pe cho trước,

Trang 17

L= LD(W/P) W/P

P2 P1

Y1 Y2 Y L2

Y1 Y2

Y

Y = F (L)

2.3.3 Bốn mô hình về tổng cung

Lý thuyết tiền lương cứng nhắc: Lý thuyết này cho rằng đường tổng cung ngắn hạn dốc

lên vì tiền lương danh nghĩa điều chỉnh chậm chạp hay “cứng nhắc” trong ngắn hạn Sựđiều chỉnh chậm chạp của tiền lương là do ràng buộc của các hợp đồng giữa người laođộng và doanh nghiệp, do các quy phạm xã hội hay do cảm nhận về sự công bằng

Do tiền lương không thay đổi ngay theo sự thay đổi của giá, nên mức giá thấp hơnlàm cho việc làm và sản xuất đem lại ít lợi nhuận hơn và điều này làm cho các doanhnghiệp giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ Trái lại, sự gia tăng mức giá làm giảmtiền lương thực tế, làm cho chi phí thuê lao động trở nên rẻ hơn Tiền lương thực tế thấphơn làm cho các doanh nghiệp thuê thêm lao động, lao động thuê thêm tạo ra nhiều sảnlượng hơn

Hình2.3 Mô hình tiền lương cứng nhắc.

Vì sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên?

Ngày đăng: 25/06/2015, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w