1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu kinh tế vĩ mô chuyên đề thâm hụt ngân sách

7 503 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1. Thâm hụt ngân sách chính phủ là gì ? Nó tác động như thế nào đến lãi suất, đầu tư và tăng trưởng kinh tế? 2. Áp dụng trần nợ công có thể ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ? 3. Tác động của thâm hụt cán cân vãng lai đến nợ công? 4. Vì sao lại sử dụng chỉ số tỷ lệ nợGDP để đánh giá nền tài chính của chính phủ ? 5. Ưu điểm cũng như nhược điểm của vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài đối với việc bù đắp thâm hụt ngân sách? 6. Tại sao Châu Âu không để Hy Lạp vỡ nợ ? 7. Vì sao nợ công của Nhật Bản cao nhưng không nguy hiểm ? 8. Theo đó, năm 2015, Bộ Tài chính lên dự toán thu NSNN năm 2015 là 911,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó thu nội địa 638,6 nghìn tỷ đồng; thu từ dầu thô 93 nghìn tỷ đồng với dự báo giá dầu thô sẽ ở mức 100 USDthùng. Tuy nhiên, đến nay, theo thống kê của Bộ Tài Chính bình quân 5 tháng đầu năm nay giá dầu đạt 58,7 USDthùng, giảm 41,3 USDthùng so với dự toán của Bộ. Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến thâm hụt ngân sách và nợ công ? Nhóm bạn có nhận xét gì 9. Cấu trúc chủ nợ của Việt Nam ? 10. Tỷ lệ nợ công của Nhật Bản > 110 % GDP, trong đó phần nợ từ hộ gia đình là 2,2 %. Vậy phần còn lại có nguồn từ đâu ? 11. Cách tính nợ công của Việt Nam khác thế giới chỗ nào ? Tại sao có sự khác nhau đó ? 12. Các hình thức cổ phần hóa, hợp đồng xây dựng chuyển giao BOT,BT,BTO có thực sự đem lại hiệu quả ?

TÀI LIỆU ÔN TẬP KINH TẾ VĨ MÔ CHUYÊN ĐỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH 1. Thâm hụt ngân sách chính phủ là gì ? Nó tác động như thế nào đến lãi suất, đầu tư và tăng trưởng kinh tế? Thâm hụt ngân sách chính phủxảy ra khi chi tiêu của chính phủ vượt quá nguồn thu của chính phủ. Khi thâm hụt ngân sách tăng cho thấy tiết kiệm của chính phủ mang giá trị âm và điều này làm giảm tiết kiệm quốc dân, làm giảm cung về vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp. Dẫn đến lãi suất trên thị trường tăng cao hơn làm thay đổi hành vi của những hộ gia đình và doanh nghiệp kéo theo là giảm sút trong đầu tư. Và hậu quả kéo theo là làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. 2. Áp dụng trần nợ công có thể ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ? Những cái trần về nợ công được đặt ra, ví dụ tỉ lệ nợ công/GDP, nghĩa vụ trả nợ so với tổng thu ngân sách hàng năm đều căn cứ vào các chuẩn mực quốc tế. Trên thực tế, có những nước nợ công rất lớn như Nhật Bản (nợ công chiếm 250% GDP) nhưng lại không có vấn đề gì, trong khi nợ bình quân của các nước bị khủng hoảng nợ trong khu vực đồng tiền chung châu Âu mấy năm gần đây chỉ dao động ở mức 80 -90% GDP, hi hữu với Hi Lạp có thể lên tới 130 -140% GDP. Trong lịch sử cũng chứng kiến các cuộc khủng hoảng tài chính, một số quốc gia phải tuyên bố vỡ nợ khi mà quy mô nợ công của họ chỉ dừng ở mức 30% GDP. Rõ ràng, quy mô nợ công quan trọng nhưng không nói lên tất cả. Quan trọng hơn cả là khả năng trả nợ. Để có khả năng trả nợ thì cần phải sử dụng nợ đó một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cần xem xét cơ cấu nợ, tỷ lệ các loại nợ trong tổng nợ công ra sao. Một vấn đề cũng rất đáng quan tâm là xem xét nợ công được sử dụng cho những mục đích gì, tức là đánh giá chất lượng của nợ. Tất cả những yếu tố này là cần thiết để thẩm định mức độ bền vững của nợ công. 3. Tác động của thâm hụt cán cân vãng lai đến nợ công? Khi cán cân vẵng lai thâm hụt, thu nhập của người cư trú từ người không cư trú ít hơn so với chi trả cho người không cư trú. Vì vậy quốc gia đang giảm thu nhập từ nước ngoài, và đang tích lũy thêm nghĩa vụ nợ nước ngoài. Điều này ngay lập tức tác động tiêu cực đến tỷ giá, gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Đối với quốc gia cần nhập khẩu nhiên liệu và nguyên liệu đầu vào sản xuất, cũng như các mặt hàng tiêu dùng như Việt Nam, đồng nội tệ mất giá sẽ đẩy lạm phát tăng lên. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá và cả nền kinh tế, tín nhiệm quốc gia sẽ bị hạ thấp. Ngoài ra, đồng nội tệ mất giá sẽ gia tăng nghĩa vụ trả nợ đối với nợ công nước ngoài. Quốc gia gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư cũng như giá cả cho các khoản vay quốc gia có xu hướng tăng lên, tăng gánh nặng nợ công. Do đó, Chính phủ phải chi nhiều tiền để cải thiện nền kinh tế và chi trả nợ công. Như vậy, thâm hụt cán cân vãng lai thường xuyên tác động tiêu cực đến nợ công, đặc biệt là nợ công nước ngoài. 4. Vì sao lại sử dụng chỉ số tỷ lệ nợ/GDP để đánh giá nền tài chính của chính phủ ? Biểu hiện của tỷ lệ nợ/GDP là một tiêu chuẩn để đánh giá điều già đang xảy ra với nền tài chính của chính phủ vì GDP là chỉ tiêu gần đúng về nền thuế của chính phủ và nguồn thu của chính phủ lại chủ yếu thu từ thuế. Nếu tỷ lệ nợ /GDP giảm dần cho thấy rằng mức nọ của chính phủ giảm so với khả năng của chính phủ trong việc tạo nguồn từ thuế. Cho thấy chính phủ đang chi tiêu trong phạm vi cho phép. Ngược lại khi tỷ lệ này tăng lên hàm ý nợ của chính phủ đang tăng lên so với khả năng tạo nguồn thu từ thuế. Từ đó có thể dự đoán được chính sách tài chính – tức chi tiêu và thuế của chính phủ sẽ nên điều chỉnh theo hướng nào. 5. Ưu điểm cũng như nhược điểm của vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài đối với việc bù đắp thâm hụt ngân sách? - Vay nợ trong nước: Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay các dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội và các ngân hàng. Ở Việt Nam, Chính phủ thường uỷ nhiệm cho Kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc; trái phiếu kho bạc; trái phiếu công trình. + Ưu điểm: Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. + Hạn chế : Việc tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước bằng nợ tuy không gây ra lạm phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ trong GDP liên tục tăng. Thứ nữa, việc vay từ dân trực tiếp sẽ làm giảm khả năng của khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước. - Vay nợ nước ngoài: Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trợ từ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế (Viện trợ nước ngoài :là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ của một nứoc nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA. Vay nợ nước ngoài : có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu bằng ngoaị tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng ) + Ưu điểm: nó là một biện pháp tài trợ ngân sách nhà nước hữu hiệu, có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng với quy mô lớn, có lãi suất ưu đãi từ các nước, đặc biệt là từ các TCTC quốc tế nhằm bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. + Hạn chế: Nó sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chính phủ. Đồng thời, nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều. Các khoản vay nợ nước ngoài sẽ tránh cho nền kinh tế nguy cơ lạm phát song lại gây ra rủi ro tỉ giá. 6. Tại sao Châu Âu không để Hy Lạp vỡ nợ ? Trả lời: Hy Lạp không phải là một nền kinh tế tách biệt với thế giới bên ngoài mà là một phần trong khu vực đồng tiền chung Eurozone và là thành viên của khối 27 quốc gia trong Liên minh châu Âu EU. Các quốc gia trong khu vực này có sự liên hệ kinh tế chặt chẽ, mật thiết và có tác động qua lại lẫn nhau. Khi nền kinh tế một quốc gia thành viên sụp đổ, cả nền kinh tế chung cũng không tránh khỏi mất mát nghiêm trọng. Các ngân hàng tại nhiều nước thành viên trong khu vực Eurozone và EU đều đang nắm giữ lượng lớn trái phiếu chính phủ Hy Lạp. Nếu vỡ nợ, chính phủ Hy Lạp sẽ mất khả năng thanh toán những khoản nợ khổng lồ kể trên và kéo cả hệ thống ngân hàng các nước thành viên EU chao đảo. Bên cạnh đó, Hy Lạp là một thành viên trong khu vực đồng tiền chung Euro, một trong số những đồng tiền chủ chốt trong giao dịch thương mại toàn cầu. Khi đồng tiền này sụp đổ, thương mại của tất cả các nước có liên quan đều sẽ rơi vào tình trạng khó khăn. Trong đó, bao gồm cả những nước có quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu và cả những nước thứ 3 chịu ảnh hưởng lây lan. 7. Vì sao nợ công của Nhật Bản cao nhưng không nguy hiểm ? Trả lời: Lãi suất trái phiếu chính phủ ổn định và ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế. Phần lớn nợ công Nhật Bản nằm trong tay các nhà đầu tư nội địa. Lãi suất thấp nên chi phí nợ thấp hơn nhiều so với các nước khác ( là do chính sách tiền tệ của Nhật Bản ). 8. Theo đó, năm 2015, Bộ Tài chính lên dự toán thu NSNN năm 2015 là 911,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó thu nội địa 638,6 nghìn tỷ đồng; thu từ dầu thô 93 nghìn tỷ đồng với dự báo giá dầu thô sẽ ở mức 100 USD/thùng. Tuy nhiên, đến nay, theo thống kê của Bộ Tài Chính bình quân 5 tháng đầu năm nay giá dầu đạt 58,7 USD/thùng, giảm 41,3 USD/thùng so với dự toán của Bộ. Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến thâm hụt ngân sách và nợ công ? Nhóm bạn có nhận xét gì ? Trả lời: Thu từ dầu thô chiếm tỷ lệ khoảng 11% trong tổng thu ngân sách nên vấn đề giá dầu giảm hơn so với dự tính là vấn đề đáng lo ngại nguồn thu ngân sách giảm nên theo ý kiến nhóm thì cần bù đắp khoảng thấp hơn dự tính đó bằng các nguồn thu khá, đồng thời cắt giảm chi tiêu dứt khoát, kỷ luật ngân sách phải nghiêm. Ngoài ra theo Bộ Tài Chính còn chia sẻ: giữ lại 10% dự toán chi thường xuyên của 8 tháng cuối năm 2015 của các đơn vị sử dụng ngân sách và 50% dự phòng của ngân sách các cấp để chủ động xử lý khi nguồn thu NSNN giảm lớn. 9. Cấu trúc chủ nợ của Việt Nam ? Trả lời: Theo đó, các chủ nợ lớn nhất của Việt Nam năm 2012 là Nhật Bản (34,5% tổng nợ), WB (28,8%) hay ABD (15,5%) và Đức (9,8%). Như vậy, phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu định giá bằng các động tiền mạnh như JPY, SDR, USD và EUR. 10. Tỷ lệ nợ công của Nhật Bản > 110 % GDP, trong đó phần nợ từ hộ gia đình là 2,2 %. Vậy phần còn lại có nguồn từ đâu ? Trả lời: Phần còn lại là nằm trong tay các nhà đầu tư nội địa, các doanh nghiệp trong nước. 11. Cách tính nợ công của Việt Nam khác thế giới chỗ nào ? Tại sao có sự khác nhau đó ? Trả lời: Cách tính nợ công của Việt Nam không tính phần công ích, BHXH, DNNN. Do Việt Nam là nước Xã Hội Chủ Nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng và lấy nền kinh tế nhà nước làm chủ thể. Bên cạnh đó ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại chia sẻ: Luật Quản lý nợ công hiện nay đang theo các thông lệ tốt của quốc tế và các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB chấp nhận cách tính nợ công của Việt Nam. 12. Các hình thức cổ phần hóa, hợp đồng xây dựng chuyển giao BOT,BT,BTO có thực sự đem lại hiệu quả ? Trả lời: Nhóm sẽ nghiên cứu sâu hơn vấn đề này để trả lời bạn. 13. Nhóm có ý kiến gì về nhận định sau: Hiện nay cách tính nợ công của Việt Nam chưa đúng với chuẩn quốc tế, khiến cho việc đánh giá nợ công chưa chính xác, và tiềm ẩn rủi ro. Trả lời: Nhóm đồng ý với ý kiến của chuyên gia này . TÀI LIỆU ÔN TẬP KINH TẾ VĨ MÔ CHUYÊN ĐỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH 1. Thâm hụt ngân sách chính phủ là gì ? Nó tác động như thế nào đến lãi suất, đầu tư và tăng trưởng kinh tế? Thâm hụt ngân sách. thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. + Hạn chế : Việc tài trợ thâm hụt ngân sách. liên hệ kinh tế chặt chẽ, mật thiết và có tác động qua lại lẫn nhau. Khi nền kinh tế một quốc gia thành viên sụp đổ, cả nền kinh tế chung cũng không tránh khỏi mất mát nghiêm trọng. Các ngân hàng

Ngày đăng: 25/06/2015, 20:31

Xem thêm: Tài liệu kinh tế vĩ mô chuyên đề thâm hụt ngân sách

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w