TÀI LIỆU ÔN TẬP KINH TẾ VĨ MÔ CHUYÊN ĐỀ BẪY THANH KHOẢN VÀ LẠM PHÁT Câu 1: Theo lý thuyết, nền kinh tế của một quốc gia rơi vào bẫy thanh khoản, làm thế nào để thoát khỏi tình trạng dó? Trả lời : Dựa vào mô hình IS-LM có thể giải thích hiện tượng bẫy thanh khoản bằng đồ thị trên: - Y chính là GDP của một nền kinh tế, Y= C+I+G ( C: tiêu dùng, I : đầu tư, G: chi tiêu chính phủ ). - i: Interest, lãi suất Trong thời kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ làm cho LM di chuyển sang phải thành LM'. Điểm cân bằng của nền kinh tế trước đây là Y*, và cũng không thay đổi khi LM thành LM'. Hay nói cách khác, mọi nỗ lực từ nới lỏng chỉnh sách tiền tệ đều thất bại trong việc thúc đẩy nền kinh tế. Do đó nếu lựa chọn chính sách tài khóa mở rộng. Một sự dịch chuyển đường IS qua IS’’, sẽ thúc đẩy nền kinh tế, Y sẽ chạy từ Y* qua Y'', mà không cần làm cho lãi suất thay đổi. Câu 2: Từ năm 2011 trở lại đây, tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm (năm 2014 là 2,8%). Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong giai đoạn này cũng thấp, dân chúng ngại gửi tiền vào ngân hàng do lãi suất tiền gửi thấp. Giả sử bạn có 1 khả năng điều hành chính sách vĩ mô nền kinh tế Việt Nam, bạn nhận định như thế nào về thực trạng trên và sẽ thực hiện chính sách gì để cứu vãn nền kinh tế? Trả lời: - Tỷ lệ lạm phát từ năm 2011 trở lại đây có xu hướng giảm mạnh, nếu tình trạng trên còn tiếp diễn, tỷ lệ lạm phát trong những năm tới có thể âm và Việt Nam có thể rơi vào tình trạng giảm phát, nặng hơn nữa sẽ rơi vào vẫy thanh khoản. - Thực tế cho thấy, lãi suất tiền gửi ở Việt Nam hiện nay xuống thấp, dân chúng có xu hướng giữ tiền mặt/ngoại tệ/vàng hơn là gửi tiết kiệm trong các ngân hàng. Các ngân hàng hiện tại lại đang tập trung xử lý nợ xấu, nguồn vốn bị đọng trong các khoản tín dụng không thu hồi được khá nhiều, trong khi nguồn huy động từ dân chúng lại tăng chậm. Do vậy, việc tiếp tục hạ lãi suất để kích thích đầu tư không mang lại hiệu quả cao. Do vậy, chính sách tiền tệ trong tình hình hiện nay là không hiệu quả. Nếu là nhà điều hành chính sách, cần thực hiện chính sách tài khóa thay vì chính sách tiền tệ. Cần chấp nhận thâm hụt ngân sách, chi đầu tư chính phủ vào những dự án trọng điểm để kích cầu nền kinh tế, đưa nền kính tế phục hồi, thoát khỏi tình trạng giảm phát. Câu 3: Bẫy thanh khoản là gì ?Việt Nam dính “bẫy tiền” hay “bẫy thanh khoản” ? Trả lời: Lãi suất danh nghĩa tiến gần tới mức bằng 0 nên khi NHTW chủ ý tăng cung tiền, tăng thanh khoản để giảm lãi suất thực nhằm tăng tín dụng cho nền kinh tế qua đó tăng nhu cầu đầu tư, tiêu dùng và cuối cùng là tăng GDP, mở rộng sản xuất và giảm thất nghiệp, nhưng mục tiêu cuối cùng (GDP, việc làm) không tăng, mục tiêu trung gian (M), số nhân tiền tệ giảm mạnh và tiền quay vào lại tài khoản NHTW. Lãi suất tiền gửi ở NHTW quá cao trong khi lãi suất thị trường không giảm xuống mức mục tiêu, số nhân tiền 2 tệ giảm mạnh, tức là cung tiền cơ sở tăng nhưng tín dụng hay và M2 không tăng hoặc điều chỉnh giảm. Trong cả hai trường hợp, chính sách tiền tệ đóng vai trò kích thích nền kinh tế đều mất tác dụng. Bẫy thanh khoản sẽ dẫn tới suy thoái vì: - Nếu lãi suất thấp nó sẽ làm: (1) Giảm phát kỳ vọng làm tăng giá trị thực của các khoản nợ (2) Khả năng trả nợ của người vay yếu đi do mức tiêu dùng và đầu tư giảm sâu hơn (3) Ngân hàng gia tăng các khoản nợ xấu và do vậy họ phải cắt giảm tín dụng kéo thu chu trình giảm đầu tư và tiêu dùng. - Nếu lãi suất cao nó sẽ làm tăng việc nắm giữ các tài sản tài chính và qua đó làm tăng rủi ro của hệ thống tài chính. Việt Nam: Trong những tháng đầu năm 2012 các NHTM nhóm G12 hiện tại cũng dư thanh khoản và họ cũng quay trở lại mua trái phiếu chính phủ và gửi vượt dữ trự bắt buộc tại NHNN hay mua tín phiếu của NHNN phát hành. Tín dụng vì thế vẫn tăng trưởng âm và gần đây nhiều lo ngại cho rằng Việt Nam đang dính bẫy thanh khoản. Có một vài điểm khác biệt ở Việt Nam: (1)Việt Nam trong giai đoạn vừa qua không có định hướng tăng cung tiền để tăng GDP và việc làm mà mục tiêu chính của giai đoạn vừa qua chủ yếu là để đảm bảo thanh khoản cho các NHTM. Do vậy không thể gọi là dính bẫy được vì thiếu yếu tố đầu tiên. (2)Nền kinh tế các nước Phương Tây phụ thuộc chủ yếu vào tiêu dùng đặc biệt là tiêu dùng tư nhân do năng lực sản xuất dư thừa. Người dân các nước Phương Tây chủ yếu tiêu dùng bằng tín dụng (Tiêu dùng trước trả nợ sau), do vậy khi nền kinh tế suy thoái, nguy cơ thất nghiệp tăng cao thì người dân tại các nước này có xu hướng phòng thủ chứ không 3 tăng tiêu dùng. Trong khi đó, vấn đề của Việt Nam phải đối mặt là các khoản đầu tư công không hiệu quả, việc chi tiêu quá mức vào các hàng hóa xa xỉ, hàng lâu bền được trả góp và điều này đã đẩy lạm phát tăng cao trong khi lãi suất danh nghĩa lại không tăng tương ứng khiến lãi suất thực là số âm. Lãi suất thực âm làm cho các tài sản tài chính, tài sản thực trở nên kém hấp dẫn khiến các nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ các tài sản như vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh. Với việc thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ thặt chặt trong hơn 1 năm qua vừa qua đã giúp lạm phát quay trở lại mức 1 con số và lãi suất thực đã dương trở lại. Việc lạm phát giảm là do sự cắt giảm tổng cầu: (i) Lãi suất danh nghĩa cao đã cắt giảm đầu tư công kém hiệu quả. (ii) Cắt giảm chi tiêu hàng hóa xa xỉ. (iii) Cắt giảm hoạt động đầu cơ vào các lĩnh vực bất động sản, vàng, ngoại tệ… Vì vậy, việc tăng trưởng giảm trong ngắn hạn do mức cầu giảm chứ không phải do tổng cung suy sụp. Như vậy, với việc lạm phát ổn định ở mặt bằng thấp như thời gian qua và lãi suất giảm xuống thấp hơn chỉ số ROIC thì lúc đó sức tăng trưởng sẽ bắt đầu hồi phục sẽ phục hồi trở lại khi đầu tư tư nhân sẽ được mở rộng. Tóm lại, các biểu hiện của nền kinh tế Việt Nam rõ ràng không phải là một quốc gia rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản. Câu 4: Tại sao nói ưu tiên tiết kiệm là nguyên nhân của bẫy thanh khoản? Giải thích? Trả lời: Vì Bẫy thanh khoản xảy ra trong thời kỳ suy thoái và triển vọng về kinh tế ảm đạm. Người dân/doanh nghiệp/ngân hàng đang rất bi quan về tương lai vì vậy đề phòng rủi ro bằng cách tăng cường tiết kiệm hơn là mang tiền ra chi tiêu, đầu tư. Sự gia tăng trong tiết kiệm này đồng nghĩa với tiêu dùng sẽ giảm sút. Do đó ưu tiên tiết kiệm càng dẫn đến bẫy thanh khoản. Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến suy kiệt tín dụng ? Trả lời: 4 Suy kiệt tín dụng do các nguyên nhân sau: - Thứ nhất, nguồn vốn để cho vay của các ngân hàng thương mại giảm mạnh và đột ngột, khiến đường cung tín dụng dịch chuyển sang trái - Hai là, rủi ro tín dụng tăng mạnh và sự không chắc chắn gia tăng, dẫn đến việc các ngân hàng TMCP thận trọng quá mức khiến NHTM hoặc là điều chỉnh tăng quá cao mức lãi suất cho vay, hoặc là thu hẹp cho vay, hoặc là thực hiện đồng thời cả hai - Ba là, chi phí tài trợ vốn vay tăng cao đột biến khiến NHTM cũng phải điều chỉnh tăng mạnh lãi suất cho vay tương ứng - Bốn là sự mất cân đối cung cầu tín dụng đột ngột và không được điều chỉnh kịp thời Câu 6: Nguyên nhân nào đưa Nhật Bản đến cuộc suy thoái kinh tế kéo dài trên 10 năm (1990 – 2000) còn gọi là “Một thập kỷ mất mát” của Nhật Bản ? Trả lời: * Nguyên nhân : Tháng 9/1985, Hiệp định Plaza được ký kết tại New York giữa các nước thành viên nhóm G-5, gồm Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Anh và Pháp. Nội dung của hiệp định nêu trên, trước hết liên quan đến các vấn đề tỉ giá hối đoái và mục tiêu của hiệp định là sự can thiệp của G-5 vào thị trường hối đoái để làm giảm giá đồng USD so với đồng mác của Đức và đồng yên Nhật Bản. Trên thực tế, sau khi chấm dứt Hiệp định Bretton Woods năm 1973, các nước G-5 đã đánh giá rằng cần phải can thiệp vào thị trường để bình ổn các tỉ giá hối đoái và như vậy sẽ giúp được Mỹ chống lại bong bóng đầu cơ đồng USD. Tuy nhiên, hiệp định ký kết tại New York đã gây tai họa thực sự cho Nhật Bản bởi vì đồng yên tăng giá đã giáng mạnh vào xuất khẩu hàng hóa, kết quả là tăng trưởng kinh tế của đất nước Mặt Trời mọc đã tụt dốc từ 4,4% xuống còn 2,9% trong chưa đầy một năm. Nhật Bản đã bị đẩy vào thế kẹt gọng kìm bởi nước này có thói quen gửi tín dụng ngoại tệ ở nước ngoài chủ yếu bằng đồng USD. Năm 1986, Nhật Bản quyết định thu hồi khoản dự trữ này về nước để tránh tổn thất thêm trong bối cảnh đồng USD tiếp tục sụt giá. Đồng 5 thời, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua một chính sách tiền tệ dựa vào tín dụng dễ dãi, với lãi suất giảm từ 5% xuống còn 2,5%. Nhưng bong bóng đầu cơ khổng lồ được khuyến khích nhanh chóng bởi lãi suất thấp đã khiến chính phủ lo sợ, dẫn đến quyết định tăng lãi suất trở lại từ 2,5% lên 6% năm 1990. Nỗ lực ngăn chặn được đưa ra quá muộn khiến bong bóng đầu cơ nổ tung cùng với thị trường. * Hậu quả : Trong vòng chưa đầy 3 năm, chỉ số Nikkei được đánh giá 40.000 điểm năm 1989 đã lao dốc, chỉ còn 15.000 điểm năm 1992, tức là mất giá tới hơn 63%. Lĩnh vực bị động chạm nhiều nhất là bất động sản, xuất phát điểm của bong bóng đầu cơ, nơi ghi nhận sự sụt giảm giá trị tới hơn 80% trong thời gian đầu và cuối những năm 1990. Con số báo động nhất đương nhiên thuộc về tỉ lệ thất nghiệp, từ 2,1% tăng đến 4,7% quá cao ở một đất nước như Nhật bản. Có thể đây là con số bình thường đối với nhiều nước phương Tây, nhưng cần phải đặt mình vào văn hóa Nhật Bản, nơi có truyền thống các lao động luôn giữ vị trí công việc cho tới khi nghỉ hưu. Cũng cần biết rằng trước đó, tỉ lệ thất nghiệp tại nước này chưa bao giờ vượt qua ngưỡng 3%. Sự sụt giảm các giá trị chứng khoán dẫn đến sụt giảm giá trị của chỉ số Nikkei đã khiến các thể chế tài chính cho vay, chẳng hạn các ngân hàng, phải tìm cách thu hồi nợ và trong điều kiện rất nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả. Vấn đề là ở chỗ thay vì buộc các doanh nghiệp này phải tiến hành thủ tục pháp lý để tuyên bố phá sản, các thể chế tài chính đã chọn cách cho vay tiếp để các đối tượng này có thể trả lãi suất cho các khoản vay trước đó. Rất khó để thoát khỏi vòng luẩn quẩn với biện pháp phản tác dụng này. Tóm lại, Nhật Bản đã chấm dứt nhiều thập kỷ kinh tế thịnh vượng chỉ trong vòng 10 năm mất mát. Kinh tế Nhật Bản không còn vận hành trơn tru, Chính phủ Nhật không thể tìm được một phương thuốc hữu hiệu và người Nhật Bản đã mất niềm tin đối với giới lãnh đạo được cho là che giấu sự thật trong cái lợi ích riêng. Câu 7: Bằng cách nào tạo ra kỳ vọng lạm phát để giúp nền kinh tế thoát khỏi “bẩy thanh khoản”? Trả lời 6 Khi nền kinh tế rơi vào bẩy thanh khoản: Lãi suất danh nghĩa tiến gần hoặc thậm chí là bằng 0%, cho nên việc tăng cung tiền không chuyển thành nguồn cho đâu tư và khi đó chính sách tiền tệ trở nên mất tác dụng, dẫn đến tổng cầu giảm. Tổng cầu giảm làm cho sản lượng nền kinh tế giảm theo. Ta có hàm sản lượng: Y = C + I + G + X –M Một trong những cách giúp nền kinh tế tăng sản lượng vượt qua bẩy thanh khoản theo Paul Krugman là Chính phủ tạo ra kỳ vọng lạm phát bằng cách: Phá giá đồng nội tệ: Khi phá giá đồng nội tệ thì sẽ kích thích xuất khẩu, xuất khẩu tăng (X) dẫn đến xuất khẩu ròng (NX), dẫn đến đầu tư tăng (I), dẫn đến lãi suất tăng (r), dẫn đến tổng cầu tăng (AD), dẫn đến sản lượng nền kinh tế tăng theo (Y), dẫn đến đường IS dịch chuyển sang phải, nền kinh tế thoát khỏi bẩy thanh khoản. Giảm thuế thu nhập kích thích tiêu dùng: C -> I -> r -> AD -> Y -> Đường IS dịch chuyển sang phải, nền kinh tế thoát khỏi bẩy thanh khoản. Ngoài ra Chính phủ còn thực hiện bằng các theo đuổi mục tiêu lạm phát, chính sách truyền thông – cam kết chính sách và mục tiêu (ví dụ như mục tiêu lãi suất trong dài hạn. YL: sản lượng khi xảy ra bẩy thanh khoản Y*: sản lượng sau khi thực hiện các biện pháp tạo ra kỳ vọng lạm phát. 7 0 r* Y* Y L +l r LM IS* Y IS S Câu 8: Theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về việc quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD , CN ngân hàng nước ngoài có quy định NHTM được phép sử dụng 60%vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đối với nội tệ nhưng không đối với ngoại tệ thì không. Như vậy theo nhóm bạn thì có cần thiết áp dụng quy định này đối với cho vay ngoại tệ không? Nếu có thì tỷ lệ áp dụng đối với cho vay ngoại tệ là bao nhiêu Trả lời : Không cần thiết áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đối với ngoại tệ vì rủi ro tỷ giá rất cao và ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Tương lai hình thức cho vay bằng ngoại tệ có thể chấm dứt Câu 9: Trong phần trình bày của nhóm 6, nhóm phản biện thấy có một số nội dung cần chỉnh lại. Cụ thể, nhóm trình bày rằng: - Hiện nay Việt Nam có áp dụng một số chính sách thận trong như: chỉ cấp tín dụng tối đa 80% giá trị tài sản đảm bảo → Thực tế Việt Nam vẫn cấp tín dụng không đảm bảo bằng tài sản nếu khách hàng đáp ứng các điều kiện vay tín chấp. - Việt Nam thực hiện chính sách thận trọng vĩ mô bằng hệ số an toàn vốn, CAR tính bằng Tổng tài sản có/Tổng tài sản có rủi ro quy đổi → Cần chỉnh lại vì CAR tính bằng Tổng vốn tự (tức vốn cấp 1 + vốn cấp 2)/Tài sản có rủi ro quy đổi. Trả lời: Nhóm 6 đồng ý với ý kiến của nhóm phản biện và sẽ chỉnh lại nội dung Câu 10: Hiện nay, một trong những chính sách thận trọng vĩ mô của Ngân hàng nhà nước là hạn chế cho vay USD. Chỉ cho vay USD đối với những doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, có nguồn thu USD. Nhóm bạn đánh giá thế nào về chính sách thận trọng này của ngân hàng nhà nước? Và vì sao lại chỉ quy định đối với đồng USD mà không quy định với các ngoại tệ khác? Trả lời: - Việc quy định giới hạn cho vay đồng USD hiện nay của Ngân hàng nhà nước là phù hợp với thực trạng kinh tế của Việt Nam. Nếu Ngân hàng Nhà nước không áp dụng 8 chính sách thận trọng này thì khả năng nền kinh tế Việt Nam bị đô la hóa là rất lớn. Mặt khác Việt Nam đang là nước nhập siêu, nhu cầu USD để thanh toán hiện tại đã là rất lớn, nếu để các doanh nghiệp vay vốn bằng USD mà không có nguồn thu để trả, cấu USD tăng mạnh gây áp lực lên tỷ giá, ảnh hưởng đến tình hình vĩ mô nền kinh tế - Hiện tại, đồng tiền thanh toán nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là USD, nên Ngân hàng nhà nước mới chỉ quy định với USD. Dần dần ngân hàng nhà nước sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý với các ngoại tệ khác. Câu 11: Thực tế, mặc dù Nhà nước đưa ra các chính sách thận trọng vĩ mô như: hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo, hạn chế cho vay USD với các doanh nghiệp không có nguồn thu USD…Tuy nhiên, các doanh nghiệp, kể cả những tổ chức như các ngân hàng thương mại vẫn thiết kế ra những sản phẩm tín dụng đặc biệt để lách các các quy định này. Nhóm bạn đánh giá thế nào về thực trạng trên? Liệu chính sách thận trọng vĩ mô có hiệu quả không? Trả lời: Chính sách thận trọng vĩ mô là một khái niệm còn khá mới ở Việt Nam. Do vậy, Nhóm nhận thấy các cơ quan nhà nước hiện nay chưa có hành lang pháp lý cụ thể để đảm bảo chính sách vĩ mô được thực thi. Tuy nhiên, ít hay nhiều, chính sách thận trọng vĩ mô đã đưa ra ít nhiều có hiệu quả, hạn chế rủi ro cho nền kinh tế. Câu 12: Mối quan hệ giửa bẫy thanh khoản và giảm phát Trả lời: Bẫy thanh khoản dẫn tới giảm phát: Khi nền kinh tế suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng và kích thích đầu tư tư nhân dẫn tới tăng tổng cầu, thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất là liên tục và xuống thấp quá mức thì theo lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản (lãi suất chính là cái giá để người ta hy sinh sự ưa chuộng tính thanh khoản của tiền mặt), mọi người sẽ giữ tiền mặt chứ không gửi vào 9 ngân hàng hay đầu tư vào các tài sản tài chính. Hậu quả là đầu tư tư nhân khó có thể được thúc đẩy vì ngân hàng không huy động được tiền gửi thì cũng không thể nào cho xí nghiệp vay và chứng khoán không bán được thì xí nghiệp cũng không huy động được vốn. Chính sách tiền tệ trở nên bất lực trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là bất lực trong kích thích tổng cầu. Tổng cầu tiếp tục giảm dẫn đến giảm phát. Giảm phát dẫn tới bẫy thanh khoản: Giảm phát trong hầu hết các trường hợp đều xuất phát từ sự sụt giảm của tổng cầu. Giảm phát làm tổng chi tiêu giảm dẫn đến nền kinh tế bị suy thoái. Để giải quyết vần đề trên, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện nới rộng kinh tế để kích thích đầu tư tư nhân, kích thích sản xuất cung ứng hàng hóa cho nền kinh tế. Một trong những biện pháp đầu tiên và ưu tiên là giảm lãi suất để kích cầu. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách kích cầu bằng việc giảm lãi suất quá nhanh và liên tục đến mức quá thấp làm cho chi phí cơ hội giữa việc giữ tiền và gửi tiết kiệm là như nhau. Trong trường hợp này, người dân có xu hướng giữ tiền nhiều hơn. Như vậy chính sách tiền tệ một lần nữa không thực hiện được vai trò của mình, trong khi trông đợi của người dân là càng ngày lãi suất và giá cả càng giảm thì nhà đầu tư tư nhân lại khó có thể tiếp cận nguồi vốn dù lãi suất đã giảm. Kết quả là nền kinh tế lại rơi vào bẫy thanh khoản khi chính sách tiền tệ lại trở nên bất lực. Cuối cùng cái vòng luẩn quẩn chống giảm phát lại phát sinh bẫy thanh khoản, chống bẫy thanh khoản lại phát sinh giảm phát cứ bám lấy nền kinh tế nếu ngân hàng trung ương cũng như những nhà hoạch định chính sách không có một biện pháp thích hợp và hữu hiệu. Trên thế giới trong nhiều năm qua cũng đã có không ít quốc gia đã phải vất vả để giải quyết bài toán giảm phát và bẫy thanh khoản. 10 . TÀI LIỆU ÔN TẬP KINH TẾ VĨ MÔ CHUYÊN ĐỀ BẪY THANH KHOẢN VÀ LẠM PHÁT Câu 1: Theo lý thuyết, nền kinh tế của một quốc gia rơi vào bẫy thanh khoản, làm thế nào để thoát. tục giảm dẫn đến giảm phát. Giảm phát dẫn tới bẫy thanh khoản: Giảm phát trong hầu hết các trường hợp đều xuất phát từ sự sụt giảm của tổng cầu. Giảm phát làm tổng chi tiêu giảm dẫn đến nền kinh. chống giảm phát lại phát sinh bẫy thanh khoản, chống bẫy thanh khoản lại phát sinh giảm phát cứ bám lấy nền kinh tế nếu ngân hàng trung ương cũng như những nhà hoạch định chính sách không có