Câu 4: VỠ TC: Nguyên nhân, triệu chứng, CĐ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn sản (Trang 27)

Định nghĩa:

I. VTC trong thời kì có thai

1. Nguyên nhân

• Sẹo mổ cũ: sẹo mổ lấy thai ở thân tử cung, Khâu lại TC vỡ,Khâu lỗ thủng TC, bóc tách nhân xơ, tạo hình tử cung = PT strassmann…)

• Thường liên quan đến bất thường ở tử cung như :Tử cung bé, tử cung kém phát triển • Tai nạn , sang chấn trực tiếp

2. Triệu chứng

Triệu chứng ko điển hình , thường ko có triệu chứng dọa vỡ tử cung

= Triệu chứng do vỡ tử cung + chảy máu trong ổ bụng : • Cơ năng

 Đau bụng :+ tự nhiên , đau nhiều ở túi cùng tử cung, đôi khi bệnh nhân thấy đau khu trú nhiều hơn ở vị trí tử cung bị can thiệp ( vd : bóc nhân xơ hay là đau đoạn dưới ở người mổ lấy thai cũ )

+ Đau ngày càng tăng , đau trội lên rồi lan ra toàn bụng

 Ko thấy thai đạp

 ra máu âm đạo : máu đỏ tươi, máu loãng máu cục • Toàn thân : Triệu chứng do sốc do đau và mất máu :

Thực thể

 DH của vỡ TC : - TC ko còn hình dạng ban đầu

- Sờ thấy thai nằm dưới thành bụng , cạnh đó có 1 khối khác là khối của tử cung

- Nghe tim thai ko thấy ( TH vỡ tử cung hoàn toàn , thai nhi bị đẩy vào ổ bụng thường chết nhanh chóng do bong rau )

- Thăm âm đạo ko thấy ngôi thai , có máu đỏ tươi theo tay

 Dấu hiệu của chảy máu ổ bụng : Bụng chướng, CƯPM, gõ đục 3. CLS

Siêu âm : bụng đầy dịch , thai bị đẩy ra khỏi buồng tử cung XN : giảm HC, Hb, Hct

II. Vỡ TC trong CD

1. Nguyên nhân: giống dọa vỡ 2. Triệu chứng

a, Lâm sàng

Nếu ko được xử trí dọa vỡ tử cung => vỡ tử cung thật sự. Trên thai phụ có dấu hiệu dọa vỡ như mô tả ở trên xuất hiện:

• Cơ năng

 Cơn đau trội lên rồi đột ngột hết đau , đồng thời ko thấy cơn co tử cung nữa

 ra máu âm đạo: máu tươi và máu cục • Toàn thân

 Sản phụ đau : kêu la, lăn lộn, vã mồ hôi...

 Xuất hiện các dấu hiệu sốc : da nhợt nhạt, thở nông, niêm mạc mắt trắng bệch, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt

• Thực thể

 Nhìn :Tử cung ko còn hình ảnh quả bầu nậm , ko còn dấu hiệu Bandl – Frommel

 Sờ : - Ko còn cơn co tử cung - PƯTB, CƯPM khắp bụng

- Nếu thai nhi đã bị đẩy vào trong ổ bụng :Sờ thấy các phần thai nhi nằm ngay dưới thành bụng . Tử cung là 1 khối nằm cạnh thai nhi

- Nếu thai nhi vẫn còn nằm trong buồng tử cung +Vẫn còn thấy hình dáng tử cung

+ Không sờ thấy các phần thai nhi dưới thành bụng + Sờ vào đoạn dưới có 1 điểm đau chói -> nơi tử cung vỡ

 Gõ đục vùng thấp hoặc toàn bụng

 Nghe : ko có tim thai hoặc suy thai trong TH vỡ tử cung ko hoàn toàn

 Thăm âm đạo : máu tươi theo tay

+ ko thấy ngôi thai hoặc ngôi thai cao, đẩy lên dễ dàng nếu thai nằm trong ổ bụng

+ Có thể thấy nguyên nhân đẻ khó như khung chậu hẹp , u tiền đạo • Vỡ tử cung phức tạp

 Sonde tiểu : nếu ra máu đỏ và nhiều là có tổn thương bàng quang ( dấu hiệu gợi ý nhiều nhất đến vỡ tử cung trong chuyển dạ là thông tiểu có lẫn máu )

 Đại tiện ra máu : vỡ trực tràng

• Đôi khi ko có các dấu hiệu trên mà phát hiện nhờ KSTC sau khi đẻ đường dưới hoặc phát hiện trong mổ

b, cận lâm sàng : o Siêu âm :

 Thai nằm trong ổ bụng , tim thai mất  Khối tử cung nằm bên cạnh

 Dịch ổ bụng nhiều o Chọc dò ổ bụng :máu ko đông o CTM

III. Xử Trí 1. Nguyên tắc

- Mổ cấp cứu càng sớm càng tốt, ko nên quá vôi vàng , cũng ko nên chờ để cố gắng làm cho bệnh nhân đủ đk phẫu thuật

- Hồi sức tích cực trước, trong, sau mổ

- Nếu lâm sàng ko rõ phải mổ thăm dò tránh bỏ sót TH vỡ tử cung dưới phúc mạc - Nếu vỡ tử cung ở xa nơi có đk phẫu thuật có thể hồi sức và mời tuyến trên về nếu tình

trạng bệnh nhân ko cho phép di chuyển 2, Cụ thể :

- Hồi sức tích cực: Đặt vài đường TM: truyền dịch , truyền máu để bù khối lượng tuần hoàn và bồi phụ điện giải

- Giảm đau, giảm co , trợ tim

Mổ cấp cứu : vừa hồi sức vừa mổ

- Khi vào ổ bụng -> lấy thai ra, hồi sức sơ sinh.

- Xử trí tổn thương ở tử cung phụ thuộc vào : tuổi , nhu cầu sinh con , mức độ tổn thương , tình trạng toàn thân , đk tại chỗ và kinh nghiệm PTV

+ Bảo tồn : trẻ, muốn có con , tổn thương sạch, nhỏ gọn , thời gian chưa lâu =>có thể cắt lọc và xén gọn mép vết rách rồi khâu lại

+ Cắt tử cung : lớn tuổi , đủ con , vết thương rộng và nham nhở, thởi gian đã lâu, nhiễm khuẩn, vết rách phức tạp (vỡ cả bàng quang).

+ Lau sạch ổ bụng : nếu ổ bụng sạch, mới vỡ, ko cần dẫn lưu , nếu ổ bụng bẩn, nghi ngờ nhiễm trùng nên dẫn lưu ổ bụng

- Chú ý ktra xem có tổn thương phối hợp ruột và bàng quang ko

Sau mổ

- Dùng kháng sinh liều cao , phối hợp ,

- Theo dõi chặt chẽ trong thời kì hậu phẫu để phát hiện nhiễm khuẩn sau mổ - Hồi sức, nâng cao thể trạng

- Tư vấn cho bệnh nhân

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn THI tốt NGHIỆP môn sản (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w