Đại cương: Suy thai cấp tính trong CD là 1 tình trạng thiếu O2 đến thai khi có cơn co TC , đe
dọa đén sự sống và sức khỏe của thai nhi, có thể để lại di chứng về PTTTVĐ của trẻ sau này - Là 1 trong những cấp cứu trong sản khoa cần phát hiện và xử lý kịp thời
I. Nguyên nhân : 3 nhóm
1.Cơn co TC bất thường
- CCTC cường tính làm giảm lưu lượng tuần hoàn ở hồ huyết, kéo dài thời gian ứ trệ máu trong hồ huyết -> thiếu O2 và đọng CO2 ở thai-> suy thai
- CCTC cường tính: nguyên phát or thứ phát do bất tương xứng thai - khung chậu (hay gặp), có thể do dùng thuốc oxytocin không đúng.
- Cơn co tử cung cường tính có thể là :
+ Tăng tần số cơn co (cơn co mau). + Tăng cườngđộ cơn co (cơn co mạnh).
+ Tăng cả tần số và cườngđộ (cơn co mau mạnh) 2. CD kéo dài bất thường
- 1 số TH CTC mở rất chậm hoặc ko mở => cuộc CD kéo dài=> mệt mỏi, lo lắng cho SP => RL cơn co TC => suy thai
3. Các nguyên nhân khác
CCTC bình thường có thể gây ra suy thai vì trao đổi mẹ -con bị rối loạn do các bệnh lý khác ra • Nguyên nhân về phía mẹ
- Cung cấp máu cho hồ huyết khôngđủ :
+ Mạn tính : Nhiễm độc thai nghén, thai già tháng, bệnh huyết áp cao sẵn có... các bệnh này thường làm cho thai suy dinh dưỡng, dễ có nguy cơ bị suy thai cấp tính trong CD + Cấp tính : Các tình trạng choáng (rau tiềnđạo, rau bong non...).
+ Tụt huyết áp do nằm ngửa, dùng thuốc hạ huyết áp quá liều, choáng do các phương pháp giảm đau (gây tê ngoài màng cứng có thể tụt huyết do liệt mạch). –
- Độ bão hoà O2 của máu mẹ không đủ : mẹ bị thiếu máu, bệnh tim nặng, bệnh phổi (hen phế quản)
• Ng nhân về phía phần phụ
- Bánh rau : diện tích trao đổi bị giảm (rau bong non, u mạch màngđệm, xơ hóa bánh rau, phù gai rau ...).
- Dây rốn : sa dây rốn trước ngôi, bên ngôi, dây rốn thắt nút, dây rốn quấn cổ chặt, bất thường về giải phẫu của dây rốn.
- Đa ối ( >2l nước ối),thiểu ối (< 0,5l nước ối) • Do con:
- Thai non tháng, già tháng - Thai kém pt trong TC
- Các nguyên nhân gây đẻ khó từ phía thai: đa thai, thai to, ngôi bất thường. II. Chẩn đoán
1.Lâm sàng:
• Biến đổi màu sắc nước ối (Nước ối lẫn phân su)
- Thường xuất hiện ra khi vỡ ối. Cần phải chủ động phát hiện nước ối lẫn phân su ngay khi bắt đầu chuyển dạ, ối chưa vỗ bằng thủ thuật soi ối.
- Nước ối xanh bẩn - > ST cấp. Vàng trong -> ST mạn - Mùi tanh, nồng, mùi hôi khi có NK
• Biến đổi nhịp tim thai
- Bình thường tần số tim thai từ 120- 160lần/phút, nghe rõ ngoài CCTC - Suy thai giai đoạnđầu:: nhịp tim thai nhanh (> 160lần/phút);
- ST giai đoạn sau: nhịp tim thai chậm (< 120lần/phút), không đều, rời rạc . Khi nhịp chậm >1/3 ts trong 1 phút thì có gia trị gợi ý ST
Hiện hay chủ yếu theo dõi tim thai trên monitoring • Cử động thai: ít có gt CĐ
2. Cận lâm sàng
• Soi ối( khi ối chưa vỡ): Bình thường nước ối trong hoặc có lẫn ít chất gây. Nước ối xanh
hoặc lẫn phân su là có biểu hiện của suy thai. Ngày nay soi ối ít được sử dụng • Nghe tim thai bằng SA màu doppler: xđ rõ thay đổi TS , T/c tim thai
• TD bằng monitoring sản khoa : Đánh giá tim thai, CCTC và sự tương quan giữa 2 yếu
tố
- Nhịp tim thai phải được xem xét trong một bối cảnh lâm sàng cụ thể như tuổi thai, tình trạng mẹ, những đánh giá khác về thai nhi, việc sử dụng thuốc .v.v. cần phải theo dõi nhịp tim thai có hệ thống.
- Nhịp tim thai bình thường từ 120đến 160 lần/phút - Nhịp tim thai nhanh >160 lần/phút trở lên.
- Nhịp tim thai chậm < 120 lần/phút. Nếu nhịp tim thai chậm, kéo dài trên 3 phút là phải nghĩ đến suy thai. (loại trừ cơn co cường tính gây ra nhịp tim thai chậm)
- Phân tích độ dao động của tim thai: 4 mức độ
+ Dao động độ 0 (nhịp phẳng) :< 5lần/phút => thai suy nặng ,thai ngủ ( kích thích bằng sờ nắn , thăm âm đạo thì nhịp phẳng sẽ mất đi)or thai dị dạng
+ Dao độngđộ I : từ 6- 10 lần/phút + Dao độngđộ II : từ 11- 25 lần/phút
+ Dao độngđộ III (nhịp nhảy) : > 25 lần/phút. - Phân tích nhịp tim thai liên quan tới CCTC :
+ Dip I( nhịp chậm sớm): Nhịp chậm nhất roi trùng với đỉnh CCTC hoặc chênh < 20s-> Cơ chế phản xạ khi đầu thai nhi bị chèn ép nhiều và liên tục -> có thể gây ST. CCTC hết - > TT về bt
+Dip II ( nhịp chậm muộn) Nhịp tim thai chậm nhất xh sau đỉnh CCTC từ 20- 60s. Dip II liên quan đến tình trạng thiếu O2 thai do CCTC
+ Dip III ( nhịp biến đổi) : ko tuân theo quy luật nào -> dây rón bị chèn ép • Vi định lượng pH máu da đầu thai nhi
- Đánh giá thay đổi thăng bằng kiềm toan. 1 khi có biến đổi nhịp tim thai bất thường trên monitoring cần vi định lượng xđ pH mái thai
- BT: pH> 7,25; pCO2 < 60 mmHg; pO2 >15mmHg, BE.8mEq - pH : 7,2 – 7,25 : ranh giới bt và bệnh
- pH < 7,2 -> thai suy III. Xử trí
Tuỳ nguyên nhân cụ thể gây suy thai cấp mà có hướng xử trí thích hợp.
1. Nội khoa
- Cung cấp oxy cho mẹ: cho thở oxy 5-6l /phút, ngắt quãng, nồng độ riêng phần SaO2 của thai có thể tăng được 4-7% . ( Vấn đề này còn bàn cãi vì có thể dẫn tới kiềm hô hấp cho mẹ và nặng thêm tt của thai)
- Nằm nghiêng trái để hạn chế việc tử cung chèn ép vào các mạch máu lớn ở bụng
- Kiềm hóa máu bằng dd THAM ( trisaminol) ( trước kia hay dùng NaHCO3 nhưng gây tăng CO2 máu thai nhi)
- Phục hồi cân bằng nội môi: 30ml glucose 20% + 2g vit C tiêm TMC -> tăng khả năng chịu đựn thiếu O2 của thai
- Cho kháng sinh khi có biểu hiện nhiễm trùng, hạ sốt khi sốt trên 38,50C.
2. Sản khoa
- Tìm kiếm các nguyên nhân gây suy thai để có hướng xử trí thích hợp + Nếu cơn co mạnh, dày thì cho thuốc giảm co (No-spa, Buscopan...).
+ Nếu đang sử dụng ôxytoxin thì ngừng sử dụng hoặc làm giảm tốc độ truyền ôxytoxin..
+ Sa dây rốn: nếu cuống rốn còn đập thì cho mẹ nằm mông cao, lấy gạc tẩm dung dịch Natri Clorua 0,9% ấm để bọc cuống rốn, chuyển mổ lấy thai cấp cứu.
+ Nếu không tìm được nguyên nhân, điều trị suy thai không kết quả thì tuỳ điều kiện mà mổ lấy thai hoặc đặt forceps nếu đủ điều kiện (đầu lọt, thai sống, không có bất tương xứng đầu chậu).
+ Nếu nước ối đặc phân su, nên mổ lấy thai.
3. Dự phòng
- Theo dõi chuyển dạ bằng biểu đồ chuyển dạ để phát hiện sớm suy thai và can thiệp lấy thai ra kịp thời
- Đánh giá đúng tình trạng bệnh lý của mẹ và thai
- Theo dõi liên tục tim thai 15-30 phút/lần phù hợp với chuyển dạ - Điều chỉnh cơn co cho phù hợp với giai đoạn chuyển dạ
- Nếu có điều kiện nên theo dõi tim thai liên tục với Monitoring sản khoa, phát hiện sớm các nhịp tim thai bất thường.