Trên cơ sở những kiến thức đã học được từ môn Kinh tế vĩ mô và sự hướng dẫn, hỗtrợ của Giảng viên, đề tài đã chỉ ra được tổng cung trong nền kinh tế, các chính sáchchi phối của nhà nước
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: SAU ĐẠI HỌC
KINH TẾ VĨ MÔ
TP Hồ Chí Minh – 06/2015
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
PHẦN MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: TỔNG CUNG 6
I Cung cầu lao động 6
I.1 Các khái niệm 6
I.2 Cân bằng cung cầu lao động: 6
I.3 Mối quan hệ giữa tổng cung và thị trường lao động 8
I.4 Quan hệ giữa giá cả, tiền lương, việc làm 8
II Tổng cung 9
II.1 Khái niệm tổng cung 9
II.2 Lý thuyết cổ điển và lý thuyết của J.M Keynes 9
CHƯƠNG 2: CHU KỲ KINH DOANH 14
I Khái niệm chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế) 14
Nền kinh tế của tất cả các nước thường phải đối mặt với chu kỳ kinh doanh Liên quan đến chu kỳ kinh doanh đó là sự đình trệ sản xuất, lạm phát và thất nghiệp Vậy chu kỳ kinh doanh là gì? Sau đây nhóm sẽ đi sâu phân tích 14
I.1 Chu kỳ kinh doanh hiểu theo nghĩa chung 14
I.2 Chu kỳ kinh doanh theo quan điểm của các nhà kinh tế 14
II Các pha của chu kỳ kinh doanh 15
II.1 Chu kỳ kinh tế bốn pha (bốn giai đoạn) 15
II.2 Chu kỳ kinh tế 3 pha: 16
II.3 Chu kỳ kinh tế 6 pha 18
III Biểu hiện của chu kỳ kinh doanh 19
IV Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh 21
V Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh doanh 21
V.1 Nguyên nhân: 22
Trang 4V.2 Biện pháp 23
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN CHU KÝ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2014 26
I Thực tiễn chu ký kinh doanh tại Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 26
I.1 Giai đoạn 1986 – 1990 26
I.2 Giai đoạn 1990 – 1999 28
I.3 Giai đoạn 1999 – 2009 29
I.4 Giai đoạn 2009 đến nay 30
II BÀI HỌC KINH NGHIỆM 31
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình vận động nền kinh tế của một quốc gia có những giai đoạn kinh tếphát triển thịnh vượng, tăng trưởng đi lên, đến một thời điểm nhất định sự phát triểnđạt đến điểm cực đại, lúc này kinh tế sẽ có khuynh hướng đi xuống Trong quá trìnhnghiên cứu, các nhà kinh tế đã tìm ra được những quy luật vận động của các hoạtđộng kinh tế riêng biệt theo những chu kỳ nhất định và tổng hoà sự vận động củachúng tạo nên những chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế)
Để hiểu rõ thêm về các quy luật vận động của chu kỳ kinh tế và kết hợp liên hệ thựctrạng chu kỳ kinh tế của Việt Nam những năm qua biến đổi như thế nào, nhóm chúngtôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tổng cung và chu kỳ kinh doanh”
Trên cơ sở những kiến thức đã học được từ môn Kinh tế vĩ mô và sự hướng dẫn, hỗtrợ của Giảng viên, đề tài đã chỉ ra được tổng cung trong nền kinh tế, các chính sáchchi phối của nhà nước và cũng khái quát được chu kỳ kinh doanh của Việt Nam trongnhững năm qua trải qua những giai đoạn tăng trưởng và suy thoái như thế nào
Nội dung của của đề tài gồm có 3 phần:
CHƯƠNG 1: TỔNG CUNG
CHƯƠNG 2: CHU KỲ KINH DOANH
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN CHU KỲ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM NĂM
1986 - 2014
Trang 6CHƯƠNG I: TỔNG CUNG
I Cung cầu lao động
I.1 Các khái niệm
Cung lao động là số lượng lao động mà nền kinh tế có thể cung ứng, tương ứng vớitừng mức lương thực tế”
Cầu về lao động cho biết các hãng kinh doanh cần bao nhiêu lao động tương ứng vớimỗi mức tiền công thực tế, trong các điều kiện khác như vốn, tài nguyên, không đổiTiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ người lao động nhận được do kết quả laođộng của mình
Tiền lương thực tế được biểu hiện bằng số lượng và chất lượng hàng hóa và dịch vụ
mà người lao động trao đổi được thông qua tiền lương danh nghĩa của mình
Người lao động quan tâm nhất và trước hết là đến tiền lương thực tế vì chính tiềnlương thực tế mới phản ánh mức sống thực tế của họ Tiền lương thực tế phụ thuộcvào tiền lương danh nghĩa và sự biến động của giá cả
Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
Wr = Wn/P = W/P
Wr: Tiền lương thực tế
Wn hoặc W: Tiền lương danh nghĩa
P: Mức giá chung
I.2 Cân bằng cung cầu lao động:
Cung và cầu lao động sẽ quyết định mức lương và số lượng lao động trong một ngànhhay một nền kinh tế
Tuy nhiên trong một nền kinh tế luôn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp nhất định Thấtnghiệp được chia làm 2 loại: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện
- Thất nghiệp tự nguyện: Là tình trạng thất nghiệp mà ở đó công nhân không muốnlàm việc với mức lương trên thị trường lúc đó.D
Trang 7- Thất nghiệp không tự nguyện: Là tình trạng với mức lương cứng nhắc, không thayđổi, một quỹ lương nhất định chỉ thuê một số lượng lao động nhất định, số còn lạimuốn đi làm với mức lương đó nhưng không tìm được việc làm
I.3 Mối quan hệ giữa tổng cung và thị trường lao động
Tổng cung cho biết mối quan hệ giữa GDP thực mà nền kinh tế sản xuất và mức giá.GDP thực sản xuất phụ thuộc vào yếu tố đầu vào Trong số các yếu tố đầu vào quantrọng nhất là lao động Do vậy tổng cung có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc vàothị trường lao động
I.4 Quan hệ giữa giá cả, tiền lương, việc làm
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các yếu tố này quyếtđịnh vị trí, độ dốc của các đường tổng cung và tổng cầu
Về phía cung, giá cả phụ thuộc nhiều vào tiền công, đặc biệt là trong thời gian ngắnhạn Vì ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tiền công chiếm tỷ lệ cao
Trang 8trong giá thành sản phẩm Tiền công lại phụ thuộc vào trạng thái của thị trường laođộng, tức là tình trạng thất nghiệp và số việc làm của nền kinh tế Giá cả còn phụthuộc vào giá trị của tài sản cố định, tuy nhiên trong thời gian ngắn hạn việc thay đổitiền công tiền lương là yếu tố chủ yếu quyết định sự thay đổi của giá cả sản phẩm đầu
ra của nền kinh tế
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng tiền công danh nghĩa và giá cả hoàn toàn linhhoạt, dẫn đến tiền công thực tế sẽ tự điều chỉnh để giữ cho thị trường lao động luôncân bằng Nền kinh tế luôn ở trạng thái toàn dụng nhân công, không có thất nghiệpkhông tự nguyện
Các nhà kinh tế theo trường phái Keynes cho rằng giá cả và tiền công danh nghĩakhông hoàn toàn linh hoạt, thâm chí không thay đổi Tiền công thực tế do vậy cũngkhông thay đổi , thị trường lao động luôn trong tình trạng có thất nghiệp
So với giá cả hàng hóa thông thường, thì tiền lương có tính cứng nhắc, nó chỉ điềuchỉnh sau 1 đến 3 năm sau khi có hợp đồng lao động mới Nguyên nhân là: Các doanhnghiệp trong ngành công nghiệp, họ định ra thang lương rồi thuê công nhân hạn chếtheo mức lương đó Thang lương có khuynh hướng giữ nguyên trong một năm
II Tổng cung
I.1 Khái niệm tổng cung
Tổng cung (ký hiệu là AS) là tổng khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà cácdoanh nghiệp sẽ sản xuất và bán ra trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năngsản xuất và chi phí sản xuất đã chọn
Tổng cung liên quan đến sản lượng tiềm năng (Q).Sản lượng tiềm năng là mức sảnlượng đạt được trong khi nền kinh tế tồn tại một mức thất nghiệp bằng với thất nghiệp
tự nhiên Như vậy, Yếu tố nào quyết định mức sản lượng của nền kinh tế? Có thể và
có nên can thiệp vào nền kinh tế thị trường không? Can thiệp bằng cách tác động vàođâu? Để trả lời câu hỏi điều gì quyết định mức sản lượng của một quốc gia có haiquan điểm lý thuyết khác nhau: Lý thuyết cổ điển và lý thuyết của J.M Keynes
II.1 Lý thuyết cổ điển và lý thuyết của J.M Keynes
a Tổng cung theo trường phái cổ điển
Theo trường phái cổ điển trong điều kiện tự do cạnh tranh thì giá cả P và tiền lương
W hoàn toàn linh hoạt, chúng biến động để lập sự cân bằng của tổng cung và tổngcầu Đường tổng cung theo trường phái cổ điển là một đường thẳng đứng, cắt trụchoành tại mức sản lượng tiềm năng Y* Đường tổng cung theo trường phái cổ điểndựa trên giả thiết rằng, các thị trường, trong đó đặc biệt là thị trường lao động, luôncân bằng Giá cả hàng hóa được điều chỉnh linh hoạt sao cho số lượng hàng hóa sảnxuất ra đúng bằng số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mong muốn mua Tiền côngcũng linh hoạt điều chỉnh cho đến khi nào mọi người muốn làm việc tại mức tiền
Trang 9công đó đều có việc làm và các doanh nghiệp sử dụng đúng số lao động mà họ muốnthuê Khi tiền công được điều chỉnh linh hoạt thì thị trường lao động luôn ở trạng tháicân bằng, không có thất nghiệp Nền kinh tế toàn dụng nhân công, nền kinh tế đã sửdụng hết nguồn lực lao động Trong ngắn hạn nguồn lao động đã sử dụng hết thì sảnlượng sẽ không tăng nữa và sẽ bằng với mức sản lượng tiềm năng Từ giả thiết trênnên đường tổng cung ngắn hạn theo trường phái cổ điển là đường thẳng đứng cắt trụchoành tại mức sản lượng tiềm năng, mọi sự biến động của tổng cầu chỉ có thể làmtăng (giảm) mức giá chung nhưng không làm thay đổi sản lượng.
Với mức sản lượng Yp cho trước thì khi tổng cầu tăng từ ADo AD1 chỉ có thể làmtăng mức giá Po lên P1 xác định vị trí cân bằng Eo E1 mà không làm thay đổi sảnlượng Yp
Ý nghĩa của mô hình cổ điển:
Nền kinh tế luôn đạt trạng thái toàn dụng: Toàn dụng lao động là trạng thái mà ở đó,nền kinh tế ở trạng thái: tất cả mọi người thuộc lực lượng lao động đều có việc làm.Nền kinh tế chỉ tồn tại thất nghiệp tự nhiên, nguồn nhân lực trong nền kinh tế được sửdụng đạt hiệu quả tối ưu
Chính sách kinh tế của chính phủ không có tác dụng Chính phủ không nên can thiệpvào nền kinh tế Vì các chính sách can thiệp của chính phủ chỉ làm tăng giá cả khônglàm tăng sản lượng Y
Nhược điểm của mô hình cổ điển
Không giải thích được tình trạng thất nghiệp cao
Không giải thích được sự sụt giảm sản lượng do sự chậm biến động của giá cả và tiềnlương
b Tổng cung theo trường phái Keynes
Đường tổng cung Keynes giả định các doanh nghiệp sẽ cung cấp bất kỳ mức sảnlượng yêu cầu nào tại mức giá hiện tại Điều này xảy ra khi có tỷ lệ thất nghiệp cao và
AD 1
AD 0
A S
P
E 0
E 1
P
1
P
0
Trang 10các doanh nghiệp có thể thuê bất kỳ số lượng lao động nào mà họ muốn tại mứclương hiện tại.
Trong trường hợp này đường tổng cung là đường nằm ngang tại mức giá ban đầu, cónghĩa là tổng cung hoàn toàn co giãn theo giá
Đường tổng cung Keynes dựa trên giả thuyết là các thị trường, đặc biệt là thị trườnglao động, không phải lúc nào cũng cân bằng và trong nền kinh tế luôn có tình trạnhthất nghiệp
Quan điểm của Keynes
Giá cả và tiền lương hoàn toàn linh hoạt vì:
- Tiền lương được quy định theo hợp động lao động
- Giá cả một số mặt hàng do chính phủ quy định
- Các tổ chức lớn có quyền quyết định giá cả một số sản phẩm
Hình:Tổng cung theo quan điểm Keynes
Đường cung về lao động là đường nằm ngang, có độ co giãn hoàn toàn tại mức lươnghiện tại Do đó, các doanh nghiệp có thể thuê tất cả số lao động muốn mà không ảnhhưởng đến mức lương (lương không tăng) Như vậy, trong mô hình tổng cungKeynes, giá cả và tiền lương không đổi
Ý nghĩa của mô hình Keynes
Thất nghiệp có thể xảy ra, có thể kéo dài
Chính phủ có vai trò quan trọng, can thiệp vào nền kinh tế bằng các chính sách kinh
Y 0
P
AD0 E
0
Trang 11Các nhà kinh tế đã sử dụng 2 quan điểm lý thuyết trên để giải thích sự điều chỉnh củanền kinh tế trong ngắn hạn và trong dài hạn: Trong ngắn hạn tổng cầu sẽ quyết địnhsản lượng còn trong dài hạn mức sản lượng tiềm năng sẽ quyết định sản lượng Từ kếtluận này có thể phân biệt được các chính sách ngắn hạn để điều chỉnh tổng cầu vàchính sách dài hạn tác động đến mức tiềm năng Mô hình Keynes mô tả hành vi nềnkinh tế trong ngắn hạn, còn mô hình cổ điển mô tả hành vi nền kinh tế trong dài hạn.Giả sử rằng có sự gia tăng về tổng cầu AD do chi tiêu chính phủ tăng hay cung tiềntăng, đường AD dịch chuyển sang phải Tuy nhiên, đường tổng cung Keynes làđường nằm ngang nên ảnh hưởng dài hạn là sự thay đổi về thu nhập thực tại mức giáhiện tại P1.
Hình: Chính sách tài khoá và tiền tệ có ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng
Tóm tắt ảnh hưởng của chính sách tài khoá và tiền tệ (mở rộng) theo quan điểm cổđiển và Keynes
Chính Sách Tổng Cung Sản lượng Lãi Xuất Giá cả
Chính sách Tổng cung Sản lượng Lãi suất Giá cả
Hai trường hợp đặc biệt trên về đường tổng cung AS phản ánh hai quan điểm khácnhau về sự hoạt động của giá cả và tiền lương trong nền kinh tế thị trường Trong môhình cổ điển khẳng định rằng những điều chỉnh trong giá cả và tiền lương xảy ranhanh chóng (rất linh hoạt) trong khi đó trong mô hình Keynes lại khẳng định giá cả
Trang 12và tiền lương là cứng nhắc Sự khác nhau này còn bao hàm cả quan điểm khác nhau
về tốc độ điều chỉnh của nền kinh tế Trong thực tế, giá cả và tiền lương không hoàntoàn linh hoạt và cũng không hoàn toàn cứng nhắc Đường tổng cung AS trong thực
tế phải là một đường dốc lên nhất định
c Tổng cung thực tế ngắn hạn
Được xây dựng trên cơ sở kết hợp 3 mối quan hệ sau trong ngắn hạn:
- Giữa việc làm và sản lượng
- Giữa việc làm và tiền công
- Giữa tiền công và giá cả (hay năng suất lao động và giá cả)
Vị trí của đường AS phụ thuộc vào giá cả của thời kỳ trước đó
Đường AS dịch chuyển theo thời gian, phụ thuộc vào sản lượng của nền kinh tế Nếusản lượng kỳ này cao hơn sản lượng tiềm năng, thì sau một thời gian tiền lương sẽtăng và giá cả sẽ tăng, đường tổng cung dịch chuyển sang trái
Hình: Tổng cung theo thực tế ngắn hạn
A S
P 0
A
D
1
E 1Y pY 0
Trang 13CHƯƠNG 2: CHU KỲ KINH DOANH
I Khái niệm chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế)
Nền kinh tế của tất cả các nước thường phải đối mặt với chu kỳ kinh doanh Liênquan đến chu kỳ kinh doanh đó là sự đình trệ sản xuất, lạm phát và thất nghiệp Vậychu kỳ kinh doanh là gì? Sau đây nhóm sẽ đi sâu phân tích
II.2 Chu kỳ kinh doanh hiểu theo nghĩa chung
Khi nghiên cứu chu kỳ kinh doanh, các nhà phân tích xem xét một cách cẩn thận nó
có thể chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ nhưng cũng có thể là rất khốc liệt; sự phục hồi có thểdiễn ra từ từ hoặc cũng có thể là phát triển rất nhanh chóng
Theo nghĩa chung nhất thì Chu kỳ kinh doanh được hiểu là sự biến động của các hoạtđộng kinh tế ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định, trong đó các giai đoạn tăng trưởng
và các giai đoạn suy giảm luân chuyển lẫn nhau không ngừng
II.3 Chu kỳ kinh doanh theo quan điểm của các nhà kinh tế
Người ta có thể dễ dàng nhận ra một số biểu hiện của chu kỳ kinh doanh, đặc biệt lànhững biểu hiện mang tính đặc thù, nhưng rất khó có thể định nghĩa được một cáchchính xác về chu kỳ kinh doanh Trong quá trình nghiên cứu những biến đổi rõ rệt củanền kinh tế, ban đầu các nhà nghiên cứu và các sử gia đều tiến hành những quan sáttrên nhiều khía cạnh khác nhau: từ thời tiết xấu tới các cuộc chính biến, sự ham mêđầu cơ và những lỗi lo sợ, hoảng loạn Mục đích của quá trình nghiên cứu này chủyếu là để giải thích cho sự khủng hoảng, suy sụp của nền kinh tế
năm
Y
Trang 14Nhưng đối với các nhà kinh tế, họ quan tâm đến khái niệm chu kỳ kinh doanh baogồm cả những biến động của bản thân các hoạt động kinh tế và những nguyên nhânkhác gây ra chu kỳ kinh doanh Ví dụ, theo quan điểm của Cassel thời kỳ Tăng vọt làmột thời kỳ tăng đặc biệt về đầu tư vốn cố định; “Thời kỳ Suy giảm hay Suy thoái làthời kỳ mà sự đầu tư về vốn cố định giảm xuống dưới điểm mà nó đãđạt trước đây.Điều này có nghĩa là sự thay đổi giữa giai đoạn tăng vọt và sụt giảm nhanh về cơ bản
là sự biến đổi về đầu tư vốn cố định, nhưng nó không liên quan trực tiếp đến nhữngphần đầu tư khác Các nhà kinh tế tin rằng những thay đổi về chi phí và giá trị của tưliệu sản xuất là yếu tố chính lái sự vận động có tính chu kỳ của nền kinh tế
Việc tìm ra một khái niệm về chu kỳ kinh doanh là rất khó khăn Tuy nhiên Mitchell
đã tiến hành nghiên cứu theo cách nhận dạng qua kinh nghiệm thực tế những vấn đềchủ yếu xảy ra trong các quá trình mở rộng và thu hẹp sản xuất và đãđưa ra được mộtđịnh nghĩa như sau:
“Chu kỳ kinh doanh là một loại dao động được nhận thấy trong các hoạt động kinh tế tổng hợp của những quốc gia mà tổ chức công việc chủ yếu của họ diễn ra trong các đơn vị sản xuất kinh doanh: một chu kỳ gồm có các quá trình mở rộng sản xuất xuất hiện vào các khoảng thời gian giống nhau ở rất nhiều hoạt động kinh tế, kế theo là các giai đoạn giảm sút, thu hẹp và các giai đoạn phục hồi tương tự mà những giai đoạn này hợp nhất vào giai đoạn mở rộng của chu kỳ tiếp theo; quá trình thay đổi liên tiếp này thường xuyên diễn ra nhưng không mang tính định kỳ; độ dài của các chu kỳ kinh doanh thường từ hơn 1 năm tới 10 hoặc 20 năm; chúng không thể chia được thành các chu kỳ ngắn hơn mà những chu kỳ này có những đặc tính tương tự với biên độ dao động xấp xỉ của chính chúng.”
Điểm chính ở đây là sự cùng vận động của nhiều biến kinh tế hoặc các quá trình kinh
tế xuất hiện mang tính đồng bộ trong quá trình diễn biến của bất kỳ chu kỳ kinhdoanh nào Rất nhiều loại hoạt động khác nhau có xu hướng phát triển và tác động lẫnnhau Trạng thái tự nhiên của chu kỳ kinh doanh phụ thuộc và thay đổi theo nhữngđặc điểm chủ yếu của nền kinh tế, xã hội và thể chế chính trị
III Các pha của chu kỳ kinh doanh
III.1 Chu kỳ kinh tế bốn pha (bốn giai đoạn)
Giai đoạn 1:Suy thoái (Recession)
Thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng GDP sẽ suy giảm trong trong 2 hay 3 quý liêntiếp Trong giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp sẽ:
- Cắt giảm nhân viên, tiết kiệm chi tiêu vì doanh thu bị sụt giảm mạnh
- Hạn chế tích trữ hàng tồn kho
- Trì hoãn các kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh
Do bị ảnh hưởng bởi điều này, nhà cung cấp cũng sẽ làm tất cả mọi thứ để “phòngthân” Họ cũng cắt giảm chi phí, sa thải nhân viên và đẩy thất nghiệp tăng cao
Trang 15Thất nghiệp tăng cao, thu nhập giảm sút sẽ khiến chi tiêu co hẹp Nền kinh tế vì vậy
sẽ tiếp t c trục trượt dốc ượt dốc ốc.t d c
Giai đoạn 2: Đáy của suy thoái (Low Point, Depression)
Đặc điểm của nền kinh tế trong giai đoạn này là tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập giảmsút,nguồn cung hàng hóa ứ đọng, tỷ lệ hàng tồn kho cao.Khi GDP bắt đầu ngừng suygiảm và bắt đầu tăng trưởng trở lại thì nền kinh tế đã đạt đáy của chu kỳ Sớm haymuộn thì cuộc suy thoái cũng sẽ đạt đáy, nhưng việc “nằm “ tại đó trong bao lâu thìrất khó đoán Trong cuộc suy thoái của nền kinh tế Mỹ những năm 1930, đáy của chu
kỳ kéo dài hàng năm trời
Giai đoạn 3: Khuếch trương và Phục hồi (Expansion, Recovery)
Lúc này, GDP bắt đầu tăng trưởng trở lại, và nền kinh tế hồi phục khỏi suythoái Hoạt động kinh doanh bắt đầu tiến triển một chút và doanh nghiệp tuyển laođộng trở lại, tăng lượng đặt hàng từ nhà cung cấp Những nhà cung cấp này sẽ khởi
động lại việc mở rộng sản xuất và tuyển nhân viên.Nhiều công ăn việc làm hơn sẽgiúp người lao động cải thiện thu nhập và sau đó tăng chi tiêu, thúc đẩy nền kinh tếtăng trưởng
Giai đoạn 4: Đạt đỉnh (Peak)
Lúc này, GDP thực của nền kinh tế ngừng tăng trưởng thêm và bắt đầu có dấu hiệu đixuống
Tại đỉnh của chu kỳ, hoạt động kinh doanh sẽ ngừng mở rộng thêm, việc làm,tiêudùng và sản xuất của nền kinh tế đạt đến mức cao nhất.Giống như điểm đáy củasuy thoái, thời kỳ đạt đỉnh này có thể dài hoặc ngắn Khi thời kỳ đạt đỉnh kéo dài thìchúng ta sẽ được hưởng lợi từ một giai đoạn thịnh vượng của nền kinh tế
Đường khuynh hướng
Trang 16III.2 Chu kỳ kinh tế 3 pha:
Trước đây sự biến động này diễn ra theo trình tự bốn pha lần lượt là suy thoái, khủnghoảng, phục hồi, và hưng thịnh Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảngtheo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp lan tràn, các nhà máy đóng cửa hàngloạt,v.v không xảy ra nữa Vì thế toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạnnền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái
- Suy thoái: là pha trong đó GDP thực tế giảm đi Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy
định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liêntiếp thì mới gọi là suy thoái
- Phục hồi: là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước khi suy
thoái
- Hưng thịnh (bùng nổ):Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức
ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh Kết thúc pha hưngthịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới
Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm haipha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng) Pha thứ nhất - giai đoạn mở rộng(thời gian từ điểm cực tiểu đến điểm cực đại; Pha thứ hai - giai đoạn thu hẹp (thờigian từ điểm cực đại đến điểm cực tiểu)
Trang 17III.3 Chu kỳ kinh tế 6 pha
Biểu đồ chu kỳ này là dựa trên một mối quan hệ trong liên thị trường theo đánh giacủa Martin Pring Chu kỳ kinh doanh được thể hiện như sóng hình sin Ba giai đoạnđầu tiên là một phần của suy giảm kinh tế (suy yếu, đáy, phục hồi) Giai đoạn 3 chothấy kinh tế trong giai đoạn co thắt, nhưng hồi phục sau khi tạo đáy Khi sóng hìnhsin vượt qua trục giữa, nền kinh tế chuyển từ thu hẹp sang ba giai đoạn phát triển kinh
tế (tăng trưởng, đỉnh và suy yếu) Giai đoạn 6 vẫn cho thấy nền kinh tế trong một giaiđoạn mở rộng, nhưng nền kinh tế đã suy yếu ở giai đoạn này sau khi đạt đỉnh ở giaiđoạn 5
Giai đoạn 1: cho thấy nền kinh tế thu hẹp và trái phiếu có xu hướng đi lên do
lãi suất giảm Suy yếu kinh tế dẫn đến việc chính phủ thực hiện các chính sáchnới lỏng tiền tệ và hạ thấp lãi suất, điều này làm tăng đối với trái phiếu