BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vi mô Tổng cung và Chu kỳ kinh doanh (Trang 32)

Thứ nhất, giai đoạn vượt qua suy thoái mang tính chu kỳ luôn là cơ hội tốt để những nước đang chuyển đổi như Việt Nam đẩy mạnh cải cách và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chỗ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, xuất khẩu tài nguyên chuyển sang tăng trưởng nhờ vào năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh...

Giai đoạn vượt qua suy thoái mang tính chu kỳ luôn là cơ hội tốt để những nước đang chuyển đổi như Việt Nam đẩy mạnh cải cách và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chỗ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, xuất khẩu tài nguyên chuyển sang tăng trưởng nhờ vào năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh...

Thứ hai, đối với một nền kinh tế có độ mở cao như nước ta thì các cú sốc từ bên ngoài sẽ nhanh chóng tác động tới nền kinh tế trong nước và đẩy chu kỳ kinh tế đi vào giai đoạn suy thoái, cần thực hiện các biện pháp để các tác động xấu bên ngoài sẽ không ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế Việt Nam

Thứ ba, kỳ vọng (expectations) của người dân và doanh nghiệp là phạm trù của môn tâm lý học nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế học hiện đại và do đó các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua. Ở các nước phát triển, việc tính toán và theo dõi các chỉ số nói lên kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp như chỉ số lòng tin người tiêu dùng, chỉ số lòng tin nhà đầu tư, chỉ số lòng tin các chủ doanh nghiệp... là rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách vĩ mô.

Thứ tư, trong thời kỳ khó khăn của chu kỳ kinh tế, chính sách tiền tệ và tài khóa cần được kết hợp linh hoạt để phục hồi tăng trưởng GDP và tạo việc làm. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn là cần thiết nhưng cần chú ý không rơi vào bẫy thanh khoản (liquidity trap) khi lãi suất đã giảm thấp nhưng ngân hàng vẫn không cho vay, doanh nghiệp không thể tiếp cận tín dụng như trong thời gian qua ở nước ta. Khi đó chính sách tiền tệ sẽ không còn tác dụng kích thích nền kinh tế.

Đối với chính sách tài khóa, cần tính toán thận trọng hiệu quả và liều lượng của gói kích cầu. Chính sách kích cầu mà nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đang sử dụng dựa trên quan điểm Keynes với lập luận cho rằng sẽ tạo ra tác động số nhân (multiplier effect) theo đó khoản chi tiêu kích cầu của Chính phủ sẽ là thu nhập của nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế theo cấp số nhân, qua đó làm tăng tổng cầu và tăng GDP, tạo việc làm. Không hiểu các giải pháp kích cầu của chúng ta như giảm thuế giá trị gia tăng, giãn thuế thu nhập cá nhân, bảo lãnh tín dụng hay bù lãi suất được tính toán với số nhân là bao nhiêu?

Nếu số nhân nhỏ hơn 1 do doanh nghiệp vay bù lãi suất chỉ để đảo nợ, để gửi ăn chênh lệch hoặc tiền hỗ trợ hộ nghèo lại nằm trong két của các quan tham... thì việc kích cầu chỉ có ý nghĩa về mặt tâm lý và nên dừng ở mức hiện tại, không nên mở rộng lên 6 tỉ đô la để tránh làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách.

KẾT LUẬN

Từ việc phân tích và đi sâu tìm hiểu chu kỳ kinh tế giúp chúng ta thấy được Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội. Vì Vậy, để tránh những tổn thất cao nhất thì ngày nay các chuyên gia kinh tế đã tìm cách xây dựng và phát triển công cụ dự báo những thay đổi trong nền kinh tế. Những mô hình đơn giản nhất dựa trên số liệu dễ thu thập như sản lượng một số tư liệu sản xuất quan trọng hoặc xây dựng những mô hình kinh tế lượngphức tạp với hàng chục nghìn biến số cùng những hệ phương trình phức tạp để dự báo. Chính những dự báo này giúp chính phủ các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam có thể đưa ra những chính sách vĩ mô trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn linh hoạt để thích ứng với những thay đổi phức tạp của nền kinh tế như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hạ Thị Thiều Dao – Nguyễn Thị Nhung (2009), “Đánh giá hiệu quả của chính sách kích cầu chống suy giảm kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 24, tháng 12/2009.

2. Tổng Cục Thống Kê – “Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 10 năm 2001-2010” , NXB Thống Kê, Hà Nội 2011.

3. Phạm Văn Hà, Bài Nghiên cứu NC-24, VEPR - “ Tổng quan kinh tế Việt Nam 2010” , Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Phạm Minh Chính – Vương Quân Hoàng – Trần Trí Dũng (2008), “Những thời kỳ biến động của nền kinh tế Việt Nam: Bản chất của vấn đề và giải pháp cho tương lai”, Tạp chí Cộng sản số 792, tháng 10/2008

5. Đinh Vũ Trang Ngân – “ Chu kỳ kinh tế” , Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, Niên khoá 2011 – 2013, Bài giảng 9.

6. Hạ Thị Thiều Dao (2013), “Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến kinh tế vĩ mô Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 7,tháng 4/2013.

7. Mankiw Macroeconomics 8th edition – N. GREGORY MANKIW – Harvard University

Cùng thông tin tham khảo từ các Web:

“Chu kì kinh tế Việt Nam (1): Một vài khái niệm”, truy cập tại <http://theanh98.blogspot.com/2013/11/chu-ki-kinh-te-viet-nam-1-mot-vai-khai.html>

“Chu kì kinh tế Việt Nam (2): Đi tìm lời giải thích”, truy cập tại<http://theanh98.blogspot.com/2013/11/chu-ki-kinh-te-viet-nam-2-i-tim-loi_27.html>

“Chu kỳ kinh tế”, truy cập tại <https://voer.edu.vn/m/chu-ky-kinh-te/aab21a65>

http://www.peoi.org/Courses/Coursesvi/mac/mac6.html http://text.123doc.org/document/1448254-tai-lieu-kinh-te-vi-mo.htm http://theanh98.blogspot.com/2013/11/chu-ki-kinh-te-viet-nam-2-i-tim- loi_27.htm http://vepr.ueb.edu.vn/upload/533/20140704/NC-33.pdf http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/15751/Chu-ky-cua-nen-kinh- te-Viet-Nam.html Và nguồn số liệu từ:

Tổng cục thống kê Việt Nam, truy cập tại <http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 Wordbank Database:“Inflation, consumer prices (annual %)”,truy cập tại<http://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL.ZG>

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vi mô Tổng cung và Chu kỳ kinh doanh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w