Thực tiễn chu ký kinh doanh tại Việt Nam giai đoạn 1986 –

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vi mô Tổng cung và Chu kỳ kinh doanh (Trang 27)

Ở phần này, nhóm không đi sâu phân tích tình hình kinh tế ở các giai đoạn suy thoái hay tăng trưởng. Nhóm dựa trên các số liệu thực tế ở báo cáo của Tổng cục thống kê và các tài liệu tham khảo để chỉ ra các chu kỳ kinh doanh của Việt Nam đã diễn ra như thế nào. Các giai đoạn suy thoái, phục hồi và các biện pháp cũng như chính sách vĩ mô mà Chính phủ đã thực hiện để kéo kinh tế ra khỏi suy thoái. Việc phân tích chi tiết tình hình kinh tế và hai cuộc suy thoái kinh tế thuộc phạm vi nghiên cứu khác.

Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ 1986 đến 2014( Nguồn: tổng cục thống kê

VI.3. Giai đoạn 1986 – 1990.

- Giai đoạn mở rộng và phục hồi ( 1986 – 1989).

Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Khoán 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mô toàn quốc càng khuyến khích nông dân sản xuất lúa gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn. Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên (năm 1988, năm ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), đến năm 1989, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất - nhập khẩu. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn (vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn) và năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn.

Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm chế dần dần.

GDP trong giai đoạn này cũng có những tín hiệu khả quan, năm 1986 – 1987 , tốc độ tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt 2.95% trong đó, năm 1986 là 3.4 % và năm 1987 là 2.5% , nhưng từ năm 1987 – 1989, tốc tộ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng mạnh, cụ thể là năm 1988 đạt 5.1% và năm 1989 đạt 7.8% - đây cũng là năm đạt đỉnh của giai đoạn này.

Tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao nhưng đang có xu hướng giảm dần. Năm 1986, tỷ lệ lạm phát là 435.5% và đến năm 1989, tỷ lệ lạm phát chỉ còn 95.8%

- Giai đoạn suy thoái ( 1989 – 1990 ).

Tăng trưởng GDP có xu hướng giảm mạnh và chỉ đạt 5% trong năm 1990 – đây là năm đáy của giai đoạn suy thoái, trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 13% năm 1989 và 9% năm 1990.

- Biện pháp mà Chính Phủ áp dụng để phục hồi nền kinh tế.

Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động (hay Khoán 100 gọi dựa theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng CSVN khóa IV) và mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh (nghị quyết 25/CP của Chính phủ) được Đảng và Chính phủ cho phép thí điểm và dần áp dụng rộng rãi từ năm 1981. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số nhà nghiên cứu kinh tế gồm cả những người được đào tạo thời Việt Nam Cộng hòa đã được lãnh đạo Đảng triệu tập để nghiên cứu, chuẩn bị cho Đổi Mới.

Những thực tiễn "xé rào" và lý luận mới trên đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam triển khai chính thức chương trình Đổi mới tư duy quản lý kinh tế mà thể hiện trước hết là nghị quyết của Đại hội VI tổ chức vào giữa tháng 12 năm 1986. Các quyết định đổi mới gắn với tên tuổi của Tổng bí thư Trường Chinh và chỉ đạo bởi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.

Biểu đồ tăng trưởng và thất nghiệp trong các chu kỳ kinh tế - Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

VI.4. Giai đoạn 1990 – 1999.

- Giai đoạn mở rộng và phục hồi ( 1990 – 1995).

Từ năm 1990, sau khi tư duy cải cách thực sự được chuyển hóa thành các chính sách kinh tế và đi vào cuộc sống, nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn

và bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân 8,2%/năm trong giai đoạn 1991-1995, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là 9,5%

Trong giai đoạn này, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm và chỉ còn 5,8% vào năm 1994. Lạm phát cũng được kiềm chế , cụ thể là năm 1993 và 1994, tỷ lệ lạm phát chỉ còn 8.4% và 9.5%.

- Giai đoạn suy thoái ( 1995 – 1999).

Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực xảy ra cuối năm 1997 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Tổng sản phẩm trong nước những năm 1992-1997 thường đạt mức tăng trưởng 8-9% đã đột ngột giảm xuống chỉ còn 5,8% vào năm 1998 và 4,8% vào năm 1999. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký, nếu năm 1995 đạt trên 6,9 tỷ USD, năm 1996 đạt gần 10,2 tỷ USD, thì năm 1997 còn gần 5,6 tỷ USD, năm 1998 còn gần 5,1 tỷ USD, năm 1999 còn gần 2,6 tỷ USD.

Lạm phát nếu năm 1996 ở mức 5,7%, năm 1997 ở mức 3,2%, thì năm 1998 lên mức 7,3%. Giá USD nếu năm 1995 giảm 0,6%, 1996 tăng 1,2%, thì năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%,... Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 1996 ở mức 33,2%, năm 1997 ở mức 26,6%, đến năm 1998 chỉ còn 1,9%.

Nhập khẩu nếu năm 1996 còn tăng 36,6%, thì năm 1997 chỉ còn tăng 4% và năm 1998 giảm 0,8%, năm 1999 chỉ tăng 2,1%. Do độ mở của kinh tế Việt Nam lúc này chưa cao (xuất khẩu so với GDP mới đạt 30%, đồng tiền chưa chuyển đổi), do đã có dầu thô, gạo, xuất khẩu với khối lượng lớn, do có sự chủ động ứng phó từ trong nước, nên Việt Nam đã không bị cuốn hút vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng này và dần dần đã vượt qua.

- Biện pháp mà Chính Phủ áp dụng để phục hồi nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khiến tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh trong hai năm 1998–1999. Việc thiếu các chính sách kích thích tổng cầu có lẽ là nguyên nhân khiến cho sự sụt giảm tăng trưởng trong cuộc suy thoái 1998–1999 lớn hơn so với cuộc suy thoái hiện nay. Nhưng thay vào đó, nhiều cải cách lớn tiếp tục được thực hiện đã giúp kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh hơn. Cụ thể:

Trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu: Ngày 10/5/1997, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật Thương mại; ngày 23/5/1997, Chủ tịch nước ký Lệnh số 58L/CTN công bố ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1998. Tiếp đó, Chính phủ ra Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua, bán hàng hoá với nước ngoài, tạo hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động xuất nhập khẩu

Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/1998/NĐ-CP và Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng

hoá thời kỳ 2001 – 2005 là một bước tiến lớn trong tự do hoá thương mại, mở cửa thị trường. Lần đầu tiên tạo một cơ chế quản lý xuất, nhập khẩu rõ ràng, minh bạch, ổn định trong thời gian 5 năm, với 3 danh mục: Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại và xuất khẩu, nhập khẩu theo các quy định quản lý chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho công tác quản lý nhà nước, công bố rõ ràng lộ trình bãi bỏ giấy phép của Bộ Thương mại.

Luật Doanh nghiệp (2000) được ban hành đã dỡ bỏ các rào cản thành lập doanh nghiệp, đơn giản thủ tục và giảm chi phí gia nhập thị trường, và thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi; tiến trình cổ phần hoá DNNN được đẩy mạnh

Hiệp định thương mại song phương với Mỹ (2001) được kí kết đã khuyến khích sáng tạo và đem lại cơ hội cho hàng ngàn doanh nghiệp.

Tất cả các chính sách này đã góp phần giải phóng và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng trong một thời gian dài

VI.5. Giai đoạn 1999 – 2009.

- Giai đoạn mở rộng và phục hồi ( 1999 – 2007)

Xuất nhập khẩu: Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn 1998 – 2001. Nhờ khai thông vấn đề quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu, xoá bỏ giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, tháo bỏ các rào cản, tăng cường các biện pháp khuyến khích, đặc biệt là các biện pháp tài chính, nên kim ngạch xuất khẩu năm 1999 đã tăng gần 23,6% so với năm 1998, năm 2000 tăng 25,4% so với năm 1999, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhập khẩu đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá cho sản xuất, tiêu dùng trong nước. Nhập siêu được kiềm chế hợp lý. Từ sau cuộc khủng hoảng, giai đoạn 2000 – 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 (khoảng 32,442 tỷ USD) bằng gần 40 lần năm 1986. Năm 2006, so với GDP năm 2006 xuất khẩu đạt 70%; nhập khẩu đạt 90%; cộng cả xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP lên tới 160%, thuộc loại cao thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 5 trên thế giới chứng tỏ độ mở của nền kinh tế Việt Nam khá rộng.

Dự trữ ngoại hối tăng khá: nếu cuối năm 2002 đạt chưa được 3,7 tỷ USD, thì đến cuối năm 2006 đã đạt trên 21 tỷ USD. Vị thế của Việt Nam đã chuyển sang mở cửa hội nhập đầy đủ với thế giới, ký hiệp định thương mại Việt-Mỹ, gia nhập WTO... Thu nhập người lao động được cải thiện: Do kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, giá cả ổn định và việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 180.000 đồng lên 210.000 đồng năm 2001 và 290.000 đồng đầu năm 2003. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 do Tổng cục Thống kê tiến hành thì “trong 2 năm 2001- 2002 thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá thực tế đạt 365.800 đồng, tăng 21%

so với năm 1999, trong đó khu vực thành thị đạt 625.900 đồng, tăng 21,1%; khu vực nông thôn đạt 274.900 đồng, tăng 22,2%. Chi tiêu hàng ngày cho đời sống bình quân 1 người/tháng là 268.400 đồng, tăng 21,4% so với năm 1999, trong đó khu vực nông thôn 210.000 đồng, tăng 18%. Những hộ có thu nhập tương đối cao ngoài chi tiêu cho đời sống hàng ngày còn tích luỹ xây dựng nhà ở, mua sắm đồ dùng đắt tiền, sử dụng điện, nước máy và chi các khoản khác góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.” Các trường phái kinh tế đều không thể thống nhất về tần suất của các chu kỳ kinh tế. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) đã đưa ra biểu đồ phân tích chu kỳ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1989 - 2012. Theo đó, kinh tế Việt Nam đã biến động theo chu kỳ 5-7-5-7-5 năm. Các điểm đáy của tăng trưởng rơi vào các năm 1989, 1993, 1999, 2003, 2009.

VI.6. Giai đoạn 2009 đến nay

Tiêu dùng tăng trưởng mạnh đã thể hiện ở tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (tăng tới 14% sau khi loại trừ lạm phát). Tình hình này khác biệt so với năm 2009, khi tổng mức bán lẻ loại trừ yếu tố giá cả vẫn tăng trong khi du lịch sụt giảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng đồng đều trong cả bốn lĩnh vực: thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đã trở lại.

Tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 316,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,1%; khu vực ngoài nhà nước đạt 299,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,1%; và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 214,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,8%. Sau khi mở rộng rất mạnh trong năm 2009 (thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ), tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước năm 2010 đã thu hẹp hơn so với năm 2009. Xét cả giai đoạn 2005-2010 thì tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước vẫn quay trở lại xu thế chung của giai đoạn 2005-2008, đó là sự giảm dần của đầu tư khu vực kinh tế nhà nước. Xét về giá trị, đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước vẫn là thành phần lớn nhất trong tổng đầu tư toàn xã hội hiện nay, so với hai thành phần kinh tế khác là khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Xuất - nhập khẩu: Xuất nhập khẩu năm 2010 hồi phục mạnh mẽ, không chỉ bù đắp lại được những sụt giảm năm 2009 mà còn tăng cao hơn nhiều so với năm 2008. Xuất khẩu ngoại trừ quí I/2010 có tốc độ tăng trưởng âm, nhưng đã bật dương rất nhanh trong quí hai và kết thúc cả năm ở mức 72,2 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2009. Trong khi đó, nhập khẩu tăng mạnh trong những tháng đầu năm, nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm dần cho đến cuối năm. Kết thúc năm tổng nhập khẩu cả nước đạt 84 tỷ USD, tăng khoảng 20,1% so với năm 2009. Do nhập khẩu tăng chậm dần nên nhập siêu năm 2010 được hạn chế ở mức 12,6 tỷ USD (thấp nhất kể từ năm 2007 trở lại đây) và chiếm khoảng 17,5% tổng xuất khẩu.

Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vi mô Tổng cung và Chu kỳ kinh doanh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w