tiểu luận kinh tế vĩ mô lạm phát ở việt nam đại học duy tân đà nẵng
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1 Khái quát chung về lạm phát: 3
1.1 Định nghĩa 3
1.2 Phân loại: có 3 loại 4
2 Diễn biến lạm phát ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây: 4
2.1 Diễn biến chung 4
2.2 Nguyên nhân dẫn tới lạm phát 5
2.3 Diễn biến lạm phát theo từng giai đoạn 6
2.3.1 Giai đoạn 2002-2006 7
2.3.1.1 Lạm phát năm 2002: 7
2.3.1.2 Lạm phát năm 2003: 7
2.3.1.3 Lạm phát năm 2004: 8
2.3.1.4 Lạm phát năm 2005: 8
2.3.1.5 Lạm phát năm 2006 9
2.3.2 Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2008 10
2.3.3 Lạm phát năm 2009: 12
2.3.4 Lạm phát năm 2010 14
2.3.5 Lạm phát năm 2011 15
2.3.6 Lạm phát trong thời gian tới-2012 16
3 Nhận xét chung 18
KẾT BÀI 18
Trang 2MỞ ĐẦU
Cơ chế thị trường rung lên hồi chuông cảnh báo về sự thay đổi nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế Một trong những vấn
đề nổi cộm đấy chính là lạm phát Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới
có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan Chống lạm phát không chỉ là việc của các doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ và của tất cả chúng ta
Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp thấp, cán cân thanh toán có số dư) Tình hình lạm phát ở Việt Nam lên tới mức báo động hai con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nên kinh tế của một quốc gia Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của mọi người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang
Trang 3NỘI DUNG
1 Khái quát chung về lạm phát:
1.1 Định nghĩa
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế Trong một nền kinh tế,lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác
Biểu hiện cụ thể là sự tăng giá chung một cách liên tục trong khoảng thời gian
xác định
Ví dụ: năm 2010, giá một ổ bánh mì thịt là 6 nghìn thì năm 2011 là 10 nghìn
1.2 Phân loại: có 3 loại
- Lạm phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3 đến dưới
10 phần trăm một năm
- Lạm phát cao (lạm phát phi mã): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách
- Siêu lạm phát: là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị
2 Diễn biến lạm phát ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây:
2.1 Diễn biến chung
Trong giai đoạn 2006 đến nay, lạm phát của Việt Nam nhìn chung đều ở mức 2 con số (ngoại trừ năm 2009) với mức tăng trung bình là 11,5%/năm, cao gấp hơn 2 lần mức tăng 5,2%/năm của giai đoạn 2001-2005 Nhìn vào đồ thị dưới đây có thể
Trang 4thấy, lạm phát trong vòng hơn 10 năm trở lại đây phân chia thành hai giai đoạn khá
rõ nét
Hình 1.1 Chỉ số lạm phát trong 10 năm qua
Trong suốt thời gian qua, lạm phát là vấn đề dai dẳng và gây tổn thương nhiều nhất tới kinh tế Việt Nam khi thường xuyên cao hơn, kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới
2.2 Nguyên nhân dẫn tới lạm phát
Lạm phát cao trong thời gian qua là kết quả của nhiều nguyên nhân, bao gồm:
Lạm phát nhập khẩu: Do là nền kinh tế có độ mở lớn nên những cú sốc giá
quốc tế, đặc biệt là giá nhiên liệu và lương thực thực phẩm, đã góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá thế giới đến giá cả trong nước là có mức độ và chưa phải là nhân tố quyết định làm CPI tăng cao Bằng chứng là nhiều quốc gia trong khu vực cũng chịu chung tác động của giá
cả quốc tế nhưng mức độ lạm phát thấp hơn nhiều so với Việt Nam
Lạm phát chi phí đẩy: Lạm phát trong nước chịu sự tác động của chi phí đẩy
bao gồm cả việc điều chỉnh tỷ giá (theo tính toán của Ủy ban Giám sát Tài chính, việc điều chỉnh tăng tỷ giá 9,3% vào tháng 2/2011 có thể khiến CPI năm 2011 tăng
Trang 5thêm 1,2%), điều chỉnh lương và điều chỉnh giá một số mặt hàng cơ bản (theo tính toán của Ủy ban Giám sát Tài chính, việc điều chỉnh giá điện đầu năm 2011 (18%)
có thể khiến CPI năm 2011 tăng thêm 0,75%; giá xăng tăng thêm 20% khiến CPI năm 2011 tăng thêm khoảng 0,5%)
Nhưng ảnh hưởng của chi phí đẩy ở vòng 1 đến lạm phát chỉ ở mức độ nhất định, chưa phải là yếu tố quyết định làm lạm phát tăng cao
Lạm phát cầu kéo: lạm phát cầu kéo ở Việt Nam biểu hiện ở việc tổng cầu
tăng quá nhanh, thể hiện qua hai khía cạnh
Thứ nhất, tổng phương tiện thanh toán (M2) luôn duy trì tốc độ tăng cao (M2 tăng 22,8%/năm giai đoạn 2000-2005 và 29,5%/năm giai đoạn 2006-2010), khiến
“độ sâu tài chính” (tính bằng tỷ số M2/GDP) tăng vọt từ mức 97,6% năm 2006 lên tới mức 133,8% năm 2010 Trong giai đoạn 2007-2010, M2 đã tăng 2 lần, trong khi
đó GDP danh nghĩa tăng 1,73 lần và GDP thực tế chỉ tăng 1,2 lần
Thứ hai, sản lượng thực tế trong những năm gần đây đã tăng quá cao so với tiềm năng, từ đó gây ra lạm phát
Một số yếu tố đặc thù khác như: Tình trạng phát triển quá nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, tình trạng đôla hóa, vàng hóa nghiêm trọng khiến một lượng vốn lớn của xã hội không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất;
“kỳ vọng lạm phát” cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, tạo thành “lạm phát tâm lý”
Tóm lại, hiệu quả đầu tư giảm sút, hệ số ICOR tăng cao, do đó để duy trì tốc
độ tăng trưởng kinh tế buộc phải gia tăng đầu tư dẫn tới tăng tổng cầu, được biểu hiện qua việc mở rộng M2 và tín dụng quá mức, vượt quá khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, nhất là sau khi thực hiện gói kích cầu
Đây chính là nguyên nhân sâu xa và chủ yếu gây ra lạm phát ở Việt Nam Yếu tố tâm lý của người dân do nhiều nguyên nhân đã trở thành chất xúc tác rất mạnh làm gia tăng mức độ lạm phát mỗi khi có một tác nhân dù nhỏ hay lớn (ví dụ điều chỉnh giá, điều chỉnh lương…)
Trang 62.3 Diễn biến lạm phát theo từng giai đoạn
2.3.1 Giai đoạn 2002-2006
Nước ta đã kiểm soát được lạm phát giai đoạn 2002-2006, lạm phát chỉ dừng lại
ở 1 con số, tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng CPI được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI giai đoạn 2002-2006
2.3.1.1 Lạm phát năm 2002
Mặc dù năm 2002 tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, nhưng nước ta vẫn đạt tỉ lệ tăng trưởng kinh tế là 7,04%, tỉ lệ tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực Châu á chỉ sau có Trung Quốc(8%), các chỉ tiêu kinh tế khác chúng ta hầu hết đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra Lạm phát trong năm 2002 là 4%, một tỉ lệ lạm phát chấp nhận được mặc dù cao hơn so với mục tiêu 35 của chúng ta đã đề ra
Tình hình giá cả đầu năm 2002 của chúng ta đã tăng lên tương đối nhanh, 6 tháng đầu năm giá cả đã tăng 2,9%, khi đó rất nhiều nhà kinh tế đã lo ngại rằng nếu chúng ta không kiểm soát được lạm phát thì rất có thể tỉ lệ lạm phát của nước ta sẽ lên tới 6% Trước tình hình đó nhà nước đã có những chính sách nhằm ổn định giá
cả trên thị trưòngmột cách hợp lý, nhờ đó, đến cuối năm tỉ lệ lạm phát của chúng ta chỉ là 4%
2.3.1.2 Lạm phát năm 2003:
Trang 7Với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng thêm 0,8%, chỉ số lạm phát (mức tăng CPI) ở nước ta là 3,1%, đúng như chỉ tiêu Quốc hội đề ra Trong năm này, có 4 tháng liên tục từ tháng 5 đến tháng 8, CPI giảm Các tháng còn lại, mức tăng cũng không đều, chẳng hạn tháng 2 tăng 2,2% thì tháng 9 chỉ tăng 0,1%
Trong tháng 12, mặc dù có sự kiện SEA Games, chỉ số giá nhóm hàng thể thao, giải trí chỉ tăng nhẹ dưới 1%, còn nhóm hàng lương thực, thực phẩm lại tăng tới 2%; giá vàng tăng 5% Tính chung cả năm, nhóm hàng tăng giá cao nhất là vàng với gần 30%; dược phẩm, y tế trên 20%
Lạm phát thời gian này có giảm đi là do mặt bằng lãi suất tương đối cao, trung bình trên 8%/năm; cơ bản thời kỳ giảm phát và thiểu phát 1999-2002 đã qua
đi Vì vậy, khống chế một mức tăng giá tiêu dùng sẽ giúp nền kinh tế không phải đối mặt với những cú sốc, tăng trưởng ổn định
2.3.1.3 Lạm phát năm 2004:
Mức lạm phát hàng năm ở Việt Nam đột nhiên nhảy vọt lên 9,67% trong năm
2004 ngoài tầm ước đoán 3.5% - 4.5% của nhà nước và các cơ quan tài chính quốc tế
Năm 2004, đầu tư (hơn một nửa là vào quốc doanh) lên trên 35% GDP, khoảng gần 16 tỷ USD, một tỷ lệ đầu tư ở mức cao nhất thế giới hiện nay, nhưng lại tràn lan, thiếu chất lượng và hiệu quả đến mức mà ngay bản thân Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng phải kêu ca
Những chuyên viên kinh tế trong và ngoài nước đều biết trước những nguyên nhân hiện hữu làm tăng mức lạm phát tại Việt-Nam trong năm này là do cán cân thương mại thiếu hụt, ngân sách quốc gia gập khó khăn, mức tiêu thụ trong nước mạnh, số lượng tiền tệ và tín dụng tăng, giá dầu hỏa, vàng, và thực phẩm trên thị trường quốc tế lên cao
2.3.1.4 Lạm phát năm 2005:
Lạm phát năm 2005 ở mức 8.71% giảm so với năm 2004 (9,67%) nhưng vẫn ở mức cao so với chỉ tiêu Trong năm này thị trường xăng dầu có nhiều biến động
Trang 8nhưng lạm phát tăng cao không thể đổ tội cho việc tăng giá dầu Thứ nhất vì các nước trong khu vực và Mỹ không có lạm phát cao như Việt Nam Thứ hai giá dầu thế giới vẫn tăng trong năm 2005 (21%) nhưng ở mức thấp hơn năm 2004 (55%) Thế nhưng giá cả ở Việt Nam vẫn tăng cao, đó là vì việc tiếp tục chính sách kích cầu
Khi đồng đô la Mỹ không tăng giá, đưa giá trị đồng Việt Nam tăng, làm tăng giá hàng nội địa (tăng giá do lạm phát) khi tính bằng đô la Mỹ và do đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam Chính điều này đã góp phần làm cán cân thương mại với nước ngoài tiếp tục thiếu hụt lớn Năm 2005 thiếu hụt là 4.6 tỷ USD (9% GDP), so với năm 2004 là 5.5 tỷ USD (12% GDP) Xuất khẩu năm 2005 tăng 29% (không kể dầu thô, xuất khẩu chỉ tăng 19.3%), và nhập khẩu tăng ở mức thấp hơn là 15%
Thiếu hụt cao như vậy sẽ đưa đến khủng hoảng kinh tế nếu như không có nguồn kiều hối khoảng 4 tỷ USD chuyển về Nguồn này sẽ không tăng như mức tăng nhập khẩu
2.3.1.5 Lạm phát năm 2006
Chỉ số lạm phát (CPI=6,57%) trong năm này giảm mạnh so với năm trước, điều này cho thấy nền kinh tế nước nhà đã có những bước chuyển to lớn từ năm 2006 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12 chỉ tăng 0,5% so với tháng
11, đưa mức tăng chung cả năm lên 6,6% Trong tháng 12, ngoài nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng cao, hầu hết các nhóm hàng còn lại đều tăng nhẹ dưới 1%; riêng nhóm hàng bưu chính viễn thông đưng yên và nhóm hàng đồ uống thuốc là giảm 0,1%
Từ trung tuần tháng 12, giá vàng bắt đầu sụt giảm theo diễn biến của thị trường thế giới.Tuy nhiên, tính chung tháng 12, giá vàng vẫn tăng 3,2% và cả năm giá vàng
đã tăng 27,2%
Trang 9Như vậy, mục tiêu kiềm chế mức tăng CPI của Ngân hàng nhà nước năm 2006
đã hoàn thành Mức 6,57% cũng là mức khả quan nhất trong vòng ba năm qua (năm
2005 là 8,71%; năm 2004 là 9,67%)
2.3.2 Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2008
Sau 12 năm kiềm chế lạm phát (1995-2006), lạm phát thật sự bùng nổ tới ngưỡng 2 con số vào năm 2007 (12,75%) và tăng vọt lên 19,87% vào năm 2008
Hình 3.2 Chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2007-2008
Năm 2007
Trong tháng cuối cùng của năm, CPI đã lập một lúc hai kỷ lục, chỉ số giá tăng cao nhất trong tháng và tổng chỉ số giá cả năm cao nhất trong vòng 12 năm lại đây Chỉ riêng tháng 12, mức tăng giá đã gần bằng một nửa của những năm thông thường trước đây
Chỉ số giá tiêu dùng một số mặt hàng tăng vọt trong năm 2007: giá lương thực, thực phẩm tăng cao đạt mức 18,9%, trong đó nhóm lương thực tăng 15,5%, nhóm thực phẩm tăng 21,16%
Trang 10Đây là hậu quả tất yếu của đợt tăng giá xăng dầu với biên độ tăng giá cao nhất từ trước đến nay được thực hiện từ cuối tháng 11 Hàng loạt các mặt hàng khác có mức tăng cao là đồ uống và thuốc lá 1,33%, may mặc và giày dép 1,16%, các đồ dùng khác tăng 1,61% Các nhóm hàng hóa khác tăng dưới 1%
Như vậy, có thể nói nỗ lực kiềm chế giá đã không đạt được như mong muốn Trong khi chỉ tiêu phát triển kinh tế chưa đạt con số 8,5% thì chỉ số CPI đã tăng đến 12,75% vượt quá xa so với mức kỳ vọng dưới tốc độ phát triển kinh tế
Năm 2008:
Chỉ số giá tiêu dùng một số mặt hàng tăng vọt trong các quý đầu năm 2008 Trong 4 tháng đầu năm, giá LT-TP đã tăng 18,01%, cao gấp rưỡi mức 11,6% của lạm phát CPI và cao tương đương bằng mức tăng giá LT-TP của cả năm 2007, trong
đó lương thực tăng 25%, còn thực phẩm tăng 15,6%
**Ảnh hưởng của lạm phát:
Lạm phát mạnh trong thời gian này làm giảm chỉ tiêu tăng trưởng từ 8.5% xuống 7%, làm giảm tốc độ phát triển tiền mặt trong xã hội không đưa được vào đầu tư gây ứ đọng vốn nguy cơ gây ra lạm phát ở các chu kỳ sau Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay tốc độ tăng trưởng có thể sẽ được giảm xuống 6%- 6.5%
Sức tiêu thụ hàng hóa trong nước đang có dấu hiệu yếu dần, sản xuất công nghiệp bước vào tháng đầu quý 4 năm nay lại tăng chậm hơn các tháng trước, đây là một xu hướng ngược lại quy luật mọi năm
Giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng ước tính đạt 330.121 tỷ đồng tăng 12,1% so với cùng kỳ 2007, thấp hơn mức tăng trung bình của 9 tháng đầu năm là 12,4%
**Nguyên nhân của tăng lạm phát:
Ngày 22/5/2008, tăng giá xăng dầu từ 13.000đ lên 14.500đ (tương đương 11.5%)
Trang 11- Cuối tháng 3 đầu tháng 4, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng trên thế giới làm cho giá gạo trong nước tăng nhanh có thời điểm từ 50% đến 100%
- Kể từ tháng 5 giá gạo đã có xu hướng giảm nhưng mức tăng vẫn 15%-20%
so với trước khi sốt gạo Trong hai quý đầu năm, giá các loại nguyên vật liệu tăng mạnh trên thế giới khiến nước ta ảnh hưởng bởi NK lạm phát
**Sau đợt làm phát tăng mạnh kể từ năm 2007, Chính phủ đã ban hành các
biện pháp cả gói về chống lạm phát của Việt Nam từ quý II năm 2008:
Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ.
- Ngân hàng phát hành trái phiếu kho bạc trong 2008: 20.300 tỉ VNĐ
- Thay đổi lãi suất huy động tiền gửi để thu hút tiền trong lưu thông
- Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công
- Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa
- Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu và giảm nhập siêu Triệt
để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng
- Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá
- Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân,
mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội
- Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền
(Theo nghị quyết 10/2008/NQCT-17/04/08 Nghị quyết về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững)
2.3.3 Lạm phát năm 2009
Nếu cuối năm 2008, mục tiêu giữ lạm phát dưới 15% đã là lý tưởng cho năm
2009 sau một năm lạm phát (CPI) xấp xỉ tới 20% thì đến giữa năm chúng ta lại hoàn