Quy trình thi công: 1-Đào hố cọc:

Một phần của tài liệu phan 3 doc (Trang 39 - 44)

1-Đào hố cọc:

1.1 Thiết bị đào hố:

-Các loại gầu ngoạm có tiết diện hình chữ nhật có cạnh ngắn 0,6- 1,5m, cạnh dài 2,0-4,0m chiều cao có thể từ 6,0-12,0m.

-khi cần phá đá có thể dùng bánh xe răng cưa cỡ lớn có gắn lưỡi kim cương. 1-2 Chuẩn bị hố đào:

a/ Đào bằng tay một hố có tiết diện đúng bằng kích thước thiết kế của tiết diện cọc barret và sâu khoảng 0,8- 1,00m.

b/ Đặt vào hố đào nói trên một khung cữ bằng thép chế tạo sẵn

c/Nếu không có khung cữ bằng sắt chế tạo sẵn thì có thể đổ bằng bê tông hoặc xây bằng gạch tốt với xi măng mác cao.

Chú ý: để đảm bảo đào hố đúng kĩ thuật, thì phải có công nhân điều khiển thiết bị thành thạo và tay nghề cao.

2- Chế tạo dung dịch Bentonite (bùn khoan)

+Tính chất của dung dịch Bentonite :

-Bentonite bột được chế tạo sẵn trong nhà máy, tùy theo yêu cầu kĩ thuật khoan, đào, và tính chất địa tầng mà hòa tan từ 20kg-50kg/1m3 nước. -Độ nhớt Marsh > 35 gy

-Độ tách nước dưới 30cm3. -Hàm lượng cát bằng 0 -Đường kính hạt <3mm

3- Chế tạo lồng thép và thả vào lòng hố đào cho cọc barret: -Chế tạo lồng cốt thép theo đúng thiết kế.

+sai số cho phép về kích thước hình học của lồng cốt thép như sau: • Cự ly giữa các cốt thép chủ: ± 1mm

• Kích thước cạnh ngắn tiết diện : ± 5mm • Kích thước cạnh dài tiết diện : : ± 10mm • Độ dài tổng cộng của lòng cốt thép : ± 50mm

- Chiều dài mỗi đoạn lòng cốt thép tùy theo khả năng của cẩu, thường dài từ 6-12m. Tùy tình hình thực tế nếu cần có thể tăng cường các thép đai chéo ( có Ø >hơn cốt đai) để gông lồng thép cho cho chắc chắn, không xộc xệch khi vận chuyển.

- Khi thả lồng thép từng đoạn xuống phải cho cân chỉnh chính xác, phải thẳng đứng, không được va chạm vào thành hố đào.

- Khi thả xong từng đoạn lồng cốt thép xuống hố đào phải có các thanh thép hình đủ cứng để ngáng giữ vào miệng hố để thép không bị tuột xuống hố. 4- đổ bê tông cọc Barret.

-Vét sạch đáy hố trong khoảng thời gian không quá 3 giờ phải tiến hành đổ bê tông bằng phương pháp dâng vữa

- Cấp phối bê tông dùng cốt liệu đá dăm hay sỏi ( 1x2 cm hoặc 2x3cm) ; cát vàng khoảng 45%, N/X khoảng 50%, xi măng PC30

Khoảng 370-400kg/1m3 , độ sụt của bê tông từ 13-18 cm. -Có thể dùng thêm phụ gia nếu cần thiết.

-Đổ bê tông bằng phễu hoặc máng nghiêng nối với ống dẫn( kim loại)ống dẫn được tổ hợp bằng các đoạn ống khoảng 2-3m được nối bằng ren yêu cầu kín khít, dễ tháo

- ống đổ bê tông có Đk ≥ 120mm.

- Chiềù dài ống đổ bằng toàn bộ chiều dài cọc.Trước khi đổ BT ống chạm đáy, sau đó được nâng lên 15cm để dòng BT chảy liên tục xuống đáy hố cọc và dâng dần lên trên.

- Khi BT dâng từ đáy hố lên dần dần thì cũng rút ống dẫn BT lên dần dần nhưng phải đảm bảo đầu ống dẫn ngập trong BT 1 đoạn 2-3m để tránh BT không bị phân tầng, khi đông cứng thì không bị khuyết tật.

- Tốc độ đổ BT hợp lý 0,6m3/phút( ko quá nhanh hoặc quá chậm)

- Không nên bắt đầu đổ BT vào ban đêm mà nên bắt đầu đổ cho mỗi cọc vào buổi sáng sớm, phải đổ BT liên tục cho từng cọc trong 1 ngày

- Phải thường xuyên ghi chép theo dõi mức dâng lên của BT tươi sau mỗi xe cung cấp BT vào hố cọc, phải tính khối lượng BT cần thiết để đổ xong cho mỗi cọc(để chuẩn bị kịp thời và đầy đủ)thông thường khối lượng bê tông thực tế > khối lượng BT tính toán theo KT cọc từ 5-20% nếu >20% thì phải báo cáo lại để Tkế kiểm tra.

Một số điểm cần chú ý:

-Khi đổ BT đến 2-3m ở đỉnh cọc thì ống dẫn BT chỉ cần ngập trong BT tươi khoảng 1m

-Nên đổ BT cao hơn mức đỉnh cọc lý thuyết khoảng 5cm. Khi rút ống dẫn ra phải nhẹ nhàng, từ từ tránh cho bê tông khỏi bị xáo trộn.

-Chỉ được đào cách hố cọc bên cạnh hố đang đổ BT cọc với ĐK:

*Khoảng cách giữa 2 mép cạnh cọc barret≥ 2b( trong đó b là cạnh ngắn của tiết diện cọc)

*BT cọc đã đổ xong > 6 giờ.

-Chiều cao giới hạn để cắt đầu cọc tính từ giữ mặt phẳng đài cọc theo lý thuyết và đài cọc lúc kết thúc là:

PHẦN IV: CÔNG TÁC BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP

Khái niệm chung về Bê tông và bê tông cốt thép.

-Bê tông:được chế tạo từ hỗn hợp (Đá+ Cát+ Xi măng+Phụ gia+Nước ). Hỗn

hợp được trộn theo tỉ lệ nhất định đưa tạo hình( theo yêu cầu) trong QT tạo hình được đầm chặt, sau 1 thời gian thì chúng được cứng hóa và phát triển cường độ chịu nén từ 3 ngày – 28 ngày. Tính chất cơ lý của BT bao gồm tính cơ học, tính vật lý.

+Các chỉ tiêu cơ bản của BT - cấp độ bền chịu nén của BT (kí hiệu là B) - cấp độ bền chịu kéo của BT (kí hiệu là Bt) -Mác theo khả năng chống thấm((kí hiệu W ) - Mác theo khối lượng trung bình ((kí hiệu D) -BT+CT= BTCT mục đích khả năng chịu kéo của cấu kiện lúc này BT và CT cùng tham gia chịu lực nhờ lực dính do BT truyền lực sang cốt thép.

Một phần của tài liệu phan 3 doc (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w