52 Việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn tài chính Kế toán.(AFC)
Trang 1PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN
VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN AFC
I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán (AFC) tiềnthân là Chi nhánh của Công ty Dịch vụ Kế toán AASC tại Thành phố HồChí Minh thành lập ngày 26/03/1992 (có trụ sở chính tại Hà Nội); mộtdoanh nghiêp nhà nước trực thuộc Bộ Tài Chính
Để phù hợp với sự phát triển và lớn mạnh của Chi nhánh AASC tạiThành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế lớn nhất trong cả nước,Bộ Tài Chính cho phép chuyển đổi chi nhánh thành Doanh nghiệp nhànước theo Quyết định số 108TC/TCCB ngày 13 tháng 02 năm 1995 vớitên gọi là “Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán Sài Gòn”(tên Tiếng Anh: “SaiGon Auditing & Accounting Financial ConsultingCompany” – gọi tắc là AFC- SaiGon)
Năm 2004, đã đánh dấu sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển củaCông ty, Công ty đã tiến hành cổ phần hoá và đăng ký kinh doanh vớitên gọi mới hiện nay là:
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN (AFC).
II VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN
AFC
1- Vị trí:
Công ty cổ phần kiểm toán AFC là một trong những Công ty Kiểm toánthành lập đầu tiên của Việt Nam và cũng là một trong những Công tyKiểm toán hàng đầu của Việt Nam
Một trong những ưu thế của Công ty là nhờ vào sự đoàn kết nhất trí củatập thể cán bộ nhân viên, luôn nghiên cứu, học tập không ngừng nângcao chất lượng và hiệu quả dịch vụ cho khách hàng
Công ty cũng đánh giá cao mối quan hệ hợp tác quý báu của các cơ quanhữu quan và khách hàng tạo điều kiện rất thuận lợi cho AFC ngày cànghoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình
Trang 2Công ty có sự cộng tác với các viện nghiên cứu, các trường Đại học vàcác chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực Thuế, Tàichính, Ngân hàng,…
Xác định được tầm quan trọng của việc học hỏi kinh nghiệm và tiếp cậncác kỹ thuật kiểm toán hiện đại, Công ty luôn theo đuổi chính sách hợptác với các Công ty Kiểm toán quốc tế
Phát huy kế hoạch kinh doanh, chiến lược của mình, tháng 7 năm 2001,đả đánh dấu một bước phát triển mới về CHẤT: được sự chấp thuận củaBộ Tài Chính, Công ty AFC đã chính thức trở thành Công ty thành viêntại Việt Nam của tập đoàn kiểm toán quốc tế BDO, là tập đoàn xếphạng thứ 5 trong các tập đoàn kiểm toán quốc tế trên toàn thế giới
2- Chức năng, nhiệm vụ:
Chức năng của Công ty cổ phần kiểm toán AFC là cung cấp các Dịch vụcho khách hàng như:
a Dịch vụ kiểm toán:
Kiểm toán Báo cáo tài chính theo luật định
Soát xét Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế, baogồm cả việc hợp nhất Báo cáo tài chính
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB
Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án
Kiểm toán tỷ lệ nội địa hoá cho các DN sản xuất hàng trong nướcthay thế hàng nhập khẩu
Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuậntrước
Soát xét Báo cáo tài chính
Kiểm toán nội bộ…
b Dịch vụ kế toán:
Xây dựng các mô hình kế toán như: tổ chức và điều hành bộ máykế toán, hướng dẫn các nghiệp vụ hạch toán kế toán, xử lý thôngtin kinh tế nội bộ
Hướng dẫn và thực hiện sổ sách kế toán, hạch toán kế toán, cácbáo biểu kế toán, tài chính
Trang 3 Quyết toán cho khách hàng
c Dịch vụ tư vấn Thuế: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế Nhàthầu nước ngoài
d Dịch vụ Xác định giá trị doanh nghiệp
e Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp
f Dịch vụ tư vấn khôi phục và giải thể doanh nghiệp
g Dịch vụ huấn luyện và đào tạo:
Bồi dưỡng Kế toán Trưởng theo chương trình của Bộ Tài Chính
Bồi dưỡng Kế toán viên chuyên nghiệp và kiểm toán viên để dựkỳ thi kế toán viên chuyên nghiệp và kiểm toán viên cấp Nhànước
Nguyên lý kế toán, kế toán giá thành và kế toán nâng cao thuộchệ thống kế toán Mỹ…
h Các dịch vụ khác như:
Cung cấp tài liệu chuyên ngành cho các doanh nghiệp
Đăng ký chế độ kế toán
Đăng ký hóa đơn đặc thù
Kê khai, quyết toán thuế Thu nhập cá nhân
Cung cấp các loại sách nghiệp vụ tài chính, kế toán
Trang 4III CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY KIỂM
TOÁN AFC:
1- Cơ cấu chung toàn Công ty:
2- Cơ cấu tổ chức phòng Nghiệp vụ:
Kiểm toán viên điều hành (Audit Manager)
Kiểm toán viên chính
(Senior Auditor) Kiểm toán viên chính(Senior Auditor)
Kiểm toán viên chính (Senior Auditor)
Trợ lý Kiểm toán
P Nghiệp Vụ IV
P Nghiệp Vụ V
P Nghiệp Vụ VI
P Nghiệp Vụ II
Phát triển KD
PhòngTC-HC-QT
P Nghiệp
Vụ I
Trang 5IV TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN
AFC:
1 Sơ lược về tình hình công tác kế toán tại Công ty kiểm toán AFC: a) Hình thức kế toán áp dụng là Nhật ký – Sổ cái:
Hệ thống sổ theo dõi:
Sổ tổng hợp: là sổ Nhật ký – Sổ cái
Sổ chi tiết: gồm có: Sổ quỹ Tiền mặt, Sổ chi tiết Doanh thucung cấp dịch vụ, Sổ chi tiết Công nợ, Sổ theo dõi nhân viênvà thanh toán lương, Sổ chi phí Kinh doanh…
Sơ đồ trình tự ghi sổ:
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyCuối thángĐối chiếu
Trang 6b) Tổ chức phòng kế toán:
Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh là dịch vụ nên tổ chức phòng kếtoán đơn giản nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về quản lý và cung cấpthông tin Bộ máy kế toán của Công ty gồm có 5 nhân viên: Kế toántrưởng kiêm Kế toán tổng hợp, thủ quỹ, Kế toán lương, Kế toán côngnợ, Thủ kho
c) Danh mục các đối tượng kế toán gồm có:
Tài sản lưu động ( Tiền, nợ phải thu)
Tài sản cố định (Tài sản cố định hữu hình)
Nợ phải trả ( Phải trả người bán, tiền lương phải trả công nhânviên, các khỏan trích theo lương)
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Nguồn vốn
Doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh
d) Hệ thống chứng từ sử dụng:
Các chứng từ được sử dụng theo biểu mẫu tuân theo QĐ186TC/CĐKT của Bộ tài chính được ban hành ngày 14/03/1995.Các biểu mẫu bao gồm:
Phiếu thu
Phiếu chi
Bảng chỉnh hợp ngân hàng
Biên bản giao nhận tài sản cố định
Thẻ tài sản cố định
Biên bản thanh lý tài sản cố định
Kế toán trưởng
Kế toán
lương
Kế toán Công nợ
Thủ quỹ Thủ kho
Trang 7 Bảng chấm công.
Bảng thanh toán tiền lương
Phiếu báo làm thêm giờ
Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Bảng thanh toán tiền lương
Hóa đơn GTGT
Bảng kê cung cấp dịch vụ
e) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam.Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ trong năm được chuyển đổitheo tỉ giá tương đương với tỷ giá thực tế vào ngày phát sinh nghiệpvụ Tài sản và công nợ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại số dư theo tỉgiá thực tế vào ngày lập Bảng cân đối kế toán Tất cả những khoảnchênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và các khoản chênh lệchtỷ giá của nợ dài hạn được kết chuyển vào báo cáo kết quả kinhdoanh Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tài sản lưuđộng và công nợ ngắn hạn có gốc ngoại tệ được kết chuyển
2 Tình hình hạch toán Doanh thu, Chi phí và Xác định kết quả kinh doanh:
a) Tình hình hạch toán Doanh thu:
Doanh thu của cty có thể chia thành các loại sau đây:
Doanh thu từ hoạt động kiểm toán
Doanh thu từ hoạt động tư vấn
Doanh thu từ hoạt động đào tạo, huấn luyện
Doanh thu từ các hoạt động khác, ví dụ như: Bán sách, tài liệuchuyên ngành
Do tính chất ngành nghề Kiểm toán nên Doanh thu được tính cho mộtnăm tài chính
Doanh thu hoạt động kiểm toán có tính chất mùa vụ và chủ yếu tậptrung vào khoảng từ tháng 4, 5, 6 (Quý II của năm tài chính)
Doanh thu được ghi nhận theo giá trị hợp lý của các khoản đã thuhoặc sẽ thu được trừ thuế giá trị gia tăng đầu ra
Trang 8Công ty hạch toán Doanh thu dựa vào hợp đồng kiểm toán Công tyđược phép hạch toán vào tài khoản Doanh thu khi đã Thanh lý Hợpđồng (tức công việc kiểm toán đã hoàn tất và đã ra Báo cáo Kiểmtoán).
Chứng từ làm cơ sở hạch toán Doanh thu gồm có: Hoá đơn GTGT,Phiếu thu, Giấy Báo Có
Tài khoản sử dụng hạch toán Doanh thu: TK 511 – Doanh thu cungcấp dịch vụ Chi tiết cho từng tài khoản cấp 2:
5111: Doanh thu từ hoạt động Kiểm toán
5112: Doanh thu từ hoạt động Tư vấn
5113: Doanh thu từ hoạt động Huấn luyện, Đào tạo
5114: Doanh thu cung cấp các dịch vụ khác (ví dụ: thu từ Bánsách)
Ngoài Doanh thu cung cấp dịch vụ, Công ty còn có khoản thu nhậphoạt động tài chính và thu nhập khác phát sinh được hạch toán vàoTài khoản 515 – Doanh thu tài chính và 711 – Thu nhập khác
b) Tình hình hạch toán Chi phí:
Do đặc thù của ngành nghề kiểm toán nên chi phí đối với Công tykiểm toán thường là những chi phí bất biến như: chi phí lương, chi phícông cụ dụng cụ văn phòng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phíđiện nước, chi phí huấn luyện nhân viên hàng năm, chi phí chiêu đãikhách hàng, tiền thưởng cho nhân viên
Chi phí khả biến thường ít phát sinh nếu phát sinh thường là nhữngchi phí nhỏ như: chi phí đi lại, chi phí ăn ở của nhân viên khi tiếnhành kiểm toán khách hàng (nếu trong hợp đồng kiểm toán nêu rõkhoản chi phí này do Công ty chịu)
Chi phí phát sinh đối với Công ty Kiểm toán chủ yếu là Chi phí Quảnlý Doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng: “642 – Chi phí Quản lý Doanh nghiệp”, chi tiếtgồm có:
TK 6421 “Chi phí nhân viên quản lý”
TK 6422 “Chi phí vật liệu quản lý”
TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng”
TK 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ”
TK 6425 “Thuế, phí và lệ phí”
Trang 9 TK 6426 “Chi phí dự phòng”
TK 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
Ngoài Chi phí Quản lý DN ra, Công ty còn có những khoản Chi phíkhác Hạch toán vào TK 811 – Chi phí khác
c) Xác định kết quả kinh doanh:
Công ty xác định kết quả kinh doanh vào cuối năm tài chính
Tài khoản sử dụng: “911- Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Nợ: kết chuyển tất cả các Chi phí phát sinh trong năm tài chính,và kết chuyển Lãi (Có 421 – lợi nhuận chưa phân phối)
Bên Có: kết chuyển tất cả các khoản thu nhập trong năm tài chính,và Kết chuyển Lỗ (Nợ 421 – lợi nhuận chưa phân phối)
Tài khoản này không có Số Dư cuối kỳ
Sơ đồ hạch toán:
641, 642, 635, 811 911 511, 515, 711
kết chuyển Chi phí kết chuyển DThu
kết chuyển lãi kết chuyển lỗ
V THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN AFC.
1- Thành quả đạt được:
Về Doanh thu: Trong năm 2004 Công ty Kiểm toán AFC đã đạt được
mức doanh thu là 19.2 tỷ đồng, tăng 9% so với kế hoạch Trong tổngdoanh thu thì hoạt động kiểm toán đã đạt được 15.36 tỷ đồng, doanhthu từ các hoạt động tư vấn, đào tạo chiếm 2,3 tỷ đồng Dịch vụ kiểmtoán trước mắt vẫn là dịch vụ chủ yếu tạo ra hơn 78% doanh thu củaCông ty Trong thời gian sắp tới, Công ty cổ phần AFC sẽ tăng cườngdịch vụ tư vấn, kế toán, đào tạo, huấn luyện và nhất là phần mềm kế
Trang 10toán Đây là các lĩnh vực dịch vụ còn nhiều tiềm năng phát triển trênthị trường.
Về khách hàng:
Công ty cổ phần AFC đã cung cấp các dịch vụ chuyên ngành chohàng ngàn lượt khách hàng, với hơn 600 khách hàng thường xuyênthuộc mọi thành phần kinh tế: doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH,doanh nghiệp tư nhân Ngoài ra, khách hàng của Công ty còn baogồm nhiều tổ chức và chương trình tài trợ quốc tế, các công ty chuyênngành như công ty cổ phần tài chính, ngân hàng Bên cạnh đó, Công
ty cổ phần AFC còn được các thành viên của tập đoàn BDO quốc tếgiới thiệu những khách hàng lớn mà các công ty mẹ ở nước ngoàiđang được các công ty thành viên của tập đoàn BDO kiểm toán.Chính các khách hàng thường xuyên đã giới thiệu khách hàng mớicho Công ty nên lượng khách hàng của Công ty cổ phần AFC ngàycàng nhiều hơn Sự giới thiệu khách quan đầy tính thuyết phục nàythể hiện được chất lượng và phong cách phục vụ tốt của Công ty.Trong năm 2004, một số khách hàng trước đây thường được kiểmtoán bởi các công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam nay đã sửdụng dịch vụ của công ty cổ phần AFC Đây là tín hiệu đáng mừngcho xu hướng phát triển của công ty trong tương lai
Về nhân sự:
Số lượng nhân viên nghiệp vụ của Công ty từ 35 người trong năm
1995 nay đã vượt qua con số 200 người, trong đó có hơn 50 kiểm toánviên cấp Nhà nước Cán bộ công nhân viên nghiệp vụ của công tyđều có trình độ đại học và trên đại học, được đào tạo từ nhiều nguồn,nhiều lĩnh vực chuyên môn Ngoài ra, Công ty còn có một đội ngũcộng tác viên là các chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong côngtác kế toán, kiểm toán và tư vấn
Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ của công ty thường xuyên được tổ chứctham gia các buổi huấn luyện nghiệp vụ để nâng cao trình độ nghiệpvụ nhằm phục vụ tốt hơn các yêu cầu của khách hàng
Trang 112- Mục tiêu hoạt động trong những năm tới:
Dựa trên những thành quả đã đạt được trong những năm vừa qua, Công
ty cổ phần AFC hy vọng sẽ tiếp tục phát triển và nâng cao hơn nữa uy tíncủa mình Chính vì thế mà Công ty đã đề ra kế hoạch hoạt động cho năm
2005 với những mục tiêu cụ thể:
Củng cố và tập trung khai thác thế mạnh trong việc phục vụ kháchhàng tại các phân khúc thị trường thích hợp nhất của Công ty
Tiếp tục áp dụng phương pháp kiểm toán tiên tiến của BDO dựa trênviệc đánh giá rủi ro kiểm toán để tăng hiệu quả dịch vụ, giảm thiểurủi ro kiểm toán
Năng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng bằng các biệnpháp tăng cường kiểm soát chất lượng và quản lý theo quy trình kiểmtoán
Đổi mới công tác đào tạo huấn luyện nhân viên nghiệp vụ, bao gồmcả việc huấn luyện để thi lấy chứng chỉ kiểm toán quốc tế, cử nhânviên đi thực tập và làm việc tại văn phòng BDO ở các nước
3- Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần AFC với tư cách là một thành viên của BDO quốc tế tại Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập và quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu, các doanhnghiệp Việt Nam buộc phải nỗ lực cải tiến, đổi mới để có thể cạnh tranhđược với các doanh nghiệp nước ngoài Nhận thức rõ điều này, Công tycổ phần AFC đã xác định chiến lược kinh doanh của mình bằng cách gianhập vào một tập đoàn kiểm toán quốc tế để qua đó, các nhân viênnghiệp vụ được tiếp cận với công nghệ kiểm toán hiện đại, được huấnluyện nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, để có thể phục vụ cho các công
ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như những tập đoàn lớnđang hoạt động tại Việt Nam
Trong năm 2005, cùng với tiến trình cổ phần hoá công ty, Công ty cổphần AFC đã thành lập phòng nghiệp vụ chuyên phục vụ những kháchhàng do tập đoàn BDO giới thiệu đồng thời triển khai việc sử dụng phầnmềm kiểm toán BDO – Compass để thực hiện kiểm toán cho một sốkhách hàng nhất định được BDO giới thiệu Bên cạnh đó, Công ty cổphần AFC sẽ mở rộng hướng phát triển đối với dịch vụ cung cấp phầnmềm kế toán cho các loại hình doanh nghiệp nhằm tăng tỉ trọng củadoanh thu đối với loại hình dịch vụ có nhiều tiềm năng này
Trang 12PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN
TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
I CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH:
1- Theo ISA:
Theo ISA 110 định nghĩa về thủ tục phân tích: “Các thủ tục phân tíchbao gồm việc phân tích các tỉ số và xu hướng quan trọng như việc đánhgiá kết quả của những dao động (thay đổi) và các mối quan hệ mâuthuẫn với những thông tin xác thực khác, hoặc phân tích sự sai lệch từnhững số liệu có thể dự đoán trước”
2- Theo VSA 520:
Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suấtquan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mốiquan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh
lệch lớn so với giá trị đã dự kiến (Nguồn: Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam)
Theo SAS 56 (AU 318): Các thể thức phân tích là những quá trình đánh
giá các thông tin tài chính được thực hiện qua một cuộc nghiên cứu cácmối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu có tính tài chính và không cótính tài chính… gồm cả những quá trình so sánh các số tiền ghi sổ với
những số ước tính của kiểm toán viên (Nguồn: tài liệu kiểm toán được
dịch bởi Đặng Kim Cương)
Theo các quan điểm ở trên ta thấy: phân tích là một thủ tục quan trọng
trong kiểm toán, đó là sự so sánh giữa những thông tin khác nhau, nhằmđánh giá về các mối quan hệ và xu hướng phát triển
II MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
Hiểu được công việc kinh doanh của khách hàng:
Theo VSA 520, Kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tíchtrong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinhdoanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro Quy trìnhphân tích giúp Kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình, và phạm
vi của các thủ tục kiểm toán khác
Trang 13Kiểm toán viên xem kiến thức và kinh nghiệm thu thập được về công
ty khách hàng trong những năm trước như một khởi đầu để lập kếhoạch cho cuộc kiểm tra năm hiện hành Bằng cách tiến hành các thủtục phân tích mà qua đó các thông tin chưa được kiểm toán ở nămhiện hành được so sánh với các thông tin đã kiểm toán ở các nămtrước, các biến động sẽ nổi rõ Những biến động này có thể đại diệncho những xu hướng quan trọng hoặc các hiện tượng đặc biệt mà tấtcả đều có ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kiểm toán
Đánh giá khả năng công ty tiếp tục là một doanh nghiệp hoạt độngliên tục:
Các thể thức phân tích thường có tác dụng như một dấu hiệu của việclà công ty khách hàng đang đứng trước những khó khăn khắc nghiệtvề mặt tài chính
Ví dụ: nếu tỷ lệ nợ dài hạn so với tổng giá trị tài sản ròng cao hơnbình thường được kết hợp với một tỷ lệ dưới mức trung bình của lợinhuận so với tổng số tài sản, thì có thể chỉ ra mức rủi ro tương đối caocủa sự thiếu hụt tài chính
Dấu hiệu của sự hiện diện các sai số khả dĩ trên báo cáo tài chính.Những chênh lệch đáng kể ngoài dự kiến giữa số liệu tài chính chưađược kiểm toán ở năm hiện hành với số liệu khác được dùng để sosánh thường được xem như những dao động bất thường Những daođộng bất thường xảy ra khi những chênh lệch đáng kể không được dựkiến nhưng lại tồn tại, hoặc khi những chênh lệch đáng kể có được dựkiến nhưng lại không xảy ra
Ví dụ: khi so sánh tỷ lệ của mức dự phòng khoản phải thu khó đòi vớitổng các khoản phải thu, với tỷ lệ đó của năm trước, giả sử tỷ lệ nàygiảm đi trong khi cùng lúc đó, hệ số quay vòng các khoản phải thucũng giảm đi Tổng hợp hai mảng thông tin này sẽ chỉ rõ khả năngbáo cáo dưới mức dự phòng
Khía cạnh này của thủ tục phân tích được xem là sự quan tâm có địnhhướng vì nó dẫn đến các thử nghiệm chi tiết hơn cho những khoảnmục mà có thể tìm thấy sai số hoặc sai quy tắc
Giảm bớt các cuộc khảo sát kiểm toán chi tiết Các thủ tục phân tíchthường không tốn kém như các cuộc khảo sát chi tiết Do đó, hầu hếtKiểm toán viên thay thế các khảo sát chi tiết bằng các thủ tục phântích bất cứ khi nào có thể làm được Ví dụ: xem xét doanh thu và tỷlệ các khoản phải thu thay vì xác minh từng khoản phải thu
Trang 14III VAI TRÒ CỦA VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH
TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN:
1- Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:
Thủ tục phân tích được sử dụng để hiểu về tình hình kinh doanh củakhách hàng, giúp Kiểm toán viên xác định nội dung, thời gian và phạm
vi của các thủ tục kiểm toán, hướng Kiểm toán viên đến những bộ phậncó độ rủi ro cao cần mở rộng những thủ tục kiểm toán khác
2- Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Trong giai đoạn này, phân tích được xem là một thử nghiệm cơ bản đượcsử dụng để cung cấp những bằng chứng về số dư các tài khoản và nhữngnghiệp vụ kinh tế phát sinh là hợp lý hoặc nhằm xác định những sai sótcó thể có trong số dư
3- Giai đoạn hoàn thành kiểm toán:
Phân tích được sử dụng để xem xét lại tổng quát lần cuối về toàn bộ sốliệu đã được kiểm toán nhằm củng cố thêm cho kết luận đề ra hoặc giúpnhận thấy những vấn đề cần phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toánmới thì mới có thể kết luận được
IV CÁC YẾU TỐ CỦA THỦ TỤC PHÂN TÍCH:
Gồm có các yếu tố sau:
- Dự đoán
- So sánh
- Đánh giá
V PHÂN LOẠI THỦ TỤC PHÂN TÍCH:
1- Phân tích xu hướng (Trend Analysis):
Là xem xét các xu hướng biến động theo thời gian bằng cách so sánh số
dư theo tháng trong một năm và giữa các năm và năm nay với nhữngnăm trước đó để phát hiện ra những xu hướng bất thường, nghi ngờkhông hợp lý
Tuy nhiên, khi xem xét xu hướng của những biến động thì Kiểm toánviên cũng cần quan tâm đến các thông tin về tính thời vụ, tính chu kỳ đểxác định yếu tố nào là thực sự bất thường và cần điều tra làm rõ
Trang 15Công cụ thường được dùng trong phân tích xu hướng đó là đồ thị Đưa số
liệu lên đồ thị giúp Kiểm toán viên đánh giá đúng xu hướng đồng thờigiúp dự báo được những xu hướng phát triển của đối tượng cần phân tíchvà đem so sánh số ước tính này với số liệu thực tế
Ngoài việc dùng đồ thị thì Kiểm toán viên cũng dùng các kỹ thuật tínhtoán từ đơn giản đến phức tạp tuỳ từng trường hợp của đối tượng phântích để dự báo xu hướng và so sánh với thực tế
2- Phân tích tỷ số (ratio analysis)
Là việc tính toán các tỷ số của kỳ hiện tại rồi đem so sánh với các tỷ sốbình quân ngành hoặc với các tỷ số trong nội bộ đơn vị
Đối với tỷ số bình quân ngành, về nguyên tắc thì một số chỉ tiêu của đơn
vị và chỉ tiêu bình quân của ngành có mối quan hệ tương đồng trong mộtphạm vi nhất định Tuy nhiên, khi so sánh theo phương pháp này cần chú
ý sự khác biệt về quy mô, về việc áp dụng chính sách kế toán, điều kiệnảnh hưởng về địa lý
Đối với các tỷ số so sánh trong nội bộ đơn vị, các thông tin hữu ích choviệc so sánh các tỷ số bao gồm:
Thông tin của năm trước: tính toán các tỷ số của năm trước với nhữngthông tin đã được kiểm toán và đem so sánh với tỷ số thực tế củanăm nay để thấy được xu hướng phát triển
Với các số liệu ước tính: nếu đơn vị có một phương pháp ước tínhhiệu quả, những thay đổi đáng kể từ việc ước tính sẽ chỉ ra hoạt độngmà đơn vị không dự kiến trước vào thời điểm các khoản ước tínhđược đưa ra
Các dữ liệu được phân chia: nếu đơn vị không thể tập hợp nhữngthông tin tài chính của mình thành từng bộ phận hoặc từng hoạt độngthì những chỉ số bất thường hoặc những xu hướng có thể giúp choKiểm toán viên tách ra những khu vực cần có những thủ tục kiểmtoán mở rộng để chứng minh sự hợp lý
3- Phân tích hợp lý (Reasonableness Analysis)
Là việc phân tích các số dư, hoặc sự thay đổi trong số dư các tài khoảngiữa các kỳ kế toán mà trong đó bao gồm cả việc xây dựng mô hình dựbáo dựa trên cơ sở các thông tin tài chính, phi tài chính hay là cả hai.Trong nhiều trường hợp, mô hình đơn giản cũng rất hiệu quả Ví dụ: mộtsự ước tính doanh thu của khách sạn có thể phát triển mô hình mà trongđó bao gồm tỷ lệ bình quân phòng được thuê và bình quân phòng theoloại phòng (hoặc hạng phòng) Hoặc một cách đơn giản hơn là mô hình
Trang 16ước tính chi phí lương gồm có số lượng nhân viên, tỷ lệ lương, ngày thuênhân viên và ngày kết thúc hợp đồng và giờ làm thêm.
Phân tích sự hợp lý dựa vào sự hiểu biết về mối quan hệ với các nhân tốmà có ảnh hưởng đến số dư Ví dụ, kiểm tra sự hợp lý của doanh số bánhàng tháng bằng cách xem xét lượng hàng bán ra, đơn giá bán, nhữngcấu trúc giá khác nhau và sự hiểu biết về xu hướng chung của ngànhtrong một thời kỳ
4- Phân tích hồi quy (Regression Analysis)
Là phương pháp sử dụng mô hình thống kê để xác định lượng ước tínhvới độ rủi ro có thể đo lường được và mức độ chính xác
Ví dụ: Kiểm toán viên có thể ước tính doanh số bằng cách sử dụng môhình phân tích hồi quy đầu vào như dự báo doanh thu của ban quản trị,chi phí hoa hồng (nếu như nó không phải là một tỷ lệ trên doanh thu cốđịnh) và chi phí quảng cáo
Phân tích hồi quy sẽ là phương pháp hiệu quả nhất khi thông tin khôngtập trung và trong một môi trường mà có hệ thống kiểm soát nội bộ hữuhiệu
VI MỘT VÀI KỸ THUẬT PHÂN TÍCH THƯỜNG ĐƯỢC ÁP
2- So sánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự toán:
Việc điều tra các sai biệt lớn giữa số liệu thực tế và kế hoạch có thể chothấy những sai lệch trong báo cáo tài chính, hoặc các biến động lớn trongtình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị
Trang 173- So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với những chỉ tiêu bình quân ngành:
Về nguyên tắc, giữa một số chỉ tiêu của đơn vị và chỉ tiêu bình quânngành có mối quan hệ tương đồng trong một phạm vi nhất định Ví dụ: tỷlệ lãi gộp trên doanh thu, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chính trong giáthành sản phẩm… Việc nghiên cứu những khác biệt lớn giữa chỉ tiêu củađơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành có thể sẽ cho biết những sai lệch,hoặc giúp Kiểm toán viên hiểu sâu sắc hơn về hoạt động của đơn vị.Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này cần chú ý sự khác biệt về quymô, về việc áp dụng chính sách kế toán giữa các đơn vị
4- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ:
Kiểm toán viên có thể dựa trên mối quan hệ bản chất giữa các số dư, cáckhoản mục trên báo cáo tài chính để đánh giá mức độ hợp lý giữa nhữngsố liệu Kiểm toán viên cũng có thể ước tính số dư hay số phát sinh củatài khoản qua mối quan hệ giữa chúng với các tài khoản khác
Ví dụ: ước tính chi phí lãi vay bằng cách nhân (x) lãi suất bình quântháng với số dư cuối tháng của tài khoản nợ vay Sau đó mọi sự khácbiệt trọng yếu giữa số liệu ước tính và số liệu sổ sách cần được điều trađể xác định nguyên nhân
5- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính:
Các thông tin phi tài chính là những dữ liệu kinh tế, kỹ thuật do các hệthống hạch toán nghiệp vụ, thống kê…cung cấp Giữa những thông tinnày và thông tin tài chính có những quan hệ nhất định, nên Kiểm toánviên có thể phát hiện những sai sót nhờ dựa trên mối quan hệ hợp lýgiữa chúng với nhau
Ví dụ: so sánh giữa số tồn kho vật tư với khả năng chứa đựng của khohàng…
Khi sử dụng thông tin phi tài chính, Kiểm toán viên cũng cần kiểm tra độchính xác của chúng
VII NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
CẦN CHÚ Ý ( THEO VSA 520):
1- Những vấn đề cần chú ý khi áp dụng thủ tục phân tích:
Mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu được so sánh, điều này nhằm đểtránh việc phân tích trở nên vô nghĩa
Trang 18Mức độ trọng yếu của khoản mục trong mối quan hệ tổng thể giữa cácthông tin tài chính với nhau: đối với những khoản mục trọng yếu (ví dụ:Hàng tồn kho) thì không chỉ đơn thuần áp dụng thủ tục phân tích mà cònthực hiện một số thủ tục kiểm tra chi tiết khác trước khi kết luận Ngượclại, khoản mục Nợ Phải Thu được coi là không trọng yếu thì có thể chỉcăn cứ vào kết quả phân tích để kết luận.
Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: nếu cao đặc biệt là khi hệ thốngkiểm soát nội bộ yếu kém thì độ tin cậy của thủ tục phân tích thấp do đóKiểm toán viên nên dựa vào kiểm tra chi tiết hơn là dựa vào quy trìnhphân tích
2- Các nhân tố khác góp phần vào tính hiệu quả của thủ tục phân tích:
Độ tin cậy của số liệu
Số liệu của nhiều năm
Số liệu được chia nhỏ
Kỹ thuật thống kê của ngành
VIII ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC
PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH: 1- Ưu điểm
Thời gian ít, chi phí thấp
Cung cấp những bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý chung về các số liệukế toán
Giúp đánh giá được những nét tổng thể, không sa vào các nghiệp vụ cụthể
2- Nhược điểm
Chỉ kiểm tra sự hợp lý về mặt tổng thể, không đi vào chi tiết dẫn đếnkhông phát hiện được những sai sót chi tiết đặc biệt là những sai sót bùtrừ Do đó cần xem xét tính trọng yếu để dùng kèm thủ tục phân tích vớicác thử nghiệm chi tiết
Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao cùng với hệ thống kiểm soát nộibộ yếu kém thì độ tin cậy của thủ tục phân tích thấp
Trang 19PHẦN III THỰC TẾ VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TẠI
CÔNG TY cổ phần KIỂM TOÁN AFC:
I KHÁI QUÁT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
1- CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
Giai đoạn này gồm các công việc sau:
Tiếp cận yêu cầu của khách hàng:
Khi nhận được yêu cầu của khách hàng, Giám đốc công ty sẽ phâncông cho các Trưởng phòng nghiệp vụ khảo sát yêu cầu cụ thể củakhách hàng
Thực hiện khảo sát:
Trưởng phòng nghiệp vụ được chỉ định có trách nhiệm khảo sát yêucầu của khách hàng
Các nội dung cần thực hiện khi khảo sát:
Thu thập đầy đủ các thông tin theo mẫu khảo sát chung của công ty(phụ lục) và các thông tin khác căn cứ vào đặc điểm và yêu cầuriêng của khách hàng
Đánh giá chung về hồ sơ sổ sách của khách hàng (hình thức tổchức, tính phức tạp, rõ ràng, hệ thống nội kiểm….)
Các thông tin quan trọng khác như: khách hàng đang bị kiện tụng,khách hàng đang bị phá sản, tranh chấp nội bộ… cần phải đặc biệtchú ý và ghi nhận vào mẫu khảo sát
Báo cáo kết quả khảo sát: kết quả khảo sát được ghi nhận theo mẫu
thống nhất của công ty và phải được ghi chép rõ ràng, đánh giá về mứcđộ phức tạp, dự kiến về thời gian, nhân sự Trong trường hợp xét thấycông việc kiểm toán có thể gặp nhiều rủi ro, người đi khảo sát có thểđề xuất không ký hợp đồng với khách hàng nhưng phải nêu rõ lý dotrong báo cáo khảo sát
Gửi thư báo giá và ký hợp đồng kiểm toán:
Căn cứ vào báo cáo khảo sát, phòng phát triển kinh doanh sẽ tiếnhành soạn thảo thư báo giá Sau khi nhận hồi báo đồng ý của khách
Trang 20hàng, phòng phát triển kinh doanh căn cứ vào thư báo giá, ý kiếncủa khách hàng và ý kiến chỉ đạo của Giám đốc tiến hành lập hợpđồng theo mẫu thống nhất của công ty và thực hiện ký hợp đồngkiểm toán.
Tổ chức nhóm kiểm toán:
Trưởng phòng nghiệp vụ trực tiếp tổ chức, điều hành việc thực hiệnhợp đồng kiểm toán được phân công và lập quyết định phân công theonguyên tắc mỗi nhóm kiểm toán có ít nhất một kiểm toán viên đượcphân công là kiểm toán viên chính cho khách hàng đó và trình cho phógiám đốc phụ trách ký
Lập kế hoạch kiểm toán: kiểm toán viên chính sẽ lập kế hoạch
kiểm toán gồm chương trình thử nghiệm kiểm toán, biểu chỉ đạo vàbảng ghi nhớ chiến lược kiểm toán đối với khách hàng được phân côngkiểm toán
Bảng ghi nhớ về chiến lược kiểm toán được lập với những nội dung sau:
Khái quát về khách hàng: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề hoạtđộng, trụ sở văn phòng và nhà máy, ban quản lý công ty, chế độ kếtoán, số nhân viên trong công ty, khách hàng chính công ty, tìnhhình vốn góp…;
Tình hình hoạt động của công ty: tình hình doanh thu và lợi nhuận,tình hình tài chính của công ty
Phạm vi kiểm toán;
Các vấn đề kế toán và kiểm toán quan trọng;
Môi trường kiểm soát và cơ cấu kiểm soát nội bộ: mô tả môi trườngkiểm soát và cơ cấu kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, từ đó đánhgiá cơ cấu kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp;
Xác định mức độ trọng yếu kế hoạch cho kiểm toán;
Kế hoạch thời gian: dự kiến thời gian, nhân viên thực hiện
2- THỰC HIỆN KIỂM TOÁN
Công việc kiểm toán được thực hiện tại văn phòng của khách hàngtheo thời gian thoả thuận trong hợp đồng nhằm tiến hành các thủ tụckiểm toán, thu thập bằng chứng thích hợp, tin cậy và đầy đủ để đạtđược kế hoạch và chương trình kiểm toán đề ra
Trước khi triển khai công việc, kiểm toán viên chính có trách nhiệmsoạn thư báo gởi cho khách hàng để thông báo ngày giờ; các yêu cầu
Trang 21về tài liệu cần cung cấp cho từng khoản mục kế toán; các văn bảnpháp lý có liên quan đến niên độ đang thực hiện kiểm toán…
Khi tiến hành kiểm toán tại văn phòng khách hàng, nhóm kiểm toán,trưởng phòng nghiệp vụ (hoặc Phó giám đốc phụ trách) có buổi họpmặt đầu tiên với Ban giám đốc của khách hàng để trình bày phươngpháp làm việc và các vấn đề cần sự hỗ trợ từ phía khách hàng
Đối với khách hàng mới:
Kiểm toán viên chính sẽ tiến hành thu thập các tài liệu cần thiết, tìmhiểu về tình hình, đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng Nộidung tìm hiểu gồm có:
Thu thập các biên bản họp Hội đồng Quản trị; Ban giám đốc; Đạihội cổ đông, Giấy phép đầu tư… để tìm hiểu khái quát về các thôngtin liên quan đến hoạt động khách hàng ảnh hưởng đến việc hìnhthành các thông tin tài chính và trình bày báo cáo tài chính của đơnvị
Xem xét quy trình hoạt động của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh,nguồn khách hàng
Tìm hiểu sổ sách kế toán và xem xét các phương pháp kế toán quantrọng áp dụng tại doanh nghiệp về hàng tồn kho, khấu hao tài sảncố định, tính giá thành, cách phản ánh nguyên giá tài sản cố định…việc xem xét này được thực hiện khi nhóm kiểm toán tiến hànhkiểm toán từng khoản mục liên quan trên báo cáo tài chính
Đối với khách hàng cũ
Kiểm toán viên chính sẽ đặt câu hỏi để xem xét có sự thay đổi trongviệc áp dụng các phương pháp kế toán ảnh hưởng thông tin trên báocáo tài chính
Sau khi thực hiện các công việc trên, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểmtoán đối với các khoản mục trên báo cáo tài chính của khách hàng
3- HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN
Sau khi hoàn tất việc kiểm toán tại văn phòng của khách hàng, kiểmtoán viên tổng hợp lại các công việc thực hiện trong quá trình kiểmtoán và hoàn tất hồ sơ kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán
Giai đoạn này gồm các bước như sau:
Kiểm toán viên chính tiến hành công tác rà soát hồ sơ kiểm toán,tập hợp các bút toán điều chỉnh lên bảng tổng hợp sai sót và đưa ra
ý kiến nhận xét trên báo cáo tài chính của khách hàng
Trang 22 Tiến hành lập bản ghi nhớ hoàn tất bao gồm các vấn đề mang tínhtrọng yếu nhằm giúp cho Kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét vềbáo cáo tài chính đang thực hiện kiểm toán.
Kiểm toán viên sẽ lập toàn bộ báo cáo kiểm toán bao gồm: các báocáo tài chính theo qui định (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quảkinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh các báo cáotài chính) và Báo cáo Ban Giám Đốc hoặc báo cáo Hội đồng quảntrị
Chuyển hồ sơ kiểm toán cho trưởng phòng nghiệp vụ kiểm tra Saukhi kiểm tra, Trưởng phòng nghiệp vụ đề nghị kiểm toán viên chínhgiải thích, bổ sung hoặc sửa đổi các nội dung (nếu có) trong hồ sơkiểm toán trước khi trình hồ sơ kiểm toán cho Phó giám đốc phụtrách phê duyệt
Phó giám đốc sẽ phê duyệt toàn bộ dự thảo báo cáo tài chính đãđược kiểm toán, thư giải trình và chuyển lại cho phòng nghiệp vụđể hoàn chỉnh Trong trường hợp có sự bất đồng về ý kiến kiểmtoán giữa Kiểm toán viên chính, Trưởng phòng nghiệp vụ và cácPhó giám đốc thì Phó giám đốc phụ trách có trách nhiệm báo cáoGiám đốc để thành lập Hội đồng Công ty xem xét và đưa ra ý kiếnsau cùng để trình bày trong báo cáo kiểm toán
Các bản dự thảo đã được Phó giám đốc duyệt sẽ được gởi đếnkhách hàng để lấy ý kiến Trong trường hợp có nhiều vấn đề cầnthảo luận với khách hàng, phòng nghiệp vụ sắp xếp một cuộc họpvới khách hàng để trình bày rõ hơn các để nghị điều chỉnh trong báocáo tài chính cũng như các vấn đề khác Sau khi khách hàng đồng ývới các dự thảo, các báo cáo tài chính sẽ được in ấn và đóng thànhtập theo số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng và gởi đến kháchhàng để ký tên trên các báo cáo tài chính
Sau khi nhận lại các Báo cáo Tài chính đã kiểm toán, Trưởng phòngnghiệp vụ ký tên trên Báo cáo Kiểm toán
Phó giám đốc phụ trách xem xét và ký tên trên bảng tổng hợp kiểmtra và phê chuẩn Báo cáo Kiểm toán và chuyển các báo cáo cùngvới tờ trình trình với Giám đốc Công ty phê duyệt Báo cáo Kiểmtoán chính thức
Kiểm toán viên chính phát hành Báo cáo Tài chính đã được kiểmtoán, giao cho khách hàng và đề nghị khách hàng ký nhận vàophiếu giao nhận hồ sơ
Trang 234- TỔ CHỨC LƯU HỒ SƠ
Để làm cơ sở cho việc ra ý kiến của Kiểm toán viên và trợ giúp choviệc xử lý các phát sinh sau cuộc kiểm toán, những bằng chứng thuđược trong quá trình thực hiện kiểm toán phải được lưu trữ thành hồ sơkiểm toán
a) Nội dung hồ sơ kiểm toán:
Tại Công ty cổ phần kiểm toán AFC, hồ sơ kiểm toán được lập và lưutrữ thành hai loại, đó là hồ sơ kiểm toán thường xuyên và hồ sơ hiệnhành
Hồ sơ kiểm toán thường xuyên (còn gọi là File Nguyên tắc):
Đây còn gọi là hồ sơ pháp lý về công ty được kiểm toán, trong hồ sơnày kiểm toán viên lưu trữ theo từng loại các tài liệu sau:
Giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, công văn chấp thuận đăng ký chế độ kế toán với BộTài Chính (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
Các quyết định thành lập các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc
Điều lệ doanh nghiệp, các quy chế tài chính
Các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giámđốc (có liên quan đến tình hình tài chính của công ty)
Các quyết định bổ nhiệm Ban lãnh đạo, Kế toán trưởng
Các quy định trong toàn công ty
Các hợp đồng vay, hợp đồng kinh tế quan trọng và có hiệu lực trongnhiều năm tài chính
……
Hồ sơ hiện hành (hay: File các giấy làm việc):
Phần đầu hồ sơ là mục lục hồ sơ lưu, ghi ký hiệu các phần bằng chữcái A, B, C,… và ý nghĩa các chữ cái để người đọc dễ tìm
Phần tiếp theo là các khoản mục hoặc công việc kiểm toán được tổchức lưu theo thứ tự trong mục lục
Trong từng phần, kiểm toán viên tổ chức giấy làm việc và giấy tờliên quan theo mẫu và trình tự chung thống nhất toàn công ty và
được đánh số thứ tự cho mỗi trang làm việc như N 1, N2, N3 ….để tham
chiếu, bao gồm các loại giấy làm việc sau:
Biểu chỉ đạo
Trang 24 Bảng tổng hợp lỗi và sai sót
Chương trình kiểm toán
Các giấy làm việc (Working paper):
Biểu tổng hợp cho mỗi thử nghiệm
Các bằng chứng kiểm toán khác
b) Cách ghi các mã tham chiếu số liệu trên giấy làm việc:
Giả sử trên giấy làm việc N4-1 có số liệu về khoản phải trả người bán
với các mã tham chiếu như sau: N4-2 230.582.181 N1
Mã tham chiếu N4-2 được ghi bên trái của số liệu: có nghĩa là số này được phân tích chi tiết ở trang giấy làm việc N4-2 tiếp theo.
Mã tham chiếu N1 đánh bên phải số liệu: có nghĩa số này sẽ là nguồn dẫn chứng cho giấy làm việc N1.
Các mã tham chiếu được ghi bằng bút đỏ để dễ theo dõi
Ngoài ra, còn có các ký hiệu khác để tham chiếu như: P/Y, B/S,, T…
P/Y: Previous year/ Phù hợp Báo cáo Kiểm toán năm trước
B/S: Balance Sheet/ Phù hợp với Balance Sheet tại ngày 31/12/20xx
: ghi chú riêng
T: đã cộng dọc
II VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI
ĐOẠN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN:
1- GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
a) Lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán:
Nội dung của việc lập kế hoạch được thể hiện thông qua “Bảng ghinhớ chiến lược kiểm toán” (Audit Strategies Memorandum)
Theo chương trình kiểm toán tại Công ty kiểm toán AFC, nội dung củaphần lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện thông qua “Bảng ghi nhớchiến lược kiểm toán” Bảng này gồm những nội dung sau đây:
Tình hình kinh doanh hiện tại của khách hàng
Phạm vi kiểm toán
Phân tích tổng thể các khoản mục
Trang 25 Các vấn đề kế toán và kiểm toán quan trọng
Đánh giá môi trường kiểm soát
Phương pháp tiếp cận kiểm toán
Mức trọng yếu kế hoạch
Thời gian và nhân sự cho cuộc kiểm toán
Theo nội dung của “Bảng ghi nhớ chiến lược kiểm toán” thì một nội
dung không thể thiếu đó là Phân tích tổng thể các khoản mục mà Công
ty kiểm toán AFC đã áp dụng theo đúng Chuẩn mực Kiểm toán ViệtNam VSA 520
VSA 520 quy định:
Kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trìnhlập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh củađơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro
Quy trình phân tích giúp Kiểm toán viên xác định nội dung, lịchtrình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác
Quy trình phân tích áp dụng trong quá trình lập kế hoạch kiểmtoán được dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tàichính
Như vậy, thủ tục phân tích là một phần quan trọng trong giai đoạnchuẩn bị kiểm toán, nó giúp Kiểm toán viên có được những hiểu biếtban đầu về tình hình kinh doanh của khách hàng, sơ bộ về tính hợp lýcủa các số liệu trên báo cáo tài chính, giúp Kiểm toán viên hướng đếnnhững khu vực, khoản mục có khả năng có sai sót trọng yếu
b) Tìm hiểu các vấn đề chung về khách hàng:
Giấy phép đầu tư; quyết định thành lập; đăng ký kinh doanh,đăng ký chế độ kế toán, điều lệ công ty
Biên bản quyết toán vốn đầu tư hay biên bản bàn giao vốn
Các công văn và quyết định chi phối đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của đơn vị, các biên bản hợp đại hội cổ đông, hộiđồng quản trị (hay hội đồng thành viên) và ban giám đốc
Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán (Đã có đầy đủ chữ ký vàđược đóng dấu), các loại báo cáo của thanh tra kiểm tra củanăm hiện hành và trong vài năm trước, các nội quy chính sáchcủa khách hàng
Trang 26c) Phân tích tổng thể các khoản mục trên báo cáo tài chính
Thông qua khảo sát hồ sơ kiểm toán 31/12/2004 của Công ty kiểm
toán AFC đối với khách hàng XYZ Bảng phân tích tổng thể các khoản
mục trên báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc 31/12/2004 – một
nội dung trong Bảng ghi nhớ chiến lược kiểm toán như sau:
CÔNG TY KIỂM TOÁN AFC
BẢNG GHI NHỚ CHIẾN LƯỢC KIỂM TOÁN CÔNG TY XYZ
NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC 31/12/2004
PHÂN TÍCH TỔNG THỂ CÁC KHOẢN MỤC
Đơn vị tính: đồng TÀI SẢN Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch %
A TÀI SẢN LƯU ĐỘNG & ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 28,479,576,554 39,709,871,663 11,230,295,109 39.43%
I Tiền 5,455,655,190 4,352,291,118 (1,103,364,072) -20.22%
1 Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 260,027,655 522,164,651 262,136,996 100.81%
2 Tiền gửi ngân hàng 5,195,627,535 3,830,126,467 (1,365,501,068) -26.28%
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 3,000,000 3,000,000
III Các khoản phải thu 11,191,361,503 21,589,222,653 10,397,861,150 92.91%
1 Phải thu khách hàng 8,885,196,527 19,480,102,540 10,594,906,013 119.24%
2 Trả trước cho người bán 1,494,711,396 414,842,580 (1,079,868,816) -72.25%
3 Thuế GTGT được khấu trừ
6 Các khoản phải thu khác 811,453,580 1,694,277,533 882,823,953 108.80%
IV Hàng tồn kho 11,641,638,860 13,699,933,355 2,058,294,495 17.68%
2 Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 8,613,542,353 10,699,566,534 2,086,024,181 24.22%
3 Cơng cụ, dụng cụ trong kho 97,752,816 59,848,794 (37,904,022) -38.78%
4 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 695,554,905 276,696,636 (418,858,269) -60.22%
- Giá trị hao mịn lũy kế (11,702,788,759) (13,186,624,524) (1,483,835,765) 12.68%
II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 716,390,400 716,390,400 0
1 Đầu tư chứng khốn dài hạn 716,390,400 716,390,400 0
III Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2,886,331,916 0 (2,886,331,916) -100.00%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 45,632,024,865 63,761,787,486 18,129,762,621 39.73%
Trang 27NGUỒN VỐN Số đầu năm Số cuối năm chênh lệch %
A NỢ PHẢI TRẢ 21,923,118,801 36,795,801,012 14,872,682,211 67.84%
I Nợ ngắn hạn 21,837,682,324 36,795,801,012 14,958,118,688 68.50%
1 Vay ngắn hạn 1,806,045,925 1,040,515,000 (765,530,925) -42.39%
3 Phải trả cho người bán 13,448,162,193 29,385,065,089 15,936,902,896 118.51%
4 Người mua trả tiền trước 1,508,494,123 461,547,835 (1,046,946,288) -69.40%
5 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 466,589,165 (591,688,028) (1,058,277,193) -226.81%
6 Phải trả cơng nhân viên 480,028,040 2,797,975,795 2,317,947,755 482.88%
8 Các khoản phải trả, phải nộp khác 4,128,362,878 3,702,385,321 (425,977,557) -10.32%
B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 23,708,906,064 26,965,986,474 3,257,080,410 13.74%
I Nguồn vốn - quỹ 23,303,572,184 26,419,043,791 3,115,471,607 13.37%
1 Nguồn vốn kinh doanh 21,679,006,422 21,241,168,482 (437,837,940) -2.02%
4 Quỹ đầu tư phát triển 758,831,518 1,838,544,766 1,079,713,248 142.29%
5 Quỹ dự phịng tài chính 224,486,331 531,602,985 307,116,654 136.81%
6 Lợi nhuận chưa phân phối 564,376,979 2,807,727,558 2,243,350,579 397.49%
II Nguồn kinh phí, quỹ khác 405,333,880 546,942,683 141,608,803 34.94%
1 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 399,037,597 546,942,683 147,905,086 37.07%
4 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 6,296,283 (6,296,283) -100.00%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 45,632,024,865 63,761,787,486 18,129,762,621 39.73%
Trang 28BÁO CÁO LÃI LỖ Số đầu năm Số cuối năm chênh lệch % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 34,142,780,030 105,768,188,437 71,625,408,407 209.78% Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07)
1 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 34,142,780,030 105,768,188,437 71,625,408,407 209.78%
2 Giá vốn hàng bán 27,830,255,801 89,935,497,926 62,105,242,125 223.16%
3 Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 6,312,524,229 15,832,690,511 9,520,166,282 150.81%
4 Doanh thu hoạt động tài chính 135,294,359 110,742,440 (24,551,919) -18.15%
5 Chi phí tài chính 94,019,315 156,817,952 62,798,637 66.79%
Trong đĩ: Chi phí lãi vay
6 Chi phí bán hàng 2,269,884,160 5,423,833,909 3,153,949,749 138.95%
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,884,758,634 2,692,773,422 808,014,788 42.87%
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,199,156,479 7,670,007,668 5,470,851,189 248.77%
9 Thu nhập khác 1,199,979,089 1,889,691,652 689,712,563 57.48%
10 Chi phí khác 412,584,488 369,623,598 (42,960,890) -10.41%
11 Lợi nhuận khác (40=31-32) 787,394,601 1,520,068,054 732,673,453 93.05%
12 Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 2,986,551,080 9,190,075,722 6,203,524,642 207.72%
13 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 836,234,302 2,573,221,202 1,736,986,900 207.72%
14 Lợi nhuận sau thuế (60-50-51) 2,150,316,778 6,616,854,520 4,466,537,742 207.72%
Nhận xét tổng thể Báo cáo tài chính:
So với năm 2003, Doanh thu đã tăng 71,625,408,407 đ, tỉ lệ tăng là
209.78% trong khi Giá vốn hàng bán tăng 62,105,242,125 đ với tỉ lệ
tăng là 223.16% cao hơn mức tăng của Doanh thu đã làm cho tỉ lệ
lãi gộp giảm từ 18.49% xuống còn 14.97% Cần điều tra tình hình
Doanh thu qua từng tháng để xem xét sự biến động trên của Doanh
thu và Giá vốn hàng bán có hợp lý không
Mức tăng đột biến của Doanh thu và Giá vốn hàng bán đã kéo theo
những biến động lớn trên Bảng cân đối kế toán, cụ thể là:
Tổng tài sản tăng lên 18,129,762,621 đ, với tỉ lệ tăng là 39.73%,
trong đó chủ yếu là sự gia tăng trong Các khoản phải thu mà đặc
biệt là Khoản phải thu thương mại tăng 10,594,906,013 đ, với tỉ lệ
tăng là 119.24% Điều này phù hợp với sự biến động trong Doanh
thu
Hàng tồn kho tăng nhẹ, trong đó chủ yếu là Nguyên vật liệu chính
tăng 2,086,024,181đ với tỉ lệ tăng 24.22%, được giải thích là do
trong năm đơn vị mở rộng sản xuất
Khoản phải nộp nhà nước có sự biến động lớn, đã giảm 226.81%
Điều này cần phải tiến hành các thủ tục kiểm tra làm rõ từng khoản
mục trong Các khoản phải nộp nhà nước xem có phù hợp không
Trang 29 Khoản phải trả công nhân viên tăng khá lớn 482.88% Kiểm tratình hình thanh toán lương nhận thấy DN chưa trả lương cho nhânviên tháng 12.
Lợi nhuận chưa phân phối tăng khá lớn 379.49% Cần tìm hiểu tìnhhình chia lợi nhuận năm trước trong năm nay đã thực hiện chưa
Như vậy: tình hình biến động trong các khoản mục của Báo cáo tài
chính nhìn chung là không mâu thuẫn với tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của DN Tuy nhiên để đảm bảo tính hợp lý của các khoảnmục, Kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản phùhợp cho từng khoản mục
d) Phương pháp tiếp cận kiểm toán và đánh giá rủi ro kiểm toán: đối
với các khoản mục trên:
Bảng cân đối kế toán:
Những vùng mà Kiểm toán viên đánh giá là rủi ro cao có thể ápdụng các thử nghiệm chi tiết để thu thập bằng chứng chứng minh nólà trung thực hợp lý ở khía cạnh trọng yếu
o Tài sản: Các khoản phải thu, Hàng tồn kho
o Nguồn vốn: các khoản phải trả thương mại và các khoảnphải nộp nhà nước, nguồn vốn chủ sở hữu
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Nên áp dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với Doanh thu, Giávốn hàng bán và Chi phí đặc biệt là Chi phí bán hàng có liên quanmật thiết với Doanh thu
e) Xác định mức trọng yếu kế hoạch
Xác định mức trọng yếu kế hoạch thuộc về trách nhiệm của kiểm toánviên chính Để xác định mức trọng yếu của một cuộc kiểm toán thìKiểm toán viên của AFC dựa vào sự đánh giá về hệ thống kiểm soátnội bộ tại đơn vị và sự tìm hiểu tình hình hoạt động của khách hànghay kinh nghiệm kiểm toán của những năm trước
Trang 30Mức trọng yếu được xác định là: 1% trên tổng doanh thu.
Mức trọng yếu kế hoạch (PM=1%tổng
2- GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN:
Sau giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, nhóm kiểm toán tiến hành đivào thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập các bằngchứng chứng minh các các khoản mục trên báo cáo tài chính là trungthực, hợp lý ở mức độ trọng yếu
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích một lần nữađược sử dụng để tìm hiểu sâu hơn về các khoản mục trên báo cáo tàichính để phát hiện ra những khoản mục có sai sót trọng yếu hay cầntiến hành những thủ tục kiểm toán khác bổ sung để giải thích cho sựhợp lý của khoản mục đó Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích giúpcho Kiểm toán viên có thể xem như là một trong những bằng chứnggiúp cho việc ra quyết định
Có rất nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính, tuy nhiên theo tìm hiểucủa người viết về quy trình kiểm toán tại Công ty kiểm toán AFC thìnhững khoản mục sau thường được áp dụng thủ tục phân tích:
Khoản mục tiền
Doanh thu bán hàng và Các khoản phải thu
Hàng tồn kho và Giá vốn hàng bán
Tài sản cố định và Chi phí khấu hao
Thu nhập và chi phí
Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
Theo hiểu biết của người viết thì đối với những khoản mục khôngtrọng yếu thì thường áp dụng thủ tục phân tích sẽ cho hiệu quả cao,