II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 716,390,400 716,390,
B. Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục Doanh thu bán hàng và Các khoản phải thu.
và Các khoản phải thu.
Đặc điểm của Nợ Phải Thu Khách Hàng:
Là khoản mục khá nhạy cảm với các gian lận như bị nhân viên chiếm dụng. Nó liên quan mật thiết với Doanh thu bán hàng do đó ảnh hưởng đến Kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Vì vậy nó dễ là đối tượng dùng để thổi phồng Doanh thu và Lợi nhuận.
Nợ phải thu phải được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Tuy nhiên, do việc lập dự phòng phải thu khó đòi cho Nợ phải thu khách hàng thường dựa vào sự ước tính của nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra.
Thủ tục phân tích đối với Nợ Phải Thu Khách hàng:
• So sánh Số Vòng Quay Nợ Phải Thu với số liệu của ngành hoặc của năm trước. Kỹ thuật này giúp Kiểm toán viên hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dự đoán khả năng có sai lệch trong báo cáo tài chính, ví dụ như: thay đổi chính sách bán chịu của đơn vị (đơn vị đã mở rộng hay thu hẹp điều kiện, thời gian bán chịu…).
• So sánh bảng tính tuổi nợ của các Khoản Phải Thu Thương Mại với các kỳ trước và ghi nhận những thay đổi đáng kể (vd: thay đổi khách hàng chính, tỷ lệ số dư Nợ quá hạn của các khách hàng chính trên tổng số dư Nợ quá hạn, tỷ lệ số dư Có…) • So sánh số dư Nợ quá hạn năm nay so với năm trước: giúp
Kiểm toán viên ghi nhận những biến động trong thu hồi nợ và khả năng có sai lệch trong số liệu Nợ phải thu.
• So sánh việc thu tiền sau ngày kết thúc niên độ với số dư vào ngày kết thúc niên độ.
• Kiểm tra các phát sinh Có sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến doanh thu bán hàng trước ngày kết thúc niên độ hay không.
• So sánh tỷ số chi phí dự phòng trên số dư Nợ phải thu với tỷ số của năm trước. Việc so sánh này giúp Kiểm toán viên đánh giá sự hợp lý của việc dự phòng nợ phải thu khó đòi. Có hai cách tính dự phòng nợ khó đòi:
Dự phòng Nợ khó đòi tính theo tỷ lệ % trên Doanh thu bán hàng.
Dự phòng Nợ khó đòi tính theo tỷ lệ % trên Khoản phải thu khách hàng.
• Ngoài việc phân tích chung, Kiểm toán viên cần xem xét lại bảng kê Nợ phải thu khách hàng để chọn ra một số khách hàng có mức dư nợ vượt quá một số tiền nào đó, hoặc có số dư kéo dài trong nhiều năm để nghiên cứu chi tiết hơn.
Thủ tục phân tích đối với khoản mục Doanh thu bán hàng:
• So sánh tỷ lệ lãi gộp trên Doanh thu của năm nay với tỷ lệ lãi gộp bình quân ngành và với năm trước. Sự biến động của tỷ lệ lãi gộp có thể xuất phát từ hoạt động kinh doanh của đơn vị như: sự thay đổi chính sách giá của đơn vị, sự biến động giá hàng mua, thay đổi cơ cấu mặt hàng, hay có sai sót trong số liệu kế toán như ghi chép thiếu Doanh thu làm cho tỷ lệ lãi gộp sụt giảm bất thường.
• So sánh doanh thu bán hàng và lãi gộp kỳ thực tế với dự toán và kỳ trước theo từng loại sản phẩm, từng vùng.
• So sánh sự biến động doanh thu qua các thời điểm với tính thời vụ của sản phẩm kinh doanh
• So sánh doanh thu nhiều ngày trước và sau khi khoá sổ với doanh thu bình quân một ngày trong năm để xem xét có những biến động bất thường vào cận ngày khoá sổ để phát hiện những trường hợp che giấu những gian lận.
• Xem xét doanh số bán hàng so với năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị (sức chứa kho, công suất máy móc thiết bị…)
BẢNG PHÂN TÍCH NỢ PHẢI THU - DOANH THU
Diễn giải 31/12/2004 31/12/2003 chênh lệch %
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 105,768,188,437 34,142,780,030
Các khoản làm giảm doanh
thu 0 0
Doanh thu thuần 105,768,188,437 34,142,780,030 71,625,408,407 209.78%
Nợ phải thu thương mại 18,394,797,659 7,532,201,266 10,862,596,629 144.22% Số vòng quay khoản phải thu
(vòng) 4.5 8.1 3.6 80.00%
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 81 45 -36 44.44%
Số dư cuối kỳ khoản phải thu thương mại tăng 144% là do đơn vị mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong năm.
Để củng cố sự hiểu biết về chính sách bán hàng mới của DN, Kiểm toán viên cần lập Bảng số dư Nợ phải thu phân tích theo tuổi nợ. Đồng thời qua đó xem xét tình hình Nợ quá hạn cần lập dự phòng và Kiểm toán viên có thể ước tính khoản dự phòng nợ khó đòi để đối chiếu với số liệu lập dự phòng của khách hàng xem có hợp lý không.
BẢNG PHÂN TÍCH SỐ DƯ NỢ PHẢI THU THEO TUỔI NỢ
Đơn vị tính: đồng Tên khách hàng Số dư nợ trong Nợ hạn Nợ quá hạn 1-30 ngày Nợ quá hạn 31-60 ngày Nợ quá hạn 61- 90 ngày Nợ quá hạn 91- 120 ngày Nợ quá hạn trên 120 ngày A B C …… Cộng
Kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích kết hợp với các thử nghiệm chi tiết khác đã phát hiện có sai sót và đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh:
Điều chỉnh: cuối kỳ đơn vị phải đánh giá lại công nợ phải thu có gốc ngoại tệ cuối kỳ theo tỷ giá liên ngân hàng tại ngày 31/12/2004:
Nợ 413 18,614,407
Có 131 18,614,407
Và đơn vị đã không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: yêu cầu đơn vị trích lập dự phòng cho công nợ khách hàng A là khoản nợ khó đòi đã được ghi nhận ở Báo Cáo Tài Chính đã kiểm toán năm 2002 ở niên độ sau.
Tham khảo tài liệu về phân tích doanh thu bán hàng qua 12 tháng:
BẢNG PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG QUA 12 THÁNG
Đơn vị tính: đồng Tháng Doanh thu % Giá vốn hàng bán % Lãi gộp Tỉ lệ lãi gộp 1 4,771,088,295 4,088,175,223 682,913,072 14% 2 6,673,896,884 140% 5,855,769,857 143% 818,127,027 12% 3 8,366,291,387 125% 7,189,796,603 123% 1,176,494,784 14% 4 5,151,327,044 62% 4,197,587,193 58% 953,739,851 19% 5 7,089,470,860 138% 5,820,898,751 139% 1,268,572,109 18% 6 7,138,580,139 101% 6,003,163,385 103% 1,135,416,754 16% 7 7,328,650,919 103% 6,177,971,123 103% 1,150,679,796 16% 8 5,935,441,539 81% 4,945,648,641 80% 989,792,898 17% 9 8,646,823,736 146% 7,011,172,125 142% 1,635,651,611 19% 10 13,807,212,169 160% 11,812,501,823 168% 1,994,710,346 14% 11 14,963,866,242 108% 13,031,042,094 110% 1,932,824,148 13% 12 15,895,539,223 106% 13,801,771,109 106% 2,093,768,114 13% Cộng 105,768,188,437 89,935,497,926 15,832,690,511 15%
Doanh thu 3 tháng cuối năm tăng mạnh, biến động này được giải thích là do vào mùa giáng sinh nên sản phẩm bán chạy. Tuy nhiên vẫn đảm bảo tỷ lệ lãi gộp ổn định, không có dao động lớn.
Qua phân tích thấy được rằng tỷ lệ lãi gộp từ tháng 4 trở đi tăng lên. Điều tra cho thấy nguyên nhân là do Đơn giá vốn giảm do đơn vị mở rộng sản xuất những mặt hàng có đơn giá vốn nhỏ.