Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu:

Một phần của tài liệu 52 Việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn tài chính Kế toán.(AFC) (Trang 50 - 54)

D. Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao:

F. Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu:

vốn chủ sở hữu:

Đặc điểm của khoản mục Nợ phải trả: là một khoản mục quan trọng trên Báo cáo tài chính, những sai lệch về khoản mục này có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính ở 2 mặt:

 Tình hình tài chính: ảnh hưởng đến các tỷ số: tỷ số nợ, hệ số thanh toán hiện thời.

 Kết quả hoạt động kinh doanh: Nợ phải trả có liên quan mật thiết với chi phí sản xuất kinh doanh của DN. Ví dụ: nếu ghi thiếu một chi phí chưa thanh toán sẽ ảnh hưởng đồng thời đến chi phí trong kỳ và nợ phải trả cuối kỳ.

Thủ tục phân tích áp dụng cho khoản mục Nợ phải trả:

2004 2003 Chênh lệch %

• Kiểm toán viên có thể tính một số chỉ tiêu như tỷ lệ Nợ phải trả người bán trên tổng giá trị hàng mua, hay tỷ lệ nợ phải trả quá hạn và so sánh với năm trước để phát hiện ra những biến động bất thường hoặc những biến động dự kiến xảy ra nhưng không xảy ra và tìm hiểu nguyên nhân (ví dụ thay đổi nhà cung cấp chính, thay đổi về tỷ lệ số dư Nợ, về tuổi nợ của các khoản phải trả…)

• Kiểm toán viên cũng nghiên cứu số liệu chi tiết Nợ Phải Trả theo từng người bán để phát hiện những trường hợp bất thường. Ví dụ: so sánh số liệu của từng người bán với số liệu của chính họ trong các năm trước như so sánh số liệu mua vào, số dư cuối kỳ…

• So sánh số ngày mua hàng bình quân trong tài khoản phải trả của năm nay so với năm trước.

• Lập bảng kê chi tiết các khoản Nợ phải trả và thực hiện phân tích trên cơ sở số liệu năm nay so với năm trước. (tương tự như đối với Nợ phải thu)

Tham khảo hồ sơ kiểm toán khoản mục Nợ phải trả:

Phân tích biến động số dư cuối kỳ

31/12/04 31/12/03 Tăng (giảm) %

331 28,969,344,909 11,952,573,197 17,016,771,712 (a) 142% 334 2,747,571,627 480,028,040 2,267,543,587 (b) 472% 335 62,436,122 85,436,477 -23,000,355 (c) -26.92% 338 4,028,789,050 5,529,358,805 -1,500,569,755 (d) -27%

Nợ phải trả có sự gia tăng khá lớn ở các khoản mục, tìm hiểu nguyên nhân và giải thích sự biến động đáng kể, đó là:

(a): do tăng sản lượng sản xuất, Giá vốn hàng bán năm 2004 tăng 230% so với năm 2003

(b): do chưa thanh toán lương tháng 12 năm 2004 (c): do giảm doanh thu chưa thực hiện 3387 (d): tích luỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

• Đối với kiểm toán các khoản phải trả, phải nộp cho ngân sách Nhà nước, kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích dựa trên giá trị tính thuế và thuế suất tương ứng. Cụ thể:

 Đối với VAT đầu ra (hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng bán ra) thì kiểm toán viên ước tính:

 Đối với VAT đầu vào được khấu trừ, thuế Nhập khẩu thì việc ước tính cũng được thực hiện tương tự : tuỳ theo loại hóa đơn bán hàng và tùy theo mặt hàng mua vào có quy định các loại thuế suất tương ứng.

• Đối chiếu các kết quả ước tính trên với các tờ khai và trên sổ sách.

• Đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp, kiểm toán viên có thể thực hiện so sánh số dư tài khoản với những kỳ trước để điều tra những yếu tố bất thường.

• Đối với chi phí lãi vay:

So sánh chi phí lãi vay năm nay so với các năm trước. So sánh số dư nợ vay cuối năm với đầu năm.

Ví dụ:

Vay ngắn hạn gồm có 2 khoản: - Vay ngắn hạn ngân hàng - Vay từ cán bộ công nhân viên

Đối với các khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn, Kiểm toán viên có thể ước tính chi phí lãi vay thông qua số dư nợ vay bình quân và lãi suất bình quân.

Đầu năm 2003 Cuối năm 2003 Chênh lệch % Vay ngắn hạn 1,806,045,925 1,040,515,000 -765,530,925 -42.39% Vay dài hạn - - - -

BIỂU ƯỚC TÍNH CHI PHÍ LÃI VAY:

Vay ngắn hạn:

Tháng Vay ngắn hạn ngân hàng (3111) Vay ngắn hạn cán bộ CNV (3112)

Nợ SDCK Nợ SDCK SDĐK 1,043,585,925 762,460,000 1 1,043,585,925 21,650,075 178,600,000 919,409,925 2 1,043,585,925 1,509,279,975 1,509,279,975 919,409,925 3 1,509,279,975 919,409,925 4 1,509,279,975 10,000,000 105,435,000 1,014,844,925 5 1,509,279,975 13,850,000 10,000,000 1,010,994,925 6 1,509,279,975 20,000,000 26,000,000 1,016,994,925 7 89,060,000 30,000,000 957,934,925 8 15,000,000 66,000,000 1,008,934,925 9 1,227,778,550 1,227,778,550 21,000,000 10,000,000 997,934,925 10 93,469,925 140,000,000 1,044,465,000 11 41,950,000 20,000,000 1,022,515,000 12 18,000,000 1,040,515,000 Cộng PS 3,780,644,450 2,737,058,525 325,980,000 604,035,000

Ước tính lãi vay ngân hàng Ước tính lãi vay cán bộ công nhân viên

Số dư bình quân tháng: 1,369,571,760 Số dư bình quân tháng: 977,861,402

Lãi suất bình quân tháng: 0.80% Lãi suất bình quân tháng: 0.80%

Ước tính lãi 2004: 54,782,870 Ước tính lãi 2004: 93,874,695

Lãi thực tế: 63,008,374 Lãi thực tế: 93,809,578

Chênh lệch: (8,225,504) Chênh lệch: 65,117

% chênh lệch: -13.05% % chênh lệch: 0.07%

Chênh lệch lãi vay ngắn hạn: [8,225,504)+65,117] (8,160,387): chênh lệch không trọng yếu

Kết luận: chi phí lãi vay là hợp lý.

Vay dài hạn: trong năm DN đã chi trả toàn bộ khoản vay dài hạn là 2,024,046,000.

Đối với kiểm toán khoản mục Nguồn vốn chủ sở hữu: Kiểm toán viên lập bảng kê chi tiết từng loại nguồn vốn của năm hiện tại và năm trước nhằm phát hiện ra những loại Nguồn vốn nào có biến động bất thường, hoặc những biến động dự đoán sẽ xảy ra nhưng không xảy ra và từ đó điều tra làm rõ nguyên nhân, giải thích:

Tài khoản Diễn giải 31/12/04 31/12/03 Tăng (giảm) %

411 Vốn kinh doanh 21,241,168,482 21,679,006,422 (437,837,940) -2.02%

414 Quỹ phát triển kinh doanh 1,838,544,766 758,831,518 1,079,713,248 142.29%

415 Quỹ dự phòng tài chính 531,602,985 224,486,331 307,116,654 136.81%

431 Quỹ phúc lợi, khen thưởng 554,626,283 405,333,888 149,292,395 36.83%

421 Lợi nhuận chưa phân phối 2,807,727,558 564,376,979 2,243,350,579 397.49%

DN cần điều chỉnh lại vốn góp cho đủ theo điều lệ: Nợ 414 758,831,518

Có 411 758,831,518

Đồng thời, điều chỉnh lại kết chuyển Quỹ Phát triển Kinh doanh từ Lợi nhuận, Thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn do giảm lợi nhuận thực hiện:

Nợ 4212 (28,761,414)

Có 414 (28,761,414)

Một phần của tài liệu 52 Việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn tài chính Kế toán.(AFC) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w