LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và 70% lao động làm việc ở trong ngành sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế bắt đầu từ chỉ thị 100 của Ban Bí thư, Nghị quyết X của Bộ Chính Trị đã mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển nền kinh tế nước ta. Nông nghiệp nước ta trong những năm qua đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể. Chúng ta đã từ một nước thiếu lương thực triền miên, giờ đây chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, trong ngành nông nghiệp sản xuất vẫn chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản chưa phát triển, mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng chênh lệch. Điều đó, chứng tỏ nông nghiệp nông thôn nước ta còn nhiều khó khăn. Để giải quyết được vấn đề đó, thì một trong những biện pháp mang tính cấp thiết hiện nay là chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng. Từ Liêm Hà Nội là một trong 5 huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các mặt kinh tế văn hoá xã hội. Trong những năm vừa qua, mặc dù tốc độ đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh chóng, song sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện Từ Liêm. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp còn những hạn chế, chưa phát huy tốt các tiềm năng vốn có của huyện. Do chưa xác định được hệ thống trồng trọt hợp lý, có hiệu quả cao. Vấn đề đặt ra cho sản xuất nông nghiệp của huyện Từ Liêm đặc biệt là ngành trồng trọt trong những năm tới là nghiên cứu chuyển dịch cây trồng một cách hợp lý, hiệu quả cao. Mặt khác, đất nông nghiệp của huyện Từ Liêm trong một vài năm tới sẽ mất đi hàng nghìn ha cho công cuộc công nghiệp hoáhiện đại hoá (CNHHĐH) nông nghiệp nông thôn và đô thị hoá. Do đó, sẽ có hàng vạn lao động mất đi tư liệu sản xuất, không có việc làm. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Từ Liêm một cách có hiệu quả và hợp lý lại bức xúc và cần thiết hơn bao giờ hết. Từ những lý do thực tiễn trên em đã chọn đề tài: “Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá ở huyện Từ Liêm Hà Nội” làm đề tài tốt nghiệp
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sinh sống ởkhu vực nông thôn và 70% lao động làm việc ở trong ngành sản xuất nôngnghiệp Trong quá trình đổi mới nền kinh tế bắt đầu từ chỉ thị 100 của Ban Bíthư, Nghị quyết X của Bộ Chính Trị đã mở ra một giai đoạn mới cho sự pháttriển nền kinh tế nước ta Nông nghiệp nước ta trong những năm qua đã đạtđược rất nhiều thành tựu đáng kể Chúng ta đã từ một nước thiếu lương thựctriền miên, giờ đây chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ haitrên thế giới Tuy nhiên, trong ngành nông nghiệp sản xuất vẫn chủ yếu làtrồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản chưa phát triển, mức sống giữa nông thôn vàthành thị ngày càng chênh lệch Điều đó, chứng tỏ nông nghiệp -nông thônnước ta còn nhiều khó khăn Để giải quyết được vấn đề đó, thì một trongnhững biện pháp mang tính cấp thiết hiện nay là chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp- nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng
Từ Liêm- Hà Nội là một trong 5 huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí địa lýthuận lợi để phát triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội Trong những nămvừa qua, mặc dù tốc độ đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh chóng, song sảnxuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện
Từ Liêm Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp còn những hạn chế, chưa phát huytốt các tiềm năng vốn có của huyện Do chưa xác định được hệ thống trồngtrọt hợp lý, có hiệu quả cao Vấn đề đặt ra cho sản xuất nông nghiệp củahuyện Từ Liêm đặc biệt là ngành trồng trọt trong những năm tới là nghiêncứu chuyển dịch cây trồng một cách hợp lý, hiệu quả cao Mặt khác, đất nôngnghiệp của huyện Từ Liêm trong một vài năm tới sẽ mất đi hàng nghìn hacho công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông nghiệp nôngthôn và đô thị hoá Do đó, sẽ có hàng vạn lao động mất đi tư liệu sản xuất,không có việc làm Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Từ Liêmmột cách có hiệu quả và hợp lý lại bức xúc và cần thiết hơn bao giờ hết
Trang 2Từ những lý do thực tiễn trên em đã chọn đề tài: “Những giải pháp chủ
yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá ở huyện
Từ Liêm Hà Nội” làm đề tài tốt nghiệp.
2.Mục đích của đề tài
Làm sáng tỏ cở sở khoa học chyển dịch cơ cấu cây trồng trong nền kinh tếthị trường Đánh giá đúng thực trạng cơ cấu cây trồng và chuyển dịch của nótrên địa bàn huyện, tìm ra những nguyên nhân và tồn tại của nó Từ đó, đưa ranhững giải pháp chủ yếu để khắc phục nhằm tạo ra một cơ cấu cây trồng hợp
lý và sự chuyển dịch cây trồng có hiệu quả kinh tế cao khi mà đất nôngnghiệp dần dần mất đi do tốc độ đô thị hoá nhanh của huyện
3.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp khoa học
–Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử
_Phương pháp thống kê kinh tế
_Phương pháp phân tích hệ thống
_Phương pháp kế thừa kết quả nghiên cứu
_Phương pháp điều tra phỏng vấn
4.Kết cấu của đề tài này bao gồm
Chương I: Cơ sở lý luận chung về cơ cấu cây trồng và chuyển dịch
cơ cấu cây trồng.
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá
trình đô thị hoá của huyện Từ Liêm những năm vừa qua.
Chương III: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm
chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá của Từ Liêm
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã được sự chỉ bảo tận tình của thầy
giáo hướng dẫn TS Trần Quốc Khánh, các thầy cô trong khoa, cơ quan thực
tập huyện Từ Liêm, trung tâm thư viện đại học Kinh Tế Quốc Dân Em xinchân thành cảm ơn
Trang 3Với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, nhưng do thời gian và trình độ có hạnnên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự chỉbảo, bổ sung các ý kiến quý báu của thầy cô để đề tài của em được hoàn thiệnhơn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2003
Sinh viên Nguyễn Đức Thịnh
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG
I KHÁI NIỆM ĐẶC TRƯNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG
1 Khái niệm cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng
1.1 Cơ cấu cây trồng
Thuật ngữ: “cơ cấu” là một phạm trù, biểu hiện cấu trúc bên trong, mốiliên kết các bộ phận hợp thành Nội dung của cơ cấu phản ánh vai trò, vị trícủa từng bộ phận hợp thành và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúngtrong tổng thể Một cơ cấu cụ thể của sự vật hiện tượng không phải là bấtbiến, mà nó được thay đổi phù hợp với những điều kiện lịch sử nhất định haynói cách khác nó phù hợp với điều kiện khách quan
Cơ cấu cây trồng là một phạm trù khoa học biểu hiện trình độ tổ chức vàquản lý sản xuất nông nghiệp Đồng thời, cơ cấu cây trồng cũng là một chỉtiêu quan trọng của chiến lược nông sản hàng hoá
Một quan niệm khác, định nghĩa cơ cấu cây trồng là tổng thể các mối quan
hệ hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định, chúng tác động qua lại lẫnnhau trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định, tạo thành một
hệ thống kinh tế nông thôn, một bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệthống nền kinh tế quôc dân Cơ cấu cây trồng còn là một bộ phận chủ yếu của
cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta
Trên đây, là hai khái niệm cơ bản về cơ cấu cây trồng nhưng nó chỉ đượchiểu một cách tương đối và khái quát nhất
Sự phát triển của cơ cấu cây trồng tuỳ thuộc vào trình độ của lực lượng sảnxuất và phân công lao động xã hội Quá trình phát triển của lực lượng sảnxuất nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng đã xác lập những tỷ lệ theo mốiquan hệ nhất định Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội củatừng vùng phù hợp với những loại cây nào ví dụ: “đất nào, cây ấy” Do đó, cơcấu cây trồng hình thành từ những loại cây trồng đó, cơ cấu cây trồng có thể
Trang 5được hình thành từ nhiều nhóm, chẳng hạn nhóm cây lương thực gồm: lúa,ngô, khoai, sắn, nhóm cây ăn quả gồm: bưởi, cam, táo nhóm cây rau màu Như vậy, có thể hiểu cơ cấu cây trồng một cách đơn giản hơn đó chính làthành phần và các loại cây trồng bố trí theo không gian và thời gian trong một
cơ sở hay một vùng sản xuất nông nghiệp Cơ cấu cây trồng là một nội dungtrong hệ thống các biện pháp kỹ thuật gọi là chế độ trồng trọt Ngoài ra, nócòn bao gồm chế độ luân canh, làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, kỹthuật chăm sóc Cơ cấu cây trồng là yếu tố cơ bản của chế độ canh tác vìchính nó quyết định nội dung của các biện pháp kỹ thuật khác
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ (KHCN) ngày càng phát triển Đặcbiệt, là công nghệ sinh học, đã tạo ra những giống lúa mới ngắn ngày, nhữnggiống cây con cho năng suất cao, chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của con người Cuộc cách mạng xanh đang diễn ra ở một số nướcnhiệt đới trong những năm gần đây, trong đó có cả nước ta, làm thay đổi bộmặt, bức tranh về nền nông nghiệp nước nhà Như vậy, cơ cấu cây trồng làmột vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Đặc biệt, là nước ta đangphát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trong quá trình CNH-HĐH đất nước Vì vậy, cần có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều vùng,nhiều địa phương để đáp ứng được yêu cầu của phương hướng sản xuất mớicũng như của cơ chế thị trường
1.2 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng
Chuyển dịch cơ cấu khi xem xét trong một tổng thể nhất định là sự pháttriển về cơ cấu các bộ phận hợp thành tổng thể đó trong một khoảng thời giannhất định Quá trình phát triển về cơ cấu đó bao gồm sự thay đổi những mốiquan hệ giữa các bộ phận hợp thành trong quá trình phát triển của tổng thể.Như vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là quá trình phát triển hay quá trìnhthay đổi về thành phần các loại cây trồng trong một cơ sở hay một vùng nhấtđịnh
Một số khái niệm hình thành trong quá trình chuyển dịch cơ cấu là điềuchỉnh cơ cấu: là quá trình chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thay đổi một số mặt,một số yếu tố của cơ cấu làm cho nó thích ứng với điều kiện khách quan từng
Trang 6thời kỳ, không tạo ra sự thay đổi đột biến tức thời Cải tổ cơ cấu là quá trìnhchuyển dịch mang tính thay đổi về mặt chất so với thực trạng cơ cấu ban đầu,nhanh chóng tạo ra sự đột biến.
2 Đặc trưng của cơ cấu cây trồng
2.1 Cơ cấu cây trồng mang tính khách quan
Sự phát triển của cơ cấu cây trồng mang tính khách quan cũng như cơ cấukinh tế nói chung, tuỳ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và phâncông lao động xã hội Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất nói chung
và cơ cấu cây trồng nói riêng tự nó đã xác lập những tỷ lệ theo mối quan hệnhất định Cơ cấu cây trồng và xu hướng biến đổi của nó phụ thuộc vào điềukiện khách quan, như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội nhất địnhcủa từng vùng, từng địa phương, từng nước chứ không phụ thuộc vào ý muốnchủ quan của con người Tuy nhiên, vai trò của con người vô cùng quantrọng Con người có thể tác động vào cơ cấu cây trồng làm cho nó chuyểndịch phù hợp với những điều kiện khách quan để mang lại hiệu quả và lợi íchcao hơn, và quá trình đó diễn ra một cách nhanh hơn khi có sự tác động củacon người
2.2 Cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử, xã hội nhất định
Cơ cấu cây trồng không phải tự nhiên sinh ra cũng không phải tự nhiênmất đi mà nó được hình thành do những điều kiện tự nhiên cụ thể, sản xuấtkhác nhau của từng vùng, từng nước Do vậy, chúng có điều kiện tự nhiên,điều kiện lịch sử, xã hội khác nhau Vì vậy, không có một cơ cấu cây trồngnào áp dụng chung cho mọi vùng sản xuất mà nó chỉ có ý nghĩa kế thừa vàchọn lọc để phù hợp với các điều kiện nhất định trong mỗi giai đoạn lịch sửnhất định Nhưng do quá trình phát triển không ngừng của cuộc cách mạngKHCN thì nó nảy sinh thêm một hình thức phân công lao động quốc tế Nóinhư vậy, là chỉ có những nước nhiệt đới mới có những sản phẩm mang tínhnhiệt đới như: Cao Su, Cà phê, Cọ Dầu…còn những nước hàn đới thì không.Điều này chứng tỏ rằng, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện lịch sử, xãhội của từng nước nhất định
Trang 72.3 Cơ cấu cây trồng không cố định mà có sự biến đổi
Cơ cấu cây trồng luôn biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện Nó luônvận động và phát triển thông qua sự chuyển hoá từ cái cũ sang cái mới, từ đơnđiệu đến đa dạng, từ hiệu quả kinh tế thấp đến hiệu quả kinh tế cao Do yêucầu của sự tăng trưởng và phát triển xã hội
Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo một quá trình, không phải cơ cấu mới
có sẵn, tự nhiên xuất hiện và thay đổi đột ngột cơ cấu cũ mà nó là cả một quátrình thay đổi Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào nhiềuyếu tố như trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhu cầu đáp ứng cácloại nông sản của người tiêu dùng, các chính sách vĩ mô và vi mô của Nhànước
2.4 Cơ cấu cây trồng mở rộng gắn liền với công nghiệp, thương nghiệp phát triển
Công nghiệp chế biến phát triển góp phần tăng giá trị sản phẩm nôngnghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân Đồng thời, đáp ứng nhu cầutiêu dùng ngày càng cao đa dạng của xã hội Nước ta, những sản phẩm nôngnghiệp rất phong phú và đa dạng nhưng qua chế biến thì chưa nhiều, chỉkhoảng 20%, còn 80% vẫn còn phải xuất khẩu ở dạng thô nên giá trị rất thấp,hiệu quả không cao Mặt khác, thương nghiệp phát triển giúp cho cầu nối giữasản xuất và tiêu dùng thông suốt Nghĩa là, quá trình tiêu thụ sản phẩm đượcthuận lợi hay khó khăn
3 Ý nghĩa của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý
Cơ cấu cây trồng hợp lý là cơ cấu cây trồng mà trước hết phải phù hợp vớiđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương, từng nước.Hơn nữa, nó phải đáp ứng đúng nhu cầu về lương thực, thực phẩm của thịtrường Đồng thời, nó phải phù hợp với quan điểm tiên tiến về phát triển nềnnông nghiệp toàn diện trong bối cảnh phát triển kinh tế chung của đất nước.Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong quá trìnhchuyển đổi nông nghiệp từ độc canh cây lương thực sang nền nông nghiệp đadạng có nhiều nông sản hàng hóa, phục vụ cho tiêu dùng và cho xuất khẩu,làm tiền đề vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH
Trang 8nông nghiệp, nông thôn Cơ cấu cây trồng là căn cứ để xây dựng các kế hoạchđầu tư vốn, sử dụng lao động và các loại tư liệu nông nghiệp cũng như ápdụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp.
Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý theo hướng đa dạng hoá cơ cấu cây trồng
sẽ tạo điều kiện cho người nông dân giảm được rủi ro xuất phát từ nền kinh tếthị trường với những cơn sốc về giá cả và sự thay đổi nhanh chóng của ngườitiêu dùng Mặt khác, xác định cây trồng hợp lý với việc luân canh cây trồng,trồng xen hay gối vụ tạo điều kiện khả năng chi phí các yếu tố đầu vào nhưphân công lao động, vốn…Đồng thời, nó góp phần cải tạo độ phì nhiêu củađất đai ngày càng tốt lên, góp phần bảo vệ môi trường ngày một tốt hơn
Hiện nay, ở nước ta với gần 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn,gần 70% lao động nông nghiệp Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý góp phầngiải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lực lượng lao động dồi dào ởnông thôn và không thể thu hút ngay vào các ngành sản xuất khác như côngnghiệp, dịch vụ Do vậy, đây là một quá trình rất khó khăn đối với lực lượnglao động nông thôn dư thừa này, có thể dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp cho xãhội Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng có khả năng tạo ra nhiều việc làmhơn cho dân cư nông thôn, giảm thời gian nhàn rỗi trong quá trình sản xuấtnông nghiệp Từ đó, cũng giảm được dòng di dân từ nông thôn ra đô thị Mặtkhác, điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp thìviệc xác định một cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả cao là một đòi hỏi tấtyếu đối với thành phần kinh tế sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta Việcnghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nước ta hiện nay vừa là nội dungtrọng tâm của chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng một nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vừa là biện pháp để phát triển nông nghiệptoàn diện, bảo vệ tốt nguồn tài nguyên đất đai và môi trường
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính lýluận Từ việc nghiên cứu cơ cấu cây trồng, đã đặt ra cho các nhà lý luận cũngnhư các nhà quản lý những nhiệm vụ mới, có ý nghĩa chiến lược trong bố trísản xuất trồng trọt hợp lý Đó là xác đinh cơ cấu cây trồng trước mắt và trongtương lai, phục vụ cho chiến lược phát triển nền nông nghiệp nước ta theo
Trang 9hướng sản xuất hàng hoá, gắn với nhu cầu thị trường và không ngừng bảo vệ,tái tạo tài nguyên môi trường, nhằm CNH-HĐH nông thôn nước ta.
II NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CỦA CƠ CẤU CÂY TRỒNG
1 Những nhân tố ảnh hưởng
Sự chuyển dịch của cơ cấu cây trồng chịu ảnh hưởng của nhân tố kháchquan và nhân tố chủ quan Sau đây là những nhân tố đó:
1.1 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Nhóm nhân tố này bao gồm các yếu tố như: vị trí địa lý của các vùng, lãnhthổ, điều kiện đất đai các vùng, điều kiện khí hậu các vùng, các nguồn tàinguyên khác như: nước, khoáng sản, rừng, biển
Các nhân tố tác động trực tiếp đến sự hình thành, vận động và biến đổi của
cơ cấu cây trồng, sự tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới mỗiloại cây trồng không giống nhau Chính từ sự không giống nhau đó làm cho
số lượng và quy mô các loại cây trồng khác nhau Điều này thể hiện rất rõtrong sự phân biệt về cơ cấu cây trồng giữa các vùng trong cả nước đặc biệt làgiữa đồng bằng với miền núi, hay là bản thân ngay trong cùng một lãnh thổ
Do đó, phải dựa vào cơ sở của các phương án phân vùng quy hoạch nôngnghiệp nhất là việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, hình thànhcác vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao Cần phảinhận thức rằng, không thể dựa vào quan niệm sản xuất hàng hoá nhỏ, phântán, manh mún, để bố trí cây trồng một cách tràn lan, bất hợp lý mà phải dựavào khai thác lợi thế từng vùng, từng địa phương để bố trí cây trồng hợp lý,lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm thước đo để đánh giá
-Vị trí địa lý của vùng, lãnh thổ
Vị trí địa lý của vùng là nơi chốn của vùng, lãnh thổ đó trong mối quan hệvới các vùng, lãnh thổ khác Mỗi vùng lãnh thổ phù hợp với một giống câytrồng nhất định và vị trí địa lý của vùng, lãnh thổ cùng với một số yếu tốthuộc về kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp vớimối quan hệ giữa vùng lãnh thổ đó với các vùng lãnh thổ khác
Trang 10Xác định cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng của một vùnglãnh thổ phải dựa vào thế mạnh của từng vùng, hay lợi thế so sánh của từngvùng Đồng thời, phải phù hợp với quan điểm về chuyên môn hoá và đa dạnghoá sản xuất nông nghiệp của cả nước Vị trí địa lý là một trong những yếu tốquan trọng quyết định thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng nước,thông qua mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ về cơ sở hạ tầng, thị trườngđầu ra
-Khí hậu
Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng để xác định cơ cấu câytrồng Đối với việc bố trí cây trồng hàng năm, việc quan trọng là có thể xemxét trồng cây gì, mấy vụ trong một năm Ví dụ như Miền Bắc và Miền Namkhác nhau cũng tạo ra cây trồng và cơ cấu cây trồng cũng rất khác nhau Điềunày, phụ thuộc vào nhu cầu nhiệt lượng của cây trồng và tổng nhiệt lượnghàng năm của vùng đó Các cây trồng hàng năm ở xứ nóng có thời gian sinhtrưởng khoảng từ 90-150 ngày, tuỳ thuộc vào nhiệt lượng trung bình ngày đểcây có thể tích luỹ được một tổng nhiệt lượng cần thiết gọi là tích tổng ôn,khoảng từ 2500 - 2600 oC Nếu vùng nào đó có tổng nhiệt đọ khoảng 90000C/năm trở lên thì có thể gieo trồng được 3 vụ trong một năm Vì vậy, khí hậu làmột trong những nhân tố hàng đầu để xác định cơ cấu cây trồng hợp lý và sựdịch chuyển cơ cấu cây trồng cho phù hợp
-Đất đai
Đất là nguồn cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây trồng Đất và khíhậu hợp thành một hệ thống “khí hậu - đất” tác động vào cây trồng và các đặcđiểm của đất thì mới xác định được cơ cấu cây trồng Hàm lượng chất dinhdưỡng trong đất chủ yếu quyết định đến năng suất cây trồng hơn là quyết địnhđến tính thích ứng của cây Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất có thểngày càng giảm và cạn kiệt nếu chúng ta không biết cải tạo đất đai và sử dụng
nó một cách có hiệu quả Chúng ta có thể khắc phục nó bằng cách bón phân,làm cỏ, trồng xen, trồng gối… Thông thường, các loại đất tốt sẽ trồng xen vớicác loại cây mà phản ứng mạnh với độ màu mỡ của đất, thành phần cơ giớiđất, độ phân hoá, phèn mặn của đất cũng như một số đặc điểm lý, hoá, tính
Trang 11khác nhau của đất để bố trí các loại cây trồng phù hợp Do đó, nắm được đặcđiểm lý, hoá tính của đất nên con người có thể tác động cải tạo dần dần phùhợp với cây trồng hơn Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu đặc biệtkhông thể thiếu, có thể nói ở đâu có đất đai ở đó có thể sản xuất nông nghiệpđược
-Đặc điểm sinh học của các loại cây trồng
Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông nghiệp Nội dungcủa việc bố trí cây trồng hợp lý là lựa chọn những loại cây trồng nào để lợidụng tốt nhất các điều kiện khí hậu, đất đai cũng như các nguồn tài lực, vậtlực khác của vùng
Mỗi loại cây trồng có đặc điểm sinh học riêng Đó là yếu tố khách quan
mà con người không thể xoá bỏ được mà chỉ có thể tác động vào cây trồng đóphù hợp đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng nhằm đem lại lợi ích chobản thân con người Với trình độ phát triển của công nghệ sinh học hiện đạicon người có khả năng thay đổi bản chất bên trong của chúng theo hướng màmình mong muốn bằng các biện pháp như: lai tạo, chọn lọc, gây đột biếngen
Xây dựng cơ cấu cây trồng là xây dựng một hệ sinh thái trong nôngnghiệp Như vậy, ngoài các thành phần chính là các cây trồng, vi sinh vật các thành phần sống này cùng với cây trồng tạo nên một quần thể sinh vật.Chúng chi phối lẫn nhau, tạo nên các mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.Vấn đề là phải tạo dựng và duy trì mối cân bằng sinh học trong hệ sinh tháitheo hướng hạn chế các mặt có hại, phát huy các mặt có lợi đối với các lợi íchcủa con người Vì vậy, khi bố trí cây trồng cần phải có mối quan hệ giữa cácđặc điểm sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp
1.2 Nhóm nhân tố kinh tế- xã hội
Nó bao gồm các nhân tố như thị trường trong và ngoài nước, vốn, cơ sở hạtầng, hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước, kinh nghiệm tập quán truyềnthống sản xuất của dân cư, dân số và lao động Nhóm nhân tố này luôn cótác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi cơ cấu nông nghiệp nói chung
và cơ cấu cây trồng nói riêng Nói chung, các nhân tố trên đều quan trọng và
Trang 12có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, nhưng khách quan mà nói nhân tốthị trường có ảnh hưởng quyết định sự phát triển kinh tế nói chung và sự hìnhthành biến đổi cơ cấu kinh tế Bởi vì, nó chỉ tồn tại và vận động thông quahoạt động của con người Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phảisản xuất cái mà thị trường cần, những sản phẩm mà thị trường cần chứ khôngphải là cái mà người sản xuất có Nếu không tuân theo những quy luật của thịtrường thì người đó sẽ bị đào thải Mặt khác, những người sản xuất hàng hoáchỉ sản xuất và đem bán ra thị trường, trao đổi những sản phẩm mà họ cảmthấy đem lại lợi ích thoả đáng Như vậy, thông qua quan hệ cung- cầu mà tínhiệu giá cả thúc đẩy hay ngăn cản người sản xuất tham gia hay không thamgia vào thị trường.
Chính sách kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãmquá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng Nhờ chính sách đổi mới trong nhữngnăm qua Nhà nước thông qua việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộnông dân nên người sản xuất ở một số vùng đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấucây trồng, đổi mới phương thức canh tác đã thu được hiệu quả cao Tuy nhiên,
có những chính sách nhiều khi chưa tạo môi trường thuận lợi cho việc chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuấtnông nghiệp như chính sách đất đai, chính sách đầu ra
Về chính sách tín dụng và phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôncũng ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu cây trồng hay chuyển dịch cơ cấu câytrồng Nếu thiếu vốn thì người nông dân khó có thể đầu tư, thâm canh, ápdụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất sẽ gặp khókhăn Mặt khác, trong sản xuất nông nghiệp thì rủi ro lớn, lợi nhuận thấp Vìvậy, Nhà nước phải có biện pháp chính sách vay vốn ưu đãi đối với ngườinông dân Về phát triển cơ sở hạ tầng cũng đóng một vai trò quan trọng trong
sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhất là điện, thuỷ lợi, giao thông Cơ cấucây trồng về cơ bản phản ánh yêu cầu của sản xuất hàng hoá và thị trường,tuân theo sự phân công lao động xã hội, tính chất chuyên môn hoá và tậptrung hoá nhu cầu sản xuất hàng hoá và thị trường là điều kiện quyết định sựbiến đổi về chất của cơ cấu cây trồng Suy cho cùng, thì nhu cầu về nông sản
Trang 13và môi sinh của xã hội ngày càng cao thì càng thúc đẩy cơ cấu cây trồngchuyển dịch theo hướng tiến bộ Vì vậy, khi xác định cơ cấu cây trồng thì cầndựa vào nhu cầu thị trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng,mỗi địa phương, sự phân công quy hoạch nông nghiệp và phương hướng pháttriển nông nghiệp trong từng thời kỳ.
Mặc dù, Người sản suất có tính độc lập và tự chủ trong việc sản xuất nôngsản hàng hoá, nhưng để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn thì người sảnxuất phải có sự hợp tác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Từng
hộ nông dân riêng lẻ không thể thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng mộtcách có hiệu quả vì sản xuất nông nghiệp có đặc điểm riêng gắn liền với đấtđai, điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh học của các loại cây trồng…Điều này,đòi hỏi việc chuyển đổi cây trồng và đa dạng hoá sản phẩm phải gắn liền vớiquá trình mở rộng các mối quan hệ hợp tác, liên kết, dồn đồng, đổi thửa Mặt khác, sản xuất nông nghiệp có tính sinh lời thấp, rủi ro lớn nên muốnchuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả thì Nhà nước phải quy hoạch thànhcác vùng chuyên môn hoá, vùng sản xuất hàng hoá gắn liền với việc khai tháccác lợi thế so sánh của vùng và luôn luôn đáp ứng nhu cầu thị trường Bài họcđắt giá về cây Cà phê, cây Mía ở nước ta đã chỉ ra là người nông dân ViệtNam vẫn sản xuất một cách tuỳ tiện, khi giá cao thì cung nhiều Từ đó, dẫnđến cung vượt cầu, làm cho lợi nhuận giảm, thậm chí còn lỗ Vì vậy, người
Trang 14nông dân phải chịu sự quy hoạch vùng của Nhà nước để có thể chuyển đổi cơcấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.4.Đô thị hoá và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng
Trước hết, ta phải hiểu được đô thị và đô thị hoá như thế nào từ đó mớithấy được ảnh hưởng của nó
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mức độ cao, chủ yếu là dân cư phinông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâmchuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước củamột miền, lãnh thổ, 1 tỉnh, 1 huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc huyện
Đô thị hoá là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đôthị của các nhóm dân cư Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tácđộng đến đô thị hoá cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiệnmới mà biểu hiện là sự tập trung là sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu laođộng, cơ cấu kinh tế, hình thái kiến trúc…
Trong những năm tới, tốc độ đô thị hoá của nước ta diễn ra một cáchnhanh chóng, đô thị ngày càng mở rộng, đất đai sản xuất cho nông nghiệpngày càng thu hẹp để các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu xây dựng, mởrộng và phát triển Việc hình thành, các khu đô thị mới sẽ tạo nên một bướcchuyển cấp lớn, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư nói chung, tạo nêncảnh quan mới văn minh, hiện đại hơn làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đấtnước Thực tế cho thấy, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với gần80% dân số sinh sống ở nông thôn và gần 70% lao động làm việc trong ngànhsản xuất nông nghiệp Tuy nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng nguồnnhân lực rất thấp Đây thực sự là một nguy cơ lớn khi quá trình công nghiệphoá và đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao Diện tích đất nông nghiệp mất đi sẽgây khó khăn rất lớn cho hàng triệu người nông dân Họ mất đi tư liệu sảnxuất, phần đông nông dân không được đào tạo kịp thời một ngành nghề khácvới trình độ cao để chuyển đổi nghề nghiệp và như vậy sẽ mất đi cơ hội thamgia và hưởng thụ thành quả của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá Vấn
đề này càng gay cấn hơn đối với những hộ thuần nông, thiếu vốn, lao độnggià yếu, trình độ học vấn hạn chế Từ đó, dẫn đến nhiều vấn đề trong xã hội (“
Trang 15nhàn cư vi bất thiện”) Đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đếnchuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nước ta nói chung và Từ Liêm nói riêng Vìvậy, phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm sao cho hiệu quả cao nhất trên mộtđơn vị diện tích, khi mà đất đai ngày càng thu hẹp.
2 Xu hướng có tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu cây trồng
2.1 Xu hướng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hoá là xu hướng vận động tất yếu của nền kinh tế nói chung
và nền nông nghiệp nói riêng, trong đó chuyển dịch cơ cấu cây trồng phảituân thủ xu hướng vận động này Trong quá trình chuyển dịch từ nền kinh tếhàng hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì phát triển nông nghiệp cóquan hệ chặt chẽ với công cuộc CNH-HĐH Nhờ có công nghiệp hoá chophép nông nghiệp được thực hiện theo phương pháp sản xuất và quản lý mangtính công nghiệp, nhờ có hiện đại hoá mà vùng nông thôn có thể tiến kịpthành thị và sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao
Phát triển sản xuất hàng hoá tạo nên sự năng động trong sản xuất kinhdoanh, đặt ra yêu cầu cải tiến nhanh về kỹ thuật canh tác, công nghệ sản xuất,nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.Phát triển sản xuất hàng hoá làm cho sự phân công lao động xã hội ngày càngphát triển sâu sắc, chuyên hoá cao, hợp tác hoá, mối liên hệ giữa các vùng,các ngành ngày càng chặt chẽ hơn và kết quả là đẩy mạnh được quá trình xãhội hoá sản xuất và lao động Sức sản xuất về hàng hoá có quy mô lớn, có ưuthế về trình độ kỹ thuật và khả năng thoả mãn sức mua của xã hội
Xu hướng phát triển cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá Xuhướng này phản ánh quy luật cung- cầu trong xã hội, có thể thấy rõ trên cáckhía cạnh sau:
Một là, nhu cầu ngày càng tăng về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm từ
cây lương thực, cây thực phẩm và nhiều loại cây trồng khác
Hai là, thị trường nông sản ngày càng mang tính xã hội hoá và quốc tế
hoá
Ba là, CNH-HĐH có quan hệ tương tác mật thiết với nông nghiệp.
Bốn là, góp phần bảo vệ môi trường.
Trang 16Tóm lại, Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá là
một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường Đặc biệt, đối với nước tahiện nay thì xu hướng này là một tất yếu khách quan khi mà nền nông nghiệpnước ta còn ở trình độ thấp và lạc hậu như hiện nay
2.2 Xu hướng phát triển gắn liền với công nghiệp chế biến
Khi xây dựng chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải gắn công nghiệp với nôngnghiệp Thông qua công nghiệp chế biến làm tăng giá trị sản phẩm nôngnghiệp đến 60%, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, chất lượng mẫu mã ngàycàng tốt của người tiêu dùng Vì vậy, góp phần làm tăng thu nhập, đời sốngcủa người nông dân ngày được cải thiện và tránh hao hụt sản phẩm nôngnghiệp Do đó, Đảng và Nhà nước ta cần phải quan tâm để gắn vùng sản xuấtnông nghiệp tập trung với công nghiệp chế biến
2.3 Xu hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững
Xây dựng một nền nông nghiệp bền vững đó là xu hướng tất yếu của tiếntrình phát triển Nội dung của nền nông nghiệp bền vững là:
Một nền nông nghiệp sạch biết hạn chế tối đa việc sử dụng các hoá chất cóhại cho môi trường, môi sinh và sức khoẻ của con người, kết hợp hài hoà việcphát triển sản xuất với bảo vệ và tôn tạo môi trường
Một nền nông nghiệp phát triển bồi dưỡng và sử dụng hợp lý các nguồn tàinguyên thiên nhiên của nông nghiệp, đặc biệt là đất đai và nguồn nước
Một nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao biết kết hợp hài hoà giữaviệc sử dụng các công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học như giốngmới với kinh nghiệm truyền thống sản xuất của người nông dân để tạo ra sảnphẩm nông nghiệp có chất lượng tốt cung cấp cho xã hội
Một nền nông nghiệp có cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý, phù hợp vớiđặc điểm và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng
Hội nghị về năng suất xanh đã diễn ra tại Hà Nội, các nhà khoa học đãđánh giá cao về vấn đề bảo vệ môi trường của Việt Nam, nhưng trong thờigian tới Việt Nam cần phải giải quyết một số vấn đề về bảo vệ môi trường vàtài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái
Trang 17IV CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG
1.Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ và khả năng đảm bảo thựchiện có kết quả cao nhất những nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhất định với chi phínhỏ nhất
2.Khái niệm về hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng
Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng là kết quả so sánh giữa các chỉ tiêukết quả và chỉ tiêu hao phí, hoặc thước đo trình độ tổ chức sản xuất và mức độthực hiện các nhiệm vụ cụ thể: của hoạt động sản xuất trồng trọt
3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch
Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hiệu quả kinh tế phải đượctính toán một cách thích hợp Vì nói đến cơ cấu cây trồng là nói đến việc bốtrí các loại cây trồng trên từng loại đất cụ thể Mỗi loại cây trồng đều ứng vớimột diện tích gieo trồng nhiều khi quyết định quy mô, số lượng và cơ cấu câytrồng của ngành trồng trọt Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải đảmbảo được giá trị mục tiêu quan trọng: thu nhập và lợi nhuận của cơ cấu câytrồng mới tất yếu phải lớn hơn thu nhập và lợi nhuận của cây trồng cũ Mặtkhác, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu cây trồng có thểdựa vào một số chỉ tiêu như: năng suất đất đai, hiệu quả vốn đầu tư, tổng sảnlượng, giá thành và thu nhập, mức lãi của các sản phẩm sản xuất ra, năng suấtlao động Tuy nhiên, việc đánh giá này rất phức tạp và cần phải có thời gian
và công sức, nó chỉ đánh giá được một cách tương đối
+Năng suất đất đai: là số lần gieo trồng được trên một đơn vị diện tích
trong một năm, hệ số gieo trồng càng lớn biểu hiện năng suất đất đai đạt cao
+Năng suất cây trồng chính: Là sản lượng mà loại cây trồng đem lại tính
trên một đơn vị diện tích gieo trồng
+Năng suất lao động: được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao
động sống trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Năng suất laođộng phản ánh lượng sản phẩm mà mỗi lao động tạo ra trong một đơn vị thờigian
Trang 18+Hiệu quả đầu tư vốn: hiệu quả chi phí vật chất biểu hiện kết quả thu
được của hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng với mức chi phí đã bỏ ra
+Giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp là toàn bộ tổng sản phẩm giá trị vật
chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời gian nhấtđịnh thường là 1 năm
+Giá trị sản xuất hàng hoá và tỷ suất lợi nhuận.
Trên đây, là một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế củachuyển dịch cơ cấu cây trồng Ngoài hiệu quả về mặt kinh tế còn có hiệu quả
về mặt xã hội như khi chuyển dịch cơ cấu cây trồng là giải quyết được baonhiêu việc làm cho lao động nông thôn, giá nhân công lao động, giá các loạidịch vụ thị hiếu người tiêu dùng… Đời sống của người dân có tăng lên haygiảm đi, các vấn đề an ninh chính trị có được giải quyết hay không
Hiệu quả về mặt môi trường: Khi chuyển dịch cơ cấu cây trồng, môitrường có được cải thiện không, đất đai và nguồn nước có bị ô nhiễm không,sức khoẻ con người có bị ảnh hưởng không, các loại hoá chất đã sử dụng ít đichưa, số lượng cây xanh có tăng không
Tóm lạị, khi đánh giá hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu cây trồng chúng ta
phải xem xét đánh giá một cách toàn diện để không bỏ sót các chỉ tiêu Từ đó,chúng ta có thể chuyển dịch cây trồng có hiệu quả nhất
V KINH NGHIỆM VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG
1 Kinh nghiệm nghiên cứu ở nước ngoài
Hiện nay, vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một vấn đề lớnmang tính thực tiễn và tính luận cao Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu vấn
đề này qua nhiều năm và đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với đặc điểm, vịtrí địa lý của từng vùng, từng nước Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đưanhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, theo nhóm tácgiả PL Pluekent, EJ Rice, Bursill, HH Fisher thì: “ Nghiên cứu hệ canh táctrên đồng ruộng của nông dân là cần thiết và cấp bách Muốn đạt hiệu quả caonhất thì phần nghiên cứu phải được tiến hành trên đồng ruộng của nông dânchứ không phải trên các trại thí nghiệm”
Trang 19Việc nghiên cứu hệ thống canh tác được tiến hành theo nhiều chiều hướngvới nhiều nội dung khác nhau, một trong những nội dung nó là vấn đề tăng
vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thêm nhiều công ăn việc làmtăng thu nhập ở một số nước phải đối phó với tình trạng thiếu đất, thừa laođộng nhất là các nước đang phát triển trong đó có nước ta
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở các nước châu Á đã đạt đượcnhiều thành tích đáng kể Theo OShia, ở các nước Châu Á năm 1950 đã đạtđược nhiều thành tích đáng kể, tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp chiếm 20%tổng sản phẩm xã hội thì đến năm 1980 giảm xuống còn 6% tỷ trọng lao độngtrong nông nghiệp ở thời điểm tương ứng là 34,9%, xuống còn 13,7% Khuvực Đông Nam Á giảm chậm hơn, tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp từ 43,7%(1950) xuống 25,7% (1980) và tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 72,1% xuốngcòn 55,9% ở thời điểm tương ứng
Kinh nghiệm của Inđônêxia: bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp như kết
hợp trồng trọt, chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thuỷ hải sản, dùng các giốngcây trồng có năng suất cao, đa dạng hoá cây trồng thích hợp trên từng loại đấttrong vòng 9 năm (1975 - 1984) đã có được những thay đổi đáng kể trong đó,thay đổi mạnh về cơ cấu cây trồng theo chiều hướng tích cực, cụ thể là trướcnăm 1975 có 64% diện tích bỏ hoang hoá sau một vụ lúa chỉ còn 32% diệntích là hai vụ lúa, 69% diện tích đã làm hai hoặc ba vụ
Kinh nghiệm của Thái Lan: trước năm 1970 hệ canh tác hai vụ một
năm( một vụ lúa nước, một vụ màu hoặc lúa cạn) là phổ biến Đến năm 1971vấn đề tăng vụ được nông dân áp dụng một cách mạnh mẽ, tỷ lệ diện tíchtrồng ba vụ trong năm tăng nhanh chiếm tới 68% và đến năm 1973 là 85%
Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Trung Quốc là một nước lớn có nhiều điểm tương đồng với nước ta, đangdần chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN Quan điểm xuyên suốtcủa Trung Quốc là coi trọng nông nghiệp trên cơ sở khai thác các lợi thế sosánh, coi sản xuất lương thực là cơ sở của nông nghiệp Trung Quốc luôn đặtlương thực lên vị trí hàng đầu và tập trung đảm bảo mọi mặt cho sản xuất
Trang 20nông nghiệp phát triển như: thuỷ lợi, giống mới, cơ sở hạ tầng nông thôn…
Mở mang phát triển các ngành nghề Đây là, điểm cơ bản trong chính sách đốivới sản xuất nông nghiệp mà Trung Quốc đã thực hiện trong thời gian qua.Trung Quốc chủ trương thi hành những biện pháp chủ yếu sau:
-Ổn định diện tích gieo trồng cây lương thực
-Nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích bằng con đường thâm canh, xâydựng các vùng lương thực hàng hoá trọng điểm Nhà nước thi hành chínhsách các vùng sản xuất trọng điểm hàng hoá, đặt ra các chính sách ưu đãi đểgiải quyết tốt các vấn đề cơ chế đầu tư, thực hiện tốt chính sách an ninh lươngthực
-Điều chỉnh hợp lý giữa lợi ích giữa các vùng, các khu vực sản xuất Đốivới các vùng sản xuất lương thực chủ yếu, họ đã chủ trương thi hành các biệnpháp đảm bảo lợi ích cho người nông dân để họ gắn bó với đồng ruộng Mọivùng địa phương căn cứ vào điều kiện của mình sau khi đảm bảo lương thực
và có sự điều chỉnh cơ cấu hợp lý
Tóm lại, Nhờ có đường lối, chính sách đúng đắn trong việc điều chỉnh cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, họ đã phát triển nền nông nghiệp mộtcách toàn diện và đúng hướng, làm cho bộ mặt nông thôn Trung Quốc thayđổi một cách nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đượccải thiện rõ rệt
2 Kinh nghiệm trong nước
Đối với nước ta, để hình thành một cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thônhợp lý Chúng ta chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên cơ sở chuyên môn hoá,hình thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất, trên cơ sở đa dạng hoá và pháttriển tổng hợp, phù hợp với lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phươngtrước hết, là lợi thế về điều kiện tự nhiên ( thời tiết, khí hậu, đất đai ), kinh tế
Trang 21mới: tăng vụ đông, làm cho diện tích cây trồng cũng như sản lượng cây trồngtrong một năm tăng lên đáng kể.
Đồng Bằng Sông Cửu Long có một ý nghĩa quốc gia và quốc tế trong việcphát triển cây lương thực chủ yếu là lúa gạo để xuất khẩu, trong khi đó vùngĐồng Bằng Sông Hồng lại có ý nghĩa trong việc phát triển cây trồng xuấtkhẩu vụ đông đặc biệt là các loại rau đậu cao cấp còn việc nuôi trồng thuỷ hảisản có thể tìm thấy khả năng to lớn này ở các tỉnh Duyên Hải Miền Trung.Mặt khác, vùng trung du và miền núi của cả hai miền đất nước lại hướng vàophát triển xuất khẩu một số cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả,rừng, những đặc sản từ rừng: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, lạc, đậu tương, cam,dứa chuối, cây dược liệu
Theo giáo sư viện sỹ Đào Thế Tuấn, có hai hướng sử dụng tốt nguồn khíhậu của mùa đông ở vùng đồng bằng và các tỉnh phía Bắc là: trồng các cây cónguồn gốc xứ lạnh như: khoai tây, cải bắp, xu hào hoặc chọn các cây xứnóng ngắn ngày như: ngô, đậu tương chịu được lạnh để trồng các vụ đông.Cây vụ đông không những làm tăng hiệu quả kinh tế, tăng tổng sản lượng của
cơ cấu cây trồng mà nó còn có tác dụng bảo vệ và bồi dưỡng đất
Tác giả Lê Trọng Cúc cho rằng xen giữa cây lương thực và cây họ đậu chosản lượng tổng hợp cao hơn và cải tạo đất đai tốt
Tác giả Phạm Chí Thành cho rằng khi nghiên cứu đất đồi gò tỉnh Hà Tâycho thấy chúng ta có đủ điều kiện để kiến tạo nên những hộ canh tác có hiệuquả kinh tế cao, sinh thái cao, thay thế diện tích đất trồng đồi núi trọc
Thực trạng tình hình chuyển cơ cấu kinh tế ở nước ta những năm qua đãtheo chiều hướng tích cực, nhưng còn chậm và chưa phát huy hết thế mạnhcủa từng vùng Một là, trong ngành trồng trọt có các tiểu ngành sản xuất câylương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau và hoa, cây dược liệu đã có sựphát triển khá Tuy nhiên, so với sản xuất lương thực thì nó vẫn chiếm tỷ lệ bénhỏ, nước ta về cơ bản vẫn là trồng cây lương thực, trong đó chủ yếu là sảnxuất lúa gạo Điều này đặt ra cho nước ta nhiều vấn đề phải giải quyết trongnhững năm tới Hai là, chúng ta có thể chuyển dịch chăn nuôi và nuôi trồng,đánh bắt thuỷ hải sản Kinh nghiệm là để có một cơ cấu chăn nuôi hợp lý, đổi
Trang 22mới và hợp với xu thế phát triển của nhu cầu thị trường trong ngành chăn nuôithì phát triển nhanh đàn bò theo hướng lấy thịt, sữa Phát triển mạnh đàn lợntheo hướng lạc và mở rộng chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp Phảiquan tâm đúng mức đến nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản vì đây là ngànhtiềm năng còn rất lớn Chỉ có theo hướng đó chúng ta mới có thể phát triểnngành chăn nuôi nước ta.
3 Những kinh nghiệm được rút ra
Nước ta hiện nay, đang trong công cuộc CNH - HĐH đất nước Với nhữngchính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã làm chonền kinh tế nước ta nói chung và nền nông nghiệp nói riêng có những bướcphát triển đáng kể Nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dần sang nền nôngnghiệp mang tính chất sản xuất hàng hoá Vì vậy, khi nghiên cứu chuyển dịch
cơ cấu cây trồng phải phù hợp với mỗi vùng sản xuất, chúng ta phải chú trọngđến những cây trồng mà sản phẩm có sức tiêu thụ lớn, giá trị sản phẩm cao,nhằm tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, góp phần ổn định và cải thiện tốtđời sống nông thôn
-Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải xuất phát từ những mối quan hệ hữu
cơ, của các yếu tố nội tại trong hệ thống nông nghiệp
-Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải phù hợp với đặc điểm của từngvùng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của từng vùng trên cơ sởkhai thác những lợi thế so sánh của vùng nước đó để phát huy tối đa sức mạnhtổng hợp của từng vùng, từng địa phương, từng nước, sử dụng nhân lực, vậtlực một cách có hiệu quả cao Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệpnhiệt đới gió mùa so với một số nước trên thế giới có đặc thù riêng, rất đadạng và phong phú Phát triển không chỉ tập trung cho một ngành nào đó, lạicàng không thể tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa sản xuất và lưuthông Nếu chỉ tập trung cho trồng trọt mà xem nhẹ chăn nuôi thì quá trìnhchuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sẽ khập khiễng và không phát triển Vì vậy,trong những năm tới chúng ta cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng đi vào nhữngloại cây ăn quả, cây dựợc liệu có giá trị kinh tế cao Đồng thời, phát triểnchăn nuôi và đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản
Trang 23-Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói riêng và cơ cấu kinh tế nông nghiệp
là một quá trình mang tính khách quan, tính lịch sử và tính biến đổi và liên hệbiện chứng của các yếu tố cây trồng, con người, tự nhiên theo hướng ngàycàng hoàn thiện, hiệu quả Cơ cấu cây trồng cũ không phù hợp dần chuyểnthành cơ cấu cây trồng mới phù hợp hơn và cứ như vậy thành một quá trìnhvận động liên tục Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở một vùng hoặcmột tiểu vùng sinh thái diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó phải kể đến sự tác động trực tiếp và rất quan trọng của chủ thể lãnhđạo, và quản lý Những chủ thể đó hoàn toàn có thể chủ động cho quá trìnhchuyển dịch diễn ra nhanh hơn theo hướng có lợi cho con người
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về cơ cấu cây
trồng ở mỗi vùng sinh thái khác nhau đã giúp cho người nông dân Việt Nam
sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên (đất đai, khí hậu )cũng như các nguồn lực về kinh tế xã hội (vốn, lao động ) là tăng hiệu quảsản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ HUYỆN TỪ
LIÊM NHỮNG NĂM VỪA QUA
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN TỪ LIÊM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG
1 Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Huyện Từ Liêm nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội, giáp với các quận Tây
Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân và cách trung tâm Thủ Đô Hà nội ( Hồ HoànKiếm ) 10 km Phía Bắc Từ Liêm là một đoạn Sông Hồng ngăn cách vớihuyện Đông Anh, phía Tây và Nam Từ Liêm giáp với các tỉnh Hà Tây
Từ thị trấn Cầu Diễn trung tâm của Từ Liêm, theo đường ThăngLong( đường vành đai 3 của Hà Nội) ngược Đông Anh 10 km sẽ tới sân bayquốc tế Nội Bài phía Nam 5 km là thị xã Hà Đông Phía Tây theo đường 32
là thị gần 25 km là thị xã Sơn Tây
Trang 24Với vị trí địa lý thuận lợi Từ Liêm có nhiều lợi thế so sánh trong các hoạtđộng kinh tế giao lưu thương mại nói chung và sản xuất nông nghiệp nóiriêng.
1.2 Khí hậu
Nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Từ Liêm có sắc thái đặc trưngcủa khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khíhậu nóng ẩm, nhiều mưa Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh
và khô nhưng nửa mùa sau thường có mưa phùn và ẩm ướt Giữa hai mùa làthời kỳ chuyển tiếp và như vậy tạo cho Từ Liêm - Hà Nội có 4 mùa: Xuân -
Hạ - Thu - Đông
Do Từ Liêm có, dải Sông Hồng và Tây Hồ bao bọc Phía Bắc, Đông- Bắc
và cũng như còn khá nhiều hồ, đầm nằm rải rác cùng với lớp thảm thực vậtkhá phong phú đã có tác dụng hạn chế những biến động cực đoan, bất lợi củathời tiết khí hậu đối với con người và sản xuất nông nghiệp trên địa bànhuyện
Từ Liêm nằm trong khu vực có nền nhiệt độ khá cao và khá đồng đều.Nhiệt độ trung bình năm đạt 23 - 240C, tổng nhiệt độ hàng năm là 8500 -
8700oC Hai tháng 6 và 7 là nóng nhất, nhiệt độ trung bình cao nhất rơi vàotháng 7 với nhiệt độ xấp xỉ 290C nhưng nhiệt độ tối cao trung bình lại rơi vàotháng 6 với nhiệt độ 32 - 330C Nhiệt độ trung bình vào mùa đông là 170C,tháng lạnh nhất là 1, nhiệt độ tới thấp trung bình là 130C Nhiệt độ tới thấptuyệt đối tới 2,70C Biên độ nhiệt trong năm khoảng 120C - 130C, Biên độ giaođộng ngày đêm khoảng 60C - 70C, ẩm độ trung bình tương đối hàng năm là
820C, dao động trong khoảng 780C - 870C
Lượng mưa trung bình hàng năm trong huyện Từ Liêm khoảng 1600
-1800 (mm) Số ngày mưa trong năm là 140 - 145 (ngày) Mùa mưa kéo dài từtháng 5 tới tháng 10 tập trung tới 85% lượng mưa toàn năm (1530 mm) Mưalớn nhất vào tháng 8 trùng với thời điểm có nhiều bão nhất và với 8 - 18 ngàymưa, lượng mưa trung bình tháng 8 là 300 - 350 (mm) Mưa mùa hạ phần lớn
là mưa giông, mưa rào, có cường độ mưa lớn và tập trung
Vào mùa đông có rất ít mưa vào những tháng đầu mùa (tháng 11,12,1) nửacuối mùa đông có mưa phùn ẩm ướt Hướng gió chủ yếu trong năm là Đông
Trang 25Nam - Tây Bắc tốc độ 3 m/s Mùa đông có hướng gió Đông Bắc - Tây Namtốc độ gió 1,5 - 2 (m/s) Bão từ biển Đông vào Từ Liêm đã vượt qua 100 (km)nên cũng giảm bớt vận tốc, giảm bớt tác hại đối với con người và sản xuấtnông nghiệp trên địa bàn.
1.3 Thuỷ văn và nguồn nước
Thuỷ văn: Sông Hồng đoạn chảy qua Từ Liêm dài 7,5 (km) các tác dụng
quan trọng về giao thông và là nguồn nước tưới tiêu đặc biệt quan trọng chosản xuất nông nghiệp của vùng Đồng Bằng Sông Hồng nói chung và Từ Liêmnói riêng
Ngoài đoạn Sông Hồng ở phía Bắc Từ Liêm còn có Sông Nhuệ chảy dọctheo hướng Bắc – Nam Đây là sông đào nhận nước của Sông Hồng qua cốngLiên Mạc cung cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp cho cả một vùng rộng củangoại thành Hà Nội và một số huyện của Hà Tây, Hà Nam Đồng thời, SôngNhuệ cũng là sông tiêu thụ lượng nước thừa trên đồng ruộng trong mùa mưacủa các địa bàn nêu trên
Chế độ thuỷ văn của hệ thống sông trên địa bàn huyện Từ Liêm có haimùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ trùng vào mùa mưa, thường kéo dài từtháng 5 đến tháng 10 vào thời điểm xuất hiện các đợt lũ nước cao trung bình
từ 9 - 12 (m) (cá biệt năm 1971 mức nước lên đến 14,113 (m)
Từ Việt Trì xuôi xuống hạ lưu, lũ Sông Hồng bị chi phối bởi 3 Lũ hợp lưutrong đó Sông Đà chiếm 41 - 61%, Sông Lô: 20 - 34%, sông Thao 15 - 20%.Vào những năm có lũ trùng nhau của 2 hay 3 sông thì sẽ xuất hiện ngọn lũ lớntrên Sông Hồng, đe doạ nghiêm trọng đời sống và sản xuất của Từ Liêm cũngnhư toàn vùng Đồng Bằng Sông Hồng
Mùa cạn Sông Hồng từ tháng 11 đến tháng 5 cạn nhất là tháng 3 (26%tổng lưu lượng cả năm) Mực nước sông thấp làm song hẹp, vùng đất bánngập ngoài đê điều đều đạt năng suất khá cao với suất đầu tư không cao nhờphù sa sau lũ
Chất lượng nguồn nước
Tổng lượng phù sa Sông Hồng rất lớn (94,46.106tấn / năm) Hàm lượngphù sa đo tại Sơn Tây trung bình năm là 1.31kg/m3 nước (mùa lũ: 3,0 - 3,5kg/m3, mùa cạn 0,5kg/m3)
Trang 26Phù sa Sông Hồng có chất lượng cao, hàm lượng đạt 1kg/m3 đất, mùn đạt2,8 - 3,5 kg/m3 đất.
Với lợi thế nằm ngay đầu nguồn Sông Nhuệ nhận nước Sông Hồng làmnguồn nước tưới đã góp phần làm tăng dinh dưỡng đất và cải thiện môitrường đất nông nghiệp của huyện
Nhìn chung, khí hậu, thuỷ văn của Từ Liêm tương đối thuận lợi cho gieotrồng, chăn nuôi trong nhiều vụ với nhiều loại cây trồng và vật nuôi có giá trịkinh tế và hiệu quả cao cũng như phát triển có kết quả tốt đối với ngành dịch
vụ khác
1.4 Địa hình và đất đai
1.4.1.Địa hình: Từ Liêm có dạng địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc
-Đông Nam, độ cao trung bình 6,0 - 6,5 m phần đất cao nhất ở phía Bắc dọctheo bờ Sông Hồng cao 8 - 11 m, vùng đất thấp trũng nhất là những hồ đầm,ruộng trũng ở các xã phía Nam huyện (3 - 4m)
1.4.2.Đất đai: Là vùng đất nhiều sông hồ của phía Nam Sông Hồng nhưng
sớm được khô ráo và được nhiều hệ cộng đồng dân cư, khai phá cải tạo nênmột số vùng đất khá bằng phẳng và màu mỡ
Bi u 1 Tình hình ểu 1 Tình hình đất đai của Từ Liêm đất đai của Từ Liêm đ t ai c a T Liêm ủa Từ Liêm ừ Liêm
Trang 27Nguồn: phòng địa chính - huyện Từ Liêm
Trong quỹ đất của huyện, tiềm năng đất nông nghiệp là rất lớn, đã và đangđược khai thác và sử dụng triệt để Từ Liêm không thuộc đất phù sa cổ nhưng
từ khi hình thành hệ thống đê Sông Hồng thì nước phù sa của Sông Hồngchảy qua Sông Nhuệ, tưới tiêu cho đồng ruộng Từ Liêm rất hạn chế
Trong tầng đất canh tác của Từ Liêm, những nơi có độ cao đều có thànhphần cơ giới thuộc loại đất cát, đất thịt nhẹ Những vùng đất thấp là đất thịt,thịt nặng và pha sét Do khả năng cải tạo đất hiện nay tương đối mạnh mẽ,thuận lợi, do một phần nông dân có nguồn tài chính khá lớn, đồng thời do ápdụng cơ giới, áp dụng chế dộ cải tạo đất nên thành phần cơ giới đất không còntrở ngại, không thể khắc phục được trong việc bố trí cơ cấu cây trồng theomục đích nâng cao hiệu quả Tuy nhiên, so với vùng đất phía bắc sông Hồng,nền đất Từ Liêm độ bền vững kém hơn Từ Liêm còn có vùng đất ngoài đê( kể cả đảo cát) biến động theo từng mùa và từng năm Về mùa lũ hầu hếtdiện tích này đều ngập nước
Trong tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất sử dụng chiếm 90,15%,diện tích chưa sử dụng là 9,85% khoảng 740,3 (ha) trong đó diện tích chưa sửdụng lớn nhất là diện tích ao, đầm, sông 666,87 ha (89,76%), Bên cạnh đócũng còn 73,8 (ha) đất bằng chưa được sử dụng
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất canh tác cây hàng năm 3743 (ha)chiếm 86,05% phần lớn là trồng lúa, màu 3317 ha (68%) Diện tích đất trồngcây lâu năm là 237,0 ha chiếm 5,91% đất nông nghiệp Diện tích đất nuôitrồng thuỷ sản là 284,6 ha chiếm 7,09% đất nông nghiệp
Trang 28Trong đất chuyên dùng 1749,8 ha , đất xây dựng 33,9%, đất dành cho giaothông 29,57% Hiện nay, diện tích bình quân cho 1 người ở Từ Liêm là425,06m2/người Bình quân diện tích đất nông nghiệp cho một khẩu nôngnghiệp là 472,8m2/người Bình quân diện tích đất canh tác cho một khẩu nôngnghiệp là 426,80m2/người
Những năm tới, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá sẽ diễn ra mạnh mẽtrên lãnh thổ Từ Liêm, một phần diện tích đất đai rất lớn của huyện, trong đóchủ yếu là đất nông nghiệp sẽ phải dành cho mục đích xây dựng và phát triểncác ngành và lĩnh vực kinh tế xã hội khác trên địa bàn Vì vậy, lựa chọn một
cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên diện tích có sao cho đem lại hiệu quả cao nhất
2 Đặc điểm kinh tế- xã hội của huyện Từ Liêm
2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, UBND huyện,các ban ngành đoàn thể cùng sự tích cực của nhân dân huyện Từ Liêm nềnkinh tế huyện đã có những biến đổi tích cực, việc sản xuất nông nghiệp, côngnghiệp, dịch vụ ngày càng tăng cường và ổn định, phát triển theo chiều hướngtiến bộ ( Dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp)
Biểu 2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
(Giá tr s n xu t theo giá hi n h nh)ị sản xuất theo giá hiện hành) ản xuất theo giá hiện hành) ất theo giá hiện hành) ện hành) ành)
Nguồn: phòng kế hoạch- KinhTế &PTNT huyện Từ L iêm
Ta thấy tổng sản phẩm xã hội càng về năm sau càng tăng, tốc độ tăng củangành dịch vụ và công nghiệp tăng nhanh, ngành nông nghiệp có tỷ trọngngày càng giảm trong cơ cấu GDP của huyện
Tốc độ tăng trưởng của toàn ngành trong giai đoạn 1991 - 1995 là 6,1%.Trong đó, nông nghiệp là: 2,45%, công nghiệp là 6,5% và thương mại dịch vụlà: 8,02% Đến giai đoạn 1996 - 2000 là 6,5%, trong đó nông nghiệp là2,15%, công nghiệp là 7,25%, thương mại và dịch vụ là 10,01%
Trang 29Đến năm 2002 tổng sản phẩm (GDP) đạt 970,99 triệu đồng, tốc độ tăngtrưởng bình quân đạt 8,8% trong đó nông nghiệp tăng 4,6% vượt kế hoạch2,4%, chiếm 25,3% kinh tế địa phương, công nghiệp tăng 15,7% so với năm
2001, vượt 2,1% dịch vụ thương mại tăng 18,9% so với năm 2001 chiếm26,3% kinh tế địa phương vượt 6,9%
Về sản xuất nông nghiệp: Diện tích cây lương thực là 4.616 (ha) giảm 380
(ha) bằng 92,4% so với năm 2001, diện tích cây ăn quả 511(ha), diện tích câythực phẩm 982(ha), rau là 980 (ha) sản lượng rau hiện nay đạt 22.150 tấn, sảnlượng quả đạt 8.458 tấn, năng suất lúa cả năm đạt 80 (tạ/ ha)
Về chăn nuôi: Tổng đạt lợn từ 2 tháng tuổi trở lên đạt 20.155 con, tổng đàn
trâu bò đạt 963 con, tổng đàn gia cầm đạt 164.038 con, diện tích mặt nướcnuôi trồng thuỷ sản: 286 (ha), sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong năm đạt1.106,72 tấn
Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: các làng nghề
truyền thống được duy trì, kinh tế hỗn hợp phát triển nhanh Tính đến hết năm
2002 có 215 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ, 2.410 hộ với 7.883lao động sản xuất công nghiệp trên địa bàn
Về Thương mại, dịch vụ: Hiện nay giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ
-vận tải cả năm đạt 254.787 triệu đồng, tăng 18,9% so với năm 2001, vượt6,9% so với kế hoạch, chiếm 26,3% kinh tế địa phương Tính hết năm 2002
có 76 doanh nghiệp, 4.403 hộ kinh doanh cá thể với 6.720 lao động hoạt độngthương mại dịch vụ - vận tải trên địa bàn
Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 500.000 - 800.000 đồng
/người / tháng và ngày càng nâng cao Sản xuất nông nghiệp phát triển đúnghướng vừa đảm bảo dư lương thực, vừa tăng giá trị nông sản hàng hoá trên cơ
sở đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và ứng dụng tiến bộKHCN vào sản xuất
Số hộ thuộc loại khá và giàu chiếm tỷ lệ 34,6% số hộ trung bình chiếm
61,9% số hộ thuộc loại nghèo chiếm tỷ lệ 3,5% Đa số các hộ nghèo do cácnguyên nhân: hộ thuần nông, gia đình đông con, giá trị tài sản thấp, vốn thấp
và chưa biết làm ăn kinh tế, còn lúng túng trong việc sản xuất và kinh doanh
2.2 Dân số và lao động
Trang 30Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính bao gồm 15 xã và 1 thị trấn Dân sốtrung bình toàn huyện có 202.448 người (năm 2001) trong đó nữ chiếm49,55%, nam chiếm 50,45%.
Mật độ dân số 2.600 người / km2, là huyện có mật độ dân số cao thứ 2 củacác huyện ngoài thành (sau Thanh trì) Gia tăng dân số huyện Từ Liêm hàngnăm là 4,26% trong đó tăng tự nhiên là 1,35% Năm 2000, tỷ lệ tăng tự nhiên
là 1,11% Tổng số hộ là 47.596 hộ, bình quân 4,11 (khẩu / hộ) Trong tổngdân cư của toàn huyện nhân khẩu nông nghiệp là 110.550 người chiếm56,52% Nhân khẩu trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (nguồn laođộng) có 107.380 người (chiếm 54,90% dân cư) Trong số này có 100,63 laođộng đang làm việc (chiếm 93,71% nguồn lao động), số lao động đang làmviệc được phân bố như sau:
-Lao động ngành nông nghiệp: 48.896 người (48,59%)
-Lao động ngành công nghiệp - xây dựng: 24.322 người (24,17%)
-Số lao động chưa có việc làm 6.750 người, chiếm 6,29% nguồn lao động.Điều tra suy rộng năm 1999 về chất lượng nguồn lao động như sau:
+ Theo trình độ học vấn, phổ thông của người trong độ tuổi lao động:-Mù chữ: chiếm 0,97%
-Cấp 1 chiếm 9,18%
-Cấp 2: chiếm 68,43%
-Cấp 3: chiếm 31,42%
+ Theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ như sau:
Không có bằng cấp chiếm 78,81%, sơ cấp chiếm 2,3%, công nhân kỹ thuậtchiếm 9,41% trung cấp chiếm 5,03%, đại học cao đẳng chiếm 4,3%, trên đạihọc chiếm 0,15%
Với số liệu trên, lực lượng lao động của Từ Liêm tuy đông về số lượngnhưng chất lượng còn rất hạn chế Hiện tại số lao động nông nghiệp của TừLiêm chiếm 48,59% tổng số lao động trong các ngành sản xuất kinh doanh.Đây thực sự là nguy cơ lớn, khi quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao, diệntích đất nông nghiệp bị mất đi quá lớn và quá nhanh Rõ ràng phần đông nôngdân lao động sẽ không thể được đào tạo kịp thời một ngành nghề khác với trình
độ cao và như vậy sẽ mất đi tìm kiếm việc làm tốt, cơ hội được tham gia vàhưởng thụ quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá tại chính quê hương mình
Trang 31Bi u 3 H nhân kh u, lao ểu 1 Tình hình đất đai của Từ Liêm ộ nhân khẩu, lao động chia theo thị trấn, xã ẩu, lao động chia theo thị trấn, xã độ nhân khẩu, lao động chia theo thị trấn, xã ng chia theo th tr n, xã ị trấn, xã ất đai của Từ Liêm
Tổng số (hộ)
Tổng số (hộ)
-Thuỷ lợi: Trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp của Từ Liêm, thì hệ thống thuỷ lợi có vị trí, vai trò quan trọnghàng đầu Hiện tại hệ thống thuỷ lợi của Từ Liêm không chỉ phục vụ sản xuấtnông nghiệp mà còn phục vụ cả việc tiêu thoát nước trên địa bàn Sông Nhuệvừa là tuyến cung cấp nước vừa là tuyến tiêu thoát nước chủ yếu trên địa bànđược nối với Sông Hồng qua cống Liên Mạc
Từ Liêm có 22 trạm bơm, trong đó có 13 trạm tưới tiêu, 9 trạm tiêu, 3 trạmkết hợp tưói tiêu Tổng số máy bơm nước là 99 với tổng công suất 170.000m3/giờ Toàn bộ hệ thống kênh mương các cấp dài 32,55 (km), trong đó kênh cấp
1 dài 14,7 km, cấp II dài 32.55 km cấp III dài 1,3 km Trong toàn bộ hệ thốngcống tiêu nước có 7 cống quan trọng là: Miệng Hổ, Xuân Đỉnh, Đồng Bông I,
II, Cầu Ngà, Cầu Giát, Hoà Thị
Trang 32Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi Từ Liêm bảo đảm tưới tiêu chủ động đượctrên 98% diện tích diện tích canh tác nhưng việc tiêu nước thì vẫn bị độngphụ thuộc vào mực nước sông Nhuệ Hiện nay, hệ thống kênh mương của TừLiêm thường xuyên được sửa chữa, gia cố, việc bê tông hoá đang được thựchiện.
-Điện: Mạng lưới điện đã được phủ rộng khắp địa bàn các xã, với chất
lượng tương đối tốt, phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất và đời sống nôngthôn
Hiện nay toàn huyện có trên 250 trạm biến áp với tổng công suất khoảng1.000.000 KV, tổng chiều dài đường dây là gần 200 (km), và 6.000 công tơlắp tới các hộ gia đình Nó được cung cấp điện từ 3 nguồn chính: đó là trạm220/110/35KV Hà Đông, trạm 229/110/10 KV Chèm, trạm 11/10/6KV Nghĩa
Đô Mạng điện cao thế 220 KV từ trạm Hà Đông lấy từ nguồn thuỷ điện hoàbình và một số tuyến đường cao thế 110 KV từ Chèm chạy toả ra huyện.Mạng điện trung thế có các tuyến 35 KV, 10 KV, 6 KV cấp cho các trạm
hạ thế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại Tuy nhiên, mạng lưới trạm biến áp
và đường dây tải điện vẫn chưa đủ công suất để phục vụ nhu cầu sản xuất vàtiêu dùng điện của nhân dân, đường dây hạ thế thiếu khả năng tải điện, giáđiện còn cao và chưa hợp lý, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của nông dân
-Thông tin liên lạc: Tại trung tâm huyện đã có thể điện thoại trực tiếp và
gửi fax tới các địa chỉ trong và ngoài nước Hiện tại huyện Từ Liêm có 75%
hộ gia đình có ti vi, khoảng 10% có điện thoại
-Giao thông: Hệ thống đường bộ bao gồm ba bộ phận: Bộ phận do Nhà
nước và Thành phố quản lý, bộ phận do huyện quản lý và bộ phận do xã quảnlý
Bao gồm 14 tuyến đường có tổng chiều dài là 60.825 (m) Tất cả các conđường này kết cấu mặt đường loại bê tông phủ bề mặt hoặc bám thấp nhập
nhựa, có 6/14 tuyến đường giữ được tình trạng mặt đường loại tốt Những
tuyến đường Nhà nước và Thành phố quản lý có chiều rộng là 8 m trở lên.Như vậy, toàn huyện Từ Liêm có 111 (km) đường mà ô tô có thể hoạt độngđược, 100 (km) đường liên thôn có thể cho xe máy đi tới từng nhà, còn lại
Trang 3311(km) đường đất phục vụ sản xuất Ngoài đưòng bộ , Từ Liêm còn có đườngsắt, đường sông chạy qua Đây là, điều kiện thuận lợi để Từ Liêm khai thácphục vụ giao lưu sản xuất với các vùng khác.
-Chợ : Ngoài chợ lớn nhất nằm ở thị trấn huyện, thì ở các xã cũng có chợ
thuận tiện cho nhân dân trao đổi mua bán Tuy nhiên, hầu hết các chợ đềunhỏ, hẹp, kết cấu bán kiên cố hoặc tạm bợ Có những chợ nằm ở vị trí chưathuận tiện
-Y tế: Tuy ở thị trấn và 15 xã trong huyện Từ Liêm đều có trạm xá nhưng
hầu hết các trạm xá còn nhiều thiếu thốn trang thiết bị hoặc trang thiết bị đãlạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng khó có thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnhcủa nhân dân Sau khi tách khỏi cơ cở cũ (Bệnh viện Thăng Long), trung tâm
y tế của huyện Từ Liêm chưa được xây dựng hiện tại trung tâm tạm sử dụnghai dãy nhà cấp 4 đã cũ để điều hành công việc Hiện nay, Từ Liêm có mộtphòng khám khu vực đặt ở giáp ranh 2 xã Thuỵ Phương và Đông Ngạc.Phòng khám khu vực Từ Liêm có trang thiết bị khá hoàn chỉnh và đảm nhiệmđược công tác cấp cứu và khám chữ bệnh thông thường
2.4 Thị trường và khả năng hợp tác của Từ Liêm
Là một huyện nằm sát trung tâm thủ đô và giáp với các tỉnh bạn Đồngthời, có đầu mối giao thông quan trọng nối liền với các vùng, các tỉnh phíaBắc và có điều kiện tiếp cận với các tỉnh phía Nam Từ Liêm có truyền thốngsản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá có chất lượng cao như: Hoa, CamCanh, Bưởi Diễn, Hồng Xiêm Xuân Đỉnh, rau gia vị nên đã có khá nhiều thịtrường ổn định từ nhiều thập kỷ nay
Hiện nay, dân số Thủ Đô gần 3,1 triệu người ( năm 2001) Riêng dân sốnội thành chiếm hơn 1,4 triệu, đây là thị trường thuận lợi, đầy tiềm năng để
Từ Liêm có thể tiêu thụ các loại nông sản thực phẩm như: rau, gạo, hoa, thịtgia súc gia cầm, các và các loại thuỷ sản khác, đặc biệt là hoa tươi và cây ănquả Đây cũng là thị trường lớn nhất để Từ Liêm tiêu thụ cây lương thực,thực phẩm đã chế biến và đó cũng chính là những thuận lợi trong phân cônglại lao động nông thôn, phát triển mở rộng các hoạt động và dịch vụ để phùhợp và thích ứng với bối cảnh mới của Từ Liêm
Trang 34Cùng với nội thành Thủ đô, nhiều đô thị lớn gần gũi như: Hà Đông, SơnTây, Vĩnh Yên đã là thị trường quen thuộc của Từ Liêm và khá phát triểntrong những năm gần đây Đồng thời, một số thị trường mạnh như Hải Phòng,Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận hàng hoá của
Từ Liêm với số lượng và giá cả ngày càng tăng như: hoa quả tươi, rau giavị…Như vậy, triển vọng mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá trongnước của Từ Liêm là rất khả quan và đang dần hướng vào xuất khẩu
2.5 Đô thị hoá của huyện Từ Liêm và vấn đề đặt ra
Trong những năm tới Từ Liêm sẽ mất đi hàng ngàn (ha) đất nông nghiệp
do quá trình đô thị hoá nhanh đang diễn ra trong những năm gần đây đó làmột yêu cầu tất yếu khách quan để phát triển xã hội
Đến năm 2005 diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm 812,12(ha) so với năm
2002 và do đó diện tích đất nông nghiệp còn lại là 3.255,0 (ha) Đến năm
2010 diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm 750,64 (ha) so với năm 2005 và giảm1.568,77 (ha) so với năm 2002 và khi đó diện tích đất nông nghiệp còn là2.555 (ha) Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp chỉ còn là 1.770 (ha).Việc hình thành những khu đô thị mới sẽ tạo ra những bước chuyển lớn, nângcao chất lượng cuộc sống dân cư nói chung và tạo nên cảnh quan mới, vănminh hiện đại hơn cho địa phương Tuy nhiên, việc mất đi đất nông nghiệptrong một thời gian ngắn sẽ gây khó khăn cho một bộ phận dân cư khoảng 1,5– 2 vạn người lao động nông nghiệp Họ mất đất sản xuất, gặp khó khăn trongviệc chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm công ăn việc làm mới Vấn đề nàycàng gay cấn hơn đối với những hộ nông dân thuần nông, nghèo vốn, laođộng già yếu, trình độ học vấn thấp, sức khoẻ kém Rõ ràng, đây đang là vấn
đề đặt ra phải dự liệu sớm để có biện pháp giải quyết, tránh dẫn đến hụt hẫngtrong nền kinh tế và sự bất an trong xã hội Đây là một vấn đề có tác động vàgây ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn
3 Đánh giá sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng
3.1.Thuận lợi
-Có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, gần thị trường đô thị và các tỉnh lân cận
có nhu cầu lớn về hoa, rau, quả tươi chất lượng cao, là địa bàn hội tụ nhiều
Trang 35đầu mối giao thông lớn, tạo nên lợi thế quan trọng về giao lưu kinh tế, mởrộng thị trường với các tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Bắc, cả nước và xuất khẩu.-Nguồn lao động lớn trong đó có một bộ phận có khả năng tiếp thu nhanhcác tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao từ các cơ quan chức năng KHKT nôngnghiệp của huyện và Thành phố.
-Về cơ sở vật chất: cơ sở vật chất của huyện tương đối tốt Hệ thống thuỷlợi đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng, hệ thống giao thông thuận tiện,toàn bộ được trải nhựa và trải đá phục vụ cho vận chuyển hàng hoá đượcthông suốt, điện nước cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêunước Đặc biệt, từ khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường,nhiều địa phương, nhiều hộ nông dân đã nhanh chóng chủ động đầu tư pháttriển tạo ra những mô hình sản xuất hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội như:+Mô hình trồng hoa, rau gia vị, vừa tạo ra giá trị sản phẩm hàng hoá cóhiệu quả cao và tăng thêm việc làm ( sử dụng nhiều lao động / đơn vị diệntích)
+ Mô hình phát triển cây ăn quả, đặc sản kết hợp với kinh doanh cây giốngkhai thác du lịch sinh thái
3.2 Khó khăn, thách thức đặt ra
-Quá trình phát triển đô thị ở khu vực phía Tây Hà Nội diễn ra rất mạnh,
đất nông nghiệp bị giảm nhanh và liên tục trong khi công tác chuẩn bị choquá trình phát triển mới chưa đồng bộ: quy hoạch, tổ chức thực hiện quyhoạch, đào tạo nghề để chuyển đổi nghề và chuyển đổi cơ cấu sản xuất chưakịp thời, chưa sẵn sàng thiết lập được một hệ thống kinh tế- xã hội nhất địnhtrong bối cảnh mới
-Việc mất đất nông nghiệp nhanh và liên tục đã đặt ra nhiều thách thứclớn: đó là thiếu đất sản xuất, dư thừa lực lượng lao động giản đơn, trong khuvực nông nghiệp - nông thôn Việc tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm tiểuthủ công nghiệp đã và có thể tổ chức ở những vùng mất và thiếu đất nôngnghiệp chưa có hướng giải quyết tính khả thi cao Đồng thời, với quá trình đôthị hoá trên địa bàn Từ Liêm (hơn 2000 ha) sẽ tạo nên sự biến đổi lớn về dân
cư và lao động, việc làm tăng, dân số có học với tỷ lệ lớn sẽ tạo ra sự phức tạp
về quản lý xã hội và trật tự an ninh trên địa bàn huyện
Trang 36-Chưa có ngành nghề mũi nhọn được hình thành và những doanh nghiệplớn có tính đầu tư, quy mô lớn, năng lực bao quát rộng, có khả năng đánh giátrị trường và điều tiết theo cơ chế thị trường.
-Trong khu vực nông nghiệp nông thôn tuy đã hình thành một số vùngchuyển đổi đối tượng sản xuất, tổ chức sản xuất tập trung (hoa, quả), song cơ
sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi được đầu tư cải tạo nhưng chưa phùhợp với đối tượng sản xuất mới
-Về tập quán sản xuất: Do một bộ phận dân cư vẫn còn thói quen sản xuất
tự cấp, tự túc nên quá trình chuyển đổi còn gặp trở ngại
II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HOÁ Ở HUYỆN TỪ LIÊM
1 Khái quát chung về tình hình nông nghiệp
Nông nghiệp Từ Liêm mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tếnhưng vẫn là ngành có vị trí quan trọng giải quyết việc làm cho hơn 40% lựclượng lao động là nguồn thu nhập chính của hơn 30% số hộ của Từ Liêm,cung cấp khối lượng đáng kể về các nông sản: hoa quả đặc sản, lương thực,thực phẩm cho Thủ đô
Trong những năm đổi mới nền kinh tế đất nước, sản xuất nông nghiệp của
Từ Liêm đã thu được nhiều thành tựu, như đạt tốc độ tăng trưởng trung bình
từ 1995 - 2000 là 7,3% / năm, giá trị sản lượng nông nghiệp trên hecta đấtnông nghiệp đã đạt từ 51,96 triệu đồng / ha (năm 1998) và tăng lên 50,12 triệuđồng / ha vào năm 2001
Biểu 4 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
Nguồn: phòng kế hoạch- Kinh tế & PTNT huyện Từ Liêm
Trong nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành cũng có chuyển dịch theo hướngtích cực Ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần tỷ trọng từ 76,51% năm
1990, còn 70,10% năm 1999 và 70% năm 2000 Ngành chăn nuôi và thuỷ sảnđều có xu hướng tăng lên tỷ trọng năm 1999 chiếm 22,69% đến năm 2000
Trang 37tăng lên 28,20% tỷ trọng ngành thuỷ sản như 1990 chỉ chiếm 0,80% đến năm
1999 đã tăng lên 1,6% và năm 2000 tăng lên 1,8% Tuy nhiên, xu hướng dịchchuyển cơ cấu như trên tích cực song vẫn chậm, chưa phát triển đồng đều vàbền vững
-Đối với ngành trồng trọt
Bình quân giá trị sản xuất của ngành trồng trọt trong những năm gần đây(1996 – 2000) đạt 156,85% tỷ đồng và năm 2002 đạt 970,99 tỷ đồng Trồngtrọt vẫn là ngành chủ lực trong nông nghiệp của Từ Liêm, tỷ trọng gần 70%Sản lượng quy thóc: 22.966,3 tấn, chiếm 9,56 sản lượng toàn Thành phố làhuyện có sản lượng thóc thấp nhất so với các huyện ngoại thành (năm 1996 –2000), đến nay chỉ còn 18.498 tấn (năm 2002)
-Sản lượng quả thời kỳ (1996 – 2000) đạt 7.000 tấn, đến nay tăng lên8,584 (tấn)
-Giá trị sản lượng hoa: 29.875,0 (triệu đồng) chiếm 48,43% giá trị hoatoàn Thành phố (1996 – 2000)
-Năng suất lúa cả năm 2002 đạt 80 (tạ / ha)
-Sản lượng rau thực phẩm (1996 – 2000) là 20.846,3 tấn chiếm 16,73%sản lượng rau toàn thành, đến nay tăng lên 22,156 tấn
-Sản lượng cây công nghiệp (1996 – 2000) đạt 5.000 tấn
-Xét trong các nhóm cây trồng chủ lực của Từ Liêm ( bao gồm nhóm câylương thực, nhóm cây rau thực phẩm, nhóm cây hoa, cây ăn quả) thì cơ cấucây trông đã có sự chuyển dịch như sau:
+ Tỷ trọng cây lương thực có giảm nhưng không nhiều Năm 1990 là34,3%, năm 1999 là 30,90% và nay gần 30%
+ Tỷ trọng giá trị nhóm cây rau, đậu, rau thực phẩm giảm rất nhanh
+ Tỷ trọng giá trị nhóm hoa, các loại cây tăng rất mạnh, năm 1990 là3,3%, năm 1999 là 44,2% và nay gần 50%, tăng từ 21 (ha) năm 1999 đến năm
2000 là 978 (ha)
+ Tỷ trọng giá trị cây ăn quả tăng rất nhanh, năm 1990 là 20,2% năm 2000
là 21,2% đến nay trên 25% và diện tích hiện nay là 511 (ha)
-Về chăn nuôi
Trang 38Giá trị sản xuất bình quân hàng năm của ngành chăn nuôi (1996 - 2000 đạt
47,65% tỷ đồng/năm Chiếm khoảng 29,5% giá trị sản xuất nông nghiệp, tốc
độ tăng hàng năm đạt 5,6% Hiện nay, tổng đàn lợn từ 2 tháng tuổi trở lên đạt26.155 con, tổng đàn trâu bò đạt 963 con, tổng đàn gia cầm đạt 164.038 con Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 268 ha, sản lượng nuôi trồngthuỷ sản đạt 1.166,72 tấn
Trên đây, là những nét khái quát nhất về tình hình phát triển nông nghiệpcủa Từ Liêm trong những năm vừa qua Từ đó, chúng ta có thể xem xét ảnhhưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn
2 Cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Từ Liêm
2.1 Cơ cấu giá trị sản lượng cây trồng
Người ta có thể tính giá trị sản lượng cây trồng theo 2 cách sau đây:Theo giá cố định 1994 và giá hiện hành Để tiện cho việc tính toán giá trị thunhập, lợi nhuận, chi phí của một số loại cây trồng ta tính toán chỉ tiêu nàytheo giá cố định
Trang 39Bi u 5 C c u giá tr s n l ểu 1 Tình hình đất đai của Từ Liêm ơ cấu giá trị sản lượng cây trồng ất đai của Từ Liêm ị trấn, xã ản lượng cây trồng ượng cây trồng ng cây tr ng ồng
Loại cây
GTSL (triệu đ)
Tỷ lệ (%)
GTSL (triệu đ)
Tỷ lệ (%) GTSL
(triệu đ)
Tỷ lệ (%)
II Cây lâu năm 14.039,94 11,13 15.288 12,74 17.215 13,25
1 Cây công nghiệp
Nguồn: Phòng thống kê huyện Từ Liêm
Nhìn chung, trong 3 năm qua giá trị sản lượng cây lương thực và giá trịsản lượng cây rau đậu các loại chiếm phần lớn trong tổng giá trị sản xuất năm
Tỷ trọng cây lương thực giảm nhanh qua các năm Năm 2000 chiếm 30,32 %tổng giá trị sản lượng, năm 2001 chiếm 25,93% và đến năm 2002 là 23,11%
Từ Liêm là huyện có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất lươngthực cho nên năng suất sản lượng không cao dẫn đến giá trị sản lượng khôngcao Trong cơ cấu cây lương thực, thì lúa chiếm tỷ lệ tương đối lớn gần 80%.Giá trị sản lượng cây rau đậu biến động theo từng năm và mùa vụ chiếm tỷtrọng lớn: cụ thể năm 2000 là 19.773,57 triệu đồng, chiếm 15,67% đến năm
2002 tăng lên 21.668 Trđ, chiếm 16,80%
Cây công nghiệp hàng năm có giá trị sản lượng thấp, chiếm dưới 0,3%,năm 2000 là 272,65 trđ, chiếm 0,22% đến năm 2002 là 282 trđ
Cây hàng năm khác bao gồm hoa, cây cảnh, cây làm thuốc, cho giá trị sảnlượng khá cao: cụ thể năm 2000 là 53.780,00 trđ (42,64%) tăng lên 60.010 trđ(46,52%) vào năm 2002 và tốc độ phát triển rất nhanh trong những năm gầnđây
Trang 402.2 Cơ cấu diện tích cây trồng chính
Trong những năm vừa qua, với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, diện tíchcây trồng của huyện nhà ngày càng thu hẹp do đô thị ngày càng mở rộng, ta
có bảng cơ cấu diện tích cây trồng như sau:
Bi u 6 C c u di n tích cây tr ng chính ểu 1 Tình hình đất đai của Từ Liêm ơ cấu giá trị sản lượng cây trồng ất đai của Từ Liêm ện tích cây trồng chính ồng
Nguồn: Phòng thống kê- huyện Từ Liêm
Như ta đã biết, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thiếu đượcvới sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với ngành trồng trọt thì đối tượng laođộng chủ yếu là đất đai và cây trồng Trong những năm vừa qua, với tốc độ
đô thị hoá nhanh diện tích cây trồng trong huyện nhà luôn bị thu hẹp do mởrộng đô thị và phát triển kinh tế
Huyện Từ Liêm ngành trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, đậu và các loại thựcphẩm và một số rau đậu các loại, còn lại là hoa, cây cảnh, cây ăn quả
Diện tích cây trồng qua các năm đều có xu hướng giảm, cụ thể là : năm
2000 là 7.550 ha giảm xuống còn 6.774 ha vào năm 2001 và tiếp tục giảm còn6.662,5 ha vào năm 2002 Sự giảm này là do tốc độ đô thị hoá nhanh củahuyện nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao
Diện tích cây lương thực mà chủ yếu là lúa với tổng diện tích năm 2000 là5.424 ha, chiếm 71,84%, năm 2001 là 4.974 ha và đến năm 2002 là 4594,0
ha, chiếm 68,95% tổng diện tích gieo trồng Như vậy, ta thấy diện tích câylương thực tuy giảm dần qua 3 năm, nhưng tốc độ còn chậm, sự giảm diệntích cây lương thực là chuyển đổi sang cây ăn quả, hoa, nuôi trồng thuỷ sản
có giá trị kinh tế cao