Giá trị sản lượng hàng hoá cả năm

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá ở huyện từ liêm hà nội (Trang 58)

Loại cây 2000 2001 2002 GTSLh2 (tr. đ) TL% GTSLh2 (tr. đ) TL% GTSLh2 (tr. đ) TL% I) Cây lương thực 15.197,4 17,62 12.448 14,27 11.922,8 12,77 - Lúa 15.094,8 17,50 12.394,4 14,21 11.851,2 12,70 II) Rau đậu các loại 10.767,3 12,48 12.124 13,9 15.167,6 16,25 1) Rau cả năm 1.091,1 12,46 12.105,1 13,88 15.161,3 16,24

2) Đậu các loại 15,7 0,02 18,9 0,02 95,0 0,10

III) Cây CN hàng năm 190,9 0,22 168 0,20 169,2 0,18 IV) Cây CN lâu năm 11.654,4 13,91 122.554 14,05 13.772 14,75

1) Dừa 22,4 0,03 25 0,03 26,4 0,03

2) Cây ăn quả 11.632 13,49 12.230,4 14,02 13.745,6 14,73 V) Cây khác 48.406,5 56,14 50.351,4 57,75 52.269,3 56,05 1) Hoa 47.651,80 55,27 49.081,66 56,30 52.061,90 55,80 VI) Sphẩm phụ

Tổng số 86.216,4 100,00 87.178,8 100,00 93.300,9 100,00

Nguồn: Phòng thống kê huyện Từ Liêm

Qua biểu trên, ta thấy giá trị sản lượng hàng hoá cả năm của một số loại cây lương thực giảm đi. Năm 2000 đạt 15.197,4 triệu đồng chiếm 17,62%, năm 2001 đạt 12.448 triệu đồng chiếm 14,27%, đến năm 2002 đạt 11.922,8 triệu đồng (12,77%). Tuy sản lượng hàng hoá của lúa giảm nhưng lúa đặc sản ngày càng tăng.

Tỷ lệ các loại rau đậu biến động theo chiều hướng tăng lên. Năm 2000 là 10.767,3 triệu đồng (12,47%) đến năm 2002 tăng lên 15.167,6 triệu đồng chiếm 16,25%. Đặc biệt, huyện đã đi vào sản xuất một số rau sạch, rau gia vị có chất lượng ngày càng cao.

Giá trị sản lượng hàng hoá của cây ăn quả, hoa tăng rất mạnh trong những năm gần đây. Đối với cây ăn quả, năm 2000 là 11.632 triệu đồng (13,49%), năm 2001 là 12.230,4 triệu đồng chiếm 14,02%, đến năm 2002 tăng lên 13.745,6 triệu đồng (14,73%). Đối với hoa năm 2000 là 47.651,8 triệu đồng chiếm 55,27% tăng lên 52.061,90 triệu đồng chiếm 55,80 %.

Tóm lại, giá trị sản lượng hàng hoá của một số cây lương thực giảm đi

nhưng giá trị sản lượng hàng hoá của cây ăn quả, hoa, rau đậu tăng rất mạnh. Trên đây, là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch về mặt kinh tế, ngoài hiệu quả chuyển dịch về mặt kinh tế nó cịn phải đảm bảo hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường.

6. Một số nhận xét đánh giá chung

6.1. Kết quả đạt được

-Sản xuất nơng nghiệp ở Từ Liêm có lợi thế so sánh đặc biệt gắn với thị trường tiêu thụ nông sản thực phẩm, có nhu cầu ngày càng lớn với chất lượng ngày càng cao. Thực tế, đã bước đầu phát triển nền sản xuất hàng hoá với nhiều loại sản phẩm có giá trị như hoa, rau sạch, rau gia vị, quả, thịt, cá, trứng... Từng bước góp phần đáp ứng u cầu về nơng sản thực phẩm cho nhân dân Thủ đơ.

-Cơ cấu đất nơng nghiệp đã có sự chuyển đổi theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng đất trồng lúa, tăng tỷ trọng các loại đất trồng hoa, cây ăn quả, rau gia vị, rau sạch, và nuôi trồng thuỷ hải sản như tôm sú, tơm càng xanh, cá. Vì vậy, đất chuyên màu và cây hàng năm khác, đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản ngày càng tăng.

-Cơ cấu ngành trồng trọt đã có chuyển biến đáng kể, năng suất cây trồng được nâng lên hàng năm, sản lượng lương thực ổn định, giá trị sản lượng hàng hoá của hoa, cây ăn quả cây rau đậu các loại ngày càng tăng, là huyện dẫn đầu Thủ đô Hà Nội về các loại cây ăn quả đặc sản như: Bưởi, Cam, Hồng Xiêm, Hoa...

-Sản xuất nông nghiệp trong các năm 1997- 2002 đã có sự tăng trưởng tương đối cao, khá vững chắc trong lĩnh vực sản xuất then chốt. Đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đúng hướng, tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi thuỷ sản để trở thành ngành chính khai thác thế

mạnh của Từ Liêm trong sản xuất hoa, quả, lợn thịt, gia cầm, cá. Đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hố tập trung với quy mơ ngày càng lớn, từng bước thực hiện q trình liên hồn khép kín từ khâu sản xuất- lưu thơng- tiêu thụ. Đó là nền tảng cho sự phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố trên địa bàn.

-Sản xuất nơng nghiệp ở Từ Liêm đã áp dụng tương đối rộng rãi kỹ thuật thâm canh trong trồng trọt. Một số kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới đã được áp dụng có hiệu quả trong đó nổi bật là tiến bộ kỹ thuật trong công tác giống cây trồng: giống hoa, giống rau, giống cây ăn quả.

-Những đổi mới trong cơng tác quản lý, phát huy vai trị năng động, sáng tạo của hộ nông dân, của các doanh nghiệp. Những cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nền sản xuất hàng hoá, phát triển vùng sản xuất tập trung, mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm chiến lược (hoa, quả đặc sản, rau gia vị) đang được thị trường ưa chuộng.

-Tham gia q trình chuyển dịch đó đã góp phần tăng thu nhập xã hội, góp phần xố đói, giảm nghèo, thay đổi nền kinh tế hạ tầng, tạo nhiều việc làm, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.

6.2.Tồn tại và nguyên nhân 6.2.1.Tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được nó cịn có một số tồn tại sau đây:

-Cơ cấu cây trồng chưa có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hố. Diện tích trồng lúa có giảm xuống qua các năm nhưng chưa nhiều. Diện tích cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao như hoa, cây ăn quả, rau sạch... có tăng lên nhưng tốc độ cịn chậm.

-Thủ đơ Hà Nội đang trong q trình phát triển, mở rộng, mất đất nơng nghiệp cho xây dựng đô thị trên địa bàn Từ Liêm đã tạo ra sự không ổn định cho khá nhiều khu vực trên địa bàn huyện, đưa đến tình trạng dư thừa lao động , kinh tế nơng dân bị ảnh hưởng.

-Trình độ KHCN trong trồng trọt tuy đã được chú ý nhưng còn ở mức thấp so với yêu câù phát triển. Đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ sinh học như: tạo giống cây trồng, bảo quản chế biến sau thu hoạch. Do vậy, hiệu quả kinh tế còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện Từ Liêm.

-Cơ cấu cây trồng chưa hướng vào sử dụng số lao động nông thôn dồi dào, chưa khai thác triệt để những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đời sống của hộ nông dân chưa được cải thiện nhiều.

-Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tăng cường, nhưng nhìn chung cịn ở quy mơ nhỏ bé, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hiệu quả và tác động còn chưa cao. Vốn đầu tư dành cho ngành nơng nghiệp cịn q thấp so với yêu cầu phát triển.

6.2.2. Nguyên nhân

Nó có thể bao gồm các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: như về điều kiện tự nhiên, địa hình, đất đai, thời tiết chưa thuận lợi đối với một số loại cây trồng, sự thiếu vốn, thiếu thông tin và thị trường cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển dịch. Mặt khác, hàng năm diện tích đất canh tác bị mất đi do q trình đơ thị hố nhanh sẽ làm giảm diện tích đất nơng nghiệp. Ngồi ra, do nằm bên cạnh một đơ thị lớn là thủ đô Hà Nội nên người nông dân dễ dàng bỏ ruộng đất khi có cơng việc khác đem lại thu nhập cao hơn ở đô thị sẽ gây ra việc bỏ bê việc đồng áng lúc mùa vụ cũng như lúc trái vụ. Đây cũng là, một cản trở lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Mặt khác, những chính sách chuyển đổi ruộng đất trong nơng nghiệp cịn nhiều trở ngại, trình độ của người nơng dân và các bộ trong huyện có hạn và tốc độ đô thị hố diễn ra ngày một nhanh làm cho diện tích đất nơng nghiệp giảm một cách đáng kể.

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KINH TẾ CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ HUYỆN TỪ LIÊM

I. QUAN ĐIỂM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở HUYỆN TỪ LIÊM

1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải theo hướng sản xuất hàng hố có giá tri kinh tế cao, nâng cao tỷ suất nơng sản hàng hố

Nơng nghiệp nước ta vốn là một nền nông nghiệp nhỏ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, thiên về trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản chưa phát triển. Điều này thể hiện rõ trong sự phân bổ lao động và cơ cấu giá trị sản lượng kinh tế nông nghiệp. Lao động ngành nông nghiệp trong cả nước chiếm 22.200.000 người trong tổng số 27 triệu lao động nông thôn. Cơ cấu giá trị tổng sản lượng ước tính chiếm khoảng gần 80% giá trị tổng sản lượng kinh tế nơng thơn. Vì vậy, chuyển nền nơng nghiệp nhỏ lạc hậu nặng về tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá là một xu hướng tất yếu của Từ Liêm nói riêng và nước ta cũng như thế giới nói chung. Vai trị của nơng nghiệp trong sự phát triển kinh tế là hết sức quan trọng. Do đó, xác định một cơ cấu cây trồng phù hợp với nền kinh tế thị trường là một sự cần thiết tất yếu, Trong nền kinh tế hàng hoá, các quan hệ kinh tế đều được biểu hiện thơng qua các quan hệ hàng hố, tiền tệ và thực hiện thơng qua thị trường. Do đó, phải lấy thị trường làm gốc, làm điểm xuất phát cho các dự án phát triển nơng nghiệp hàng hố có giá trị kinh tế cao. Phát triển sản xuất hàng hoá phải gắn liền với thị trường, nhưng phải có sự điều tiết của Nhà nước để cho thị trường hoạt động một cách hoàn hảo.

Cây trồng là đối tượng của sản xuất nông nghiệp, muốn phát triển một nền nơng nghiệp hàng hố với tốc độ nhanh, vững chắc, trước hết phải sử dụng hợp lý nhất các yếu tố về điều kiện tự nhiên: khí hậu, đất đai, địa hình, nguồn nước…các nguồn lợi về kinh tế xã hội như lao động, vật tư, kỹ thuật, tiền vốn… Việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ tạo điều kiện tăng năng suất và sản lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.

Trong nông nghiệp ngành trồng trọt vẫn chiếm một tỷ lệ lớn. Do đó, cần phải có chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng của huyện Từ Liêm. Nếu mỗi vùng, mỗi xã có một cơ cấu cây trồng thích hợp kết

hợp được giữa trồng trọt và chăn nuôi, dịch vụ một cách hợp lý, có hiệu quả nhất thì sẽ phát huy được thế mạnh của từng vùng, từng xã trong huyện.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, xác đinh cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hố có giá trị kinh tế cao, phải tiến hành nghiên cứu thị trường, làm tốt công tác tiếp thị, dự báo đúng nhu cầu thị trường, có nghĩa là phải nhận thức đầy đủ quan hệ cung cầu, giá cả hàng hố, đặc điểm của nơng sản hàng hoá để phù hợp với các quy luật của nó.

2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải trên cơ sở khai thác sử dụng tốt nhất các lợi thế so sánh của từng vùng của huyện nhà

Xuất phát từ lợi thế so sánh của nền kinh tế hàng hoá. Người ta đi tìm và xác định lợi thế so sánh, thế mạnh của mình trong một chủng loại hàng hố nào đó mà người khác khơng bằng mình. Vì vậy, sản phẩm của mình có khả năng cạnh tranh trên thị trường, chiếm ưu thế vượt trội so với các sản phẩm cùng loại khác trên tất cả các phương diện từ mẫu mã, chất lượng, giá cả, tính tiện dụng.

Nền nơng nghiệp của nước ta cịn lạc hậu, chất lượng nông sản chưa bằng nhiều nước trên thế giới. Nơng sản hàng hố của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, lợi thế so sánh của ta so với các nước khác khơng phải là khơng có và có thể thực hiện được. Lợi thế so sánh của mỗi loại nơng sản hàng hố có thể do điều kiện tự nhiên ưu đãi mang lại, cũng có thể là do bí quyết truyền thống, hoặc do cơng nghệ hiện đại đem lại.

Việc khai thác đầy đủ, tối đa lợi thế so sánh để sản xuất nông sản hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế cao là một xu hướng tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Từ Liêm nói riêng và nước ta nói chung hiện nay.

3. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường

Hiệu quả kinh tế xã hội là mục tiêu chủ yếu, là đặc trưng cơ bản của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, nhằm từng bước xố đói giảm nghèo, tăng hộ giầu, xây dựng nơng thơn mới.

Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế – xã hội phải được hiểu một cách toàn diện theo chiều hướng tiến bộ. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả là một sự

chuyển đổi trong đó các vấn đề xã hội được giải quyết, đời sống văn hoá xã hội, công bằng xã hội, cơ sở hạ tầng của nông thôn ngày càng phát triển, thu hẹp dần khoảng cách giữa nơng thơn và thành thị. Do đó, tạo nên một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với việc chăm lo đời sống nhân dân, giải quyết một cách căn bản các vấn đề xã hội và môi trường sinh thái, tăng thu nhập cho nhân dân, tích cực xố đói giảm nghèo, tăng hộ giàu, từng bước xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH – HĐH

4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái của huyện và của Thành phố Hà Nội

Môi trường sống và môi trường sản xuất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ ngày càng xấu đi. Các tổ chức quốc tế đang đấu tranh cho sự bền vững trong nông nghiệp . Mới đây, các tổ chức quốc tế đã có cuộc hội thảo về “Năng suất xanh” và đưa ra một số giải pháp thời gian tới. Nhiều vùng nơng nghiệp sản xuất sạch đã được hình thành và ngày càng phát triển ở nước ta. Với chủ trương khơng dùng thuốc trừ sâu, khơng hoặc dùng ít phân hố học, đảm bảo các sản phẩm nơng nghiệp an tồn cho ngưịi tiêu dùng. Từ Liêm đang đi vào sản suốt một số loại rau an toàn, chất lượng cao nhằm bảo vệ mội trường sinh thái và được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng.

Xu hướng trong thời gian tới Từ Liêm phát triển nền nông nghiệp bền vững được thể hiện một số nét chủ yếu sau:

Một là, thoả mãn tốt nhất được nhu cầu của con người về nơng sản.

Hai là, có khả năng thích ứng với các tiến bộ KHCN ngày càng cao trong nông nghiệp.

Ba là, Đảm bảo môi trường sống, môi trường tự nhiên của huyện và Thủ đô Hà Nội không bị phá huỷ mà ngày càng được tái tạo.

Hơn lúc nào, hết bảo vệ mội trường đang đặt ra vấn đề sống cịn của Từ Liêm nói riêng và nước ta nói chung. Vì vậy, phát triển một nền nơng nghiệp bền vững là một xu hướng tất yếu của bất kỳ một quốc gia nào.

II. NHỮNG CĂN CỨ CHỦ YẾU XÂY DỰNG PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG HUYỆN TỪ LIÊM – HÀ NỘI

Trong những năm tới, để việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Từ Liêm có hiệu quả và phù hợp với đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của

huyện nhà, khi mà tốc độ đơ thị hố diễn ra một cách nhanh chóng, đất đai dành cho sản xuất nơng nghiệp ngày càng giảm đi, thì việc sử dụng nó cần tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH. Cơ cấu cây trồng cũng không nằm ngồi quy luật đó. Sau đây là một số căn cứ chủ yếu:

1. Căn cứ vào tiềm năng của huyện

Từ Liêm- Hà Nội là một trong năm huyện ngoại thành có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho việc phát triển nơng nghiệp hàng hố.

Là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển sản xuất nông sản

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá ở huyện từ liêm hà nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w