1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang

61 810 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 619,5 KB

Nội dung

Khái niệm dự án đầu tư Dự án đầu tư có thể xem xét ở nhiều góc độ: - Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu được trình bày trênkhổ giấy A4 một cách chi tiết, có hệ thốn

Trang 1

Mục lục

Trang Lời mở đầu……… 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 Hoạt động đầu tư , 4

1.2 Đầu tư theo dự án và quản lý dự án đầu tư 7

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU BAN ĐẦU 2.1Phân tích doanh nghiệp……… 12

2.2 Phân tích thị trường 12

2.3 Phân tích hàng hóa 14

2.4 Phân tích tình hình tuyến đường, bến cảng 15

2.5 Lập sơ đồ công nghệ sản xuất 18

2.6 Các phương án đầu tư 20

2 3: TÍNH TOÁN CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN 2.3.1 Tính thời gian chuyến đi 21

2.3.2 Tính toán chi phí 23

2.3.3 Tính doanh thu và lợi nhuận 45

2.4.Tính toán các chỉ tiêu kinh tế khai thác ………46

Trang 2

2 5: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN

2.4.1 Phân tích chọn chỉ tiêu tính toán ……… 50

2.4.2 Giá trị hiện tại thuần NPV……… 51

2.4.3 Tỷ suất nội hoàn IRR 56

Chương III: Lập dự án đầu tư 3.1 Giới thiệu tổng quát về dự án……… …60

3.1.1 Tên dự án……… 60

3.1.2 Giới thiệu chung về chủ đầu tư……… 60

3.1.3 Hình thức đầu tư……… 61

3.2 Thị trường mục tiêu của dự án……… 61

Kết luận 62

Trang 3

Tạo nên khuynh hướng định vị công nghiệp.

Tạo chi phí sản xuất của cải vật chất

Tạo nên điều kiện hoạt động của xí nghiệp sản xuất

Tạo nên chủng loại và qui mô sản xuất

Tạo nên chất lượng sản xuất hàng hoá

Đội tàu biển là nhân tố chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển củanghành kinh tế vận tải biển Vì vậy cần tìm cách để khai thác tốt hơn đội tàubiển chính là tìm cách để góp phần phát triển nghành kinh tế vận tải biển

Ngày nay người ta thường sử dụng 2 hình thức tổ chức khai thác là: Tàuchuyến và tàu chợ, trong đó đặc biệt chú ý đến hình thức khai thác tàu chợ Tuynhiên đối với tình hình kinh tế đầy biến động như hiện nay làm thị trường thuêtàu cũng không được ổn định Mặt khác một số doanh nghiệp lớn có nguồn hàngdồi dào, nhu cầu vận chuyển tăng mạnh khiến cho việc thuê tàu không còn đượcchiếm ưu thế như trước Vì vậy việc mua bán tàu cũ để vận chuyển hàng là rấtcần thiết

Trang 4

Bên cạnh những ưu thế vượt trội của mình so với các ngành vận tải khácthì ngành vận tải biển cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro mà nếu không tính toán

kỹ các doanh nghiệp vận tải biển sẽ rất dễ kinh doanh thua lỗ từ đó dẫn đến phásản doanh nghiệp Vì vậy yêu cầu đặt ra cho nhà quản lí là phải lập được kếhoạch đầu tư sao cho có lợi nhất cho từng loại hàng hoá chuyên chở theo từngloại tuyến đường khác nhau Bổ sung tàu cũng là một trong những biện phápquan trọng thường gặp trong kế hoạch đầu tư Tuy nhiên một con tàu thường cógiá trị tuơng đối lớn do vậy nhà đầu tư phải có sự xem xét kĩ lưỡng, tính toáncân nhắc và đặt ra mọi trường hợp có thể gặp trong quá trình đầu tư để đi đếnquyết định đầu tư Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ về tuyến đường vậnchuyển Loại hàng vận chuyển từ đó tính toán và tìm ra loại tàu phù hợp nhất cóthể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất

Trong bài này, em xin đề xuất dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳtrên tuyến Việt Nam- Đông Nam Á cho Công ty TNHH vận tải Biển Trường Giang

Trang 5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

1.1.1 Khái niệm dự án

Dự án là một chuỗi các hoạt động xảy ra liên tiếp được thực hiện trongkhoảng thời gian giới hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ nhất định

1.1.2 Khái niệm đầu tư

Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và táisản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, của địa phương,của ngành, của các cơ sở kinh doanh dịch vụ

Đầu tư là sự bỏ ra một lượng vốn đầu tư nhằm tào ra một tài sản và tài sảnnày có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nối tiếp nhau để đạt được mụctiêu của người bỏ vốn

Đầu tư là hoạt động bỏ vốn dài hạn vào kinh doanh nhằm mục đích sinhlời trong tương lai

* Một hoạt động đầu tư phải đảm bảo 3 điều kiện sau:

- Lượng vốn đầu tư bỏ ra phải đủ lớn

- Thời gian khai thác kết quả đầu tư tương đối dài (> 1 năm)

- Hoạt động đầu tư đem lại lợi ích cho chủ đầu tư

Trang 6

* Mục đích đầu tư : Hoạt động đầu tư mang lại những lợi ích sau:

- Lợi ích kinh tế, tài chính: nếu là tư nhân hoặc các tổ chức kinh doanh

- Lợi ích chính trị xã hội: nếu là nhà nước

* Phân loại dự án đầu tư:

a) Phân loại theo chủ đầu tư của dự án

- Dự án đầu tư với chủ đầu tư là nhà nước Chủ đầu tư này do nhà nướcgiao quyền quản lý sử dụng vốn Nhà nước để thực hiện quá trình đầu tư xâydựng

- Dự án đầu tư với chủ đầu tư là các thành phần kinh tế khác (doanhnghiệp, tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam )

b) Phân loại theo nguồn vốn của dự án, bao gồm:

- Đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước

- Đầu tư từ vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh

- Đầu tư từ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

- Đầu tư từ vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước

- Đầu tư từ các nguồn vốn khác : Vốn tự huy động của chủ đầu tư , vốnliên doanh, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

c) Phân loại theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định

- Đầu tư xây dựng mới

- Đầu tư xây dựng mở rộng

- Đầu tư cho xây dựng để cải tạo, nâng cấp

Trang 7

- Đầu tư xây dựng lại ( Đầu tư thay thế khi công trình hết niên hạn sửdụng ).

d) Phân loại theo cách khác: Phân loại theo thời gian; theo nghành; theo vùngkinh tế; theo phân loại công trình…

Theo cách phân loại này ta có các loại như : Đầu tư ngắn hạn , Đầu tư dài hạn, Đầu tư cho nghành công nghiệp, nông nhiệp, Đầu tư ho vùng sâu, vùng xa, Đầu tư cho công trình công nghiệp, dân dụng, công trình cơ sở hạ tầng…

1.1.3 Khái niệm dự án đầu tư

Dự án đầu tư có thể xem xét ở nhiều góc độ:

- Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu được trình bày trênkhổ giấy A4 một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kếhoạch nhằm đạt được kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trongtương lai

- Theo góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,vật tư, lao động để tạo kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong thời gian dài

- Theo góc độ kế hoạch: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiếtmột công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh làm tiền đề cho quyết định đầu tư vàtài trợ

- Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan vớinhau được kế hoạch hoá nhằm đạt mục tiêu bằng việc tạo ra kết quả cụ thể trongmột thời gian nhất định

1.1.4 Đặc điểm của dự án đầu tư

Như vậy, dự án kinh doanh không phải là một ý định hay một phác thảo mà

có tính cụ thể với mục tiêu xác định nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định

Trang 8

Dự án kinh doanh không phải là những nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng,

mà phải cấu trúc nên một thực thể mới, một thực tế mà trước đó chưa tồn tạinguyên bản tương đương

Dự án khác với dự báo: vì người làm ra dự báo không có ý định can thiệpvào các sự cố, dự án đòi hỏi sự tác động tích cực của các bên tham gia Dự ánđược xây dựng trên cơ sở của dự báo khoa học

Vì liên quan đến thực tế trong tương lai, bất kỳ dự án đầu tư nào cũng có độbất định và rủi ro có thể xảy ra

1.1.5 Vai trò của dự án đầu tư

- Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của nhà nước, đóng gópvào tổng sản phẩm xã hội, vào mức tăng trưởng của nền kinh tế qua phần giá trịgia tăng

- Do mở ra các hoạt động kinh doanh mới nên tạo thêm nhiều việc làm mới,thu hút được lao động, và giảm tỷ lệ thất nghiệp

- Là công cụ để thực hiện mục tiêu phân phối qua các tác động của dự án đếnquá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và khu vực

- Có ảnh hưởng tích cực đến môi trường như: tạo ra môi trường kinh tế năngđộng, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng, địa phương

- Góp phần thực hiện các mục tiêu khác của nền kinh tế như: xây dựng, củng

cố, nâng cấp kết cấu hạ tầng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

1.1.6 Nội dung và trình tự lập dự án đầu tư

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thấtbại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Ở giai

Trang 9

đoạn này, vấn đề chất lượng, chính xác của kết quả nghiên cứu Tổng chi phígiai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 0.5-15% vốn đầu tư chảy vào dự án Làm tốtcông tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt phần vốn còn lại, tạo

cơ sở cho quá trình hành động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng thu hồivốn đầu tư là có lãi, nhanh chóng phát huy hết nguồn lực phục vụ dự kiến

- Giai đoạn thực hiện đầu tư: Vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả, 95.5% vốn đầu tư được chia ra và huy động trong suốt những năm thực hiện đầu

85-tư Đây là những năm vốn không sinh lời, thời hạn thực hiện đầu tư cũng kéodai, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn Thời gian thực hiện đầu tư phụthuộc nhiều vào công tác chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý quá trìnhviệc thưc hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả củaquá trình thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quảcủa quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư

- Giai đoạn vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư nhằm đạtđược các giai mục tiêu của dự án, nếu các két quả do giai đoạn thực hiện đầu tưtạo ra đảm bảo tính đồng bộ, tồn tại thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ tại thờiđiểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu quả hoạt động của các kết quả này vàmục tiêu của dự án chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lýhoạt động Làm tốt công tác của giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đầu tư sẽ tạothuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư.Thời gian phát huy tác động của các kết quả đầu tư chính là đời của dự án nógắn với đời sống của sản phẩm trên thị trưòng

1.2 ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.2.1 Sự cần thiết tiến hành đầu tư theo dự án

Trang 10

Hoạt động đầu tư gọi tắt là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính,lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặcgián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹthuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của ngành, của các cơ sở kinhdoanh dịch vụ, các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội nói riêng

Mỗi một hoạt động đầu tư thường sử dụng một khối lượng lớn nhữngnguồn lực khác nhau, trong một khoảng thời gian tương đối dài, lại cần có sựđiều phối, liên kết nhiều phần phức tạp với nhau trong điều kiện môi trườngkinh tế xã hội có nhiều sự biến động, do vậy để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu

tư phát triển được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu như mong muốn, đemlại hiệu quả cao thì trước khi bỏ vốn rất cần phải làm tốt công tác chuẩn bị

1.2.2 Tầm quan trọng của việc quản lý các dự án đầu tư

Để quá trình soạn thảo các dự án đầu tư được tiến hành nghiêm túc, bản

dự án được lập ra có chất lượng tốt, quá trình thực hiện dự án đã được soạn thảotiến triển thuận lợi, quá trình hoạt động của dự án sau này đạt được hiệu quả caođòi hỏi phải làm tốt công tác tổ chức, phân công, phân nhiệm giữa các bộ phận

có liên quan, giám sát điều phối việc thực hiện các hoạt động, các công việc củatừng bộ phận, kịp thời có các biện pháp xử lý các tình huống nảy sinh Tất cảnhững vấn đề này thuộc chức năng của quản lý dự án

Có thể nói, có dự án chỉ là điều kiện “cần” còn để đảm bảo cho công cuộcđầu tư theo dự án thành công, mục tiêu của dự án được thực hiện thì điều kiện

“đủ” chính là quản lý tốt mọi hoạt động ở từng giai đoạn trong chu kỳ của dự ánđầu tư về tất cả các mặt: chất lượng tiến độ và chi phí

1.2.3 Những căn cứ để lập một dự án đầu tư

Trang 11

- Căn cứ pháp lý, chủ trương quy hoạch, chính sách pháp triển kinh tế xã hộicủa nhà nước, địa phương

- Hệ thống văn bản pháp quy : luật đất đại, luật thuế giá trị gia tăng, luật ngânhàng, luật môi trường, luật tài nguyên nước, luật tài nguyên khoáng sản, văn bản

về đầu tư, nghị định của chính phủ, quyết định của thủ tướng chính phủ, văn bảnhướng dẫn của các bộ ngành liên quan

- Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh

tế cụ thể

- Quy ước và thông lệ quốc tế, kinh nghiệm thực tế trong và ngoài nước

Trang 12

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU BAN ĐẦU

2.1 PHÂN TÍCH HÀNG HÓA

2.1.1 Bột mì

Bột mì là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì thông thường Triticum aestivum L., hoặc từ lúa mì club, Triticum compactum Host., hoặc hỗn hợp của chúng bằng cách xay hoặc nghiền mà trong quá trình này phôi và vỏ cám được tách ra và phần còn lại được nghiền tới độ mịn thích hợp

+ Mùi, vị: có mùi thơm đặc trưng của sản phẩm

- Các chỉ tiêu hóa học cơ bản

+ Độ ẩm: Độ ẩm được xác định bằng cách nung nóng một mẫu bột

mì vào lò không khí và so sánh trọng lượng của mẫu trước và sau khi nung nóng Hàm lượng mất đi chính là độ ẩm.Kết quả độ ẩm được thể hiện theo phần trăm

Ví dụ: 13.5% Độ ẩm cũng là một chỉ báo của khả năng bảo quản bột Bột mì có

độ ẩm cao (trên 14,5%) thu hút nấm mốc, vi khuẩn, và côn trùng, tất cả đều gây ra

sự suy giảm chất lượng trong thời gian lưu trữ Bột với độ ẩm thấp là ổn định hơn trong thời gian lưu trữ

Trang 13

+ Protein:

Protein được xác định thông qua quá trình đốt cháy bột mì ở nhiệt

độ cao trong máy phân tích protein

Hàm lượng protein được xác định bằng hàm lượng khí Nitơ thoát ra…

Protein là chỉ tiêu chính cho việc mua bột mì vì nó liên quan đến cáctính chất khác như độ hấp thụ nước, sức mạnh gluten Hàm lượng protein cũng liên quan đến sản phẩm cuối cùng như cấu trúc, hình dạng…Bột mì có protein thấp được sử dụng cho sản phẩm mềm như bánh cake, bánh hấp Bột mì có protein cao được sử dụng cho sản phẩm yêu cầu cấu trúc dai như sandwich, mì sợi… Bột protein cao yêu cầu thời gian trộn lâu hơn và bột hấp thụ nước nhiều hơn Protein được diễn tả bằng phần trăm (%)

Hàm lượng tro được diễn tả dựa trên độ ẩm

+ Gluten ướt:

Hàm lượng gluten ướt được xác định bằng cách rửa các mẫu bột với dung dịch muối để loại bỏ các tinh bột hoặc các chất hòa tan trong nước Phần còn lại sau khi rửa được gọi là Gluten ướt

Trang 14

Gluten sau khi rửa được đưa qua máy ly tâm Trong quá trình ly tâm, gluten được ép qua 1 cái sàng Phần trăm gluten còn lại trên sàng được gọi làchỉ số Gluten, biểu thị cho độ mạnh của gluten Chỉ số gluten càng cao thì Gluten càng tốt.

Bảo quản bột mì:

* Nhà kho phải thoáng mát, có hệ thống lưu thông gió, không để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào

* Nền nhà kho phải luôn sạch sẽ khô ráo, tránh ẩm ướt

* Đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ phù hợp cho công tác bảo quản, sắp xếp và giao dịch

* Nhiệt độ thích hợp trong kho cho công tác bảo quản là ≤ 28 độ C và

độ ẩm dưới 70% (bột mì bảo quản được 06 tháng nếu nhiệt độ ≤ 18 độ C

* Bột mì lưu trữ trong kho phải được xếp trên Pallets, tốt nhất nên sử dụng Pallets nhựa, nếu dùng Pallets gỗ phải phủ tấm bạt lên trên

* Các lô bột mì phải được sắp xếp cách vách tường nhà kho 1 mét, cao tối đa không quá 3 pallets chứa hàng chồng lên nhau và bố trí cách nhau khoảng 40cm – 50cm để đảm bảo công việc theo dõi kiểm soát và không khí luân chuyểntạo độ thoáng mát

* Trong thời gian bảo quản lưu kho nếu phát hiện có sâu mọt phải lập tứccách ly lô hàng và tiến hành hun trùng Để bảo đảm hiệu quả và an toàn cho sứckhỏe phải liên hệ với các công ty cung cấp dịch vụ khử trùng chuyên nghiệp đểtiến hành hun trùng, giám sát trước và sau thực hiện

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TUYẾN ĐƯỜNG, BẾN CẢNG

Trang 15

2.2.1 Phân tích tình hình tuyến đường Việt Nam – Đông Nam Á

- Vùng biển Đông Nam Á nằm trong khu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt là mưarất nhiều, chịu ảnh hưởng rất lớn của gió mùa và khu vực nằm trong vùng nhiệtđới và xích đạo Khí hậu của vùng biển này mang đặc điểm tương tự như vùngbiển Việt Nam, cụ thể:

+ Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc,càng về hướng Nam gió giảm dần không ảnh hưởng đến sự di chuyển của tàuthuyền

+ Từ tháng 6 đến tháng 9 gió mùa Đông Nam thổi mạnh ảnh hưởng đến tốc

độ tàu đồng thời vào mùa này lượng mưa khá lớn, hơn nữa vùng nhiều bão làvùng quần đảo Philipin

- Về hải lưu: trên tuyến này cũng chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưu Mộtdòng từ phía Bắc chảy xuống và một dòng chảy từ vịnh Thái Lan đi từ Nam lênBắc sát bờ biển Malaysia qua bờ biển Campuchia tốc độ dòng chảy nhỏ, khôngảnh hưởng đến hoạt động tàu thuyền

- Về thủy triều: hầu hết vùng biển Đông Nam Á, có chế độ nhật triều, có biên

độ dao động tương đối lớn, từ 2m đến 5m

- Về sương mù: Ở vùng biển này vào sáng sớm và chiều tối có nhiều sương

mù Số ngày có sương mù trong năm lên tới 115 ngày

2 2.2 Bến cảng

* Cảng Hải Phòng

Điều kiện tự nhiên:

- Cảng Hải Phòng nằm giữa hữu ngạn sông Cửa Cấm ở vĩ độ 20052’ Bắc và

Trang 16

kinh độ 106041’ Đông.

- Chế độ thủy triều là nhật triều với mức nước triều cao nhất là +40m, đặcbiệt có thể cao đến +4.23m, mực nước triều thấp nhất là +0.48m, đặc biệt thấp là+0.23m

- Cảng chịu hai mùa rõ rệt: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là gió Bắc –Đông Bắc; từ tháng 4 đến tháng 9 là gió Nam – Đông Nam

- Cảng Hải Phòng cách phao số 0 khoảng 20 Hải lý; từ phao số 0 vào cảngphải qua luồng Nam Triệu, kênh đào Đình Vũ rồi vào sông Cửa Cấm Cảng HảiPhòng nằm ở vùng trung chân sông Hồng Sông Hồng mang nhiều phù sa nêntình trạng luồng lạch vào cảng rất không ổn định Từ nhiều năm nay luồng vàocảng Hải Phòng thường xuyên phải nạo vét nhưng chỉ sâu đến –0.5m đoạn CửaCấm và –5.5m đoạn Nam Triệu Những năm gần đây luồng vào cảng bị cạnnhiều, sông Cấm chỉ còn –3.9m đến –4.0m nên tàu ra vào rất hạn chế về trọngtải

- Thủy diện cảng hẹp, vị trí quay tàu khó khăn, cảng chỉ có một chỗ quay tàu

11 dỡ hàng lạnh

Trang 17

- Toàn bộ kho của cảng (trừ kho 2A, kho 9A) có tổng diện tích là 468000m2;các kho được xây dựng theo quy hoạch chung của một cảng hiện đại, có đườngsắt trước bến, sau kho thuận lợi cho việc xuất hàng Kho mang tính chất chuyêndụng Ngoài ra còn có các bãi chứa hàng với tổng diện tích 183000m2 (kể cảđường ô tô), trong đó có 25000m2 bãi nằm ở mặt bến 6 Tải trọng trên mặt bến4T/m2, dải tiếp phía sau rộng 6m là 6T/m2, tiếp theo đó bình quân là 10T/m2.+ Cảng Chùa Vẽ:

- Theo thiết kế của cảng Chùa Vẽ có 5 bến với tổng chiều dài là 810m và sảnlượng thông qua hàng năm là 1,600,000T Hiện tại đã xây dựng được bến phụ;bến 1, 2 với chiều dài 330m, dạng bến cọc bê tông cốt thép, trước bến có đườngcần trục cổng và hai đường sắt hoạt động

- Bến thuộc hạng thiết kế theo tiêu chuẩn cảng biển cấp 1, mặt bến có tảitrọng 4T/m2 Khu vực bến chưa xây dựng được kho và các công trình làm việc,sinh hoạt khác

- Trên mặt bến bố trí 2 cần trục Kamayha có nâng trọng 5T

- Cảng Chùa Vẽ chủ yếu xếp hàng sắt thép, hàng kiện, gỗ

+ Cảng Vật Cách:

- Bắt đầu xây dựng năm 1965, ban đầu là những bến cảng mố cầu, có diệntích mặt bến là 8 x 8m Cảng có 5 mố cầu trên bố trí cần trục ô tô để bốc than vàmột số hàng khác từ sà lan có trọng tải 100T đến 200T

* Cảng Manila (Philippines)

- Là cảng lớn nhất Philippines Cảng có 6 cầu tàu trong đó có 2 cầu tàu dànhcho tàu container và tàu Ro-Ro Cảng có hệ thống kho với tổng diện tích68000m2 và 4 bãi chứa với tổng diện tích 143000m2, khối lượng thông qua cảng

Trang 18

trên 11106T/năm

- Manila ngoài việc là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nó còn là hải cảng sầmuất nhất Philippines Cảng Manila là nơi mà người Tây Ban Nha đặt chân đầutiên lên vùng đất này, ngày nay là hải cảng to lớn nhất Philippines Cảng Manilathuộc vịnh Manila nằm ở hai bờ của sông Pasig Cảng được chia thành 3 khuvực: gồm khu Nam cảng, khu Bắc cảng, và khu cảng quốc tế Hiện nay lượnghàng hóa xuất cảng hàng ngày lên đến 30 triệu tấn

2.3 LẬP SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

2.3.1 Lập sơ đồ nguồn hàng

Theo dự án ta có:

- Loại hàng vận chuyển: Bột mỳ (đơn vị: Tấn)

- Vận chuyển 1 chiều từ cảng Hải Phòng đến cảng Manila (Philippines)

- Nhu cầu vận chuyển: 10.00 Tấn/chuyến

- Khoảng cách vận chuyển: 885Hải lý

=> Từ đó ta có sơ đồ luồng hàng

Bột Mỳ

11000tấn

Hải Phòng L = 886 Manila

Trang 19

2.3.2 Lập sơ đồ tàu chạy

Sơ đồ tàu chạy được thiết lập dựa trên cơ sở:

- Sơ đồ luồng hàng (đã lập ở trên) biết tàu vận chuyển gạo bao theo tuyến Hải Phòng – Manila với khoảng cách là 886HL

- Điều kiện vận hành từ Hải Phòng – Manila: Trong quá trình vận hành có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ vận hành của tàu như :

+ Thời tiết, sức gió, sóng và các dòng hải lưu trên tuyến vận chuyển

+ Sự chênh lệch mức nước mũi và lái, trọng tải của tàu và sự thay đổi chế độ công tác của động cơ chính khi có tác động bên ngoài

- Điều kiện khai thác của cảng Hải Phòng và cảng Manila: Đây là 2 cảng chuyêndụng có đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác bốc dỡ hàng

- Hàng được xếp tại cảng Hải Phòng vận chuyển từ Hải Phòng đến Manila và

dỡ hàng tại cảng Manila

- Tàu chạy không có hàng từ Manila về Hải Phòng

2.4 CÁC PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ

Dùng vốn của Công ty để mua tàu hàng khô, có 2 phương án đầu tư là tàu Vĩnh

An và tàu Chương Dương, các số liệu về tàu như sau:

Trang 20

STT Các đặc trưng Kí hiệu Đơn vị Vĩnh An Chương

15,0 1,8

19,5 2,2

Trang 21

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ

SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DỰ ÁN

2.1 TÍNH THỜI GIAN CHUYẾN ĐI

Thời gian chuyến đi của tàu được tính theo công thức:

ch

V

L V

L

L ch : Khoảng cách tàu chạy có hàng (HL, Km)

L kh : Khoảng cách tàu chạy không hàng (HL, Km)

V ch , V kh : Vận tốc tàu chạy khi có hàng, không hàng (HL, Km/ngày)

+ Tx, Td: Thời gian xếp, dỡ hàng ở cảng đi, cảng đến

T xd = T x + T d =

xd

xd d

d x

x

M

Q M

Q M

Trang 22

tiêu, lai dắt, thủy triều, ) Thời gian lấy theo số liệu củacông ty.

+ Ttq: Thời gian tập quán tại cảng, mặc định là 0

Bảng 2: Thời gian chạy của tàu

Trang 23

1, Khấu hao cơ bản

Là vốn tích lũy của doanh nghiệp vận tải dùng để phục hồi lại giá trị ban đầucủa tài sản cố định đồng thời để tái sản xuất mở rộng Khấu hao cơ bản hàngnăm là khoản vốn của doanh nghiệp được trích ra với tỷ lệ phần trăm nhất định

và mức khấu hao cơ bản hàng năm được tính vào chi phí sản xuất của doanhnghiệp

Mức khấu hao cơ bản của chuyến đi được tính theo công thức:

KT

t KHCB T T

K k

(Đ/chuyến)

Trong đó: + kKHCB: Tỷ lệ khấu hao cơ bản của năm kế hoạch (kCB = 8%)

+ Kt: Giá đầu tư tàu

+ TKT: Thời gian khai thác của tàu trong năm kế hoạch Thời

gian này phụ thuộc vào kế hoạch sửa chữa của công

ty cho từng tàu TKT ở đây lấy 325 ngày

Bảng 5: Khấu hao cơ bản

Tàu Kt (109đ) kKHCB TKT

(ngày)

Tch(ngày)

RCB(106đ/ch)

Trang 24

Trong quá trình sử dụng, tàu bị hư hỏng cho nên phải sửa để thay thế những

bộ phận hỏng đó, chi phí cho sửa chữa lớn (đại tu và trùng tu) gọi là khấu haosửa chữa lớn

(đ/chuyến)Với kSCL là tỷ lệ khấu hao sửa chữa lớn của năm kế hoạch (kSCL = 7%)

Bảng 7: Khấu hao sửa chữa lớn

(ngày)

Tch(ngày)

RSCL(106đ/ch)

Chương

3, Chi phí sửa chữa thường xuyên

Sửa chữa thường xuyên là việc duy trì tình trạng kỹ thuật của tàu ở trạng tháibình thường để đảm bảo kinh doanh được Sửa chữa thường xuyên được lặp đilặp lại và tiến hành hàng năm Chi phí sửa chữa thường xuyên trong năm khaithác được lập theo dự tính kế hoạch, tính theo nguyên tắc dự toán theo giá trịthực tế

(đ/chuyến)Với kTX là hệ số tính đến sửa chữa thường xuyên (kTX = 4%)

Bảng 7: Chi phí sửa chữa thường xuyên

Trang 25

Vĩnh An 47 4 325 26,59 153,813

Chương

4, Chi phí vật liệu, vật rẻ mau hỏng

Trong quá trình khai thác các dụng cụ, vật liệu bị hao mòn, hư hỏng, hàngnăm phải mua sắm để cho trang bị cho tàu hoạt động bình thường Các loại vậtliệu, vật rẻ mau hỏng bao gồm: sơn, dây neo, vải bạt, Chi phí này lập theo kế

(đ/chuyến)Với kVR là hệ số tính đến chi phí vật liệu, vật rẻ mau hỏng (kVR = 1,5%)

Bảng 8: Chi phí vật liệu, vật rẻ mau hỏng

(ngày)

Tch(ngày)

RVR(106đ/ch)

Chương

5, Chi phí bảo hiểm tàu

Chi phí bảo hiểm tàu là khoản chi phí mà chủ tàu nộp cho công ty bảo hiểm

về việc mua bảo hiểm cho con tàu của mình, để trong quá trình khai thác, nếutàu gặp rủi ro bị tổn thất thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường

Phí bảo hiểm tàu phụ thuộc vào loại bảo hiểm, phụ thuộc vào giá trị tàu, tuổitàu, trang thiết bị trên tàu, tình trạng kỹ thuật của tàu,

Trang 26

Hiện nay các chủ tàu thường mua 2 loại bảo hiểm: bảo hiểm thân tàu và bảohiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, do vậy ở đây ta tính 2 loại bảo hiểm đó.

R BHT = R TT + R PI (đ/chuyến)Trong đó: + RTT: phí bảo hiểm thân tàu

kPI: đơn giá phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự (USD/GRT)

GRT: dung tích đăng ký toàn bộ của tàu

Bảng 9: Chi phí bảo hiểm tàu

Trang 27

R L = ∑R Li n i (đ, USD/chuyến)Trong đó: + ni: số người theo chức danh thứ i.

+ RLi: Tiền lương của chức danh thứ i (RLi = 

5 , 30

CBi

L

Tch)

+ LCbi: lương cấp bậc của người có chức danh thứ i, xác định theo

công thức: L Cbi = l TT k Cbi k HQ k PCi + L NGi (đ/người/tháng)

lTT: mức lương tối thiểu do nhà nước quy định

kCBi: hệ số lương cấp bậc của chức danh i

kHQ: hệ số tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

kPCi: hệ số tính đến phụ cấp của chức danh i

LNGi: tiền lương ngoài giờ của chức danh i

Trang 29

(đ/tháng) (đ/tháng) (đồng/tháng)

Trang 30

Khoản chi này được tính bằng phương pháp phân bổ cho các tàu và được tính

theo công thức: R QL = k QL R L

Với kQL là hệ số tính đến chi phí quản lý (kQL = 50%)

Bảng 13: Chi phí lương và chi phí quản lý

Ngày đăng: 01/08/2014, 08:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4: Thời gian chuyến đi - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 4 Thời gian chuyến đi (Trang 22)
Bảng 7: Khấu hao sửa chữa lớn - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 7 Khấu hao sửa chữa lớn (Trang 24)
Bảng 7: Chi phí sửa chữa thường xuyên - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 7 Chi phí sửa chữa thường xuyên (Trang 24)
Bảng 8: Chi phí vật liệu, vật rẻ mau hỏng - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 8 Chi phí vật liệu, vật rẻ mau hỏng (Trang 25)
Bảng 9: Chi phí bảo hiểm tàu - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 9 Chi phí bảo hiểm tàu (Trang 26)
Bảng12: Bảng tính lương và phụ cấp thuyền viên cho từng chuyến đi - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 12 Bảng tính lương và phụ cấp thuyền viên cho từng chuyến đi (Trang 30)
Bảng 13: Chi phí lương và chi phí quản lý - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 13 Chi phí lương và chi phí quản lý (Trang 30)
Bảng 17: Chi phí trọng tải và phí bảo đảm hàng hảp - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 17 Chi phí trọng tải và phí bảo đảm hàng hảp (Trang 35)
Bảng 21: Chi phí hoa tiêu - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 21 Chi phí hoa tiêu (Trang 36)
Bảng 20: Phí buộc cởi đây - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 20 Phí buộc cởi đây (Trang 38)
Bảng 22: Bảng tổng kết lệ phí cảng biển - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 22 Bảng tổng kết lệ phí cảng biển (Trang 40)
Bảng 23: Hoa hồng phí - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 23 Hoa hồng phí (Trang 41)
Bảng 24: Chi phí khác - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 24 Chi phí khác (Trang 41)
Bảng 25: Chi phí chuyến đi tính theo USD - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 25 Chi phí chuyến đi tính theo USD (Trang 42)
Bảng 26: Chi phí chuyến đi tính theo VNĐ - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 26 Chi phí chuyến đi tính theo VNĐ (Trang 43)
Bảng 27: Tổng chi phí chuyến đi tính theo USD - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 27 Tổng chi phí chuyến đi tính theo USD (Trang 43)
Bảng 28: Kết quả kinh doanh - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 28 Kết quả kinh doanh (Trang 44)
Bảng 29: Doanh thu và lợi nhuận một năm - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 29 Doanh thu và lợi nhuận một năm (Trang 45)
Bảng 31: Bảng tính NPV của dự án tàu Vĩnh An                                                                                                    ĐVT: tỷ đồng - dự án đầu tư mua tàu cũ để vận chuyển bột mỳ trên tuyến việt nam- đông nam á cho công ty tnhh vận tải biển trường giang
Bảng 31 Bảng tính NPV của dự án tàu Vĩnh An ĐVT: tỷ đồng (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w