Về cơ chế chính sách.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 70 - 75)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.

4. Về cơ chế chính sách.

Thực hiện đồng bộ Luật khuyến khích đầu tư trong nước, tiếp tục triển khai Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để thu hút nhiều hơn vốn đầu tư vào tỉnh, trước hết Hải Dương phải thực hện những điều chung nhất, tức là phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ các quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư đã được Chính phủ quy định trong các Nghị định. Đồng thời, đẩy mạnh thi hành Luật Doanh nghiệp, khuyến khích người dân đầu tư vào các ngành, lĩnh vực theo quy định, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp cận với các nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển và các chính sách ưu đãi khác của nhà nước.

Đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá ngành giáo dục, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao... Khuyến khích các cá nhân, đơn vị đầu tư vào các lĩnh vực này để khuyến khích nhân dân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Về các thủ tục chuẩn bị đầu tư, tỉnh tiếp tục thực hiện cơ chế "một cửa" và có những bước cải tiến quy trình này. Hiện nay, Hải Dương vẫn đang áp dụng cơ chế này cho hoạt động đầu tư nước ngoài và đến ngày 15/4/2003 áp dụng cho một số lĩnh vực đầu tư trong nước. Tuy vậy, cơ chế này vẫn bộc lộ một số thiếu sót trong việc phối hợp giữa Sở Kế hoạch Đầu tư và một số ban ngành trong tỉnh, đôi khi các công việc này còn tiến hành chậm trễ. Vì vậy, trong thời gian tới cần xây dựng một quy trình mới về cơ chế một cửa, theo đó, cần quy định ró ràng sự

phối hợp và quyền hạn trách nhiệm của mỗi cơ quan trong tỉnh trong việc thực hiện cơ chế này.

Cần có những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến, vận động đầu tư. Đây là việc làm hết sức quan trọng trong việc giới thiệu cho các nhà đầu tư về cơ hội đầu tư vào tỉnh, xây dựng được sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư. Nó bao gồm những công việc như: Giới thiệu về tiềm năng của tỉnh thông qua các phương tiện thông tin, gặp gỡ với các nhà đầu tư, vận động đầu tư nhằm thu hút các nguồn vổn trong nước và nước ngoài. Trong thời gian qua, công việc này ở Hải Dương chưa được coi trọng đúng mức với vai trò của nó trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư, để đẩy mạnh công tác này cần thực hiện một số giải pháp cụ thể:

Có kế hoạch tuyên truyền toàn diện, sâu rộng về đầu tư trong nước và ngoài nước tại tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng địa phương, mục đích nhằm nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của người dân về Đường lối, chính sách của Đảng đối với các thành phần kinh tế. Trong thời gian của những thập kỉ trước, người dân thường trực trong tiềm thức của họ một cái nhìn phiến diện về phát triển kinh tế và vai trò của các thành phần kinh tế trong sự phát triển ấy. Theo đó, họ chỉ công nhận vai trò của kinh tế Nhà nước và mọi chính sách chỉ nhằm hỗ trợ cho thành phần kinh tế này. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước đã chính thức công nhận sự tồn tại và phát triển bình đẳng của các thành phần kinh tế khác nhau, dù công việc này đã được thực hiện từ lâu song cũng vẫn phải duy trì và tiếp tục thực hiện. Chính vì vậy, cần tuyên truyền sâu rộng cho ọi người thấy rằng mọi người và mọi thành phần kinh tế đều được tạo điều kiện phát triển và bình đẳng trong các chính sách, để từ đó họ mạnh dạn đưa vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà không còn lo lắng về chính sách có bất lợi cho họ. Việc thực hiện tuyên truyền có thể thực hiện thông qua báo Hải Dương, đài phát thanh và truyền hình tỉnh, không chỉ bằng các bài báo, phóng sự mà còn thông

qua các hình thức sinh động khác như: Nêu gương làm ăn giỏi, các cuộc thi làm giàu...

Đưa trang Web của tỉnh đi vào hoạt động. Trong xu thế phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đều tiếp xúc với tài nguyên thông tin thông qua Internet. Vì vậy, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến và vận động đầu tư, tỉnh cần nhanh chóng hoàn thiện hơn nữa và thường xuyên cập nhật các thông tin mới về kinh tế xã hội của tỉnh trong trang Web. Để làm được như vậy tỉnh cần có cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động này, bao gồm những cán bộ có năng lực chuyên môn, được đào tạo một cách toàn diện và có hệ thống.

Tỉnh cử người tham gia cùng các Đoàn xúc tiến, vận động đầu tư của Chính phủ, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thu hút vận động đầu tư tại các tỉnh khác và tại nước ngoài. Để tăng cường thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam nói chung, Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên có các đoàn ra nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài về đầu tư trong nước. Trong những cơ hội như vậy, Hải Dương cần có mặt trước hết là nắm bắt thông tin về các nhà đầu tư, sau đó là tìm cơ hội giới thiệu về môi trường đầu tư riêng của Hải Dương. Khi có các đoàn làm việc, tỉnh có kế hoạch bố trí và có kế hoạch xúc tiến đầu tư cụ thể. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần thành lập đoàn vận động, xúc tiến đầu tư riêng của tỉnh, tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thông qua việc đoàn trực tiếp đến các nước hoặc gián tiếp thông qua Đại diện ngoại và thương mại của họ. Mục đích của việc này ngoài việc giới thiệu về môi trường đầu tư, còn nhằm thiết lập những mối quan hệ về đàu tư giữa các nước, để một khi có vốn, họ sẽ ưu tiên cho tỉnh trước tiên cũng như nhằm tranh thủ các nguồn viện trợ của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế.

Định kì tổ chức các cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên dịa bàn tỉnh. Một mặt nhằm xem xét lại tình hình đầu tư trong tỉnh của một

thời gian nhất định, mặt khác có những biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp gắn bó hơn với tỉnh thông qua tuyên dương, khen thưởng đối với các doanh nghiệp hoạt động tốt và có đóng góp lớn cho tỉnh, đồng thời có hình thức xử lý đối với các doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và của Hải Dương nói riêng. Các cuộc gặp gỡ có thể tiến hành hàng năm và có mhữmg cuộc đánh giá quy mô sau khi thực hiện các kế hoạch lớn như: Các kế hoạch 5 năm, một số chương trình phát triển.

Có nguồn ngân sách ổn định cho công tâc xúc tiến, vận động đầu tư. Vấn đề mấu chốt để thực hiện những biện pháp trên là phải có nguồn kinh phí, mà nguồn này không thể có ở đâu ngoài ngân sách của tỉnh. Vì vậy, trong các kế hoạch ngân sách hàng năm, tỉnh cần có một tỉ lệ nhật định cho công tác này, để nó có thể được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư đến Hải Dương.

Cùng với công tác xúc tiến và vận động đâug tư, tỉnh cần công bố các chính sách cụ thể về khuyến khích và ưu đãi đối với các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào tỉnh, đó là, việc ban hành các quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận đầu tư, làm sao để có thể đơn giản và thuận tiện nhất cho các nhà đầu tư. Vấn đầ về các thủ tục phải làm khi có vốn đầu tư không phải là một vấn đề mới mẻ song cũng không có nghĩa là không còn gì để nói. Hiện nay nhìn chung vẫn còn rườm rà, tốn kém cho các nhà đầu tư về cả thời gian, công sức và tiền bạc. Vì vậy, để thu hút các nhà đầu tư, Hải Dương cần ban hành các quy định thật cụ thể và rõ ràng, hướng dẫn các nhà đầu tư làm thủ tục đầu tư vào tỉnh. Cùng với nó là việc công bố các chương trình, quy hoạch đầu tư đi kèm với các chính sách ưu đãi (đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp hoặc các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển).

Cần có những chính sách hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, ngoài các chính

sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, cần có những biện pháp hỗ trợ trực tiếp đối với các doanh nghiệp, cụ thể như: Hỗ trợ về hoạt động quảng cáo cho các doanh nghiệp. Hiện nay thì quảng cáo là một hoạt động có vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu về doanh nghiệp và định hình sản phẩm của doanh nghiệp đối với khách hàng. Hoạt động này vẫn thường xuyên được thực hiện thông qua báo Hải Dương, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tỉnh cần hỗ trợ trước hết thông qua việc giảm chi phí cho các hoạt động thông tinh quảng cáo cho các sản phẩm, có thể có một số sản phẩm được miễn phí trong giai đoạn đầu, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam hoặc tổ chức các cuộc trưng bày giới thiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

Đảm bảo cấp điện 24/24 giờ cho các doanh nghiệp. Hiện tỉnh vẫn cố gắng thực hiện biện pháp này nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và giảm thiểu những thất thoát mà doanh nghiệp có thể gánh chịu khi xảy ra sự cố mất điện. Tuy nhiên, cũng cần phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của công ti điện lực, nếu cắt điện trong trường hợp bất khả kháng thì cần phải thông báo trước cho các doanh nghiệp để họ chủ động trong sản xuất.

Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại những vùng có điều kiện kinh kinh tế xã hội khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém. Một mặt để khuyến khích các nhà đầu tư vào các vùng này để phát triển kinh tế, mặt khác nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đang hoạt động. Các chính sách hỗ trợ có thể gồm: Giảm tiền điện nước cho các doanh nghiệp, giảm tiền thuê đất trong một khoảng thời gian khi doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, hỗ trợ về chi phí đào tạo lao động...

Đối với các khu công nghiệp, có chính sách ưu đãi riêng về giá thuê đất, về thuế và hỗ trợ về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tâng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư vào triển khai dự án vào các khu công nghiệp.

Là một tỉnh nông nghiệp, chủ trương phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm là hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên, hiện nay ngành này tại Hải Dương vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của nó do có ít các nhà đầu tư chú trọng vào lĩnh vực này. Để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư, trước hết cần xác định mấu chốt của vấn đề, đó là sự ổn định của sản xuất và thị trường đầu ra. Vì vậy, tỉnh càn có chủ trương hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung, như vùng sản xuất rau, vùng trồng cây ăn qủa... và cũng có một số biện pháp nhằm tạo ra thị trường ổn định cho sản xuất.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w