PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH 1 Phương hướng phát triển chung.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 55 - 60)

1. Phương hướng phát triển chung.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã thông qua báo cấo chính trị và quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống Chính trị. Trong đó Đại hội đã đưa ra phương hướng phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh trong những năm tới, đó là tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thông qua phương hướng phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể:

Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện và vững chắc nhằm khai thác mọi nguồn lực và tiềm năng để ổn định và nâng cao đời sống người lao động. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, trên cơ sở xác định sản phẩm mũi nhọn và có khối lượng lớn là rau quả, thịt lợn và lúa gạo, tăng cường chỉ đạo, tập trung đầu t ư xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa mũi nhọn phù hợp với tiềm năng và lợi thế từng địa phương; Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, đưa các giống cây con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý để mở rộng khả năng tăng vụ và khai thác hết tiềm năng, năng suất cây trồng; Coi trọng việc phát triển chế biến nông sản phẩm. Thực hiện việc gắn kết chặt chẽ giữa việc xây dựng cơ sở chế biến với quy hoạch tổ chức vùng sản xuất nguyên liệu tập trung phù hợp trên cơ sở thị trường đã đươc định hướng.

Xác định công nghiệp trở thành lực lượng tiên phong và là nòng cốt của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, đưa Hải Dương trở thành một tỉnh có nền

kinh tế công- nông nghiệp giàu mạnh. Trên cơ sở đó, tập trung khai thác năng lực sản xuất công nghiệp của các cơ sở hiện có, thực hành tiết kiệm, tăng tĩch luỹ nội bộ và tranh thủ mọi nguồn vốn để đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn; Khuyến khích các thành phàn kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, tạo điề kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hỗ trợ về vốn đào tạo, tư vấn kỹ thuật để các doanh nghiệp này phát triển các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ tại các vùng nông thôn; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư để hình thành các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt tại thành phố Hải Dương và một số huyện. Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước để tránh lãng phí tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Phát triển thương mại, du lịch nhằm tạo đà cho kinh tế phát triển, theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành dịch vụ ngang tầm với các tỉnh trong vùngvà cả nước, khuyến khích khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch ở các vùng, đầu tư nâng cấp, cải tạo các vùng du lịch trọng điểm để thu hút khách trong và ngoài nước; Thương mại nhà nước củng cố theo hướng thu gọn đầu mối, Nhà nước chỉ nắm giữ một số ngành, mặt ảng chủ yếu, quan trọng. Đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu, nhanh chóng nâng cao chất lượng hàng hoá để đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, nhất là các mặt hàng chủ lực,mũi nhọn. Tăng cường xuất khẩu lao động.

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tập trung vào lĩnh vực giao thông, bưu điện, phát triển nguồn và lưới điện, tập trung phát triển nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nhân tài.

2. Định hướng đầu tư của tỉnh.

Từ phương hướng phát triển chung, Hải Dương đã đặt ra những mục tiêu đầu tư cụ thể cho giai đoạn tới. Trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, Hải Dương đã đặt ra những mục tiêu cụ thể: Vốn đầu tư trong 5 năm chủ yếu từ các nguồn: Ngân sách, quỹ hỗ trợ đầu tư, vốn của các doanh nghiệp, vốn huy động của nhân

dân, vốn đầu tư nước ngoài và vốn viện trợ không hoàn lại. Toàn tỉnh phấn đấu thu hút được trên 16.500 tỉ đồng và tăng vốn đầu tư đăng kí của các dự án đầu tư nước ngoài từ 40 lên 50%, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm từ 9% trở lên.

Về cơ cấu vốn đầu tư, trong giai đoạn 2001-2005, toàn tỉnh phấn đấu thu hút 11.200 tỉ đồng vốn đầu tư trong nước và 5300 tỉ vốn đầu tư nước ngoài. Hải Dương cũng sẽ dặc biệt chú ý thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển với tổng số vốn khoảng trên 10.500 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn trung ương hơn 4000 tỉ đồng, vốn đầu tư nước ngoài 500 tỉ đồng và vốn địa phương khoảng 1500 tỉ đồng. Đồng thời, để đạt được mục tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong giai đoạn này, Hải Dương dành vốn đầu tư khoảng 900 tỉ đồng, trong đó vốn trung ương gần 2600 tỉ, vốn địa phương hơn 3000 tỉ và vốn nước ngoài là 250 tỉ.

Về mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Hải Dương phấn đấu cấp giấy phép mới cho 40 dự án với tổng vốn đầu tư thêm 200 triệu USD, thu hút thêm 10.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp, đạt mức đóng góp từ 15-20% thu ngân sách địa phương và năm 2005. Riêng đầu tư cho phát triến sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn trong nước, trong thời gian đến năm 2005, phấn đấu đăng kí kinh doanh mới cho trên 300 doanh nghiệp, chấp thuận đầu tư cho khoảng 60 dự án, nhằm thu hút trên 1000 tỉ đồng vốn đầu tư và tạo việc làm cho hơ 10.000 lao động từ các doanh nghiệp mới đăng kí kinh doanh và từ các dự án mới đựoc chấp nhận.

Tỉnh có chính sách ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thuộc nhóm có công nghệ cao, có hiệu quả và nộp ngân sách lớn, nhóm công nghiệp sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế không cao nhưng giải quyết được nhiều việc làm, thúc đẩy được các ngành sản xuất khác, nâng cao đời sống người dân lao động, nhất là nông dân, và ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới.

3. Các chương trình đề án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Để đạt đươc mục tiêu đã đề ra, Hải Dương đã đề ra các chương trình đề án triển khai các hoạt động đầu tư, đảm bảo đạt được các chỉ tiêu phát triển trong kế hoạch. Cụ thể, tỉnh đã đưa ra 7 chương trình phát triển, mỗi chương trình được thực hiện thông qua một số đề án:

- Chương trình "phát triển nông nghiệp và kinh tế kinh tế nông thôn một cách toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hoá", mục tiêu của chương trình là phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn một cách toàn diện, phấn đấu gía trị nông nghiệp tăng bình quân từ 4,5-5%/năm, chương trình được thực hiện thông qua một số đề án:

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đạt giá trị sản xuất trên 36 triệu đồng/ha đất nông nghiệp vào năm 2005.

+ Hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. + Kiên cố hoá 800-1000 km kênh mương tưới.

+Phát triển chăn nuôi thuỷ sản.

- Chương trình phát triển công nghiệp địa phương, với mục tiêuphấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.760 tỉ đồng vào nă 2005, tăng bình quân13- 14%/năm, thực hiện thông qua các đề án:

+ Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

+ Củng cố, sắp xếp các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh do tỉnh quản lý.

+ Phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh. + Mô hình tổ chức và quản lý điện nông thôn.

- Chương trình thu hút vốn đầu tư cho phát triển, thực hiện thông qua các đề án:

+ Tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút mọi nguồn vốn trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh.

+ Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách.

- Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, với mực tiêu là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tâng có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì mới, thực hiện thông qua các đề án:

+ Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. +Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố Hải Dương theo quy hoạch mới. + Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp.

- Chương trình phát triển kinh tế dịch vụ đấp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống, mục tiêu cả chương trình là đưa tỉ trọng dịch vụ chiếm 30% trong cơ cấu kinh tế, giá tri tăng 9-10%/năm, thực hiện thông qua các đề án;

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành thương mại.

+ Khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản thực phẩm và sản phẩm mũi nhọn của tỉnh.

+ Phát triển dịch vụ du lịch.

- Chương tình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, với mục tiêu là xây dựng nguồn nhân lực của tỉnh có đủ năng lực, phẩm chất, sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu của thời kì mới, thực hiệ thông qua các đề án:

+ Phát triển sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực. + xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

+ Thu hút và sử dụng nhân tài.

+ ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và đời sống. + Phòng chống tê nạn xã hội.

- Chương trình giải quyết việc làm, nhằm đạt mục tiêu la mỗi năm tạo thêm việc làm cho 1,5-2 vạn lao động, đảm bảo 93-94% số lao động có việc làm,

trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 25% vào năm 2005, thực hiện thông qua các đề án:

+ Vay vốn giải quyết việc làm.

+ Mở rộng, nâng cao các hoạt động dạy nghề gắn với giải quyết việc làm ở nông thôn trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra trong Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, mà gần nhất là thực hiện các chương trình đề án trên, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của cả tỉnh trong viêc phát huy các năng lực sản xuất hiện có, còn đòi hỏi một khối lượng vốn lớn trong thời gian tới. Vì vậy, cần có những giải pháp nhằm tang cường thu hút vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w