Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 50 - 52)

II. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1996-2002.

3. Đánh gía chung.

3.2. Những thành tựu đạt được

Nhìn chung, bằng các nỗ lực của UBND tỉnh, các ban ngành trong tỉnh, sự quản lý của Sở Kế hoạch và đầu tư, hoạt động dầu tư trên đại bàn Hải Dương thời gian qua đã đạt được một số thành tựu đáng kể, cụ thể:

Tổng vốn đầu tư vào tỉnh liên tục tăng trong những năm qua, mặc dù đã có những biến động mạnh trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng

tới tốc độ phát triển chung của cả nước. Điều đó cho thấy rằng, các nhà đầu tư đã có những đánh giá cao vè khả năng tiếp nhận đầu tư của Hải Dương cũng như sự nỗ lực của cả tỉnh. Đầu tư luôn là động lực của sự tăng trưởng và phát triển của mọi nền kinh tế xã hội, chính vì vậy khi dần nâng cao được tổng mức đầu tư thì cũng đồng nghĩa với nó là mọi hoạt động kinh tế xã hội cũng được chú trọng phát triển hơn.

Về cơ cấu theo nguồn vốn đầu tư, trong thời gian qua, Hải Dương đã thu hút được ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn của một nền kinh tế mở bao giờ cũng bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đối với Hải Dương, mặc dù vẫn chú trọng phát huy nội lực cho phát triển, nhưng trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp thì đầu tư nước ngoài vẫn đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển. Trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài vào tỉnh Hải Dương đã không ngừng tăng lên cả về quy mô lẫn cơ cấu. Mặc dù mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu của thập kỉ 90, song tỉ trọng vốn nước ngoài trong tổng vốn đầu tư từ 33,5% năm 1996 đã tăng lên 54,4% vào năm 2000 và theo những báo cáo của tỉnh về đầu tư nước ngoài thì trong hai năm 2001, 2002 nguồn vốn này vẫn tiếp tục chiếm gần 50% tổng vốn của Hải Dương. Lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài bao gồm công nghiệp, dịch vụ và một số ngành nghề trước đây còn ở dạng tiềm năng do chưa có đủ vốn và năng lực công nghệ. Như vậy, đầu tư nước ngoài đã góp phần phát huy những tiềm năng của tỉnh, tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh và hàm lượng công nghệ cao.

Về nội dung đầu tư, Hải Dương đã chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng của tỉnh đã được cải tạo nâng cấp rõ rệt do tỉnh đã giành một tỉ trọng vốn đáng kể cho mở rộng, nâng cáp vaf mở rộng một số công trình như: Cầu, đường, các cơ sở giáo dục, y tế, phát triển khoa học công nghệ.... Cùng với việc nâng tổng mức đầu tư, hiẹu quả đầu tư cũng được nâng cao thông qua việc phát huy tác dụng của các công trình trên đối

với phát triển kinh tế xã hội. Đó là giao thông thuận lợi hơn, có nhiều dự án phát triển công nghệ được đưa vào áp dụng, công tác chăm lo đào tạo nguồn nhân lực được cải thiện, nâng cao các phúc lợi cho người dân...

Cùng với đầu tư phát triển cỏ sở hạ tầng, tỉnh cũng đã hướng vào phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, thông qua các chương trình đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, hướng ra xuất khẩu. Là một tỉnh có số dân sống ở nông thôn cao thì đây là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó đã giúp cải thiện đời sống của người dân, hướng sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo nền kinh tế hàng hoá, áp dụng khoa học kỹ thuật và biện pháp quản lý tiên tiến hơn vào trong sản xuất nông nghiệp.

Hiệu qủa của hoạt động đầu tư đã thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm. Tính bình quân mỗi năm, toàn tỉnh đã giải quyết được 1-1,5 vạn lao động thông qua các hoạt động đầu tư mở rộng và đầu tư mới.

Trên đây là một số kết quả chủ yếu của hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua. Những đóng góp tích cực của nó vaò phát triển kinh tế xã hội của tỉnh là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục để đạt được kết quả cao hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w