Về cơ chế tài chính.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 66 - 70)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.

3. Về cơ chế tài chính.

Chủ động triển khai công tác quy hoạch mặt bằng các khu, cụm công nghiệp, tăng cường vốn đầu tư từ nguồn xây dựng cơ sở hạ tầng cho công tác này, để các nhà đầu tư khi có dự án thì có thể dưa vào hoạt động ngay, giúp đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Khi đưa ra quy hoạch các khu, cụm công nghiệp càn tiến hành giải phóng mặt bằng và thực hiện quy hoạch đất đai nay, phân chia rõ ràng các vùng đất với mục đích sử dụng cụ thể cho từng loại hình đầu tư vào từng lĩnh vực.

Giành tỉ lệ vốn thích đáng từ ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Lĩnh vực nàythường ít có các nhà đầu tư cá nhân tham gia vì yêu cầu số vốn đầu tư lớn và ít có hoặc chậm thu hồi vốn, nhưng lợi ích xã hội của nó lại rất cao có vai trò quan trọng trong việc định hướng đầu tư. Chính vì vậy, tỉnh cần dùng nguồn vốn từ ngân sách để phát triển khu vực này, một mặt nâng cấp các công trình hiện có, mật khác xây dựng một số công trình, dự án mới tại các vùng mà cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Để xác định được một tỉ lệ vốn hợp lý, trong các năm, các cơ quan trong tỉnh cần xem xét yêu

cầu vầ quy hoạch phát triển từng vùng, từ đó thiết lập lên kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và yêu cầu nguồn vốn. Cần chú ý rằng, các công trình này ảnh hưởng rất lớn và lâu dài tới phát triển kinh tế xã hội địa phương, vì vậy, ngay từ khâu lập dự án cần phải tính toán, xem xét kĩ các chỉ tiêu đưa ra các phương án có thể và thông qua thẩm định để lựa chọn phương án tối ưu nhất.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể vay vốn trong thời gian nhanh nhất để nhanh chóng đi vào sản xuất. Hiên nay, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tự bỏ vốn của mình ra để sản xuất kinh doanh mà hầu hết là sử dụng nguồn vốn đi vay từ hệ thống ngân hàng. Trên địa bàn Hải Dương hiện nay có một số ngân hàng chủ yếu như: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, để có thể thực hiện cho vay vốn đối với các doanh nghiệp được nhanh chóng,cần triển khai một số biện pháp như: Rút gọn các thủ tục vay vốn, công tác thẩm định dự án để cấp vốn vay cần được tiến hành nhanh chóng nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả, muốn vật cần cải tiến quy trình thẩm định, nâng cao năng lực của các cán bộ thẩm định thông qua việc đào tạo và đào tạo lại, khi thẩm định cần dựa trên các chỉ tiêu cụ thể và có thể lượng hoá được, nhất là các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

Mở rộng các hình thức huy động vốn như phát hành trái phiếu, tín phiếu, các doanh nghiệp cổ phần phát hành cổ phiếu nhằm huy động mọi nguồn vốn còn nằm phân tán trong dân. Thường thì các hình thức phát hành traí phiếu kho bạc và cổ phiếu công ti là phổ biến nhất vì nó đảm bảo tính ổn định trong sản xuất, tín phiếu kho bạc chỉ phát hành trong trường huy cần huy động nhanh mọt lượng vốn vì thời hạn của nó rất ngắn, thường chỉ là một năm. Hàng năm hoặc định kì, kho bạc nhà nướctỉnh tổ chức phát hành rộng rãi trái phiếu với thời hạn từ 1-10 năm với các mức lãi suất và hình thức hoàn vốn hợp lý khi đáo hạn để thu hút vốn đầu tư cho phát triển từ các nguồn đầu tư nhỏ lẻ trong dân. Để tăng tính hấp dẫn của hình thức này có thể có một số chính sách như: trả lãi trước, có thể hoàn

vốn trước thời hạn để tăng tính thanh khoản của trái phiếu. Đối với cổ phiếu công ti, hiện nay trong tỉnh có 7 doanh nghiệp cổ phần, trên thực tế thì cổ phiếu công ti chủ yếu do các thành viên trong công ti nắm giữ, chưa phát hành rộng rãi ra công chúng và những hiểu biết của người dân về hình thức huy động vốn này còn hạn chế. Vì vậy,cần phải: Tuyên truyền rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về cổ phiếu và các hình thức ưu đãi, để người dân trong tỉnh hiểu và tham gia thị trường này. Mở các lớp về thị trường chứng khoán tại tỉnh, mục đích tạo ra một hình thức đầu tư mới cho các nhà đầu tư, thường là các cá nhân. Các công ti cổ phần đăng kí niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán để có thể phát hành rộng rãi các loại chứng khoán ra công chúng, huy động vốn phục vụ đầu tư phát triển sản xuất.

Khuyến khích các ngân hàng đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Một trong những nghiệp vụ của các ngân hàng là sử dụng nguồn vốn huy động được đem đầu tư vào một số dự án thông qua góp vốn cổ phần hoặc liên doanh. đây là biện pháp nhằm đẩy nhanh vòng quay vốn của các ngân hàng. Các ngân hàng này là nơi tập trung và tích tụ nhiều nhất nguồn vốn trong dân thông qua tiết kiệm tiền gửi, vì vậy cần có những biện pháp khuyến khích họ tham gia đầu tư vì tăng số vòng quay của vốn cũng là một biện pháp tăng lượng vốn trong lưu thông phục vụ phát triển kinh tế. ở đây ngân hàng được coi là một nhà đầu tư độc lập nên các chính sách khuyến khích đàu tư cũng như các nhà đầu tư khác, ngoài ra, cần thực hiện giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc (tới mức có thể đảm bảo an toàn) để các ngân hàng này có nhiều điều kiện đem vốn đi đầu tư hơn.

Huy động những đóng góp của nhân dân để đầu tư phat triển cơ sở hạ tầng. Như đã nêu ra ở trên, ngân sách cần trích một khoản năm để nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng, vì đây là yếu tố rất quan trọng khi các nhà đầu tư xem xét tới các yếu tố thuộc môi trường đầu tư của tỉnh. Nhưng nếu chỉ có như vậy, trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước còn quá hạn hẹp so với yêu cầu phải đầu tư thì sẽ có sự

hạn chế trong phát triển hệ thống này, nhất là các vùng ở xa trung tâm . Vì vậy, giải pháp thiết thực nhất là huy động nhân dân đóng góp để xây dựng các cơ sở ngay tại nơi họ đang sinh sống, như: khuyến khích các xóm tự bỏ tiền ra xây dựng đường giao thông thôn xóm, các hộ góp công để xây dựng các công trình giao thông, lưới điện do nhà nước bỏ vốn đầu tư. Làm như vậy, cần thông qua các đoàn, đội, hội như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân tập thể phát động phong trào đối với các thành viên, như mỗi Đoàn viên góp một ngày công, phong trào giao thông ngõ xóm... Tuy đây chỉ là những biện pháp tại chỗ và có đóng góp không lớn, song không phải là không cần thiết khi mà nếu hoạt động này phát triển rộng rãi trong toàn tỉnh, sẽ tạo được một bộ mặt mới cho nông thôn của tỉnh, từ đó tiết kiệm nguồn vốn từ ngân sách, dành cho đầu tư phát triển các công trình quan trọng khác, đồng thời góp vào pát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tỉnh cần đa dạng hoá các hình thức đầu tư như: BOT, BT, đổi đất lấy công trình, đầu tư và chuyển giao công nghệ... BOT, BT trong thời gian qua chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chính vì vậy, cần tăng cường các hình thức này nhằm khai thác trước hết là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh, hơn nữa còn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đầu tư vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh khác, vì hầu hết mục đích cần đạt tới của họ không phải là các công trình này, mà là ưu đãi cho các dự án đầu tư tiếp theo.

Tranh thủ tối đa các nguồn viện trợ, ODA, nguồn từ NGO, và từ các quỹ phát triển khác của các tổ chức và liên hợp quốc. Hàng năm, các tổ chức này thường xuyên đưa nguồn vốn viện trợ, bao gồm viện trợ không hoàn lại và cho vay phát triển ưu đãi vào Việt Nam. Vì vậy, Hải Dương cũng cần tăng cường thu hút tối đa các nguồn này cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thông qua một số biênj pháp như: Có các dự án phát triển khả thi, thường các nguồn này thường đầu tư cho đường giao thông, hệ thống cơ sở phúc lợi công cộng, các dự án phát triển nguồn nhân lực, cho nên cần lập các dự án khả thi thuộc các lĩnh vực này,

làm sao để có thể thu hút được các nhà đầu tư vào tỉnh. Nói như vậy không có nghĩa là cứ phải trông chờ vào viện trợ mà có nghĩa là khi có thể tranh thủ thì cần tranh thủ một cách tối đa. Bên cạnh đó, nâng cao công tác giám sát đầu tư và đưa dự án vào hoạt động hiệu quả, nhất là các dự án thuộc nguồn vốn này đã đầu tư vào tỉnh từ trước để các nhà đầu tư thấy rằng, đưa vốn đầu tư vào Hải Dương sẽ phát huy được nhiều nhất những hiệu quả của nguồn vốn ấy, đạt được mục tiêu là thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w